Huyền sâm và công dụng chữa bệnh

10 479 4
Huyền sâm và công dụng chữa bệnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hoa huyền sâm Huyền Sâmcông dụng chữa bệnh Huyền sâm là rễ phơi hay sấy khô của cây bắc huyền sâm. Huyền sâm có vị đắng, ngọt hơi mặn, tính hơi lạnh, có tác dụng giải độc, nhuận tràng, giải khát… Chữa phát ban, đau họng: huyền sâm, cam thảo, thăng ma, mỗi vị 20 gr. Đổ 600 ml nước, sắc còn 200 ml, uống ấm sau bữa ăn 30 phút. Chữa ban chẩn, sốt cao mê sảng: huyền sâm 12 gr, kim ngân hoa 12 gr, mạch môn 12 gr, tê giác 12 gr, sinh địa 20 gr, hoàng liên 6 gr; liên kiều, đan sâm, đọt tre, mỗi vị 8 gr. Tất cả các vị trên cho vào nồi, đổ 600 ml nước, sắc còn 200 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Chữa viêm họng, viêm amidan: huyền sâm 10 gr, mạch môn 8 gr, cát cánh 5 gr, cam thảo 3 gr, tất cả sắc với 600 ml nước còn 200 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Chữa lao hạch, lao màng bụng, viêm hạch: huyền sâm 20 gr, xạ can 10 gr, nghệ đen 10 gr, mộc thông 8 gr, bồ công anh 8 gr, sắc với 600 ml nước còn 200 ml, chia uống làm 2 lần trong ngày. Trị sốt xuất huyết có choáng: huyền sâm 20 gr, chi tử 10 gr, cỏ nhọ nồi 10 gr, kim ngân hoa 10 gr, quy vĩ 10 gr, hoàng đằng 15 gr, sắc với 600 ml nước còn 200 ml, chia uống 2 lần trong ngày. Trị nhọt độc, rò mủ, hoang hốc: huyền sâm ngâm rượu uống ngày một ly nhỏ. Cây đơn tướng quân Lá Đơn Tướng Quân chữa mẫn ngứa, mụn nhọt Mùa hè, tiết trời nóng bức, mồ hôi ra nhiều, da dễ bị bẩn, các bệnh mẩn ngứa, ghẻ lở, mụn nhọt thường phát triển mạnh . Để chữa các bệnh này, nhân dân ta vẫn dùng nước sắc lá đơn tướng quân đạt kết quả tốt. Trong những năm gần đây, nhiều tác giả đã nghiên cứu cây thuốc này tìm thấy trong lá đơn tướng quân có chất kháng sinh mạnh, có tác dụng diệt nhiều loại vi khuẩn, trong đó có các cầu khuẩn staphylo, strepto, phế cầu . Kháng sinh đơn tướng quân mạnh bền vững không bị huỷ bởi các men pepsine, trypsine . của ống tiêu hoá, chịu được nhiệt độ 100oC trong 30 phút có khả năng hấp thu qua thành ruột phân bố đều vào các phủ tạng trong cơ thể. Điều đáng chú ý là kháng sinh đơn tướng quân có tác dụng với cả các chủng staphylo đã kháng lại nhiều loại thuốc kháng sinh thường dùng chống dị ứng rất rõ. Cách dùng đơn tướng quân rất đơn giản. Có thể dùng dưới dạng thuốc viên, thuốc nước, thuốc sắc hoặc đun nước tắm. Sau đây là một số cách sử dụng đơn tướng quân đơn giản nhất. Chữa ghẻ lở: Lấy một nắm lá đơn tướng quân tươi, rửa sạch, thái nhỏ, đun sôi với 5 lít nước. Tắm nước lá này lúc nước còn ấm, khi tắm lấy những bã lá đã nấu xát vào các nốt ghẻ lở. Tắm mỗi ngày một lần, trong 3 - 4 ngày liền các mụn ghẻ lở sẽ khô miệng khỏi. Chữa mẩn ngứa, nổi mày đay, mụn nhọt: Lấy 10g lá đơn tướng quân, băm nhỏ, sắc với 400ml nước cho đến khi còn lại 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Chữa viêm họng, viêm phế quản: Lấy 100g lá đơn tướng quân, băm nhỏ, nấu với một lít nước, bỏ bã, cô cho đến khi được một chất sền sệt, trộn với bột nếp mật ong làm thành 20 viên. Mỗi ngày uống 2 viên trong 3 - 4 ngày liền. Cũng có thể ngậm viên thuốc, nuốt nước dần. Gừng tươi thái miếng, mỗi ngày xoa lên chỗ đau vài lần Trị liệu Viêm Da Thần Kinh Viêm da thần kinh là một bệnh hay gặp hơn trong điều kiện thời tiết nóng ẩm của mùa hè nước ta. Người bị nhẹ chỉ nổi mẩn những vùng mụn nhỏ li ti khi phơi nắng hoặc trong điều kiện nắng nóng, mát dịu lại đỡ. Người nặng hơn thì nổi mẩn từng vùng rộng, ngứa muốn gãi đến sứt da sứt thịt mà vẫn không cảm thấy đã cơn ngứa. Trường hợp bị zona thần kinh thì còn gây đau nhức, khó chịu điều trị mất rất nhiều thời gian. Các bác sĩ da liễu sẽ có các đơn thuốc uống, thuốc bôi dành cho từng trường hợp cụ thể. Trong khuôn khổ bài báo này là các bài thuốc tự làm có hiệu quả với bệnh viêm da thần kinh của y học Trung Quốc. 1. Trứng gà tươi ngâm dấm, phong kín trong 1/2 tháng, dùng dung dịch đó bôi ngoài da, mỗi ngày vài lần. 2. Gừng tươi thái miếng, mỗi ngày xoa lên chỗ đau vài lần. 3. Đậu phụ tươi chà xát lên chỗ đau, rất hữu hiệu. 4. Tỏi rửa sạch, giã nát, dùng vải bố bọc lấy ngâm vào trong dấm gạo, sau 4 tiếng lấy ra xoa lên chỗ đau, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 phút. 5. Nước ép quả mướp tươi, thấm vào khăn xoa lên chỗ đau, khi phát tấy đỏ lên thì thôi, 7 ngày một liều trình, 2 liệu trình có thể khỏi. 6. Lá chè xanh giã nát lấy nước xoa lên chỗ đau, khiến cho lớp sừng da mềm đi, sau đó bóc bỏ lớp vẩy sừng đó đi, dùng tỏi, rau hẹ giã nát đắp vào chỗ đau. 7. Lá đào tươi giã nát đắp lên chỗ đau. 8. Hành trắng 3 củ, tỏi tía 1 củ, đường trắng 20g, long não 0,5g, tất cả giã nát bôi lên chỗ đau. 9. Quả hồng xanh 500g, giã nát thêm 1.500ml nước, phơi nắng 7 ngày chắt nước, lại phơi tiếp 3 ngày, cho vào bình kín bôi ngoài da. 10. Tùng hương, mỡ lợn tỷ lệ 2:3, đun thành dạng hồ, bôi ngoài da mỗi ngày vài lần. Đau đầu là một chứng trạng của rất nhiều bệnh . (Ảnh minh hoạ) Đông Y chữa Đau Đầu do cảm cúm Đau đầu là một chứng trạng của rất nhiều bệnh: từ cảm mạo, viêm xoang, khối u trong đầu… hoặc cũng có thể do thói quen rửa mặt sau khi đi nắng về. Lần này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc những bài thuốc phương pháp điều trị Đông y giúp chữa chứng đau đầu do cảm cúm. Đông y chia bệnh cảm làm hai loại: cảm phong hàn cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn Triệu chứng đau đầu kèm đau cổ gáy, sợ gió, sợ lạnh, đau tăng khi ra gió, bệnh nhân thường thích che kín đầu, có thể sốt nhẹ, sổ mũi, nghẹt mũi, chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng. Do phong hàn bên ngoài (hơi lạnh, nước mưa…) hoặc nằm nhiều trong phòng có máy lạnh…, xâm nhập vào phế, làm cho phế khí không thông, phần khiếu của phế ở trên bị nghẹt khiến cho mũi cũng nghẹt, tiếng nói khàn, nghẹt, hắt hơi, sổ mũi, họng ngứa, ho. Dùng thuốc có vị cay, ấm để đẩy hàn tà ra ngoài, hết cảm cũng sẽ hết chứng đau đầu. Cách dùng: Gừng tươi 4-8g, gọt bỏ vỏ, giã dập, cho vào tách, đổ 50ml nước sôi, đậy lại khoảng 5 phút cho gừng ngấm ra, uống nóng cho ra được mồ hôi là khỏi. Trong dân gian còn phổ biến “cháo hành giải cảm”: Hành lá củ tươi 10g, gạo tẻ một chén (100g). Nấu gạo thành cháo, khi sôi, cho hành vào, ăn nóng để ra mồ hôi là khỏi bệnh. Cảm phong nhiệt Thường là đau đầu có cảm giác căng chướng, hoặc đau nhiều, phát sốt, sợ lạnh, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng khát, thích uống nước mát, đại tiện táo bón hoặc khó đi, tiểu tiện ít, nước tiểu vàng, đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch nhanh. Dùng thuốc có tính mát để thanh nhiệt, giải cảm, hết sốt thì cũng hết bệnh. Cách dùng: Lá dâu 10g, lá tre 15-30g, cúc hoa 10g, rễ cỏ tranh 10g, bạc hà 6g. Tất cả rửa sạch, cắt vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 10 phút thì dùng được, uống thay trà. (Không cần đủ cả 5 vị, chỉ cần 2-3 vị cũng được). Dùng thuốc có tính mát để thanh nhiệt, giải cảm, hết sốt thì cũng hết bệnh . (Ảnh minh hoạ) Trong dân gian cũng thịnh hành phương pháp giải nhiệt bằng “nồi xông”. Chọn dùng 1-3 vị thuốc có hương thơm: lá sả, lá khuynh diệp, lá ngũ trảo, từ bi… Nấu lấy nước. Khi sôi, bắc nồi xuống, dùng chăn chùm kín cả người nồi xông; mở nắp nồi dần dần cho hơi nóng bốc lên; há miệng hít sâu cho hơi thuốc vào mũi miệng. Thỉnh thoảng dùng đũa quấy vào nồi nước xông cho hơi nóng bốc lên. Xông cho đến khi thấy hơi nóng trong nồi không còn bốc lên nữa, khi đó, toàn thân có thể sẽ ra mồ hôi đầm đìa. Dùng khăn khô lau người. Ngoài ra, đau đầu do cảm (dù do hàn hay do nhiệt), cũng có thể day ấn bấm mấy huyệt dưới đây, cũng mang lại tác dụng rất tốt. 1. Toàn trúc: hai đầu chân mày. 2. Ấn đường: giữa hai đầu chân mày. 3. Thái dương: tại chỗ lõm hai bên thái dương. 4. Bá hội: giữa đỉnh đầu. 5. Phong trì: chỗ lõm phía sau trên chân tóc sau gáy. 6. Hợp cốc: mu bàn tay, khép hai ngón tay cái ngón trỏ lại, chỗ nhô cao nhất là huyệt. 7. Ngoại quan: mặt ngoài cánh tay, từ giữa lằn chỉ cổ tay đo lên hướng khuỷu tay ba ngang ngón tay (ngón 2, 3 4). Mỗi huyệt, ấn mạnh vào, day lên xuống khoảng 20 cái là đủ. Những huyệt này, day ấn xong, có thể dịu bớt cơn đau đầu ngay, hay nhất là chúng ta có thể tự mình làm lấy không phải tốn tiền! Vẩy rồng ( Kim Tiền Thảo) Vẩy rồng, Cây mắt trâu, Kim tiền thảo - Desmodium styracifolium (Osb.) Merr., thuộc họ Ðậu - Fabaceae . Mô tả: Cây nhỏ cao 40-80cm, mọc bò. Thân rạp xuống, đâm rễ ở gốc rồi mọc đứng. Cành non hình trụ, khía vằn có lông nhung màu gỉ sắt. Lá mọc so le gồm một hoặc ba lá chét, dài 2,5- 4,5cm, rộng 2-4cm, lá chét giữa hình mắt chim, các lá chét bên hình bầu dục, mắt chim; mặt trên lá màu lục lờ nhẵn, mặt dưới có lông trắng bạc mềm. Cụm hoa chùm hay chùy ở nách hay ở ngọn, có lông mềm màu hung hung, thường có lá ở gốc các hoa. Hoa màu hồng, xếp 2-3 cái một. Quả thõng, hơi cong hình cung, có ba đốt. Hoa tháng 6-9, quả tháng 9-10. Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Desmodii Styracifolii , thường có tên là Quảng kim tiền thảo. Nơi sống thu hái: Loài của lục địa Nam Á châu, mọc hoang ở các đồi vùng núi. Thường gặp ở những chỗ sáng, trên đất cát pha, vùng trung du Hà Tây, Lạng Sơn, Ninh Bình, Hải Phòng. Thu hái cây vào mùa hè thu, dùng tươi hay phơi khô dùng dần. Thành phần hóa học: Toàn cây có mùi mạnh của cumarin Tính vị tác dụng: Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tán thấp, lợi niệu thông lâm. Công dụng, chỉ định phối hợp: Thường dùng chữa: 1. Sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, sỏi túi mật; 2. Nhiễm khuẩn đường niệu, viêm thận phù thũng; 3. Viêm gan vàng da. Ngày dùng 15- 60g, dạng thuốc sắc. Người có thai không dùng. Ðơn thuốc: 1. Sỏi đường niệu: Vẩy rồng 60g, sắc đặc lấy nước uống như trà. Thông thường dùng điều trị trong một tháng. 2. Nhiễm trùng đường niệu: Vẩy rồng 24g, Mã đề, Bòng bong, Kim ngân hoa mỗi vị 15g sắc uống. 3. Viêm gan, vàng da: Vẩy rồng 60g sắc uống. 4. Viêm thận cấp phù thũng viêm gan truyền nhiễm hay viêm túi mật: Vẩy rồng 60g, Mộc thông, Ngưu tất đều 20g Dành dành, Chút chít mỗi vị 10g sắc uống ngày 1 thang. Chuyện về sự ra đời của 4 loại thuốc thông dụng Thuốc aspirin rất quen thuộc hiện nay vốn có xuất xứ từ cây liễu trắng. Từ khoảng 4.000 năm trước, người Ai Cập đã dùng loại thực vật này để chống lại các cơn đau nhiều bệnh tật khác. Tuy nhiên, phải đến cuối thế kỷ 19, aspirin mới chính thức ra đời. Từ năm 1550 trước Công nguyên, trong các văn bản về y học của người Ai Cập đã nói đến việc dùng lá cây liễu trắng để chống lại các cơn đau. Hippocrate, người được coi là ông tổ ngành y thế giới, cũng khuyên dùng nước sắc của vỏ cây liễu để chữa bệnh. Năm 1763, hồi ký của mục sư người Anh Edward Stone được công bố, trong đó ghi nên dùng vỏ cây liễu để cắt cơn trong sốt rét. Liễu đã được các bác sỹ từ xưa dùng để cắt cơn sốt (Ảnh: legambientearcipelagotoscano) Năm 1829, dược sĩ Pierre Joseph Leroux đã đun sôi bột vỏ cây liễu, loại tạp chất, cô đặc thu được những tinh thể hòa tan. Ông coi đó là thành phần có dược tính của cây liễu nên đặt tên là salicine (salix: cây liễu - tên Latinh). Khi dùng thử tại Bệnh viện Hôtel Dieu, chất này cắt được cơn sốt dù đó là cơn sốt của bất kỳ bệnh gì; nhưng nó lại có tác dụng phụ là kích thích niêm mạc, gây đau rát dạ dày. Charles Frederic Gerhardt là người đầu tiên tìm ra một dẫn chất của salicine. Ông đặt tên là acid acetyl salicylic. Chất này sau đó được nhà hóa học Felix Hoffmann hoàn thiện phương pháp chế tạo được nhà nghiên cứu Anthur Eichengrun đưa vào thử nghiệm lâm sàng trong điều trị bệnh thấp khớp. Nó đã mang lại hiệu quả tốt. Kết quả trên được hãng Bayer (Đức) kiểm tra khẳng định lại. Năm 1899, hãng này đã đăng ký thuốc trên dưới nhãn hiệu Aspirin. Thuốc được đưa ra bán nhanh chóng chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dùng, khối lượng tiêu thụ ngày càng gia tăng. Qua hơn 100 năm lưu hành, aspirin vẫn là loại thuốc rất thông dụng do chế tạo đơn giản, giá thành thấp do càng ngày người ta càng khám phá ra nhiều tác dụng của nó: giảm sốt, giảm đau, chống thấp khớp, chống tập kết tiểu cầu, giúp phòng ngừa một số bệnh về tim mạch. Một số nhà khoa học đang thử nghiệm tác dụng ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư của aspirin. Hằng năm có 50.000 tấn aspirin được sản xuất trên thế giới. Nhà triết học Tây Ban Nha Jor Ortega Onteja y Gasset đã gọi thời đại này là “thời đại của aspirin”. Từ tài liệu trong ngôi mộ cổ đến artemisinin chữa sốt rét Đầu những năm 70 của thế kỷ trước, giới khoa học Trung Quốc tìm thấy một số bản văn cổ khi khai quật những ngôi mộ cổ nổi tiếng ở Vũ Hán. Đó là tài liệu nói về đặc tính trị sốt của lá nhánh cây ngải miêu, còn gọi là thanh hao hoa vàng (artemisia annua). Từ tài liệu đó, các nhà nghiên cứu đã tìm ra chất artemisinin có trong các cây trên để điều trị sốt rét. Xuất phát từ artemisinin, các nhà khoa học đã tổng hợp được một số dẫn xuất hứa hẹn nhiều tiềm năng trong chữa trị. Artemisinin các dẫn xuất của nó phá hủy ký sinh trùng sốt rét nhờ một phản ứng hóa học diễn ra khi nó tiếp xúc với nguyên tố sắt có nhiều trong ký sinh trùng này. Phản ứng phóng thích các gốc tự do, phá hủy màng tế bào ký sinh trùng. Thuốc khá an toàn, không gây tác dụng phụ nào Thuốc aspirin (Ảnh: cbc) đáng kể với liều thường dùng. Khi phối hợp artemisinin (hoặc các dẫn chất) với một chất kháng sốt rét tổng hợp, bệnh có thể được chữa trị nhanh hơn sự kháng thuốc của ký sinh trùng sẽ chậm hơn, hiệu quả khỏi bệnh có thể đạt tới 95%. Tế bào ung thư cũng chứa chất sắt ở nồng độ khá cao. Vì vậy, người ta đang thử nghiệm artemisinin để chữa trị một số bệnh ung thư. Nó tỏ ra có triển vọng đối với ung thư xương bạch cầu. Từ kinh nghiệm của thổ dân da đỏ đến quinin Theo truyền thuyết, nữ bá tước Chinchon, vợ Phó vương Tây Ban Nha ở Peru (Nam Mỹ) bị sốt rét, điều trị mãi không khỏi cho đến lúc áp dụng phương pháp cổ truyền của người da đỏ: lấy vỏ của một loài cây mọc ở sườn núi Andes đem nấu với nước để uống. Qua vài lần uống, bà đã khỏi bệnh. Khi trở về châu Âu (năm 1640), nữ bá tước đã mang theo cây này sau đó cây được nhà vạn vật học Thụy Điển C. Lime đặt tên là cinchona, xuất phát từ tên bà. Truyền thuyết khác cho rằng chính một số thầy tu dòng Tên học được bí quyết chữa bệnh sốt rét của người da đỏ tại Peru. Họ đã mang vỏ cây, sau này được gọi là cinchona, từ Nam Mỹ về châu Âu dùng điều trị (năm 1650). Dù vỏ cây trên rất hiệu quả trong chữa sốt rét nhưng vẫn gặp nhiều sự chống đối vì lý do khác tôn giáo. 20 năm sau, cây này mới được giới y học công nhận có tác dụng. mãi đến năm 1820, hai người Pháp là Joseph Pelletier Caventou mới chiết được các hợp chất alcaloid từ vỏ cây cinchona, đặt tên là quinin, dùng chữa bệnh sốt rét. Từ cây xương rồng đến thuốc giảm béo Cây cinchona (Ảnh: motherherbs) Bộ tộc Bushmen ở vùng sa mạc miền Nam châu Phi. Kinh nghiệm cha truyền con nối giúp họ biết dùng thân cây xhoba (tên khoa học: Hoodia Gordonii - họ ascle piadacea) - một loại xương rồng cao 1,80 m - để ăn nhằm chống đói đỡ mỏi mệt khi phải theo đuổi những cuộc săn bắn chốn hoang vu dài ngày, không kiếm được thức ăn. Từ nguồn thông tin dân dã, Hội đồng nghiên cứu khoa học công nghệ Nam Phi trong thập niên 1990 đã lao vào nghiên cứu hoạt tính sinh học của cây. Đến tháng 6/1997, hãng dược phẩm Phytopharm (Anh) đã được cấp giấy phép khai thác kinh doanh loại cây này để chế ra loại thuốc giảm béo ký hiệu P57. Thuốc tạo cảm giác no, tác dụng phụ hầu như không đáng kể. Xương rồng Hoodia Gordonii (Ảnh: hoodiadietpills) . Hoa huyền sâm Huyền Sâm và công dụng chữa bệnh Huyền sâm là rễ phơi hay sấy khô của cây bắc huyền sâm. Huyền sâm có vị đắng, ngọt hơi. ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tán thấp, lợi niệu thông lâm. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa: 1. Sỏi niệu đạo, sỏi bàng

Ngày đăng: 29/10/2013, 17:15

Hình ảnh liên quan

hình trụ, khía vằn và có lông nhung màu gỉ sắt. Lá mọc so le gồm một hoặc ba lá chét, dài 2,5- 2,5-4,5cm, rộng 2-4cm, lá chét giữa hình mắt chim, các lá chét bên hình bầu dục, mắt chim; mặt  trên lá màu lục lờ và nhẵn, mặt dưới có lông trắng bạc và mềm - Huyền sâm và công dụng chữa bệnh

hình tr.

ụ, khía vằn và có lông nhung màu gỉ sắt. Lá mọc so le gồm một hoặc ba lá chét, dài 2,5- 2,5-4,5cm, rộng 2-4cm, lá chét giữa hình mắt chim, các lá chét bên hình bầu dục, mắt chim; mặt trên lá màu lục lờ và nhẵn, mặt dưới có lông trắng bạc và mềm Xem tại trang 6 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan