sáng kiến kinh nghiệm mỹ thuật

35 1.3K 18
sáng kiến kinh nghiệm mỹ thuật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. PHẦN MỞ ĐẦU I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hòa chung với không khí phát triển của thế giới, đất nước ta cũng luôn luôn không ngừng đổi mới và phát triển về mọi mặt: Kinh tế, xã hội…, đặc biệt là GD. Đảng, Nhà nước và cộng đồng đã nhận thấy tầm quan trọng của GD và đã coi GD là quốc sách hàng đầu. Với yêu cầu của xã hội và vai trò của mình, những năm gần đây Bộ Giaó Dục luôn đưa ra những hướng đi mới cho toàn ngành bằng việc ban hành những văn bản, nghị quyết về việc đổi mới nội dung chương trình, mục tiêu giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học… nhằm nầng cao chất lượng giáo dục nói chung và đặc biệt là chất lượng giáo dục tiểu học – là nền móng cho nền giáo dục nước nhà. Với mục tiêu giáo dục của nước ta là: Giáo dục con người phát triển với 5 tiêu chí( Đức- Trí- Thể- Mỹ- Lao động). Mục tiêu của giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học cấp THCS. Với yêu cầu về nội dung phương pháp giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên; xã hội; con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể; giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật, kỹ thuật. Với những lý do trên mà lần đầu tiên môn mỹ thuật ở tiểu học có chương trình mang tính pháp quy và được xây dựng đồng bộ cùng các môn học khác với quy trình chủ nhiệm công phu từ năm 1998- 2000 ở nhiều trường trên các địa bàn từ thành phố đến nông thôn. Chương trình Mỹ thuật ở tiểu học đã công bố theo quyết định của Bộ trưởng bộ Giáo dục- Đào tạo được đưa vào sử dụng trong phạm vi toàn quốc từ năm 2002-2003. Mỹ thuật là môn học chính thức, độc lập trong hệ thống giáo dục phổ thông. Môn học này tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen với cái đẹp của thiên nhiên và các tác phẩm mỹ thuật, đồng thời giúp học sinh tự tạo ra cái đẹp và áp dụng cái đẹp vào cuộc sống góp phần xây dựng môi trường thẩm mỹ cho xã hội. Mỹ thuật là môn học bổ trợ để học sinh học tốt các môn học khác. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn mỹ thuật ở trường tiểu học, nhận thấy tầm quan trọng của bộ môn mỹ thuật trong hệ thống giáo dục phổ thông, để đáp ứng với xu thế phát triển chung của xã hội, của ngành. Tôi thấy mình cần có trách nhiệm làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học môn mỹ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng trong trường tiểu học vì Vẽ theo mẫu là phân môn cơ bản giúp học sinh quan sát, ước lượng, vẽ hình…, tạo điều kiện cho các em vẽ trang trí- vẽ tranh thuận lợi hơn. Đồng thời giúp học sinh làm quen với cách làm việc gì trước, làm việc gì sau để công việc đạt hiệu quả. Xuất phát từ những lý do trên, qua nghiên cứu quá trình dạy học phân môn Vẽ theo mẫu kết hợp với những hiểu biết đã có và những điều mới mẻ lĩnh hội được từ các bài giảng về “ Phương pháp dạy học Mỹ thuật nói chung và phương pháp dạy học vẽ theo mẫu nói riêng của các thầy cô ở trường ĐHSP Hà Nội, trong khuôn khổ cho phép của một đề tài khoa học tôi quyết định chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực để rèn kỹ năng thực hành cho học sinh trong các bài học vẽ theo mẫu ở trường tiểu học” II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 1- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài nhằm giúp tôi tự học, tự rèn luyện để nâng cao tay nghề của bản thân, đồng thời muốn chuyển tải một số kinh nghiệm tích lũy được qua quá trình công tác của mình đối với đồng nghiệp để cùng chung tay góp sức nâng cao chất lượng dạy và học môn Mỹ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng. 2- Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài nhằm: Tìm hiểu những vấn đề lý luận về phương pháp dạy học tích cực nói chung và phương pháp dạy học tích cực trong phân môn Vẽ theo mẫu ở trường THCS Ngô Quyền nói riêng. Tìm hiểu ưu điểm của phương pháp dạy học tích cực để vận dụng vào việc thiết kế bài dạy để dành kỹ năng thực hành cho học sinh trong các bài vẽ theo mẫu, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Mỹ thuật nói chung và vẽ theo mẫu nói riêng. III/ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu: Phương pháp dạy học tích cực nói chung và dạy học tích cực trong việc rèn kỹ năng thực hành vẽ các bài Vẽ theo mẫu trong môn mỹ thuật nói riêng. Đối tượng là học sinh của trường THCS Ngô Quyền. 2- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu việc dạy và học Mỹ thuật trong phạm vi trường THCS Ngô Quyền . IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra thực trạng của trường - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp so sánh kết quả thực nghiệm với trước kia. V/ DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI: Trong quá trình làm đề tài: Vận dụng phương pháp dạy học tích cực để rèn kỹ năng thực hành cho học sinh trong các bài vẽ theo mẫu đã trang bị cho bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp những vấn đề lý luận về phương pháp dạy học tích cực nói chung và dạy học tích cực trong việc rèn kỹ năng thực hành vẽ các bài Vẽ theo mẫu trong môn Mỹ thuật nói riêng. Đề tài đã giúp tôi cũng như các đồng nghiệp vận dụng phương pháp dạy học tích cực để thiết kế bài giảng để rèn kỹ năng thực hành trong các bài vẽ theo mẫu, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Mỹ thuật nói chung và phân môn Vẽ theo mẫu nói riêng. Làm đề tài giúp cho bản thân tôi tự trang bị kiến thức, rèn luyện tay nghề và làm giàu thêm phương pháp giảng dạy của mình nhằm nâng cao trình độ môn nghiệp vụ, giúp học sinh phát triển óc tìm tòi sáng tạo và từ đó sẽ say mê học vẽ, từ đó tạo hứng thú để các em học tốt các môn học khác. Qua đề tài giúp cho các cấp, các ngành từ cấp trường- Phòng- Sở- Bộ- Ngành có cái nhìn đúng đắn hơn về vai trò và vị trí của Mỹ thuật trong cuộc sống xã hội. B- NỘI DUNG ĐỀ TÀI: I/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI: 1- Cơ sở pháp lý: Với sự phát triển sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường. Thế giới chuyển sang thời kỳ kinh tế tri thức cho nên đầu tư vào chất xám sẽ là cách đầu tư hiệu quả nhất cho sự hưng thịnh của mỗi quốc gia. Cũng vì lý do này mà nhu cầu học tập của người dân ngày càng nhiều, trình độ dân trí ngày một tăng, xã hội học tập đang hình thành và phát triển… Chính vì vậy đã từ nhiều năm nay Đảng và Nhà nước luôn đặt ra cho ngành Gíao dục những yêu cầu mới với những nhiệm vụ mới bằng những chỉ thị, nghị quyết, văn bản… nhằm thay đổi mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục và cách đánh giá kết quả học tập của học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học. Trước thực tiễn đổi mới đó phương pháp dạy học cũng cũng buộc phải thay đổi theo cho phù hợp. Nghị quyết TW4 khóa VII đã chỉ rõ “ Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, các bậc học, kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường và xã hội, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề” Nghị quyết TW2 khóa VIII tiếp tục khẳng định: “Phải đổi mới phương pháp Giáo dục khắc phục truyền thụ một chiều rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Luật giáo dục điều 24.2 đã ghi rõ “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. 2-Cơ sở lý luận: Những năm gần đây để đáp ứng với sự thay đổi mạnh mẽ của nền giáo dục nước nhà, đã có một số nhà xuất bản được sự cho phép của Bộ Gíao Dục và Bộ Văn hóa: Nhà xuất bản Gíao Dục, nhà xuất bản ĐHSP… dã phát hành việc đổi mới phương pháp dạy học ( Cuốn đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, Mỹ thuật và phương pháp dạy học ở tiểu học của NXBGD; Dạy học các lớp 1,2,3,4,5 theo chương trình tiểu học mới của NXBĐHSP…). Những tài liệu này đều viết về việc đổi mới phương pháp dạy học, giúp giáo viên xác định các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh và hướng dẫn giáo viên vận dụng các phương pháp này để dạy tốt các môn học ở tiểu học trong đó có môn Mỹ thuật mà tôi đang trực tiếp giảng dạy. Để góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào sự phát triển chung của ngành tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình giảng dạy vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong các giờ dạy để cùng với các đồng nghiệp nâng cao chất lượng dạy- học Mỹ thuật nói chung và phân môn Vẽ theo mẫu nói riêng. 3-Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của xã hội, đáp ứng những đổi mới mạnh mẽ của nền giáo dục. Hàng năm Bộ giáo dục đã mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về việc đổi mới nội dung chương trình SGK và đổi mới các phương pháp dạy học cho những cán bộ cốt cán ở cấp cơ sở, cấp phòng và chỉ đạo các cấp triển khai đến toàn bộ giáo viên ở cấp trường vào những đợt nghỉ hè để giáo viên có thể cập nhật những thông tin đổi mới của ngành nhằm trau dồi kiến thức, kỹ năng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình để nâng cao chất lượng giáo dục. Hòa chung với không khí sục sôi của toàn ngành thực hiện đổi mới giáo dục, trường THCS Ngô Quyền- Chưprông- Gia Lai với sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ Đảng, BGH, toàn bộ giáo viên trong trường cũng nô nức cùng nhau góp chung bầu không khí nóng hổi của chiến dịch đổi mới giáo dục hoạt động: Tham gia các lớp bồi dưỡng do PGD tổ chức và tự tổ chức các buổi xây dựng các chuyên đề các môn học ở tổ, khối trong trường trong đó có môn mỹ thuật để vận dụng tối đa có thể những vấn đề lĩnh hội được ở những lớp bồi dưỡng nhằm cùng với đồng nghiệp nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng dạy- học môn Mỹ thuật nói riêng. II/ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ RÈN KỸ NĂNG THỰC HÀNH CHO HS TRONG CÁC BÀI HỌC VẼ THEO MẪU 1- Dạy học tích cực là gì? Tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội. Nhờ có tính tích cực mà con người đã lao động sản xuất sáng tạo ra nhiều của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại, phát triển của xã hội, sáng tạo ra nền văn hóa, cải tạo môi trường, chinh phục thiên nhiên, cải tạo xã hội. Bởi vậy hình thành và phát triển tính tích cực xã hội là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục nhằm đào tạo những con người năng động thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng. Tính tích cực được xem là một điều kiện, đồng thời là một kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục. 1.1/ Tính tích cực của học sinh trong học tập: Tính tích cực của con người được biểu hiện trong hoạt động, đặc biệt trong những hoạt động chủ động của chủ thể. Học tập là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi đi học. Tính tích cực trong hoạt động học tập tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Khác với quá trình nhận thức trong nghiên cứu khoa học, quá trình nhận thức trong học tập không nhằm phát hiện những điều loài người đã tích lũy được. Tuy nhiên, trong học tập học sinh cũng phải khám phá ra những gì đã nắm được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình. Đó là chưa nói đến một trình độ nhất định, sự học tập tích cực sẽ mang tính nghiên cứu khoa học và người học cũng làm ra những tri thức mới cho khoa học. Tính tích cực nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ có đúng đắn mới tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh tư duy độc lập, suy nghĩ, độc lập suy nghĩ là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng cho động cơ học tập. Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu các ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa rõ, không chủ động vận dụng kiến thức kỹ năng đã học, kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn. Tính tích cực học tập đạt những cấp độ từ thấp đến cao như: - Bắt chước: Gắng sức làm theo các mẫu hoạt động của thầy, của bạn… - Tìm tòi: Độc lập giải quyết các vấn đề nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyết khác nhau về một số vấn đề… - Sáng tạo: Tìm ra cách giải quyết mới độc đáo, hữu hiệu. 1.2/ Độc lập với tính tích cực là tính thụ động: Tính thụ động học tập của học sinh được biểu hiện ở chỗ: - Học sinh chủ yếu ít nghe giảng, ghi nhớ rồi làm bài theo mẫu. - Học sinh ít hứng thú học tập, không thích phát biểu ý kiến. - Trong lớp học sinh ít chú ý vào vấn đề đang học, không kiên trì nên không hoàn thành các bài tập. Khi gặp khó khăn học sinh dễ chán nản, buông xuôi. Học sinh không tự giác đánh giá kết quả học tập của mình và của bạn. Do cách học như vậy nên học sinh thiếu năng động, làm việc máy móc, không thể thích ứng được với những đổi mới đang diễn ra hàng ngày. 1.3/ Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực: a) Dạy và học thông qua các tổ chức, các hoạt động học tập của học sinh. Trong phương pháp tích cực, người học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kỹ năng mới, vừa nắm phương pháp “ làm ra” kiến thức, kỹ năng đó không rập theo những khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ đơn giản truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động và tích cực tham gia vào các chương trình hành động của cộng đồng. b) Dạy và học chú trọng phương pháp rèn luyện tự dạy và học: Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học. Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh với sự bùng nổ thông tin, khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão thì không thể nhồi nhét vào đầu óc trẻ khối lượng lớn kiến thức ngày càng nhiều. Phải quan tâm dạy cho trẻ phương pháp học ngay từ bậc tiểu học và càng lên bậc học cao hơn càng phải được chú trọng. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kỹ năng, thói quen, ý chí tự học thì tạo ra cho học sinh lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập bị động sang học tập chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên. c) Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác: Trong một lớp học mà trình độ kiến thức tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về trình độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập. Áp dụng dạy học tích cực ở trình độ cao thì sự phân hóa ngày càng lớn. Việc sử dụng các công nghệ thông tin trong nhà trường sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể học tập theo nhu cầu và khả năng của mỗi học sinh. Tuy nhiên trong học tập không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân, lớp học là môi trường giao tiếp giữa thầy và trò tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Bài học vận dụng được hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi học sinh và của cả lớp chứ không phải dựa trên vốn hiểu biết và kinh nghiệm của thầy giáo. Trong nhà trường phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc nhà trường. Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động hợp tác trong nhóm 4 đến 6 người. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập nhất là [...]... thnh viờn c bc l rừ, un nn, phỏt trin tỡnh bn, ý thc t chc, tinh thn tng tr Mụ hỡnh hp tỏc trong xó hi a vo i sng hc ng s lm cho cỏc thnh viờn quen dn vi s phõn cụng hp tỏc trong lao ng xó hi Trong nn kinh t th trng ó xut hin nhu cu hp tỏc xuyờn quc gia, liờn quc gia, nng lc hp tỏc phi tr thnh mt mc tiờu giỏo dc m nh trng cn phi chun b cho hc sinh d) Kt hp ỏnh giỏ ca thy v ỏnh giỏ ca trũ: Trong dy hc... phn 2.2/ Phng phỏp vn ỏp: (m thoi) Phng phỏp vn ỏp l phng phỏp GV khộo lộo t h thng cõu hi hc sinh tr li nhm gi m cho hc sinh sỏng t nhng vn mi, t khỏm phỏ tri thc mi bng nhng ti liu ó hc hoc t nhng kinh nghim ó tớch ly c trong cuc sng T nhng khỏi nim trờn ca phng phỏp vn ỏp, trong khi dy hc tụi ó thng xuyờn t cõu hi phự hp hc sinh tr li iu ú giỳp hc sinh phỏt trin t duy, phỏt huy tớnh ch ng sỏng... giá: (4ph) 5 + Học sinh thực hành theo sự h- - Giáo viên cùng học sinh nhận xét đánh ỡng dẫn của giáo viên giá một số bài vẽ đẹp về hình và cách trang trí - Lu ý : khen và khích lệ những Hs có bài vẽ sáng tạo về hình và cách vẽ màu * Củng cố : - Nhắc lại tên bài vừa học ? + Học sinh cùng giáo viên nhận - Nội dung chính trong bài là những nội xét đánh giá dung nào? + Học sinh tự xếp loại bài vẽ * Giáo... hiu qu t c ca ti, tụi thy mỡnh ó úng gúp c mt phn nh bộ cụng sc ca mỡnh vo vic nõng cao cht lng giỏo dc tiu hc núi chung v cht lng ca mụn M thut núi riờng Qua quỏ trỡnh lm ti tụi ó mnh dn a ra nhng kinh nghim tớch ly c ca mỡnh trong sut quỏ trỡnh dy hc v nghiờn cu vi ni dung: Vn dng phng phỏp dy hc tớch cc rốn k nng thc hnh cho hc sinh trong cỏc bi hc v theo mu Rt mong nhn c s úng gúp, b sung ý . có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật, kỹ thuật. Với những lý do trên mà lần đầu tiên môn mỹ thuật ở tiểu học có chương trình mang tính pháp. tác phẩm mỹ thuật, đồng thời giúp học sinh tự tạo ra cái đẹp và áp dụng cái đẹp vào cuộc sống góp phần xây dựng môi trường thẩm mỹ cho xã hội. Mỹ thuật là

Ngày đăng: 29/10/2013, 23:11

Hình ảnh liên quan

- Giáo viên giới thiệu mẫu, kết hợp với hình minh hoạ đã chuẩn bị để gợi ý học sinh cách vẽ:  + Vẽ hình cái cặp (chiều dài, chiều cao) cho vừa với phần giấy (không to hay nhỏ quá). - sáng kiến kinh nghiệm mỹ thuật

i.

áo viên giới thiệu mẫu, kết hợp với hình minh hoạ đã chuẩn bị để gợi ý học sinh cách vẽ: + Vẽ hình cái cặp (chiều dài, chiều cao) cho vừa với phần giấy (không to hay nhỏ quá) Xem tại trang 20 của tài liệu.
- Hình dáng, lọ hoa phong phú về: độ cao, thấp và đặc điểm các bộ phận không ?  - Trang trí ( hoạ tiết và màu sắc)? - Chất liệu nh thế nào?  - sáng kiến kinh nghiệm mỹ thuật

Hình d.

áng, lọ hoa phong phú về: độ cao, thấp và đặc điểm các bộ phận không ? - Trang trí ( hoạ tiết và màu sắc)? - Chất liệu nh thế nào? Xem tại trang 23 của tài liệu.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh vẽ hình cân đối với phần giấy quy định. - sáng kiến kinh nghiệm mỹ thuật

i.

áo viên nhắc nhở học sinh vẽ hình cân đối với phần giấy quy định Xem tại trang 24 của tài liệu.
- Quan sát các mẫu trang trí hình vuông. - sáng kiến kinh nghiệm mỹ thuật

uan.

sát các mẫu trang trí hình vuông Xem tại trang 25 của tài liệu.
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét hình 1, trang 34 SGK hay ở ĐDDH. - sáng kiến kinh nghiệm mỹ thuật

i.

áo viên gợi ý học sinh nhận xét hình 1, trang 34 SGK hay ở ĐDDH Xem tại trang 27 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan