Đề cương ôn tâập học kì I môn tin học 12

2 1.1K 9
Đề cương ôn tâập học kì I môn tin học 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC I MÔN TIN HỌC 12 Câu 1: Nêu một ứng dụng CSDL của một tổ chức mà em biết? Hày phân biệt CSDL với hệ quản trị CSDL? Trả lời: 1. Một số ứng dụng CSDL vào công việc quản lý, đó là: * Quản lý siêu thị cần có CSDL để lưu trữ việc nhập – xuất hàng, các hoá đơn mua hàng, thống kê hàng tồn kho, hàng bán chạy và doanh thu theo từng chu kì… * Bệnh viện cần có CSDL để lưu trữ thông tin của bệnh nhân như: Các bệnh tiền sử của bệnh nhân, quá trình điều trị trước đó… để có thể đưa ra phương pháp chữa bệnh thích hợp. Ngoài ra còn có thể xuất hoá đơn, thống kê số người mắc bệnh… 2. Phân biệt CSDL và hệ quản trị CSDL CSDL Hệ quản trị CSDL CSDL là một tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau được lưu vào máy. Ví dụ: bảng “ Hồ sơ học sinh” là CSDL được lưu dưới dạng bảng biểu. Hệ QTCSDL là phần mềm để tạo lập, lưu trữ, tìm kiếm,… thông tin của CSDL Ví dụ: Muốn biết những học sinh có “ điểm trung bình” các môn > 8.0. Do đó, ta phải dùng hệ QTCSDL timg kiếm trên bảng “ Hồ sơ học sinh” Câu 2: Giả sử phải xây dựng một CSDL để quản lí mượn/ trả sách cho thư viện. Theo em, cần phải lưu trữ những thông tin gì? Hãy cho biết những việc phải làm để đáp ứng nhu cầu quản lí của người thủ thư? Trả lời: Để xây dựng một CSDL để quản lí mượn/ trả sách ở thư viện, ta phải lưu trưc các thông tin sau: * Thông_tin_đôc_giả: Mã độc giả, họ và tên, đơn vị, địa chỉ, điện thoại, ngày mua thẻ, ngày hết hạn. * Thông_tin_sách: Mã sách, tên sách, thể loại, tác giả, nhà xuất bản, số lượng. * Mượn_trả_sách: Mã mượn trả, mã độc giả, mã sách, số sách mượn, ngày mượn, ngày hẹn trả, tình trạng sách… * Vi phạm: Mã mượn trả, lí do vi phạm, số tiền phạt. Để đáp ứng được nhu cầu quản lí của thủ thư, hệ QTCSDL cần thực hiện các công việc sau: * Quản lý thông tin độc giả: Thêm độc giả, loại bỏ độc giả, thay đổi thông tin độc giả, cho phép độc giả đăng nhập hệ thống… * Quản lí sách: + Nhập sách( thêm - loại bỏ - sửa thông tin sách…) + Tìm kiếm sách: Tìm kiếm theo tên sách, loại sách, theo tác giả, theo nhà xuất bản… * Quản lí mượn – trả: Tạo phiếu mượn, phiếu trả, phiếu phạt… * Chức năng thống kê – báo cáo: + Thống kê sách trong thư viện: sách mượn nhiều nhất, sách đã hết. + Thống kê sách được mượn, được trả. * Bảo mật hệ thống: Phân quyền cho các nhân viên( thủ thư, độc giả…). Câu 3: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu trong một hệ QTCSDL cho phép ta làm những gì? Trả lời: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu trong một hệ QTCSDL cho phép người dùng khai báo kiểu và các cấu trúc dữ liệu thể hiện thông tin. Khai báo các ràng buộc trên dữ liệu được lưu trữ trong CSDL. Câu 4: Vì sao hệ QTCSDL lại phải có khả năng kiểm soát và điều khiển các truy cập đến CSDL? Hãy nêu ví dụ minh hoạ. Trả lời: Hệ QTCSDL phải có khả năng kiểm soát và điều khiển các truy cập đến CSDL để - Phát hiện và ngăn chặn sự truy cập trái phép vào CSDL. Chức năng này góp phần đáp ứng yêu cầu an toàn và bảo mật thông tin. Ví dụ: Trong hệ thống “ Quản lí điểm đối với học sinh”: chỉ có giáo viên có quyền thay đổi( bổ sung, xoá bỏ) điểm các môn học, kết quả học tập của học sinh lớp mình. Còn người dùng khác( giáo viên bộ môn, học sinh, phụ huynh…) chỉ được truy cập vào hệ thống chỉ để xem chứ không có quyền thay đổi CSDL trong hệ thống. - Duy trì tính nhất quán của dữ liệu: Tổ chức và điều khiển các truy cập đồng thời để bảo vệ các ràng buộc toàn vẹn và tính nhất quán Ví dụ: Trong “ Quản lí của hàng sách” : Khi nhân viên bán hàng bán được một quyển sách nào đó thì hệ thống phải tự trừ vào số lượng sách tồn kho là 1 quyển. - Khôi phục CSDL khi có sự cố ở phần cứng hay phần mềm Ví dụ: Hệ thống phải có cơ chế tự động sao lưu, phục hồi dữ liệu. - Quản lí các mô tả dữ liệu Câu 5: Trong các chức năng của hệ QTCSDL, theo em chức năng nào là quan trọng nhất? Vì sao? Trả lời: Trong các chức năng của hệ QTCSDL, thì chức năng cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu là quan trọng nhất. Bởi vì, chức năng này cho phép: - Cập nhật dữ liệu( như nhập, sửa, xoá dữ liệu…) - Khai thác dữ liệu( tìm kiếm, thông kê, sấp xếp, lập báo cáo…) Những công việc trên nếu không nhờ hệ QTCSDL xử lí một cách tự động, người dùng sẽ mất rất nhiều thời gian và gặp khó khăn trong quá trình xử lí dữ liệu( đặc biệt là tìm kiếm và thống kê dữ liệu) Hai chức năng còn lại( chức năng cung cấp môi trường tạo lập CSDL và chức năng cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào CSDL) cũng quan trọng nhưng vẫn có nhiều môi trường khác vẫn có thể tạp lập dữ liệu. Còn chức năng kiểm soát, điều khiển truy cập CSDL chỉ giúp cho CSDl an toàn và chặt chẽ hơn mà thôi. Câu 6: Khi làm việc với các hệ QTCSDL em muốn giữ vai trò gì?( người quản trị CSDL hay người lập trình ứng dụng hay người dùng). Vì sao? Trả lời: Khi làm việc với các hệ QTCSDL. Em muốn giữ vai trò của người lập trình ứng dụng vì chính những người lập trình ứng dụng đã tạo ra các phần mềm giúp mọi người có thể lưu trữ, xử lí thông tin một cách tự động. Chính nhờ những người lập trình ứng dụng nên chúng ta mới có các phần mềm để quản lí thư viện, quản lí siêu thị,… giúp cho người quản lí tốn ít thời gian, nhân lực và hiệu quả nhất. ------------------------------HẾT------------------------------- . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN TIN HỌC 12 Câu 1: Nêu một ứng dụng CSDL của một tổ chức mà em biết? Hày phân biệt CSDL v i hệ quản trị CSDL? Trả l i: 1 Quản lí i m đ i v i học sinh”: chỉ có giáo viên có quyền thay đ i( bổ sung, xoá bỏ) i m các môn học, kết quả học tập của học sinh lớp mình. Còn ngư i dùng

Ngày đăng: 30/10/2013, 04:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan