Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

173 1.4K 18
 Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

PHẦN MỞ ĐẦU1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀITrong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, từ 7-8% năm. Đời sống người dân được nâng lên. Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất ngày càng tăng. Sự biến động giá của thị trường nhiên liệu thế giới, sự gia nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam … là những nhân tố tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, gas và các sản phẩm của ngành xăng dầu, một trong những ngành quan trọng của cả nước.Khi nền kinh tế phát triển, vai trò vị trí của lao động càng quan trọng, vì chỉ có lực lượng lao động có chất lượng cao mới có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới, công nghệ cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất khác trong sản xuất hàng hoá. Đối với các doanh nghiệp, để nâng cao năng lực cạnh tranh thì một trong những yếu tố quan trọng là cần phải nâng cao chất lượng lao động.Chính vì vậy, hoàn thiện công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp để tạo ra lợi thế cạnh tranh đang là những nỗ lực mang tính chiến lược của các doanh nghiệp và các quốc gia nói chung. Lực lượng lao động có chất lượng sẽ là nguồn nội lực, là yếu tố nội sinh, động lực to lớn để phát triển cả ở các cấp cơ sở (doanh nghiệp), địa phương và quốc gia; đảm bảo đi tắt, đón đầu, rút ngắn được khoảng cách về trình độ phát triển.Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế là đơn vị thành viên của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX), kinh doanh các mặt hàng xăng dầu là mặt hàng chiến lược thiết yếu phục vụ cho mọi nhu cầu kinh tế - xã hội, PETROLIMEX luôn giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn xăng dầu cho toàn 1 bộ nền kinh tế, thị phần chiếm giữ trên 60% thị trường nội địa toàn quốc. Tuy nhiên, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta; đặc biệt là khi nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia diễn đàn Châu Á Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn kinh tế Á - Âu (AEAM),… Nhiều cơ hội và thách thức mới đang và sẽ xuất hiện tác động mạnh và trực tiếp đối với sự tồn tại của các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế, trong đó có Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) và đương nhiên tác động đến Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế.Trong điều kiện mới, bên cạnh sự cạnh tranh vốn có và ngày càng gay gắt của PETROLIMEX với các đầu mối xăng dầu trong nước như Petec, Công ty xăng dầu Quân đội, Petrovietnam, Petromekong,…sẽ xuất hiện các hãng xăng dầu quốc tế có quy mô và năng lực cạnh tranh mạnh tham gia kinh doanh ở thị trường nội địa nước ta, vì thế điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn và khắc nghiệt. PETROLIMEX và chính bản thân Công ty xăng Thừa Thiên Huế phải có chiến lược hoàn thiện công tác quản trị nhân sự phù hợp xu thế quản trị hiện đại nhằm khai thác và huy động nguồn nhân sự, nâng cao sức cạnh tranh mới tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện mới. Mặc dù vậy, cho đến nay lĩnh vực quản trị nhân sự của Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế vẫn còn bộc lộ một số bất cập sau:- Công tác quản trị nhân sự chưa được quan tâm đúng mức; công tác hoạch định nhân sự đã thực hiện nhưng chưa chuyên nghiệp; hoạt động tuyển dụng lao động còn nhiều bất cập.- Hoạt động phân tích công việc, xây dựng hệ thống định mức và đánh giá thực hiện công việc đối với người lao động chưa được quan tâm.- Chưa sử dụng và phát huy tốt khả năng chuyên môn của lực lượng lao động, bố trí, phân công lao động chưa thật sự hợp lý.2 - Hệ thống tiền lương, kích thích vật chất, tinh thần đối với lao động chưa thực sự hiệu quả. - Công tác đào tạo, phát triển nhân sự chưa được quan tâm đầu tư thích đáng, hiệu quả đào tạo thấp.Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế ” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI2.1. Mục tiêu chung- Xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng Thừa Thiên Huế nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới doanh nghiệp.2.2. Mục tiêu cụ thể- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về nhân sựquản trị nhân sự của doanh nghiệp.- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng Thừa Thiên Huế trong những năm qua.- Đề xuất định hướng và một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về hoạch định, tuyển dụng, bố trísử dụng, tạo động lực, khuyến khích, đào tạo và phát triển nhân sự tại Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế.- Phạm vi nghiên cứu:+ Về không gian: Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế và các bộ phận của Công ty trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế.+ Về thời gian: Giới hạn trong hoạt động của Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế từ năm 2005-2007. 3 Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, luận văn sẽ đề cập đến những vấn đề cơ bản trong hoạch định nguồn nhân sự, phân tích công việc, tuyển chọn và phân công bố trí lao động, đào tạo và phát triển, đánh giá lao động và trả lương, khen thưởng và kỷ luật, thuyên chuyển và đề bạt nhân sự của Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU- Phương pháp duy vật biện chứng.- Phương pháp thống kê.- Phương pháp điều tra.- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu kết hợp phương pháp so sánh để làm sáng tỏ các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự của Công ty.5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂNVới đối tượng và phạm vi nghiên cứu như vậy, ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 4 chương:Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nhân sự.Chương 2: Đặc điểm của Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế và phương pháp nghiên cứu.Chương 3: Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế.Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế.4 CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ1.1. NHÂN SỰQUẢN TRỊ NHÂN SỰ1.1.1. Một số khái niệm cơ bản1.1.1.1. Nhân sựBất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nhân sự của nó. Do đó, có thể nói “Nhân sự của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc cho tổ chức đó”[29]. Nhân sự của một tổ chức hình thành trên cơ sở các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Mỗi con người cụ thể sẽ đảm nhiệm một chức vụ hay vị trí công tác nào đó trong tổ chức. Ở doanh nghiệp, nhân sự một nguồn tài nguyên đắt giá và quý báu nhất và thông thường là một lợi thế cạnh tranh mang tính quyết định [29].Tài nguyên nhân sự: Là toàn bộ khả năng về thể lực, sức lực của mỗi cá nhân trong tổ chức bất kể vai trò cuả họ là gì. Thể lực chỉ là sức khoẻ của tập thể nó phụ thuộc vào sức vóc, tình hình sức khoẻ của từng con người, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi. Trí lực là sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách của từng người lao động trong tổ chức [29].Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố đầu vào: Nguyên vật liệu, lao động, thiết bị, kỹ năng quản lý; qua một quá trình sản xuất kinh doanh biến đổi đầu ra là hàng hoá, dịch vụ. Yếu tố con người có ảnh hưởng quyết định đến trình độ quản lý và trình độ sử dụng các yếu tố kinh doanh; con người là yếu tố năng động nhất, tích cực của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Con người trở thành nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp, bên cạnh các nguồn lực khác là tài chính, công nghệ, marketing…5 1.1.1.2. Quản trị nhân sựCó nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề quản trị nhân sự.Với tư cách là một trong những chức năng cơ bản của quản trị tổ chức thì quản trị nhân sự bao gồm việc hoạch định, tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng và phát triển con người để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức.Đi sâu vào việc làm của quản trị nhân sự người ta có thể hiểu quản trị nhân sự là việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho nhân sự thông qua tổ chức của nó [29].Song dù tiếp cận ở góc độ nào thì quản trị nhân sự vẫn là tất cả các hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của một tổ chức về mặt số lượng và chất lượng, khai thác hợp lý và hiệu quả nhất năng lực, sở trường của người lao động nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp và từng người lao động trong doanh nghiệp. Đây là khái niệm về quản trị nhân sựtác giả sử dụng xuyên suốt trong luận văn này.Đối tượng của quản trị nhân sự là người lao động với tư cách là những cá nhân cán bộ, công nhân viên trong tổ chức và các vấn đề liên quan đến họ như công việc và các quyền lợi nghĩa vụ của họ trong tổ chức.Thực chất của quản trị nhân sựcông tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ một tổ chức, là sự đối xử của tổ chức đối với người lao động. Nói cách khác, Quản trị nhân sự chịu trách nhiệm về việc đưa con người vào tổ chức giúp cho họ thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh.Quản trị nhân sự đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức và giúp cho các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường. Tầm quan trọng của quản trị nhân sự trong tổ chức xuất phát từ vai trò quan trọng của 6 con người. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành và quyết định sự thành bại của tổ chức. Nguồn nhân sự là một trong những nguồn lực không thể thiếu được của tổ chức. Nhân viên có các năng lực, đặc điểm cá nhân khác nhau, có tiềm năng phát triển, có khả năng hình thành các nhóm hội, các tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi của họ, hành vi của họ có thể thay đổi phụ thuộc vào chính bản thân họ hoặc sự tác động của môi trường xung quanh. Do đó quản trị nhân sự là một hoạt động phức tạp, khó khăn hơn nhiều so với quản trị các nguồn lực khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn nhân sự là một nguồn lực không thể thiếu của tổ chức nên quản trị nhân sự chính là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong tổ chức. Mặt khác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không hiệu quả nếu tổ chức không quản lý tốt nguồn nhân sự, vì suy đến cùng mọi hoạt động quản lý đều thực hiện bởi con người.1.1. 2. Mục tiêu của quản trị nhân sự - Mục tiêu kinh tế: Quản trị nhân sự nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả nhất sức lao động, tăng năng suất lao động. Thông qua đó để tăng hiệu quả kinh tế, tạo tích luỹ cho doanh nghiệp, thoả mãn nhu cầu trang trải các chi phí, tái sản xuất giản đơn và mở rộng sức lao động, ổn định kinh tế gia đình. Ở tầm vĩ mô, quản trị nhân sự tạo điều kiện tăng thu nhập quốc dân, tạo tích luỹ cho nhà nước, phát triển kinh tế xã hội.- Mục tiêu xã hội: Quản trị nhân sự tạo công ăn việc làm, giáo dục, động viên người lao động phát triển phù hợp với tiến bộ xã hội, làm trong sạch môi trường xã hội.- Mục tiêu cũng cố và phát triển tổ chức: Quản trị nhân sự là một lĩnh vực quản trị doanh nghiệp và cũng là một phương tiện để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nội lực, là nhân tố khẳng định giá trị vô hình của tổ chức, thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.7 - Mục tiêu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ tổ chức: Mỗi doanh nghiệp đều có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị riêng mà trong đó sự thống nhất về tổ chức và hiệu lực của bộ máy phụ thuộc vào năng lực, trình độ tổ chức của các cấp quản trị và của nhân viên thực hiện trong doanh nghiệp. Hoạt động của quản trị nhân sự đáp ứng yêu cầu về sự thống nhất và tính hiệu lực của bộ máy.1.1.3. Tầm quan trọng của quản trị nhân sựKhông có một hoạt động nào của tổ chức mang lại hiệu quả nếu thiếu quản trị nhân sự, quản trị nhân sự gắn liền với tổ chức, với việc sắp xếp con người vào những vị trí nhất định trong bộ máy tổ chức, để đảm bảo cho quá trình hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp, cả trong hiện tại và tương lai. Quản trị nhân sự thường là nguyên nhân của thành công hay thất bại của tổ chức. Trong thời đại ngày nay, quản trị nhân sự có tầm quan trọng ngày càng tăng vì những lý do sau đây:- Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, để tồn tại và phát triển, do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên các doanh nghiệp buộc phải không ngừng cải thiện tổ chức của mình theo hướng tinh giảm gọn nhẹ, năng động trong đó yếu tố con người là quyết định. Bởi vậy, việc tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.- Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển của nền kinh tế “mở” buộc các nhà quản trị phải biết thích ứng. Do vậy, việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị.- Nghiên cứu quản trị nhân sự giúp cho các nhà quản trị học được cách giao dịch với người khác, biết cách đặt câu hỏi, biết cách lắng nghe tìm ra ngôn ngữ chung với nhân viên, biết cách nhạy cảm với nhu cầu của nhân viên 8 biết cách đánh giá nhân viên chính xác. Đồng thời biết cách lôi kéo nhân viên say mê với công việc, tránh được sai lầm trong tuyển chọn và sử dụng lao động, nâng cao chất lượng công việc và hiệu quả cho doanh nghiệp.1.1.4. Chức năng của quản trị nhân sựHoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đặt ra cho quản trị nhân sự rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Chức năng của quản trị nhân sự chính là những phương diện hoạt động cơ bản của nó. Bao gồm từ việc đối phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh, những biến đổi không ngừng của thị trường lao động, những thay đổi pháp luật lao động…Tuy nhiên, xét về tổng thể cũng có thể phân chia các hoạt động chủ yếu của quản trị nhân sự theo các nhóm:- Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân sự: Nhóm này chủ trọng đến vấn đề đảm bảo có đủ nhân viên với phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp. Để thực hiện được chức năng này, trước hết doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, dịch vụ và thực trạng sử dụng nhân viên của mình để xác định công việc nào cần tuyển thêm người. Việc thực hiện quá trình phân tích sẽ cho biết doanh nghiệp cần tuyển bao nhiêu, ở bộ phận nào với những phẩm chất gì . Vì vậy, nhóm chức năng thu hút nguồn nhân sự thường có các hoạt động: Dự báo và hoạch định nguồn nhân sự, phân tích công việc, phỏng vấn, trắc nghiệm, thu thập, lưu giữ và xử lý các thông tin về nguồn nhân sự của doanh nghiệp.- Nhóm chức năng đào tạo, phát triển: Nhóm chức năng này chú trọng đến việc nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong doanh nghiệp có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao đồng thời tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tối đa các năng lực cá nhân. Nhóm chức năng đào tạo, phát triển thường thực hiện các hoạt động: bồi dưỡng, nâng cao trình độ lành nghề, cập nhật các kiến 9 thức quản lý, kỹ thuật công nghệ cho cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ chuyên môn.- Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân sự: Nhóm chức năng này chú trọng đến việc duy trìsử dụng có hiệu quả nguồn nhân sự trong doanh nghiệp. Nhóm chức năng này gồm 2 chức năng: Kích thích, động viên nhân viên và duy trì phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp.Chức năng kích thích, động viên: Liên quan đến chính sách và các hoạt động nhằm khuyến khích, động viên nhân viên trong doanh nghiệp làm việc hăng say, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm và hoàn thành công việc với chất lượng cao (thể hiện ở việc: giao cho nhân viên những công việc mang tính thách thức cao, cho nhân viên biết mức độ đánh giá của lãnh đạo về mức độ hoàn thành và ý nghĩa của việc hoàn thành đó đối với hoạt động của doanh nghiệp, trả lương cao và khen thưởng kịp thời).Chức năng quan hệ lao động: Liên quan đến các hoạt động nhằm thoàn thiện môi trường làm việc và các mối quan hệ trong công việc (thể hiện ở những công việc như: Ký kết hợp đồng lao động, cải thiện môi trường làm việc, y tế, bảo hiểm, .). Việc giải quyết tốt chức năng quan hệ lao động sẽ giúp cho các doanh nghiệp tạo được không khí tâm lý tập thể và các giá trị truyền thống tốt đẹp, đồng thời làm cho nhân viên thoả mãn với công việc và doanh nghiệp.1.1.5. Tổ chức của bộ phận quản trị nhân sựThông thường trong các doanh nghiệp tồn tại một bộ phận độc lập chuyên trách về quản trị nhân sự được gọi là phòng nhân sự hay phòng tổ chức nhân sự, gồm các bộ phận chủ yếu sau:- Bộ phận chính sách: Bộ phận này giữ vai trò đề ra các chính sách chung về nguồn nhân sự trong toàn doanh nghiệp và đảm nhiệm các chính 10 [...]... DUNG CHỦ YẾU CỦA QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP 1.3.1 Hoạch định tài nguyên nhân sự Hoạch định tài nguyên nhân sự là một tiến trình quản trị bao gồm phân tích nhu cầu nhân sự của một tổ chức trong điều kiện thay đổi và dự kiến số lượng cũng như chất lượng về nhu cầu nhân sự cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp của ở mỗi thời kỳ nhất định Muốn có một đội ngũ lao động có thể hoàn thành được mục... triển nhân sự gồm: + Giúp cho cán bộ công nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt đối với những cán bộ công nhân viên mới + Cập nhật kỹ năng, kiến thức mới cho cán bộ công nhân viên Giúp họ tiếp cận nhanh với những thay đổi trong công nghệ, kỹ thuật mới Tránh tình trạng: trì trệ, lỗi thời + Giải quyết các vấn đề về tổ chức, thuyên chuyển công tác + Hướng dẫn công việc cho cán bộ công nhân viên... bộ phận, từng cá nhân trong bộ phận sao cho hiệu quả công việc đạt được cao nhất - Các hình thức bố trí, phân công lao động Phân công lao động theo công nghệ: Là phân công loại công việc theo tính chất quy trình công nghệ Hình thức này cho phép xác định nhu cầu công nhân theo nghề tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn của công nhân 29 Phân công lao động theo trình độ: Là phân công lao động theo... quan niệm mới về quản trị nhân sự, vai trò của bộ phận quản trị nhân sự đã tăng lên rõ rệt và trở thành một trong những bộ phận có tầm quan trọng nhất trong doanh nghiệp 1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH KINH DOANH XĂNG DẦU 1.2.1 Đặc điểm và vai trò của lao động ngành kinh doanh xăng dầu Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, trong quá trình tổ chức lao động ngành kinh doanh xăng dầu có một số... công nhân cho từng công việc phù hợp với khả năng và sở trường của họ Phân công lao động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: Cơ cấu sản xuất, loại hình sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, trình độ kỹ thuật Do đó, khi phân công lao động phải chú ý các nhân tố trên để phân công lao động hợp lý Việc phân công lao động hợp lý, sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tránh được tình trạng lãng phí nhân. .. nhiệm công việc, yêu cầu về trình độ kỹ năng công việc và các định mức hoàn thành công việc sẽ dựa trên các dữ liệu thu thập được trong quá trình phân tích công việc Ý nghĩa của việc phân tích công việc thể hiện qua sơ đồ sau: Phân tích công việc Bản mô tả công việc Tuyển dụng, chọn lựa nhân viên Đào tạo, huấn luyện nhân viên Bản tiêu chuẩn công việc Đánh giá năng lực thực hiện của nhân viên Đánh giá công. .. sự Trong phát triển nguồn nhân sự cũng cần đào tạo, giữa đào tạo và đào tạo phát triển nguồn nhân sự giống nhau ở chỗ cùng có mục đích nâng cao trình độ lao động và đều gắn với học tập Song khác nhau ở chỗ: Đào tạo định hướng cho hiện tại, chủ yếu tập trung vào công việc hiện tại của mỗi cá nhân, tăng cường các kỹ năng và khả năng đặc biệt để thực hiện công việc, đào tạo cho phát triển nhân sự sự. .. lực cá nhân như trình độ học vấn, kinh nghiệm công tác, khả năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng khác và các phẩm chất cá nhân phù hợp với yêu cầu của công việc Bản tiêu chuẩn nghiệp vụ, giúp cho giám đốc Công ty hiểu công cần loại nhân viên như thế nào, để có thể thực hiện công việc một cách tốt nhất Tiêu chuẩn thực hiện công việc, gồm các yêu cầu về mức độ hoàn thành, định mức đối với từng công việc... của việc phân tích công việc được thể hiện qua trả lời các câu hỏi sau: + Nhân viên thực hiện những công việc gì? + Khi nào công việc được hoàn tất? + Công việc được thực hiện ở đâu? + Nhân viên thực hiện công việc đó như thế nào? + Tại sao phải thực hiện công việc đó? 17 + Để thực hiện công việc đó phải hội đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ nào? - Nội dung của phân tích công việc: + Quá trình... Là phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc, hình thức này phân công thành công việc giản đơn và phức tạp (chia theo bậc) Hình thức này tạo điều kiện kèm cặp giữa các loại công nhân trong quá trình sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ lành nghề của công nhân Phân công lao động theo chức năng: Là phân chia công việc cho mỗi công nhân viên của doanh nghiệp trong mối quan hệ với . sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế. Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế. 4 CHƯƠNG. triển nhân sự tại Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế. - Phạm vi nghiên cứu:+ Về không gian: Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế và các bộ phận của Công ty trên

Ngày đăng: 02/11/2012, 10:59

Hình ảnh liên quan

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của CôngtyPhó giám đốc kinh  -  Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

Hình 2.1.

Sơ đồ bộ máy quản lý của CôngtyPhó giám đốc kinh Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 2.1: Các đơn vị trực thuộc Côngty -  Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

Bảng 2.1.

Các đơn vị trực thuộc Côngty Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 2.2: Cơ cấu mẫu điều tra -  Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

Bảng 2.2.

Cơ cấu mẫu điều tra Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 3.1: Quy mô, cơ cấu người lao động của Côngty qua 03 năm (2005-2007) -  Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

Bảng 3.1.

Quy mô, cơ cấu người lao động của Côngty qua 03 năm (2005-2007) Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 3.2: Mức độ đảm bảo nguồn nhân sự của Côngty qua 03 năm -  Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

Bảng 3.2.

Mức độ đảm bảo nguồn nhân sự của Côngty qua 03 năm Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 3.3: Mức độ đáp ứng yêu cầu về trình độ được đào tạo của lao động quản lý Chỉ tiêu -  Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

Bảng 3.3.

Mức độ đáp ứng yêu cầu về trình độ được đào tạo của lao động quản lý Chỉ tiêu Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 3.4: Mức độ đáp ứng nhu cầu về trình độ được đào tạo của lao động chuyên môn nghiệp vụ gián tiếp Chỉ tiêu -  Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

Bảng 3.4.

Mức độ đáp ứng nhu cầu về trình độ được đào tạo của lao động chuyên môn nghiệp vụ gián tiếp Chỉ tiêu Xem tại trang 71 của tài liệu.
Bảng 3.5: Mức độ đáp ứng nhu cầu về trình độ được đào tạo đối với lao động trực tiêp Chỉ tiêu -  Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

Bảng 3.5.

Mức độ đáp ứng nhu cầu về trình độ được đào tạo đối với lao động trực tiêp Chỉ tiêu Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng 3.6: Kết quả tuyển dụng của Côngty qua 3 năm (2005-2007) ĐVT: người Chỉ tiêu -  Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

Bảng 3.6.

Kết quả tuyển dụng của Côngty qua 3 năm (2005-2007) ĐVT: người Chỉ tiêu Xem tại trang 80 của tài liệu.
Bảng 3.10: Độ phù hợp của công việc Frequency PercentValid  -  Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

Bảng 3.10.

Độ phù hợp của công việc Frequency PercentValid Xem tại trang 95 của tài liệu.
Đánh giá của người lao động Qua bảng 3.11 kết quả cho thấy trên 80,2% trong số người được hỏi trả lời là Công ty đã bố trí lao động một cách khách  quan, có 18,7% trả lời bố trí chưa khách quan -  Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

nh.

giá của người lao động Qua bảng 3.11 kết quả cho thấy trên 80,2% trong số người được hỏi trả lời là Công ty đã bố trí lao động một cách khách quan, có 18,7% trả lời bố trí chưa khách quan Xem tại trang 96 của tài liệu.
Bảng 3.11: Đánh giá việc bố trí lao động Frequency PercentValid -  Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

Bảng 3.11.

Đánh giá việc bố trí lao động Frequency PercentValid Xem tại trang 96 của tài liệu.
Bảng 3.13: Đánh giá mức độ phù hợp năng lực công tác Frequency PercentValid -  Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

Bảng 3.13.

Đánh giá mức độ phù hợp năng lực công tác Frequency PercentValid Xem tại trang 98 của tài liệu.
Bảng 3.16. Nguyên nhân của việc thực hiện không đúng trách nhiệm bản thân -  Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

Bảng 3.16..

Nguyên nhân của việc thực hiện không đúng trách nhiệm bản thân Xem tại trang 100 của tài liệu.
Qua bảng 3.21 khảo sát sự phù hợp về mức lương của Công ty, phần lớn số người được hỏi trả lời là chưa phù hợp lắm chiếm 27,4%, số trả lời là  không phù hợp 23 người chiếm 25,3%, có 1 người không trả lời -  Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

ua.

bảng 3.21 khảo sát sự phù hợp về mức lương của Công ty, phần lớn số người được hỏi trả lời là chưa phù hợp lắm chiếm 27,4%, số trả lời là không phù hợp 23 người chiếm 25,3%, có 1 người không trả lời Xem tại trang 104 của tài liệu.
B. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: (đánh dấu  vào ô số để chọn điểm đánh giá phù hợp) -  Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

nh.

dấu  vào ô số để chọn điểm đánh giá phù hợp) Xem tại trang 138 của tài liệu.
6 Ngoại hình, tác phong -  Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

6.

Ngoại hình, tác phong Xem tại trang 138 của tài liệu.
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN -  Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN Xem tại trang 151 của tài liệu.
Hình thức tuyển dụng -  Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế

Hình th.

ức tuyển dụng Xem tại trang 151 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan