THỰC TRẠNG XKTS VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

34 235 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
THỰC TRẠNG XKTS VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG XKTS VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA I. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA XKTS TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN Thuỷ sản là một ngành công nghiệp thực phẩm có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói chung và Việt nam nói riêng. Việc phát triển ngành thuỷ sản tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và vùng ven biển, là nguồn thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho một bộ phận nhân dân làm nghề khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ cũng như các ngành dịch vụ cho nghề cá như: Cảng, biển, đóng sửa tàu thuyền, sản xuất nước đá, cung cấp bao bì…và sản xuất hàng tiêu dùng cho ngư dân. Thuỷ sản cũng có những đóng góp đáng kể cho sự khởi động và tăng trưởng kinh tế chung của cả nước Việt Nam có điều tự nhiên và nguồn lợi phong phú, đa dạng thuận lợi cho phát triển và hợp tác quốc tế về thuỷ sản. Do đó kinh tế thuý sản ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cả nước có hàng chục tỉnh ven biển coi thuỷ sản là ngành kinh tế quan trọng. Tuy sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) còn thấp so với tiềm năng thuỷ sản của đất nước, nhưng nó cũng cung cấp hơn 30% lượng đạm động vật cho bữa ăn của người dân trong nước và xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới một lượng hàng thuỷ sản đáng kể, góp phần trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đối với kinh tế thế giới, ngành thuỷ sản nói chung và XKTS Việt Nam nói riêng đã xác lập được vị trí có ý nghĩa chiến lược, phá thế bị bao vây, năm 1997 đã vươn lên đứng thứ 19 về tổng sản lượng, thứ 30 về giá trị KNXK, thứ 5 về sản lượng tôm tươi và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đã có mặt tại 25 nước trong đó xuất khẩu trực tiếp tới 22 nước, một số sản phẩm đã có uy tín tại các thị trường quan trọng ( Nhật Bản, Mỹ, EU, .). 1. Tác động của ngành thuỷ sản tới thu nhập xuất khẩu 1.1. Chỉ số đóng góp GTXK của ngành thủy sản Bảng 2: GTXK và đóng góp của XKTS đối với xuất khẩu quốc gia thời kỳ 1996 - 2001 ` Ðơn vị: 1000 USD Năm GTXK toàn quốc GTXK các mặt hàng khác GTXK nông, lâm, thuỷ sản GTXK thuỷ sản 1996 7255,9 4214,1 3041,8 670,0 % 100,0 58,1 41,9 9,23 1997 9185,0 5952,0 3233,0 776,5 % 100,0 64,8 35,2 8,45 1998 9360,3 6036,0 3324,3 858,6 % 100,0 64,5 35,5 9,17 1999 11540,0 8627,8 2912,2 976,1 % 100,0 74,8 25,2 8,46 2000 14308,0 10186,8 4121,2 1402,2 % 100,0 71,2 28,8 9,80 2001 15100,0 10090,4 5009,6 1760,6 % 100,0 66,8 33,2 11,66 TĐTTBQ (%) 13,0 14,9 9,5 14,6 Nguồn : Số liệu lấy từ Niên giám thống kê Nông Lâm Thuỷ sản Những số liệu trong bảng trên đây cho ta thấy, XKTS đã có một tốc độ tăng trưởng tương đương với tốc độ tăng trưởng trong xuất khẩu của các ngành công nghiệp, dịch vụ và xây dựng. Nếu so sánh với các ngành kinh tế khác thì Thủy sản vốn là một ngành nhỏ bé, không đồ sộ, tuy nhiên với GTXK của ngành hàng năm có chiều hướng tăng lên và đã vượt qua giới hạn 10 % (gần 12%) của xuất khẩu quốc gia vào năm 2001 thì phải nói đây là một thế mạnh thực sự của kinh tế Việt Nam. Theo bảng 3 ta có thể thấy: Tỷ trọng GTXK ngành Thuỷ sản trong tổng GTXK trong lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp toàn quốc liên tục tăng trong thời kỳ 1996 - 2001, từ 22% lên 35,14%. Tốc độ tăng trưởng bình quân (TÐTTBQ) giá trị xuất khẩu ngành Thuỷ sản giai đoạn 1996 - 2001 đạt trên 14%, cao hơn tốc độ TTBQ của toàn quốc và cao hơn rất nhiều so với ngành nông và lâm nghiệp. Chứng tỏ ngành Thuỷ sản đang có lợi thế hơn hẳn nông nghiệp và lâm nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu. Cho nên, với thời đại kinh tế mang xu hướng hội nhập toàn cầu thì ngành thủy sản là một lĩnh vực kinh tế đầy tiềm năng và có lợi thế cao của nền kinh tế nước nhà. Bảng 3 : Vị trí XKTS đối với ngành nông lâm ngư nghiệp ĐVT: % Năm % GTXK nông, lâm, thuỷ sản Trong đó GTXK nông sản GTXK lâm sản GTXK thuỷ sản 1996 3041. 8 2 159.6 2 12.2 670. 0 % 41,9 7 1,0 7, 0 22,0 1997 3233. 0 2 231.3 2 25.2 776. 5 % 35,2 6 9,0 7, 0 24,0 1998 3324. 3 2 274.3 1 91.4 858. 6 % 35,5 6 8,4 5, 8 25,8 1999 2912. 2 2 545.9 1 69.2 976. 1 % 25,2 8 7,4 5, 8 6,8 2000 4121. 2 2 563.3 1 55.7 1402 .2 % 28,8 6 2,2 3, 8 34,0 2001 5009. 6 2 984.1 2 65 1760 .6 % 33,2 2 9,6 5, 3 35,1 4 TĐTT BQ 9,5 7, 1 5, 0 14,6 Nguồn: Niên giám thống kê - tổng cục thống kê 1.2.Chỉ số so sánh tốc độ tăng trưởng GTXK ngành Thuỷ sản với toàn quốc: Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng GTXK của các ngành kinh tế thời kỳ 1996 - 2001 ĐVT: % STT Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 I Cả nước 24,904 21,003 1,873 18,888 19,346 5,245 1 Mặt hàng khác 28,832 29,199 1,391 23,670 22,373 -0,957 2 Nông, lâm, Thuỷ sản 19,462 5,913 2,747 8,477 11,864 17,736 2.1 Nông sản 19,161 3,213 1,891 10,668 0,679 14,101 2.2 Lâm sản 27,474 5,773 -17,659 -13,121 -8,671 41,245 2.3 Thuỷ sản 17,896 13,712 9,566 6,381 34,593 20,358 Nguồn: Niên giám thống kê - tổng cục thống kê Tốc độ tăng trưởng GTXK chung của cả nước không ổn định, nếu như năm 1996 tốc độ tăng là 28,83%/năm thì đến năm 2001 chỉ còn 5,24%/năm. Tuỳ theo từng năm mà tốc độ tăng khác nhau nhưng nhìn chung tốc độ tăng GTXK của các năm gần đây có xu hướng giảm. Tuy nhiên nếu xét theo ngành nghề cụ thể thì có sự khác biệt rõ rệt, đối với ngành thuỷ sản ta thấy đây là ngành có sự tăng trưởng khá cao, tuy cũng không ổn định. Năm 1996 tốc độ tăng GTXK của ngành là 17,89% và năm 2001 tốc độ tăng là 20,35%; đặc biệt năm 2000 ngành đã đạt được tốc độ tăng trưởng là 34,59%. Có thể nói XKTS giai đoạn 1996-2001 đã đạt được những thành tựu đáng kể. Bảng tính hệ số so sánh tốc độ tăng trưởng GTXK (α xk ) của các ngành kinh tế cho ta thấy được mức độ ảnh hưởng tốc độ tăng GTXK của từng ngành đối với tốc độ tăng trưởng GTXK của nền KTQD, nó được thể hiện ở bảng sau: Bảng 5: Hệ số so sánh tốc độ tăng trưởng GTXK của các ngành kinh tế so với GTXK toàn quốc thời kỳ 1996-2001 STT Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1 Mặt hàng khác 1,158 1,390 0,743 1,253 1,156 -0,182 2 Nông, lâm, Thuỷ sản 0,781 0,282 1,467 0,449 0,613 3,382 2.1 Nông sản 0,769 0,153 1,010 0,565 0,035 2,689 2.2 Lâm sản 1,103 0,275 -9,429 -0,695 -0,448 7,864 2.3 Thuỷ sản 0,719 0,653 5,108 0,338 1,788 3,881 Nguồn: Niên giám thống kê - Tổng cục thống kê Bảng trên cho thấy hệ số α xk ngành Thuỷ sản đến năm 1997 vẫn nhỏ hơn 1 có nghĩa tốc độ tăng trưởng GTXK của ngành Thuỷ sản trong những năm 1996-1997 thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn quốc, năm 1998 hệ số này đã tăng mạnh, đạt 5,2 và ngành thuỷ sản đã góp phần làm tăng sự tăng trưởng GTXK của nền kinh tế quốc dân. Năm 1999, hệ số α xk của ngành giảm mạnh, một trong những nguyên nhân cơ bản là do dịch bệnh tôm ảnh hưởng lớn đến sản lượng tôm xuất khẩu. Từ năm 2000, hệ số này của ngành thuỷ sản lại có sự tăng mạnh và là cao nhất so với các ngành còn lại, ngoại trừ ngành lâm nghiệp có sự tăng trưởng rất bấp bênh. Ðây là một biểu hiện tốt trong tác động của ngành Thuỷ sản tới thu nhập xuất khẩu của nền kinh tế quốc dân, sự phát triển ngành xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. 2. Tác động của ngành Thuỷ sản tới phát triển thương mại quốc tế 2.1. Ðánh giá khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam Bảng 6: Hệ số cạnh tranh RCA của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam thời kỳ 1996 - 2000 RC A 199 6 1997 1998 1999 2000 RC A (Tôm) 35,6 28,7 32,4 31,2 34,1 RC A (Mực) 11,1 19,0 18,3 15,6 15,0 RC A (Cá) 16,9 17,6 15,9 15,6 21,9 Nguồn: Niên giám thống kê - Tổng cục thống kê Chỉ số RCA càng cao thì càng có lợi thế so sánh, theo các chuyên gia kinh tế cho rằng: RCA < 1 Sản phẩm không có lợi thế so sánh. 1 < RCA < 2,5 Sản phẩm có lợi thế so sánh. RCA > 2,5 Sản phẩm có lợi thế so sánh rất cao. Kết quả phân tích trên cho ta thấy tất cả các nhóm sản phẩm chính của hàng thuỷ sản Việt Nam đều có hệ số cạnh tranh rất cao và có xu hướng ngày càng cao. Chứng tỏ lợi thế cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam khá cao. Tuy kết quả tính toán cho thấy RCA của Việt Nam khá cao (khả năng cạnh tranh cao), nhưng thực tế trên thị trường quốc tế để cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại không phải không gặp rất nhiều khó khăn do hàng thủy sản của Việt nam cũng gặp những đối thủ cạnh tranh có ưu thế cạnh tranh rất lớn như sản phẩm của Thái Lan, Indonexia, Trung quốc. Do phương pháp tính này chỉ đưa ra kết luận về lợi thế cạnh tranh so với quốc tế mà không tính đến tương quan giữa các nước có cùng lợi thế cạnh tranh như nhau nên mặc dù đã có được lợi thế cạnh tranh so với quốc tế nhưng để cạnh tranh được với các nước có cùng lợi thế cạnh tranh thì đòi hỏi phải chú ý tới các yếu tố khác như giá, chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm, cách tiếp cận thị trường. 2.2.Ðánh giá tác động của ngành Thuỷ sản tới mở rộng quan hệ thương mại quốc tế: Phát triển của ngành Thuỷ sản nói chung, của XKTS nói riêng đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho quan hệ thương mại quốc tế. Nếu năm 1996, quan hệ thương mại quốc tế của ngành Thuỷ sản mới chỉ dừng ở con số 30 nước thì đến năm 2001, hàng thuỷ sản Việt Nam đã có bán tại 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 con số này đã là 75 nước và vùng lãnh thổ, năm 2004 là 80. Quan hệ thương mại thuỷ sản được mở rộng tại Mỹ và các nước EU là một đóng góp đáng kể của ngành Thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế của nền kinh tế Việt Nam. Quan hệ thương mại thuỷ sản được mở rộng đã dẫn đến các quan hệ với nhiều ký kết song phương và đa phương với các nước Ðan Mạch, Nhật Bản, Na Uy, Nga, Mỹ, Hàn Quốc, và với các tổ chức quốc tế như FAO, SEAFDEC, DANIDA, UNDP, ADB, WB, . Các ký kết này đã phát huy hiệu quả to lớn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội của ngành Thuỷ sản nói riêng của cả nước nói chung. Cũng trên cơ sở này, tạo điều kiện cho Việt Nam hiểu đầy đủ hơn về pháp luật và thông lệ quốc tế giúp cho kinh tế Việt Nam thâm nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới. II. THỰC TRẠNG XKTS VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 1. Thành tựu của XKTS trong những năm qua, nguyên nhân 1.1.Thành tựu của xuất khẩu thuỷ sản Thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra, sau gần 20 năm ngành thuỷ sản đã có nhiều nỗ lực và chủ động phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh và đã đạt nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp tích cực vào công cuộc ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. * Về kim ngạch xuất khẩu Thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực có quy mô và tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 20 năm qua. Tốc độ tăng bình quân hàng năm về sản lượng sản phẩm từ 4,6% đến 5,5%, về KNXK thuỷ sản từ 22% đến 25%. Năm 2000 GTXK thuỷ sản tăng gấp 7 lần so với năm 1990, 13 lần so với năm 1986 và khoảng 140 lần so với năm 1980. Tuy bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng kinh tế trong khu vực nhưng KNXK thuỷ sản năm 1998 của nước ta vẫn đạt 858,6 triệu USD tăng gần 10% so với thực hiện năm 1997 (776,5 triệu USD), đưa Việt Nam vào hàng thứ 29 trên thế giới và thứ 4 tại khu vực ASEAN về XKTS, sau Thái Lan, Indonexia, Singapore… Bảng 7: Tổng giá trị kim ngạch XKTS của Việt Nam qua các năm. Năm Giá trị kim ngạch XKTS (tr.USD) Tăng (giảm) so với năm trước (%) GTXK toàn quốc (tr.USD) % so với GTXK toàn quốc 1986 109,23 - 789,1 13,8 1987 132,00 20,8 854,2 15,5 1988 178,00 34,8 1.038,4 17,1 1989 188,20 5,7 1.946,0 9,7 1990 239,00 27,0 2.404,0 9,9 1991 252,00 5,4 2.087,1 12,1 1992 305,00 21,0 2.580,7 11,8 1993 427,00 40,0 2.985,2 14,3 1994 551,00 29,0 4.054,3 13,6 1995 620,00 12,5 5.448,9 11,4 1996 670,00 8,0 7.255,8 9,2 1997 776,50 15,9 9.185,0 8,5 1998 858,60 10,6 9.360,3 9,2 1999 976,10 13,7 11.540,0 8,5 2000 1.402,20 43,7 14.308,0 9,8 2001 1.760,60 25,6 15.027,0 11,7 2002 2.014,00 14,4 16.706,0 12,7 2003 2.201,00 9,3 19.880,0 11,1 2004 2.397,00 8,9 26.500,0 9,1 Ước 2005 2.744,60 14,5 31.500,0 8,7 Ước 2010 4.500,00 - - - Nguồn: Niên giám thống kê - Tổng cục thống kê Trong tháng cuối năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình XKTS đến năm 2005 với chỉ tiêu 950 triệu USD năm 1999, 1,1 tỷ USD năm 2000 và 2 tỷ USD năm 2005. Nhưng thực tế đến nay chúng ta đã đạt được KNXK vượt xa so với kế hoạch, thể hiện ở bảng trên đây (bảng 6). * Về thị trường xuất khẩu thuỷ sản Thị trường XKTS có nhiều chuyển biến tích cực ngày càng được mở rộng đã hình thành cơ cấu thị trường hợp lý, không lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào, giảm hẳn tỷ trọng các thị trường trung gian và bắt đầu giành được vị trí quan trọng trên các thị trường lớn có yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh, có khả năng chủ động điều chỉnh cơ cấu thị trường truyền thống có biến đổi bất lợi. Nếu như năm 1998 hàng thuỷ sản Việt Nam mới chỉ có mặt ở khoảng 50 nước trên khắp thế giới thì đến năm 2003 con số này đã lên tới 75. Năm 2004, thuỷ sản Việt Nam đã được xuất khẩu vài trên 100 quốc gia, khu vực, lãnh thổ kể cả những thị trường nhỏ bé như: Fiji, Iran, Irăc, Mali, Ruanda, Xira…với giá trị từ 10 nghìn đến vài trăm nghìn USD. Theo báo cáo của Bộ Thuỷ sản, Việt Nam từ chỗ chỉ xuất khẩu qua 2 thị trường trung gian là Hồng Kông và Singapore thì hiện nay thuỷ sản Việt Nam đã có 5 thị trường chính là: Nhật Bản, Mỹ, EU, Trung Quốc và Đông Nam Á, với cơ cấu thị trường thay đổi như sau: Bảng 8: Cấu trúc thị trường XKTS Việt Nam giai đoạn 1997 - 2004 ĐVT: % Thị trường 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Nhật 50,0 43,9 40,9 33,0 26,5 26,8 26,5 31,9 Mỹ 5,5 9,8 14,3 20,6 28,0 31,8 38,0 24,7 EU 10,0 11,4 9,6 6,2 7,0 3,5 5,5 10,3 Trung Quốc + Hồng Kông 2,0 14,4 14,6 19,8 16,5 15,3 16,3 15,5 Thị trường khác 19,0 20,5 20,6 20,4 22,0 12,6 13,7 17,6 Nguồn: Tạp chí thủy sản qua các năm * Về chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu Cùng với sự tăng nhanh của KNXK, công tác quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam có nhiều cải thiện và không ngừng được nâng cao, nhiều mặt hàng được đánh giá tiêu chuẩn quốc tế. Nếu như năm 1999 mới có 18 doanh nghiệp XKTS vào thị trường EU thì đến năm 2000 uỷ ban liên minh Châu Âu đã công nhận Việt Nam có thêm 40 doanh nghiệp trong danh sách 1 các nước XKTS kể cả nhuyễn thể hai mảnh vỏ, và 70 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Đến năm 2002 đã có 68 đơn vị (tăng 7 đơn vị so với năm 2001) được vào danh sách 1 XKTS vào thị trường EU, 128 đơn vị áp dụng tiêu chuẩn HACCP đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ, có 2 doanh nghiệp được cơ quan kiểm tra chất lượng hải sản của Mỹ cấp chứng chỉ HACCP. Từ ngày 20/9/2002 EU ra thông báo ngừng áp dụng chế độ kiểm tra 100% về dư lượng kháng sinh hàng thuỷ sản Việt Nam. Năm 2003, số các doanh nghiệp được công nhận trong danh sách 1 của EU lên tới 100 cơ sở, đã có 160 cơ sở chế biến đạt tiêu chuẩn trong tổng 332 cơ sở (= 48,18%). Đồng thời có 197 doanh nghiệp được cục quản lý chất lượng thực phẩm Hàn Quốc chấp thuận cho xuất khẩu sản phẩm thuỷ sản vào Hàn Quốc. Đến năm 2004, các con số trên lại tiếp tục tăng lên, 200/350 cơ sở được Bộ Thuỷ Sản công nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành. Số cơ sở được phép xuất khẩu vào thị trường sản phẩm của EU đã tăng lên 153, 200 cơ sở chế biến thuỷ sản được phép xuất khẩu vào Hàn Quốc. Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho Việt Nam có thể tăng cường xuất khẩu trong thời gian tới. * Về cơ cấu hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu Về cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất đã có sự thay đổi nhanh chóng theo hướng tăng dần về những mặt hàng có chất lượng cao và đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng ngày càng cao, năm 1999 chỉ đạt 19,7% đến năm 2000 đã đạt 35%. Từ một nhãn hiệu Seaprodex đến nay đã có hàng chục nhãn hiệu thủy sản Việt Nam được thị trường thế giới công nhận như: Cafatex, Fimex VN, Kim Anh, Minh Phú . Năm 2003, trong cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu: Tôm đông lạnh vẫn là sản phẩm chính đạt 1.059,068 triệu USD chiếm 47,28% tổng giá trị KNXK thuỷ sản, tăng 7,87% về lượng và 11,55% về giá trị so với 2002. Cá đông lạnh đạt 440 triệu USD chiếm 19,7% tổng giá trị KNXK thuỷ sản, tăng 20% về lượng và 26,2% về giá trị so với 2002. Mực + bạch tuộc đạt 130 triệu USD chiếm 5,85 tổng giá trị KNXK thuỷ sản, giảm 1,075 so với 2002. Mặt hàng khô giảm 1,17%. Hiện nay, trong cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu , xuất khẩu tôm vẫn là mặt hàng chủ lực có tỷ trọng áp đảo, sau đó là đến mặt hàng cá đặc biệt là cá tra và cá basa. Về sản lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu, tôm chiếm khoảng 1/4 nhưng về giá trị KNXK tôm chiếm gần 50%. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng giá trị KNXK của ngành thủy sản quá lệ thuộc vào tôm, Hơn nữa tại thị trường Mỹ, giá trị tôm xuất khẩu ước đạt trên 500 triệu USD chiếm 65%. Vì thế, năm 2004 do chịu hậu quả của vụ kiện bán phá giá tôm nên ngành thuỷ sản nhất là XKTS đã gặp rất nhiều khó khăn góp phần làm tổng KNXK năm 2004 không đạt mức kế hoạch đề ra. Như vậy, ngành thủy sản Việt Nam nhất là XKTS trong thời gian qua đã đạt được thành công lớn trong chiến dịch “tiến quân” vào những thị trường khó tính của thế giới, góp phần nâng tổng KNXK thuỷ sản từ 109,23 triệu USD năm 1986 lên hơn 2 tỷ năm 2002 và 2.397 triệu USD năm 2004 vừa qua. Đây là thành tích lớn mà ngành thuỷ sản đóng góp [...]... chỉnh Với sự quan tâm của Nhà nước, của Bộ thuỷ sản và sự phối hợp phát triển của địa phương, ngành thuỷ sản Việt Nam đang hứa hẹn một tương lai tốt đẹp * Trong những năm qua thông qua việc nghiên cứu nhu cầu thị trường, tìm kiếm khách hàng, các doanh nghiệp XKTS Việt Nam đã tích luỹ đáng kể kinh nghiệm tiếp thị, thực hiện các hợp đồng XKTS, nắm bắt khá kỹ về yêu cầu vệ sinh an toàn đối với thực phẩm... những biện pháp can thiệp của Nhà nước vào buôn bán quốc tế Việt Nam trong những năm qua tuy chưa phải là thành viên chính thức của WTO, nhưng cơ bản đã chấp hành tốt những quy định của tổ chức này XKTS của Việt Nam trong những năm qua đã tăng khá nhanh Với khối lượng sản phẩm xuất khẩu lớn 358.000 tấn trong năm 2001, GTXK khoảng 1,8 tỷ USD, Việt Nam đã trở thành đối thủ cạnh tranh với nhiều nước xuất... Mỹ đối với Việt Nam được bãi bỏ thì XKTS của Việt Nam vào Mỹ tăng nhanh Năm 1986, hàng thuỷ sản Việt Nam vào Mỹ mới có 8 triệu USD, năm 1987 đã tăng đã tăng 4,5 lần Những năm sau tăng lên 10 lần so với năm 1986 và gấp đôi so với năm 1987 Năm 1999, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 129,5 triệu USD hàng thuỷ sản, chiếm 1,3% thị phần nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ và chiếm 10% giá trị XKTS của Việt Nam, tăng gần 18... xưa nay bỏ phí, vừa có ý nghĩa thiết thực trong công cuộc xoá đói giảm nghèo đồng thời cũng là một giải pháp hữu hiệu nhằm cải tạo và bảo vệ môi trường vùng ven biển * Việt Nam có lợi thế về lực lượng lao động thuỷ sản Việt Nam có nguồn lao động thuỷ sản tương đối dồi dào, giá lao động nghề cá của Việt Nam hiện ở mức thấp so với khu vực và thế giới Đây là lợi thế tạm thời tạo nên giá thành sản phẩm thấp,... chiếm 38% trong tổng GTKNXK thuỷ sản của Việt Nam Nhưng đến năm 2004 vừa qua, do ảnh hưởng của vụ phá giá cá tra, cá basa và tôm Mỹ đã rớt xuống vị trí thứ 2 với giá trị nhập khẩu 592 triệu USD, chiếm 24,75 trong tổng GTKNXK thuỷ sản của Việt Nam Mặt hàng thuỷ sản chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ là: nhóm mặt hàng tôm (nhất là tôm đông lạnh), cá ngoài ra còn xuất khẩu điệp, sò thịt, me Qua tính... thống của Việt Nam Vào những năm đầu thập kỷ 90, thị trường Nhật chiếm tỷ trọng tới 65 - 75% thị trường XKTS của Việt Nam Mặc dù trong những năm gần đây do chiến lược chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU nên tỷ trọng có giảm đi nhưng vẫn ở mức cao, và cho đến nay Nhật Bản vẫn là thị trường XKTS lớn nhất của Việt Nam Năm 2003 chiếm tỷ trọng 26,5% thị phần với 593,6 triệu USD trong tổng... hợp tác tại Brussel, trong đó EU dành cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc (MFN) và quy chế ưu đãi thuế quan (GSP) Năm 1997, Việt Nam được chính thức xuất khẩu hàng sang EU KNXK mặt hàng này tăng rất nhanh trong những năm gần đây (khoảng 27,2%), năm 1996 đạt 92,5 triệu USD Từ 1/1/1997, EU đưa ra quyết định cấm nhập khẩu nhuyễn thể 2 mảnh vỏ (sò, hến) từ một số nước trong đó có Việt Nam Lệnh cấm cũng có... hưởng đáng kể đến XKTS của ta sang thị trường này giai đoạn tháng 1/1997 - tháng 10/1999 Vì vậy, hàng thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU chủ yếu là tôm đông lạnh và cua Cho đến nay, phần lớn hàng thuỷ sản Việt Nam xuất đi EU đều thông qua các công ty của ASEAN như Singapore, Thái Lan, Hồng Kông Tuy KNXK thuỷ sản của Việt Nam vào EU tăng trưởng cao trong những năm vừa qua, thế nhưng hàng... sản nói chung và các doanh nghiệp XKTS Việt nam nói chung đẩy mạnh XKTS vào các thị trường tự do Trong những năm qua, Bộ Thuỷ sản đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút được các nguồn vốn đầu tư phát triển ngành (ODA, FDI…) củng cố và mở rộng thị trường XKTS Hội nhập với khu vực và thế giới đã và đang mở ra nhiều khả năng lớn cho Việt Nam học tập kinh nghiệm của các nước... sản XKTS của EU hiện nay đạt trên 8 tỷ USD/năm Trong khi đó, Uỷ ban nghề cá của EU tuyên bố giảm 1/3 sản lượng khai thác hải sản từ năm 1997 - 2010 nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản Do vậy nhu cầu nhập khẩu hải sản của EU rất lớn Hàng thuỷ sản nhập vào EU chủ yếu từ các nước châu Á như: Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam Tháng 11/1990, quan hệ Việt Nam và EU được bình thường hoá Ngày 17/7/1995 Việt Nam . kinh tế Việt Nam thâm nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới. II. THỰC TRẠNG XKTS VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 1. Thành tựu của XKTS trong những. THỰC TRẠNG XKTS VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA I. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA XKTS TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN Thuỷ sản là một ngành công nghiệp thực phẩm

Ngày đăng: 30/10/2013, 11:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: GTXK và đóng góp của XKTS đối với xuất khẩu quốc gia thời kỳ 1996- 2001 - THỰC TRẠNG XKTS VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Bảng 2.

GTXK và đóng góp của XKTS đối với xuất khẩu quốc gia thời kỳ 1996- 2001 Xem tại trang 2 của tài liệu.
Bảng 3: Vị trí XKTS đối với ngành nông lâm ngư nghiệp - THỰC TRẠNG XKTS VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Bảng 3.

Vị trí XKTS đối với ngành nông lâm ngư nghiệp Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng GTXK của các ngành kinh tế thời kỳ 1996-2001                                                                                                            - THỰC TRẠNG XKTS VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Bảng 4.

Tốc độ tăng trưởng GTXK của các ngành kinh tế thời kỳ 1996-2001 Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng trên cho thấy hệ số αxk ngành Thuỷ sản đến năm 1997 vẫn nhỏ hơn 1 có nghĩa tốc độ tăng trưởng GTXK của ngành Thuỷ sản trong những năm 1996-1997 thấp hơn  tốc độ tăng trưởng chung của toàn quốc, năm 1998 hệ số này đã tăng mạnh, đạt 5,2 và  ngành thuỷ  - THỰC TRẠNG XKTS VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Bảng tr.

ên cho thấy hệ số αxk ngành Thuỷ sản đến năm 1997 vẫn nhỏ hơn 1 có nghĩa tốc độ tăng trưởng GTXK của ngành Thuỷ sản trong những năm 1996-1997 thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn quốc, năm 1998 hệ số này đã tăng mạnh, đạt 5,2 và ngành thuỷ Xem tại trang 5 của tài liệu.
Bảng 7: Tổng giá trị kim ngạch XKTS của Việt Nam qua các năm. NămGiá trị kim  - THỰC TRẠNG XKTS VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Bảng 7.

Tổng giá trị kim ngạch XKTS của Việt Nam qua các năm. NămGiá trị kim Xem tại trang 7 của tài liệu.
Thị trườngXKTS có nhiều chuyển biến tích cực ngày càng được mở rộng đã hình thành cơ cấu thị trường hợp lý, không lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào, giảm hẳn  tỷ trọng các thị trường trung gian và bắt đầu giành được vị trí quan trọng trên các thị  - THỰC TRẠNG XKTS VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

h.

ị trườngXKTS có nhiều chuyển biến tích cực ngày càng được mở rộng đã hình thành cơ cấu thị trường hợp lý, không lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường nào, giảm hẳn tỷ trọng các thị trường trung gian và bắt đầu giành được vị trí quan trọng trên các thị Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 8: Cấu trúc thị trườngXKTS Việt Nam giai đoạn 1997 - 2004                                                                                                      ĐVT: % - THỰC TRẠNG XKTS VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Bảng 8.

Cấu trúc thị trườngXKTS Việt Nam giai đoạn 1997 - 2004 ĐVT: % Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 9: Kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm của ngành thuỷ sản - THỰC TRẠNG XKTS VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Bảng 9.

Kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm của ngành thuỷ sản Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 10: Lộ trình giảm thuế theo CEPT của ngành thuỷ sản. - THỰC TRẠNG XKTS VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Bảng 10.

Lộ trình giảm thuế theo CEPT của ngành thuỷ sản Xem tại trang 24 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan