CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU

16 441 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY BÁNH  KẸO  HẢI  CHÂU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp , đó là tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Trong hoạt động kinh doanh, có nhiều vấn đề tài chính nảy sinh đòi hỏi các nhà quản trị tài chính phải đưa ra được những quyết định tài chính đúng đắn và tổ chức thực hiện các quyết định ấy một cách kịp thời và khoa học, có như vậy Công ty mới đứng vững và phát triển. Các quyết định tài chính có nhiều loại, có những quyết định thuộc về chiến lược phát triển tài chính Công ty. Chẳng hạn các quyết định đầu tư dài hạn để đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất của Công ty; các quyết định mở rộng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh; các quyết định tham gia liên doanh liên kết hoặc huy động vốn . Các quyết định chiến lược trong hoạt động tài chính thường có ảnh hưởng lớn, lâu dài đến sự phát triển và khả năng cạnh tranh của Công ty trong tương lai. Để các quyết định tài chính có tính khả thi và hiệu quả cao đòi hỏi nó phải được lựa chọn trên cơ sở phân tích, đánh giá cân nhắc kỹ về mặt tài chính. I. QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH, VỐN LƯU ĐỘNG 1. Vốn cố định Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tài sản cố định của Công ty đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền. Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tài sản cố định hữu hình hay vô hình được gọi là vốn cố định của Công ty. Đó là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, Công ty sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ của mình. Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các tài sản cố định nên quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty. Sự vận động của vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh được thể hiện như sau: - Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm. - Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luân chuyển và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm (dưới hình thức chi phí khấu hao) tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ. Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại dần giảm xuống cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Vốn cố định của Công ty là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Trong vòng hơn 10 năm qua, kể từ khi Công ty Bánh kẹo Hải Châu được giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh, Công ty đã đầu tư đổi mới tài sản cố định của mình. Công ty đã thực hiện đầu tư máy móc thiết bị nhằm nâng cao hơn nữa quy mô sản xuất và khả năng cạnh tranh của toàn Công ty trên thị trường. 2. Vốn lưu động Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động các Công ty còn cần có các đối tượng lao động. Khác với các tư liệu lao động, các đối tượng lao động (như nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm .) chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được dịch chuyển toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm. Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là các TSLĐ, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của Công ty. Trong các Công ty người ta thường chia TSLĐ thành hai loại : TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. TSLĐ sản xuất bao gồm các loại nguyên nhiên vật liệu; phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang…đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc sản xuất, chế biến. Còn TSLĐ lưu thông bao gồm các sản phẩm thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ kết chuyển, chi phí trả trước…Trong quá trình sản xuất kinh doanh các TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ, để hình thành các TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông, các Công ty phải bỏ ra một số vốn đầu tư ban đầu nhất định. Vì vậy, cũng có thể nói vốn lưu động của Công ty là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm các TSLĐ của Công ty. Đến cuối năm 2002 Công ty Bánh kẹo Hải Châu đã có số vốn lên tới 99908 tỷ đồng, trong đó gồm vốn tự có, vốn nhà nước cấp một phần, còn lại phải đi vay ngân hàng. Thời gian qua Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao sức mạnh tài chính như: thanh lý các tài sản ứ đọng, các thiết bị cũ nát, thường xuyên kiểm soát công nợ, thực hiện đúng nguyên tắc tài chính. Tình hình tài chính mạnh là cơ sở để Công ty thực hiện các chiến lược kinh doanh mới đầu tư vào các dự án khả thi nhằm tăng doanh thu của Công ty. BẢNG 10 : CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU Đơn vị : triệu đồng 1998 1999 2000 2001 2002 VCĐ 31034 27271 26537 25341,379 52351,792 VLĐ 28226 24292 23430 24347,61 47556,208 Tổng vốn 59260 51563 49967 49689 99908 VCĐ và VLĐ của Công ty trong năm 2002 Của Công ty tăng lên tương đối cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty có thể tiến hành ký kết các hợp đồng và xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn. Do nhu cầu mở rộng sản xuất ngày càng cao nên đòi hỏi Công ty phải có biện pháp để sử dụng vốn hợp lý và luôn bổ sungvốn để sản xuất kinh doanh. Công ty cũng nên huy động từ các nguồn như : Tín dụng ngân hàng Việt nam , vốn vay trực tiếp nước ngoài, vốn tín dụng nước ngoài ưu đãi … nhằm tăng khả năng sản xuất và kinh doanh trên thị trường. II. NGUỒN TÀI TRỢ CÔNG TY Nguồn tài trợ của Công ty chủ yếu là do tự Công ty tự sản xuất kinh doanh có lãi trên cơ sở vốn của nhà nước cấp. Dựa trên khả năng trình độ của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty đã không ngừng phấn đấu để trưởng thành đi lên từ chính năng lực của bản thân. Bên cạnh nguồn vốn tự có của Công ty thì nguồn vốn vay tín dụng dài hạn cũng là nguồn tài chính quan trọng của Công ty. Ngoài nguồn tài trợ dài hạn Công ty còn huy động các nguồn tài trợ ngắn hạn. Công ty không huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu hay trái phiếu Công ty. BẢNG 11: NGUỒN TÀI TRỢ CỦA CÔNG TY Đơn vị : Tỷđ Nội dung Năm 2001 Năm 2002 Vốn vay dài hạn 11310,8 37639,26 Vốn vay ngắn hạn 12905 24374,35 III. DOANH THU, LỢI NHUẬN 1. Doanh thu Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để tạo ra được sản phẩm hàng hoá, dịch vụ các Công ty phải dùng tiền để mua sắm nguyên nhiên vật liệu công cụ dụng cụ .để tiến hành sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, tiến hành tiêu thụ và thực hiện các dịch vụ bán hàng và thu tiền về, tạo nên doanh thu của Công ty. Ngoài phần doanh thu do tiêu thụ những sản phẩm do Công ty sản xuất ra, còn bao gồm những khoản doanh thu do các hoạt động khác mang lại. Từ góc độ của Công ty xem xét, có thể thấy rằng doanh thu của Công ty là toàn bộ các khoản tiền thu được từ các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác mang lại. Doanh thu của Công ty có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của Công ty. Doanh thu là nguồn tài trợ chính quan trọng để đảm bảo trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho Công ty có thể tái sản xuất giản đơn cũng như tái sản xuất mở rộng; là nguồn để các Công ty có thể thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước như nộp các khoản thuế theo quy định. 2. Lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của Công ty. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của Công ty, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định . Lợi nhuận của Công ty là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà Công ty bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của Công ty đưa lại. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng, là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế lợi tức. Một bộ phận lợi nhuận được để lại Công ty thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Bất kỳ Công ty nào hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng cũng là doanh thu và lợi nhuận cao. Trong thời gian qua, Công ty Bánh kẹo Hải Châu cũng đã đạt được một số kết quả đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đem lại một nguồn lợi nhuận tương đối đảm bảo cho đời sống của các cán bộ công nhân và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. BẢNG 12 : BÁO CÁO THỰC HIỆN DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU NĂM 1999 ÷2001 Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 KH TH % KH TH % KH TH % 1.Tổng doanh thu 92000 110376 119,97 120000 131004 109,17 140000 153230 109,45 2.Doanh thu thuần 87000 99084,6 113,89 108000 120385 111,47 125000 143016 114,41 -B. Hương thảo 6500 6291,3 96,79 8500 8401,77 98,84 10000 11305,64 113,056 B. Hải Châu 16000 18279,36 114,25 19000 19921,11 104,85 20000 20084,78 100,42 -B. Kem xốp 10000 11864,86 118,65 13000 16949,21 130,38 17000 17076,77 100,45 Bánh khác 4500 9655,17 214,56 10000 15520,32 147,81 17500 26667,62 152,39 - Bột canh 35000 37115,52 106,04 14000 43751,65 106,71 44000 48280,78 109,73 -Kẹo 15000 15878,38 105,86 16000 15840,94 99,01 16650 19600,41 118,79 3.Lợi nhuận trước thuế 2600 2936,3 112,93 3100 3205,4 105,4 4800 5037,3 104,94 Lợi nhuận từ HĐSXKD 2600 2877,3 110,96 3100 35 103,4 4800 5082,3 105,88 Lợi nhuận HĐTC _ 46 _ _ 27 _ _ -52 _ Lợi nhuận HĐBT _ 13 _ _ 2113,1 _ _ 7 _ Lợi nhuận sau thuế 1650 1902,8 115,32 1950 108,36 3000 3269,3 108,98 BIỂU 13: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH GIAI ĐOẠN 1999-2001 Chỉ tiêu Đơn vị 1999 2000 2001 1.Tổng doanh thu Tr.đ 110376 131004 153230 2.Lợi nhuận Tr.đ 1902,8 2113,1 3269,3 4.Mức thu nhập BQ 1000.đ 900 1000 1150 Tỷ suất lợi nhuận % 1,72 1,61 2,13 - Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng: Tst Trong đó : Tst : tỷ suất lợi nhuận doanh thu P : Lợi nhuận T : Doanh thu IV. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY Phân tích tài chính của Công ty là vấn đề hết sức quan trọng phục vụ cho việc đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đối với người quảnCông ty, việc đánh giá tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đưa ra các quyết định phù hợp. Kiểm soát hoạt động tài chính để đưa ra các biện pháp quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu của Công ty. Đối với những người có nhu cầu quan tâm đến Công ty, thì phân tích hoạt động tài chính để đánh giá được khả năng thanh toán, khả năng sinh lời .từ đó có những quyết định về đầu tư hay liên doanh liên kết. P = X 100% T BIỂU 14: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU NGÀY 31/12/2002 đv: tỷ đồng Tên tài khoản Mã số Đầu năm Cuối năm Tài sản A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 100 25341,397 52351,792 I.Tiền 110 567,647 1361,15 II.Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 III. Các khoản phải thu 130 6046,46 13480,642 IV. Hàng tồn kho 140 18727,29 37510 V. TSLĐ khác 150 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 200 24347,61 47556,208 I. Tài sản cố định 210 24333 476,87 1. Nguyên giá 212 29442,93 58055 2. Giá trị hao mòn lũy kế 213 -5109,93 - 10570,13 II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 75,582 79,338 IV. Các khoản ký quý, ký cược dài hạn 240 Tổng cộng tài sản 250 49689 99908 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 300 25389 62639 I. Nợ ngắn hạn 310 12905 24374,35 1. Vay ngắn hạn 311 57137,04 14422,3 2.Phải trả cho người bán 313 5965,98 6581 3. Thuế và các khoản nộp cho nhà nước 315 678,803 2281,44 4. Phải trả cho công nhân viên 316 547,2 1089,61 II. Nợ dài hạn 320 11310,8 37639,26 III. Nợ khác 330 1173,2 645,39 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 100 24300 37244 I. Nguồn vốn – quỹ 110 14571 250253 II. Nguồn kinh phí 120 9729 12196 Tổng cộng nguồn vốn 130 49689 99908 * Phân tích cơ cấu tài sản Về cơ cấu tài sản, bên cạnh việc so sánh tổng số tài sản cuối kỳ so với đầu kỳ còn phải xem xét trong từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bố. Tài sản cố định đã và đang đầu tư Tỷ suất đầu tư = Tổng số tài sản Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc, thiết bị nói riêng của Công ty. Nó cho biết năng lực sản suất và xu hướng phát triển lâu dài của Công ty. BẢNG 15: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng% Số tiền Tỷ trọng A. TSLĐ và ĐTNH 25341,397 51 52351,792 52,4 27010,395 106,6 I. Tiền 569,647 1,14 1361,15 1,36 793,503 139,8 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu 6046,46 12,17 13480,642 13,49 7434,182 22,95 IV. Hàng tồn kho 18727,29 37,69 37510 18782,71 100,3 V. TSLĐ khác VI. Chi sự nghiệp B. TSCĐ và ĐTDH 24347,61 49 47556,208 47,6 23208,598 95,32 I. Tài sản cố định 24333 48,97 47476,57 37,54 23151,87 95,11 II. Đầu tư tài chính dài hạn III. Chi phí XDCB dở dang 75,582 0,152 79,338 0,0794 3,756 4,97 Tổng cộng tài sản 49689 100 99908 100 50219 101,07 Qua bảng trên ta thấy, TSCĐ và ĐTDH cuối kỳ tăng lên so với đầu năm cả về số tuyệt đối và tương đối,trong đó chủ yếu là bộ phậnTSCĐ đã và đang đầu tư. [...]... thanh toán cũng tăng trong khi nợ phải trả tăng Trong tổng công nợ thì nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn (khoảng 60,07% tổng công nợ ) điều đó là tốt vì tài sản của Công ty được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn Trong quá trình hoạt động sản xuất, Công ty có thể huy động vốn tín dụng dài hạn để đảm bảo nguồn tài chính trong những trường hợp cần thiết *Một số chỉ tiêu tài chính Tổng tài sản Khả năng thanh... = 0,61 lần 24374,35 Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty là nhỏ điều này làm cho Công ty khó khăn hơn trong việc thanh toán công nợ Hệ số nợ = Nợ phải trả Tổng nguồn vốn 25389 49689 62659 99908 = 1 - Hệ số vốn CSH = 0,51 = 51% = 62,7 = 62,7% Đầu năm = Cuối năm = Cuối kỳ = 321.690 = 0,44 = 44% Hệ số nợ đầu năm của Công ty cho biết rằng trong một tỷ đồng vốn kinh doanh có 0,51 tỷ đồng hình thành... toán tổng quát như trên là tương đối ổn định Đầu năm Công ty cứ đi vay một tỷ thì có 1,96 tỷ đồng tài sản đảm bảo Còn ở cuối năm cứ đi vay nợ một tỷ thì có 1,59 tỷ đồng tài sản đảm bảo Hệ số này ở thời điểm cuối năm thấp hơn đầu năm là do Công ty đã huy động thêm vốn từ bên ngoài, tài sản tăng thêm 50219 tỷ đồng Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Đầu năm = 25341,397 12905... chủ sở hữu của Công ty là khá ổn định Đầu năm 49% cuối năm là 37,28% Hệ số này càng lớn thì càng chứng tỏ Công ty có nhiều vốn tự có nên có tính độc lập cao Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu TSCĐ và đầu tư dài hạn Đầu năm = 24300 24347,61 = 0,99= 99% Cuối năm = 37249 47556,208 = 0,78 = 78% Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ đầu năm lớn hơn cuối năm do nguồn vốn chủ sở hữu tăng 12949 tỷ đồng Trong khi TSCĐ... sử dụng vốn sẽ giảm bởi vì TSCĐ lưu chuyển châm, về TLLĐ,tiền và các khoản ĐTNH, hàng tồn kho, các khoản phải thu đều tăng nhanh Tổng tài sản của Công ty đầu kỳ là 49689 tỷ đồng, cuối năm là 99908 Tỷ đồng nên chênh lệch cuối năm so với đầu năm là 101,07% điều đó cho thấy quy mô hoạt động của Công ty đang được mở rộng hơn * Phân tích cơ cấu nguồn vốn: BẢNG 16: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN Đơn vị :tỷđồng... 12949 tỷ đồng Trong khi TSCĐ tăng 23151,87 tỷ đồng BẢNG 17: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY NĂM 2001-2002 Đơn vị :trđ Chỉ tiêu Mã số Năm 2000 Năm 2001 Tổng doanh thu Trong đó:Doanh thu hàng XK 01 02 153230 10214 160014 10017 1 Doanh thu thuần 2 Giá vốn hàng bán 3 Lợi nhuận gộp 4 Chi phí bán hàng 5 Chi phí quản lý DN 6 LN thuần từ HĐKD 7 Lợi nhuận từ HĐTC 10 11 20 21 22 30 40 41 42 50 51 52 60... * Phân tích cơ cấu nguồn vốn: BẢNG 16: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN Đơn vị :tỷđồng Năm 2000 Chỉ tiêu Năm 2001 Tỷ Chênh lệch Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng% Số tiền trọng% Số tiền 25389 62659 37270 A Nợ phải trả 12905 24374,35 11469,35 I Nợ ngắn hạn 11310,8 37639,26 26328,46 II.Nợ dài hạn 1173,2 645,39 - 527,81 III Nợ khác 37249 12949 B Nguồn vốn chủ sở hữu24300 14571 25053 10482 I Nguồn vốn quỹ 9729 12996... 7 17 5037,3 1768 3269,3 5500,3 1931,5 3568,8 - Thu nhập từ HĐTC - Chi phí HĐTC 8 Lợi nhuận bất thường -Thu nhập từ HĐ bất thường -Chi phí từ HĐ bất thường 9 Tổng lợi nhuận trước thuế 10 Thuế lợi tức phải nộp 11 Lợi nhuận sau thuế . CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, . vốn lưu động của Công ty là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm các TSLĐ của Công ty. Đến cuối năm 2002 Công ty Bánh kẹo Hải Châu đã có số vốn

Ngày đăng: 30/10/2013, 11:20

Hình ảnh liên quan

BẢNG 12 : BÁO CÁO THỰC HIỆN DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU NĂM 1999  ÷2001 - CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY BÁNH  KẸO  HẢI  CHÂU

BẢNG 12.

BÁO CÁO THỰC HIỆN DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU NĂM 1999 ÷2001 Xem tại trang 7 của tài liệu.
BIỂU 14: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU NGÀY 31/12/2002 - CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY BÁNH  KẸO  HẢI  CHÂU

14.

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU NGÀY 31/12/2002 Xem tại trang 9 của tài liệu.
BẢNG 16: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN - CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY BÁNH  KẸO  HẢI  CHÂU

BẢNG 16.

BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN Xem tại trang 11 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan