Cái giá khoa danh ấy mới hời

2 137 0
Cái giá khoa danh ấy mới hời

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cái giá khoa danh ấy mới hời Cũng cờ cũng biển cũng cân đai Cũng gọi ông Nghè có kém ai… Nhiều người vẫn dùng từ “Tiến sĩ giấy” có nguồn gốc từ bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến để chỉ những kẻ có học vị nhưng không có thực tài, những kẻ có “bằng cấp giả”. Cách dùng từ như vậy thật rất thâm thúy, có điều lại không phải bản ý của Nguyễn Khuyến. Cứ đọc lại bài thơ thì thấy ngay tác giả không hề có ý nói rằng vị “Tiến sĩ giấy” kia chạy chọt lo lót để mua bằng cấp. Vả lại Yên Đỗ là một bậc Tam nguyên đậu đầu cả thi Hương, thi Hội, thi Đình, ông không có cái tâm lý như Tú Xương đối với loại người dốt nát mà thi đậu. Vị “Tiến sĩ giấy” trong bài thơ của Nguyễn Khuyến là chỉ vào chính ông, hay nói đúng hơn là chỉ vào nhiều trí thức khoa bảng cuối thế kỷ XIX, có khoa danh nhưng không làm được gì cho dân cho nước, nên cũng giống như một loại hàng mã lòe loẹt vô dụng mà thôi. Ngày xưa theo cái học quản lý xã hội kiểu Nho giáo, đề thi Tiến sĩ đều có phần hỏi về thời cuộc, khác với cái học ngày nay chú trọng nhiều về khoa học kỹ thuật để phát triển sức sản xuất. Mà cái học quản lý xã hội thì không có công thức, nên học vị của nó là kết tinh học vấn và trí tuệ, năng lực thực tiễn và khuynh hướng chính trị của người thi (và cả người chấm thi). Việc Tần Cối thời Nam Tống vào thi Điện đối nhờ làm bài chủ trương hòa nghị với quân Kim nên được lấy đậu Trạng nguyên làm một ví dụ. Tiến sĩ ngày xưa là một loại học vị chính trị - hành chính chứ không phải là học vị chuyên môn. Dĩ nhiên học vị chính trị - hành chính hay chuyên môn mà rơi vào tay kẻ không xứng đáng cũng đều nguy hiểm cho xã hội, nhưng đó là chuyện khác. Điều cần nói là hầu hết những cái học chuyên môn đều có công thức, dễ đào tạo hàng loạt nên bằng cấp ở đây dễ giả mạo cũng như dễ mua bán hơn. Và tất nhiên bất cư ai giả mạo hay mua bằng cấp cũng đều nhằm lợi dụng nó để kiếm thêm một quyền lực và quyền lợi nào đó trong xã hội với “cái giá khoa danh”… Bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến kết thúc với câu “Tưởng rằng đồ thật, hóa đồ chơi”, vì vào cuối đời ông đã chứng kiến sự suy đồi có nguyên nhân chính trị của nền khoa cử Hán học, khi Nhà nước phong kiến triều Nguyễn không còn là một chính quyền độc lập và các Cử nhân Tiến sĩ lúc ấy dù có học vấn thật sự cũng không thể tiến thân trên con đường hoạn lộ nếu không chịu ngoan ngoãn hay cúc cung tận tụy với ngoại nhân. Nhưng ngày nay thì học vị Tiến sĩ và hoàn cảnh đất nước lại khác hẳn, nên xin những người có lương tâm và trách nhiệm đừng coi thường các Tiến sĩ giấy của thời hiện đại. Bởi về học vấn thì đó quả không phải là đồ thật, nhưng về chức vụ, quyền hạn và vì vậy cả tác hại thì đó hoàn toàn không phải là đồ chơi chút nào… . Cái giá khoa danh ấy mới hời Cũng cờ cũng biển cũng cân đai Cũng gọi ông Nghè có kém ai… Nhiều người vẫn dùng từ “Tiến sĩ giấy” có nguồn gốc. Ngày xưa theo cái học quản lý xã hội kiểu Nho giáo, đề thi Tiến sĩ đều có phần hỏi về thời cuộc, khác với cái học ngày nay chú trọng nhiều về khoa học kỹ

Ngày đăng: 30/10/2013, 01:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan