THỰC TRẠNG SẢN XUẤT GIẤY TẠI PHONG KHÊ

10 1.2K 49
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT GIẤY TẠI PHONG KHÊ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT GIẤY TẠI PHONG KHÊ I.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TẠI PHONG KHÊ 1.1Vị trí địa lý. Làng nghề tái chế giấy phong khê với cốt lõi là làng dương ổ là một trong những làng nghề tiểu thủ công nghiệp được phát triển với quy mô lớn và tốc độ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Có vị trí nằm dọc theo quốc lộ 1A các Hà Nội 32 km về phía Đông Bắc và cách thị xã Bắc Ninh 2 km về phía tây Nam, có một vị trí thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế. 1.2 Dân cư và điều kiện kinh tế xã hội. Làng nghề giấy Phong Khê với dân số 7500 người tương đương với mật độ 3500 người /km 2 . Làng nghề có lịch sử lâu đời, được bắt đầu hình thành từ năm 1450. Trước kia, làng nghề chuyên sản xuất giấy dó theo phương thức hoàn toàn thủ công với kỹ thuật mang tính gia truyền.Sản phẩm giấy dó được sử dụng làm giấy viết ,vẽ tranh lụa , làm vàng mã,pháo , và được lưu hành khắp vùng . Thu nhập từ nghề phụ đã làm thay đổi cuộc sống của người dân trong làng nghề .Cùng với quá trình phát triển của ngành công nghiệp giấy , thị trường giấy đó bị thu hẹpdo giảm nhu cầu sử dụng .Đứng trước tình hình đó. Làng nghề đã tìm ra hướng phát triển mới. Dựa trên kinh nghiệm sẵn có và nhu cầu của xã hội về các loại giấy cũng như quyết tâm cải tạo cuộc sống, người dân Phong Khê đã học hỏi kinh nghiệm,đầu tư trang thiết bị nhằm sản xuất với quy mô bán công nghiệp từ nguyên liệu là các loại giấy thải. Hiện nay, làng nghề đã có nhiều xưởng sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm như: giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy vàng mã, bìa cáttông, bìa duplex…đi từ nguyên liệu là các gấy loại, bìa thải được thu mua từ nhiều nơi, đặc biệt là từ Hà Nội. Tính chất sản xuất đã từng bước đi vào cơ giớ hoá, máy móc đã được sử dụng để thay thế cho lao động thủ công và cho năng xuất cao. Quy mô sản xuất không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình mà đã mở rộng thành các doanh nghiệp cổ phần hoặc các xưởng sản xuất có thuê nhiều nhân công, lao động. Lao động nhàn dỗi ở trong làng co thêm việc làm như: chuyên chở, bóc lề, thu mua và phân loại giấy. Các sản phẩm của Phong Khê đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường đặc biệt là sản phẩm giấy vệ sinh đã chiếm hầu hết thị phần giấy vệ sinh toàn miền Bắc, do đó mức sống của các hộ gia đình trong làng cũng được nâng cao mhờ nghề giấy. Đường làng trong xã được quy hoạch lát gạch và bê tông hoá 90%. Trường học, trụ sở Uỷ ban xã, bệnh viện được xây dựng khang trang, tất cả đều nhờ từ nguồn thui từ giấy. Trong tương lai thi trường giấy sẽ mở rộng hơn nữa do hạn chế nhập khẩu và tích cực sử dụng nguồn giấy sẵn có trong nước. Do vậy hướng tiếp tục mở rộng sản xuất sẽ là hướng phát triển của làng nghề trong thời gian tới. Ngoài việc rộng sản xuất các chủ xưởng sản xuất sẽ đầu tư mua công nghệ mới như: một số hộ đã lắp cầu lối, cải tiến thiết bị để cho năng xuất cao hơn. Sự chuyển hướng của làng nghề giấy Phong Khê đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Nó đã giải quyết được vấn đề việc làm không chỉ cho người dân trong vùng mà còn cho cả các vùng lân cận. Nó mang lại một nguồn thu nhập để nâng cao mức sống người dân, xây dựng cơ sở hạ tầng trong xã. Sản xuất với nguyên liệu là giấy thải sẽ làm giảm lượng rác cần xử lý qua đó làm giảm chi phí xử lý rác. Mặt khác, tái chế giấy còn làm tiết kiệm hoá chất, năng lượng, nguyên liệu nguyên khai cho sản xuất giấy. Ngoài ra, khi lượng giấy nhập khẩu bị thay thế bằng nguồn giấy trong nước sẽ tiết kiệm được ngoại tệ nhập khẩu giấy. II.QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG CỦA LÀNG NGHỀ. 2.1 Quy trình sản xuất giấy. Đối với mỗi loại sản phẩm như: giấy dó, giấy ăn, bìa cáttông…thì quy trình sản xuất ra những loại sản phẩm đó cũng có sự khác nhau. Đối với sản phẩm giấy truyền thống: giấy dó Vỏ dó được ngâm sau đó sau đó được cho vào nấu. Sau khi nấu vỏ dó được ngâm tiếp với nước vôi đặc. Rửa sạch nước vôi, vỏ dó được đem nghiền thành bột rồi đưa vào bể tráng giấy. Sau khi tráng, giấy được ép hết nước rồi tách thành từng tờ và đem phơi tự nhiên. Các công đoạn sản xuất giấy dó hoàn toàn thủ công từ giã bột dó đến phơi sản phẩm( Nhưng ngày nay người ta thay việc giã thủ công bằng máy nghiền chạy điện) Vỏ dó Nấu vỏ Ngâm Rửa nước vôi Nghiền nhỏ Bể tráng Tráng tờ ép nước Bóc tờ Phơi Sản phẩm Khói lò(CO,bụi, Nước thải Nước thải Nước thải Tiếng ồn Nước thải Nước thải Than củi Nước vôi đặc Chất chiết từ thực vật Nhựa cây mò Hình : Quy trình sản xuất sản phẩm giấy dó *Đối với sản phẩm giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy vàng mã . Giấy loại Ngâm kiềm Ngâm tẩy Nghiền Đánh tơi Xeo Cuộn Cắt Bao gói Sản phẩm NaOH Nước javen, chất tẩy quang học Phèn Nhựa thông Nước Than Lò hơi Hơi nước Tro xỉ Hơi kiềmNước thải Nước thải, khí CL2 Tiếng ồn Tiếng ồn Bụi, tiếng ồn Bụi Giấy in và phế liệu các loại được ngâm kiềm, sau đó được ngâm tẩy bằng nước javen.Sau khi ngâm tẩy, giấy được nghiền nhỏ, bột giấy được hòa loãng và đánh tơi rồi vào bể xeo. Giấy sau khi xeo được làm khô bằng hơi nước. Giấy thành phẩm được cuộn theo lô và cắt tới kích thước phù hợp rồi bao gói tạo thành phẩm. Đối với các sản phẩm giấy có màu thì không cần tẩy trắng mà cho thêm chất màu trong quá trình nghiền bột. Các công đoạn nghiền, đánh tơi, xeo đã sử dụng máy móc thay thế cho lao động thủ công, ngoài khí thải lò hơi còn có khí CL 2 , hơi kiềm sinh ra trong quá trình ngâm và tẩy trắng. Hình : Quy trình sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy v ng mã kèm à theo dòng thải Bụi, tiếng ồn, t 0 Nước thải Giấy loại, bìa loại Ngâm nước Nghiền Đánh tơi Xeo Cuộn Sản phẩm Hình : Quy trình sản xuất bìa cáttông kèm theo dòng thải Tiếng ồn Tiếng ồn Bụi, tiếng ồn, t0Nước thải Bụi, tiếng ồn, t0 Phèn Nước Nhựa thông Lò hơi Than Khói lò(CO, SO2,bụi, t0 Hơi nước *Sản phẩm mới: bìa cáttông, bìa duplex Giấy loại, bìa loại được ngâm trong nước cho mủn ra, sau đó được nghiền nhỏ. Bột giấy được hoà và đánh tơi rồi được chuyển sang bể xeo, bột giấy được xeo thành bìa, bìa được sấy khôbằng nhiệt độ của hơi nóng sau đó được cuộn thành lô. Hơi nóng được lấy từ lò hơi chạy bằng than đá. Ở đây, nếu bìa cần độ trắng thì dùng nước javen để tẩy trắng. Với loại bìa hai mặt thì dùng hai quả lô để xeo giấy, còn nếu bìa một mặt trắng thì bột giấy tại một quả lô là bột đã tẩy. Các công đoạn nghiền, đánh tơi, xeo, cuộn đã sử dụng máy móc thay cho lao động thủ công. Hiện nay để tái chế loại bìa một mặt tráng nilon mà công nghệ thường không xử lý được thì một số hộ sản xuất đã mua nồi cầu về để nấu loạ giấy này. Nước thải sản xuất loạ giấy này chủ yếu chúa phèn và nhựa thông. Công nghệ sử dụng để tái chế giấy tại làng nghề Phong Khê là công nghệ kiềm lạnh, đây là loại hình công nghệ đơn giản, dễ thực hiện nhưng thường áp dụng ở quy mô nhỏ và loại sản phẩm không yêu cầucó chất lượng cao, phù hợp với trình độ kỹ thuật của người dân trong vùng. Qua khảo sát thực tế cho thấy, trang thiết bị sử dụng ở các làng nghề hầu hết thuộc loại cũ(đã qua thanh lý ở các cơ sở sản xuất công nghiệp), tự tạo và mang tính chắp và không đồng bộ. Bên cạnh đó, qúa trình vận hành sản xuất dựa vào kinh nghiệm nên kế toánết quả sản xuất không cao, tiêu tốn nhiều nguyên liệu và năng lượng. Ngoà ra, vấn đề vệ sinh công nghiệp không được chú ý, nơi sản xuất không được cách ly, vì vậy đã dẫn đến môi trường làng nghề ngày càng ô nhiễm. 2.2 Các nguồn chất thải chính trong hoạth động sản xuất. Tuy là một vùng sản xuất giấy tái chế, lượng dùng các loại hoá chất không lớn như các cơ sở từ nguyên liệu là tre lứa; song những cơ sở sản xuất giấy vệ sinh, thường dùng các loại chất tẩy trắng như NaOH từ 3,5 đến 5% khối lượng, các hoá chất cùng với các hợp chất hữu cơ phân huỷ đã làm cho toàn bộ nước mặt ở vùng này bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước thải từ các cơ sở sản xuất chảy xuống kênh mương, xuống các ao làng còn lại trong các khu vực làm cho nguồn nước này không có khả năng tự tái tạo được, mà xuất hiện màu đen loâng lổ của các loại hoá chất tham gia quá trình sản xuất theo nước thải xuống ao hồ. Nước thải chưa trong các khu này không tự chảy ra sông được mà phải thông qua hệ thống trạm bơmnên thường xuyên ứ đọng. Qua khảo sát thực tế quy trình thực tế có thể đưa ra nhận xét sau: Công nghệ sản xuất giấy dó: chỉ sử dụng các phụ gia là chất chiết từ thực vật với khối lượng nhỏ. Công nghệ sản xuất giấy cáttông, giấy ăn, giấy vệ sinh, giấy vàng mã sử dụng nhiều phụ giahoá học trong sản xuất. Cùng với việ chuyển đổi sản xuất và quy mô sản xuất, chất lượng không khí xung quanh vùng cũng thay đổi bởi nguồn ô nhiễm do sử dụng hoá chất: NaOH, nước javen, lò hơi đốt than, đặc biệt là hơi hoá chất: hơi kiềm, khí clo, khí H 2 S và khí thải lò hơi: bụi, CO, NO x , SO 2 . Bên cạnh hoạt động sản xuất các loại giấy tái chế trong làng còn một số hộ gia đình tham gia mua, phân loại, vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm, việc này đã gây ra ô nhiễm môi trường trong làng nghề. 2.3 Các tác động môi trường do quá trình hoạt động của làng nghề. 2.3.1 Tác động của chất thải rắn. Chất thải rắn của các hộ sản xuất mang tính kiềm và đều chứa nhiều cacbon vài có hàm lượng bùn khá cao cũng như hàm lượng sắt tương đối lớn mà nguyên nhân có thể là do cac chất bẩn được thải ra trong quá trình phân loại. Hiện nay, rác thải của làng nghề đã được tập trung và đổ đống không theo quy trình kỹ thuật nào. Trong điều kiện nhiệt đới (nắng nhiều và mưa nhiều), thành phần hữu cơ của rác thải phân huỷ và tạo mùi hôi thối, ảnh hưởng đến môi trường không khí và sức khoẻ của người dân. Qua phân tích kết quả chất lượng đất của làng nghề có thể nhận xét rằng hoạt động sản xuất của làng nghề đã bắt đầu ẩnh hưởng tới chất lượng đất. 2.3.2 Tác động của nước thải. Do hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải cao nên lượng ôxy hoà tan trong các mương dẫn nước thải hầu như không có, nước thải trong tình trạng thiếu khí dẫn đến quá trình phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ gây mùi hôi thối khó chịu(H 2 S). Bên cạnh đó, nứôc thải của các hộ sản xuất đã ảnh hưởng tới nguồn nước mặt. Nước ao ở đây có hàm lượng SS, COD, BOD 5 và caliform vượt TCVN. Trong những năm gần đây làng nghề sản xuất giấy Phong Khê đã bắt đầu gây ô nhiễm môi trường xung quanh, nguyên nhan chủ yếu là do số lượng dây chuyền sản xuất của các cơ sỏ tăng nhanh, cùng với các chủ cơ sở sản xuất chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. 2.3.3 Tác động của khí thải. Hàm lượng bụi, CO trong không khí hầu hết các hộ sản xuất giấy ở mức khá cao(28-36mg/m 3 ) vượt TCVN từ 1-2,5 lần đặc biệt tại các khu vực có các hộ sản xuất. Nước thải của các hộ sản xuấtđược thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước, vì do qua trình phân huỷ yến khí của cặn lắng(sợi giấy) trong các mương thải cũng như tại các bãi thảiđã làm cho khong khí bị ô nhiễm lặng khí H 2 S. Ngoài ra, làng nghề còn bị ô nhiễm bởi hơi kiềmdo quá trình ngâm phế liệutại, nhưng chỉ ở mức độ cục bộtại các hộ sản xuất. 2.3.4 Ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động và cộng đồng. Nguồn nước thải của làng nghề ra môi trường xung quanhđã ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của công nhân viên và người dân xung quanh. Đặc biệt là bụi, khí thải và tiếng ồn đã tác động trực tiếp đến hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ tiêu hoácủa con người gây ra các bệnh viêm họng, đau đầu hoa mắt… Hàng năm, tính trong làng nghề đã sử dụng một lượng hoá chất, nước, nguyên, nhiên vật liệu khá lớn. Để tiết kiệm chi phí gia công trong quá trình sản xuất, hạ giá thành đơn vị sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất đồng thời giảm thiểu lượng chất thải và giảm lượng gây ô nhiểm môi trường, cải thiện môi trường và nâ doanh nghiệp trên thị trường thì việc áp dụng sản xuất sạch hơn l ng cao hình ảnh của à xu hướng của tất cả các doanh nghiệp. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại làng nghề T T Ký hiệu mẫu Thời gian đo Nhiệt độ Hướ ng gió Tốc độ gió (m/s) Độ ẩm (%) Bụi mg/m 3 SO 2 mg/ m 3 CO mg/ m 3 NO 2 mg/ m 3 1 K1 11 h 25,9 ĐB 0,4 47,5 0,35 0,42 17 0,02 2 K2 11h30 26,8 ĐB 0,4 44,5 0,29 0,5 19,5 0,032 3 K3 12h 24,9 ĐB 0,4 37,8 0,31 0,4 15,9 0,02 TCVN 5937- 1995 0,3 0,5 40 0,4 Ghi chú : K1-Mẫu khí trong phân xưởng dây truyền chạy thử K2-Mẫu khí trong khu vực nồi hơi K3-Mẫu khí khu vực ngoài phân xưởng Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại làng nghề Chỉ tiêu Tên mẫu pH COD mg/l BOD 5 mg/l N-NH 4 mg/l P tổng mg/l Số 1 6.5 Over 67 0.05 4.2 Số 2 6.3 1288 57 0.03 3.5 TCVN 5945/95/B 5.5- 9 100 50 1 6,0 Nguồn: Báo có hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Ninh 2003 Nhận xét: Qua các kết quả trên cho thấy môi trường tại làng nghề đang bị ô nhiễm, các chỉ tiêu cho thấy đều vượt quáTCVN cho phép. Vì vậy, cần có những biện pháp ngăn ngừa. . THỰC TRẠNG SẢN XUẤT GIẤY TẠI PHONG KHÊ I.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TẠI PHONG KHÊ 1.1Vị trí địa lý. Làng nghề tái chế giấy phong khê với. nghệ sản xuất giấy cáttông, giấy ăn, giấy vệ sinh, giấy vàng mã sử dụng nhiều phụ giahoá học trong sản xuất. Cùng với việ chuyển đổi sản xuất và quy mô sản

Ngày đăng: 30/10/2013, 11:20

Hình ảnh liên quan

Hình : Quy trình sản xuất sản phẩm giấy dó - THỰC TRẠNG SẢN XUẤT GIẤY TẠI PHONG KHÊ

nh.

Quy trình sản xuất sản phẩm giấy dó Xem tại trang 3 của tài liệu.
Hình : Quy trình sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy v ng mã kè mà theo dòng thải - THỰC TRẠNG SẢN XUẤT GIẤY TẠI PHONG KHÊ

nh.

Quy trình sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy v ng mã kè mà theo dòng thải Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan