Mối quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc

3 1.2K 6
Mối quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ba mươi năm quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc: Cách đây vừa tròn 30 năm, ngày 20/9/1977, nước Việt Nam chính thức trở thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc (LHQ). Ba mươi năm qua chứng kiến mối quan hệ giữa Việt NamLiên hợp quốc ngày càng được mở rộng và phát triển tốt đẹp. Nhìn lại, đó là 30 năm quan hệ hợp tác tích cực, trách nhiệm và hiệu quả cao giữa Việt Nam và tổ chức LHQ. Ngay từ ngày đầu tham gia tổ chức, Việt Nam đã khẳng định cam kết mạnh mẽ đối với các tôn chỉ, mục đích của Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế và tin tưởng vào vai trò trung tâm của LHQ trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Là một dân tộc đã phải trải qua bao gian khổ hy sinh để giành và giữ nền độc lập, chúng ta luôn sát cánh cùng các dân tộc khác trên thế giới đấu tranh cho độc lập, chủ quyền và quyền dân tộc tự quyết, lên án chế độ phân biệt chủng tộc và tích cực ủng hộ những nỗ lực của LHQ trong việc ngăn ngừa và giải quyết các cuộc tranh chấp, xung đột quốc tế bằng các biện pháp hoà bình, thông qua đối thoại. Chúng ta cũng đóng góp tích cực vào các bước đi hướng tới mục tiêu giải trừ quân bị toàn diện và triệt để do LHQ đề ra. Cụ thể là Việt Nam đã trở thành thành viên của tất cả các điều ước quốc tế về chống vũ khí huỷ diệt hàng loạt, mới đây chúng ta đã phê chuẩn Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT), ký Nghị định thư bổ sung (AP) cho Hiệp ước Bảo đảm Hạt nhân theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân, hàng năm tham gia vào cơ chế đăng kiểm vũ khí của LHQ và thực hiện đầy đủ Nghị quyết 1540 của HĐBA LHQ về chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng hoạt và nhiều nghị quyết khác có liên quan. Việt Nam cũng ủng hộ các nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu chống các hoạt động khủng bố và loại trừ chủ nghĩa khủng bố; cho đến nay Việt Nam đã gia nhập nhiều điều ước quốc tế quan trọng về chống khủng bố và hợp tác chặt chẽ với LHQ và các nước trong vấn đề này. Từ năm 1996, chúng ta cũng bắt đầu tham gia đóng góp vào ngân sách cho các lực lượng gìn giữ hoà bình. Hiến chương LHQ đã nêu rõ LHQ cần là trung tâm của hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá. Trong 30 năm qua, hệ thống phát triển LHQ cũng đã có nhiều đóng góp quan trọng cho Việt Nam. Ngay sau chiến tranh, khi Việt Nam đứng trước bao khó khăn thách thức, LHQ luôn duy trì sự hỗ trợ phát triển cho Việt Nam, giúp chúng ta khắc phục một phần khó khăn về kinh tế-xã hội, tái thiết cơ sở hạ tầng sau chiến tranh, để đáp ứng nhu cầu tái thiết, phát triển của Việt Nam. Các tổ chức LHQ đã vượt ra khỏi chức năng hỗ trợ kỹ thuật để cung cấp viện trợ không hoàn lại nhằm tài trợ cho các dự án tiền đầu tư và nhập các vật tư, trang thiết bị thết yếu, giúp giải quyết hậu quả của chiến tranh, thiên tai, hỗ trợ giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em . và giúp tạo những cơ sở quan trọng về năng lực thế chế, khoa học kỹ thuật cho những năm đổi mới sau này của VN. Hiện nay, hệ thống phát triển của LHQ vẫn tiếp tục hỗ trợ chúng ta trên nhiều lĩnh vực cấp thiết trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa như đảm bảo phát triển bền vững và tăng cường khả năng hội nhập quốc tế của Việt Nam, giúp nâng cao năng lực, thể chế luật pháp, cải cách hành chính, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường… cũng như đối phó với nhiều vấn đề xã hội phức tạp như phòng chống ma túy, HIV/AIDS, dịch bệnh, thiên tai… Nguồn vốn, tri thức, kinh nghiệm từ hệ thống điều phối viên và tổ chức phát triển LHQ tại Việt Nam trong những năm qua là một trong những nguồn ngoại lực quan trọng giúp Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ, trong đó có việc thực hiện Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ do LHQ đề ra. Về phần mình, là một nước đang phát triển, Việt Nam càng coi trọng vài trò của LHQ trong lĩnh vực kinh tế, phát triển. Vì vậy, Việt Nam đã tham gia ngày một đầy đủ và thực chất vào các cơ chế hoạch định chính sách của LHQ, chủ động tham gia bàn bạc, đề xuất hướng xử lý giải quyết, chủ động đối thoại và có những đóng góp, sáng kiến cụ thể, có ý nghĩa thực tiễn vào công việc của LHQ, trong vấn đề cải tổ hệ thống LHQ và trong nhiều lĩnh vực cụ thể như xoá đói giảm nghèo, phát triển xã hội, môi trường, an ninh lương thực, tài chính cho phát triển, nhà ở, nhân quyền, dân số và phát triển, phụ nữ, trẻ em, chống phân biệt chủng tộc, phòng chống HIV/AIDS… Những tham gia và đóng góp của chúng ta đã được LHQ đánh giá cao, thể hiện ở việc Việt Nam được bầu là Phó Chủ tịch ĐHĐ LHQ năm 1997, 2000 và 2003, Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Nông lương (FAO) khoá 33 (2005), Phó chủ tịch Hội đồng chấp hành tổ chức UNDP/UNFPA (2000-2002); là thành viên của Hội đồng Kinh tế- Xã hội (ECOSOC) (1997-2000), Uỷ ban Nhân quyền (2001-2003), Hội đồng thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (1991- 1993, 1997-1999 và 2003-2005), Hội đồng điều hành Liên minh Bưu chính thế giới (1999-2004), Liên minh Viễn thông quốc tế (1994- 2006). Việc Việt Nam được LHQ công nhận là một trong những nước thí điểm thực hiện mô hình “Một LHQ” là đóng góp tích cực của Việt Nam vào tiến trình cải tổ hoạt động của LHQ trong lĩnh vực phát triển đồng thời sẽ là động lực thúc đẩy khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và LHQ trong giai đoạn 2006-2010 sắp tới. Với chủ trương coi con người là trung tâm của các chính sách kinh tế, xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, Việt Nam luôn mở cửa, sẵn sàng giao lưu, tăng cường đối thoại và hợp tác quốc tế, trên cơ sở bình đẳng, xây dựng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau trên vấn đề quyền con người. Với tinh thần chủ đạo và xuyên xuốt đó, Việt Nam luôn sẵn sàng đối thoại và chủ động tham gia vào nhiều lĩnh vực hợp tác quốc tế về quyền con người trong khuôn khổ LHQ và các diễn đàn đa phương liên quan. Tham gia vào các công ước của LHQ về quyền con người và thực hiện nghĩa vụ báo cáo quốc gia thực hiện công ước là một thể hiện cụ thể về cam kết cũng như quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo đảm và thực hiện các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về quyền con người. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc, nhân dân Việt Nam ghi nhận những đóng góp tích cực và hiệu quả của LHQ, sự ủng hộ của các nước, các tổ chức quốc tế và các cá nhân đối với mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và LHQ. Việt Nam tin rằng LHQ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tình hình thế giới hiện nay. Với vị thế mới có được từ những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của quá trình đổi mới toàn diện, chúng ta tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tiếp tục có những đóng góp tích cực vào công việc chung của tổ chức LHQ. Việc phát triển mối quan hệ hợp tác với LHQ là một nội dung quan trọng của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, là: độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. . năm quan hệ Việt Nam - Liên hợp quốc: Cách đây vừa tròn 30 năm, ngày 20/9/1977, nước Việt Nam chính thức trở thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc. qua chứng kiến mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc ngày càng được mở rộng và phát triển tốt đẹp. Nhìn lại, đó là 30 năm quan hệ hợp tác tích cực,

Ngày đăng: 29/10/2013, 06:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan