Điều chỉnh chính sách thuế của Việt Nam - Phạm Hương Giang

108 620 7
Điều chỉnh chính sách thuế của Việt Nam - Phạm Hương Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận "Điều chỉnh chính sách thuế của Việt Nam - Phạm Hương Giang".

Khóa luận tốt nghiệp Phạm Hơng Giang - A10 - K37Lời nói đầu. ở bất cứ chế độ xã hội nào, thuế luôn là công cụ để huy động nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu vào các mục tiêu kinh tế- xã hội và chi tiêu cho bộ máy Nhà nớc đó. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới hiện nay thì thuế lại càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết đối với sự phát triển hoạt động kinh tế thơng mại của các nớc nói chung và của Việt nam nói riêng.Cùng với chính sách đổi mới- mở cửa nền kinh tế, đa dạng hoá và đa ph-ơng hoá quan hệ quốc tế từ những năm cuối thập kỷ 80 và 90, nớc ta đã có những bớc đi dài và vững chắc trên con đờng hội nhập kinh tế quốc tế. Việt nam đã trở thành thành viên chính thức của nhiều tổ chức kinh tế quốc tế quan trọng nh: ASEAN( tháng 7/1995), APEC( tháng 11/1998),ASEM .; đã ký kết các Hiệp định thơng mại song phơng với nhiều nớc trên thế giới trong đó phải nói đến là Hiệp định thơng mại Việt-Mỹ, chính thức có hiệu lực từ tháng 11/2001 và hiện nay con tàu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam đang đi đến ga cuối, đó là trở thành thành viên của Tổ chức thơng mại quốc tế( WTO).Để có thể tham gia WTO, chúng ta cần phải tiếp tục thực hiện công cuộc cải cách hành chính, cải cách chính sách thơng mại, kinh tế trong đó việc điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.Trong quá trình học tập ở trờng và qua một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, em đã quyết định chọn vấn đề: Điều chỉnh chính sách thuế của Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới làm đề tài cho Khoá luận tốt nghiệp của mình.Ngoài phần lời mở đầu, mục lục, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khoá luận tốt nghiệp điều chỉnh chính sách thuế của Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của em gồm ba chơng:Chơng I: Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách thuế.1 Khóa luận tốt nghiệp Phạm Hơng Giang - A10 - K37Chơng II: Chính sách thuế của Việt nam hiện nay và những điểm cha phù hợp với yêu cầu của các tổ chức quốc tế.Chơng III: Định hớng các biện pháp điều chỉnh chính sách thuế.Do thời gian nghiên cứu có hạn, mặc dù đã có sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, đặc biệt là sự chỉ bảo của cô giáo- Thạc sĩ Bùi Thị Lý, nhng khoá luận tốt nghiệp của em sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót hoặc nhầm lẫn, Em rất mong nhận đợc sự giúp đỡ, góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để các nội dung trong đề tài này của em có thể hoàn thiện hơn.chơng i. sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách thuế của Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới2 Khóa luận tốt nghiệp Phạm Hơng Giang - A10 - K371. Vai trò của thuế đối với nền kinh tế Việt nam.1.1. Thuế là khoản thu chủ yếu của ngân sách Nhà nớc.Các nguồn thu ngân sách của các quốc gia, thông thờng gồm các khoản thu nh: thuế, phí và các khoản vay cho ngân sách của chính phủ; trong đó thuế đóng vai trò là nguồn thu chủ yếu. Thuế luôn là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách đối với mọi quốc gia (thờng chiếm từ 78%-95% tổng thu ngân sách nhà n-ớc), là nguồn lực tài chính để Nhà nớc thức hiện chức năng quản lý và cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cộng cho xã hội.Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, tại 85 nớc trên thế giới thì 60 nớc có khoản thu thuế chiếm 80% tổng thu ngân sách. Đặc biệt các nớc nh: Đức, Nhật, Pháp, Mỹ đạt tỷ trọng rất cao:Nớc Nhật Pháp Mỹ ĐứcTỷ trọng thuế trong tổng thu ngân sách (%)95.4 95.3 95 92.7(Nguồn: Giáo trình thuế và hệ thống thuế Việt Nam - Trờng Đại học Ngoại Thơng, 1999).Còn ở Thuỵ Điển, trong vòng gần 40 năm, từ năm 1950 đến 1988, mức đóng góp của thuế vào ngân sách của Nhà nớc không ngừng tăng:Năm 1950 1960 1965 1970 1988Tỷ trọng thuế trong tổng thu ngân sách (%)23 30 35 51 64(Nguồn: Thuế Thuỵ Điển- Thông tin chuyên đề, Hà nội 1990 Viện Khoa học Tài chính, Bộ Tài chính)ở Việt nam, sự đóng góp của thuế trong ngân sách luôn giữ vị trí quan trọng. Đặc biệt những năm gần đây thuế chiếm tỉ trọng lớn trong ngân sách Nhà nớc.3 Khóa luận tốt nghiệp Phạm Hơng Giang - A10 - K37Những số liệu trên đã khẳng định vị trí hàng đầu của thuế trong tổng thu ngân sách Nhà nớc. Mặt khác, những số liệu đó còn cho ta thấy vị trí đó ngày càng có xu hớng quan trọng hơn.Ngoài nguồn thu chủ yếu từ thuế, còn có nhiều biện pháp làm cho ngân sách tăng lên, nh việc Nhà nớc nâng giá sản phẩm, dịch vụ hoặc ngợc lại hạ mức lơng của các đối tợng Nhà nớc trả lơng. Song, cả hai biện pháp này đòi hỏi Nhà nớc phải là nhà độc quyền sản xuất và cung ứng mọi hàng hoá cho xã hội. Điều này là phi thực tế vì từ trớc đến nay Nhà nớc cha bao giờ là nhà độc quyền cả, có chăng chỉ độc quyền đối với một số ngành nh: điện, nớc, công nghiệp quân sự, thông tin .Mặt khác, ngời phải chịu giá hàng hoá cao và mức lơng hạ lại chính là tầng lớp dân c rất đông đảo có thu nhập ít. Đây là một khó khăn mà Nhà nớc không thể dùng nó để làm nguồn bổ sung vào ngân sách.Do vậy, nếu so sánh ba biện pháp chuyển thu nhập từ cá nhân vào ngân sách Nhà nớc thì biện pháp thuế có nhiều điểm lợi hơn: tế nhị, tinh vi, năng suất thu. Song cũng cần chú ý một số điểm sau:- Để đảm bảo cho nguồn thu thuế ổn định, đáp ứng nguồn chi thờng xuyên thì cần coi trọng thuế gián thu bởi vì loại thuế này đánh vào hàng hoá, dịch vụ đợc tính vào giá cả hàng hoá- dịch vụ nên khi nền kinh tế đình trệ, suy thoái, ngời ta vẫn không thể ngừng hẳn việc mua sắm cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu nên Nhà nớc vẫn còn nguồn thu, tính ổn định của loại này cao hơn thuế trực thu. Mặt khác, thuế gián thu dễ đợc ngời chịu thuế chấp nhận hơn theo nguyên lý: đánh vào những gì mà ngời chịu thuế lấy đi của xã hội có tác dụng tốt hơn là đánh vào những gì mà họ nhập vào cho xã hội.- Một yêu cầu quan trọng là thuế phải bao quát đợc hầu hết mọi hoạt động từ sản xuất kinh doanh, chế biế, sửa chữa, chế tạo, khai thác, xây dựng, vận tải, buôn bán, ăn uống .đến dịch vụ từ mọi nguồn thu nhập thờng xuyên hay không thờng xuyên. mọi hoạt động tiêu dùng xã hội.- Một chú ý thứ nữa có tính nguyên tắc là khi thu thuế cần tránh gây tình trạng thuế giết thuế, trái lại thuế phải nuôi dỡng thuế (có nghĩa là khi mức 4 Khóa luận tốt nghiệp Phạm Hơng Giang - A10 - K37thuế cao quá mức cần thiết, làm cho ngời sản xuất không có lãi nữa, dẫn đến việc doanh nghiệp ngừng hẳn sản xuất, số thuế đáng ra phải nộp cho ngân sách không còn nữa).1.2. Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.Bên cạnh vai trò là nguồn thu ngân sách chủ yếu, hệ thống thuế ngày càng đợc các nớc sử dụng nh là một trong những công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc gia. Vì chính sách thuế có ảnh hởng trực tiếp đến giá cả, đến quan hệ cung cầu, đến cơ cấu đầu t và sự phát triển cũng nh suy thoái của nền kinh tế mỗi quốc gia.a) Nếu tăng thuế mà không tăng chi tiêu chính phủ một cách tơng ứng sẽ làm giảm GNP và công ăn việc làm.Trong kinh tế học ngời ta đề cập đến các yếu tố cấu thành GNP( Gross National Product) gồm:- Chi phí cho tiêu dùng cá nhân (C: Consumer spending).- Chi phí để đầu t ( cả đầu t trong nớc lẫn xuất khẩu ròng(I + X - M). (I: Investment; X: Export ; M: Inport) - Chi phí của chính phủ để mua sắm hàng hoá- dịch vụ (G: Government spending).Có nghĩa là: GNP = G+I+C.Giả sử mức chi tiêu của chính phủ và chi đầu t không thay đổi thì khi tăng thuế, thu nhập có thể sử dụng (Yd: disposable income) sẽ giảm sút ngay lập tức vì Yd= thu nhập cá nhân- thuế cá nhân, lúc đó cá nhân sẽ cắt giảm tiêu dùng, dẫn đến C giảm, kéo theo GNP, công ăn việc làm cũng giảm theo.Từ kết luận trên cùng, ta còn thấy một số vấn đề phát sinh, khi tăng thuếchính phủ không tăng chi tiêu. Sẽ dẫn đến một câu hỏi: Tăng thuế để làm gì? Điều đó sẽ dẫn đến sự chán nản, không muốn làm việc ở tầng lớp dân chúng. Song thật may mắn, hiện tợng đó hầu nh không có, ngay cả với Việt nam. Nhà nớc thờng dùng nguồn thuế để chi tiêu, thay vì chi tiêu cá nhân, ngời 5 Khóa luận tốt nghiệp Phạm Hơng Giang - A10 - K37dân chuyển một phần thu nhập sang Nhà nớc (qua việc nộp thuế) để chi tiêu công cộng cho toàn xã hội mà trong đó từng cá nhân cũng đợc hởng. Do vậy, đem một phần chi tiêu cá nhân chuyển sang chi tiêu công cộng là một hành động rất đáng khích lệ.b) Nhà nớc còn dùng thuế để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Lúc hoàn cảnh kinh tế cực thịnh, chính phủ có thể gia tăng thuế để làm cán cân thu nhập nghiêng về phía Nhà nớc, hạn chế thu nhập có thể sử dụng, tăng mức tích luỹ cho Nhà nớc, tạo ra một nguồn vật chất dự phòng khi nền kinh tế bị suy thoái hoặc gặp thiên tai và những điều kiện bất lợi.Hoặc có thể hạ thấp mức thuế khi nền kinh tế đang suy thoái, đình đốn để nâng cao mức cầu kích thích sản xuất phát triển, từng bớc ổn định và phục hồi nền kinh tế.c) Thuế còn có tác dụng nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội.Thông qua từng mức thuế suất phân biệt đối với từng sản phẩm- dịch vụ hoặc giữa các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau để có chính sách u đãi thuế đối với một mặt hàng, ngành hàng hoặc hàng sản xuất, tự nó góp phần điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất.Chính sách thuế của Nhà nớc Việt nam hện nay thể hiện rõ quan điểm khuyến khích sản xuất hơn thơng mại, dịch vụ; khuyến khích các dịch vụ thiết yếu hơn xa xỉ.Tuỳ theo yêu cầu và định hớng phát triển trong từng thời kỳ, nhà nớc có thể tăng đầu t bằng cách giảm tỷ lệ động viên từ thuế thu nhập hoặc tăng thuế đối với tiêu dùng hàng hoá nhằm giảm tiêu dùng, tăng tỷ lệ tiết kiệm, tức làm tăng nguồn tài chính cho đầu t.1.3. Thuế góp phần điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thu nhập.Trong cơ chế thị trờng, các quy luật khách quan đợc phát huy tác dụng một cách tối đa. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng phân cực đối lập nhau: một bên là thiểu số ngời giàu có lên nhanh chóng, còn đa số đại bộ phận dân c chỉ đạt đ-ợc mức tăng thu nhập nhỏ nhoi. Tình trạng trên không chỉ nói lên mức sống bị 6 Khóa luận tốt nghiệp Phạm Hơng Giang - A10 - K37phân biệt mà còn liên quan đến đạo đức, công bằng xã hội. Mà thực sự ý nghĩa của sự phát triển kinh tế-xã hội vì mọi mặt của một quốc gia là kết quả của nỗ lực cộng đồng. Bởi vậy sự can thiệp, điều tiết của Nhà nớc là đặc biệt hữu ích trong đó thuế là một công cụ có vai trò quan trọng.Việc điều hoà thu nhập xã hội phần nào đợc thực hiện thông qua thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế lợi tức. Thuế đánh cao vào những hàng hoá-dịch vụ cao cấp nhằm điều tiết bớt thu nhập của các công ty, cá nhân có thu nhập cao so với bình quân của xã hội.Những loại thuế gián thu nh thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt . thoạt nhìn cứ nghĩ sẽ có lợi cho ngời giàu hơn. Song không hẳn nh vậy, điều đó đợc giải thích thông qua ví dụ sau:- Thuế suất doanh thu đánh vào khiêu vũ là 30%.- Thuế suất doanh thu cửa hàng ăn uống cao cấp là 10%.- Thuế suất doanh thu đánh vào bào chế thuốc chữa bệnh là 1%- Thuế suất đánh vào quán ăn bình dân là 4%.Hai loại thuế đánh vào trên loại hình giải trí, ăn uống dành cho tầng lớp những ngời có thu nhập cao. Do vậy, nên chăng chuyển sử dụng cá nhân của nhóm ngời này sang sử dụng xã hội bằng cách đóng thuế cao khi đi khiêu vũ hoặc ăn uống sang trọng.Còn hai loại thuế sau (bào chế thuốc chữa bệnh và quán ăn bình dân) là hai loại hình sản xuất dịch vụ mà đối tợng phục vụ chủ yếu là đại đa số dân chúng nhng có thu nhập thấp.Đây chính là sự thanh minh cho thuế gián thu trong việc điều hoà thu nhập đợc phân phối trong xã hội. Khi bàn về vai trò của thuế, ngời ta còn thấy rõ ràng hơn khi nói đến thuế luỹ tiến. Hiện nay có hai quan điểm đề cập đến vấn đề này song đối lập nhau: Quan điểm một: cho rằng không nên áp dụng đánh thuế suất luỹ tiến vì hai lý do sau:7 Khóa luận tốt nghiệp Phạm Hơng Giang - A10 - K37- Lý do thứ nhất: Đánh thuế luỹ tiến sẽ có tác dụng làm nản ý chí làm giàu của từng cá nhân mà đây chính là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội, vì có thu nhập cao thì thuế lại đánh cao theo.- Lý do thứ hai: Gây nên sự bất bình đẳng trong thuế khoá.Trớc thuế, mọi ngời đều bình đẳng nhng nếu áp dụng thuế suất gia tăng, ngời giàu sẽ phải nộp nhiều hơn ngời nghèo( cả mặt tơng đối lẫn tuyệt đối) dẫn đến không bình đẳng.*Quan điểm thứ hai: nhất trí với đánh thuế luỹ tiến.- Lý do thứ nhất: phân phối đồng đều gánh nặng thuế khoá giữa những cá nhân có mức thu nhập chênh lệch nhau.Điều này có nghĩa một cá nhân có thu nhập lớn nếu phải nộp thêm một khoản thì cũng gây ra ít hi sinh hơn là lấy ra từ một cá nhân có thu nhập thấp. Điều này thực sự chỉ muốn nói đến công bằng về mặt đối nhân chứ không phải công bằng về mặt toán học.- Lý do thứ hai: Phân phối hợp lý tơng đối hơn cả thu nhập xã hội, tài nguyên xã hội.Trong bất cứ xã hội nào cũng có ngời giàu ngời nghèo. Để ngời nghèo bớt khổ, không chỉ bằng cách kêu gọi lòng từ thiện, mà còn phải thông qua thuế, từ đó ngân sách tăng, dùng chi tiêu công cộng, san sẻ bớt thu nhập từ ngời giàu sang ngời nghèo, thông qua nhiều cách (trợ cấp xã hội, cứu tế xã hội .).- Lý do thứ ba: Góp phần ổn định và phát triển kinh tế.Nền kinh tế muốn ổn định đợc thì tổng cung và tổng cầu phải có sự tơng quan phù hợp. Thuế đánh luỹ tiến chủ yếu áp dụng cho ngời có thu nhập cao. Song thực chất so với mức thu nhập của họ cũng không ảnh hởng gì. Mặt khác đại bộ phận dân c không bị đánh thuế hoặc bị đánh thuế thì cũng ở mức thấp. Do vậy, nó vẫn giúp cho nền kinh tế chống đỡ đợc bởi một lợng cầu đông đảo, dồi dào tơng đối ổn định sinh ra từ thu nhập thấp, tạo ra nền móng để chống đỡ sự suy sụp của nền kinh tế.- Lý do thứ t: Đạt năng suất cao trong thu thuế.8 Khóa luận tốt nghiệp Phạm Hơng Giang - A10 - K37Xu hớng chung của các quốc gia là tìm ra những nguồn thu nhập lớn để thu nhiều thuế theo một chiến lợc đợc hiểu một cách đơn giản là: Lời nhiều tiền ở chỗ nhiều tiền. Nh vậy, việc đánh thuế luỹ tiến sẽ đạt đợc năng suất cao vì thu những ngời có tiền.Nh vậy, ở phần trên chúng ta đã đề cập đến vai trò của thuế. Nhng vai trò này không xuất hiện cùng một lúc mà nó bộc lộ theo sự gia tăng vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nớc và những tiến bộ xã hội.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách thuế trong quá trình hội nhậpKhông chỉ ở Việt nam mà hầu nh ở bất kỳ một nớc nào trên thế giới, yêu cầu phải đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế nói chung và chính sách thuế nói riêng luôn đợc u tiên hàng đầu vì nó phản ánh sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.Trong điều kiện nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi lại có vị trí quan trọng trong khu vực kinh tế năng động có tốc độ tăng trởng kinh tế nhanh nhất thế giới, nớc ta thực sự cần và phải có những điều chỉnh thích hợp trong chính sách thuế để góp phần là công cụ điều chỉnh và quản lý hoạt động kinh tế- xã hội trong thiên niên kỷ mới. Một số lý do giải thích cho sự cần thiết này nh sau:- Xuất phát từ xu hớng đẩy mạnh liên kết kinh tế giữa các nớc trong khu vực và trên thế giới, hội nhập kinh tế đã trở thành một yêu cầu tất yếu, là một trong những nguồn lực để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc góp phần giải phóng các nguồn lực kinh tế nh thống nhất thị trờng vốn, thị trờng lao động, khuyến khích chuyển giao công nghệ, xoá bỏ mọi rào cản đối với hoạt động đầu t quốc tế trong đó chính sách thuế đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tái sản xuất, đầu t mở rộng.- Bớc đầu của cải cách thuế giai đoạn II đã mang lại một số kết quả khả quan nhất định, khẳng định bớc đi đúng đắn của cải cách thuế qua thực tế thi hành các luật thuế mới ban hành không gây lạm phát, đảm bảo nguồn thu ngân sách .Trong kế hoạch cải cách thuế, vẫn còn một số luật thuế mới cần đợc ban hành thay thế dần các luật thuế cũ không còn phù hợp với điều kiện mới.9 Khóa luận tốt nghiệp Phạm Hơng Giang - A10 - K37- Bản thân hệ thống chính sách thuế hiện nay còn có nhiều khiếm khuyết, cần phải hoàn thiện nhằm mục đích nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế trong dân c, ngăn ngừa trốn lậu thuế, xoá bỏ các quy định bất bình đẳng trong nghĩa vụ thuế của các thành phần kinh tế.Tuy nhiên dới đây là hai lý do chính:2.1 Thực hiện đờng lối đổi mới kinh tế trong quá trình hội nhập:Cải cách thuế đang là một xu thế, đang là mối quan tâm chung của mỗi quốc gia trên thế giới. Với mỗi nớc, mỗi khi chuyển sang một thời kỳ phát triển mới thì đồng thời cũng phải cải cách hệ thống chính sách thuế cho phù hợp nhằm phát huy tác dụng của chính sách đó. Thực tế cho thấy quá trình liên kết kinh tế quốc tế trong những năm qua đã gắn liền với những thay đổi căn bản trong chính sách thuế của mỗi nớc. Quá trình hội nhập kinh tế với thế giới và khu vực đòi hỏi từng quốc gia phải có những bớc điều chỉnh cơ chế chính sách của mình trong đó cải cách thuế đợc xem là một nội dung có tầm quan trọng hàng đầu nhằm phát huy tối đa vai trò của công cụ thuế và phù hợp với thông lệ quốc tế.ở nớc ta, song song với việc thực hiện đờng lối đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nớc ta đã giành nhiều sự quan tâm cho việc đổi mới hệ thống thuế mà cụ thể là qua hai lần cải cách thuế bớc I (1990-1995) đã đạt đợc nhiều kết quả khả quan:- Về thu ngân sách Nhà nớc: số thu về thuế và phí tăng nhanh qua các năm đã đáp ứng đợc nhu cầu chi thờng xuyên và tăng dần phần dành cho đầu t phát triển. Tỷ lệ động viên về thuế và phí/ GDP cũng đợc nâng dần từ 12,83% (năm 1991) lên 21,59% (năm 1995) đã góp phần giảm tỷ lệ thiếu hụt ngân sách từ 2.3% GDP (năm 1991) xuống còn 0,4% (năm 1995) chấm dứt việc phát hành để bù đắp thiếu hụt ngân sách thay bằng việc vay trong nớc và nớc ngoài.- Về kinh tế: Bớc đầu đã phát huy đợc tác dụng quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế.10 [...]... cũ có thuế suất thuế nhập khẩu ở mức 60% và 100% Bên cạnh đó, IMF cũng đề nghị nhiều nội dung khác liên quan đến cải cách chính sách thuế của Việt nam Tuy nhiên, đây là những đòi hỏi cha phù hợp với tình hình của Việt nam hoặc với nguyên tắc hội nhập - Chính phủ Việt nam vừa mới đây đã thoả thuận với chính phủ Nhật bản về chơng trình tín dụng Miyazawa, trong đó chính phủ Việt nam cam kết sẽ thuế quan... dòng thuế) Trong tổng số 3579 mặt hàng thực hiện CEPT 1999 thì đã có 2502 mặt hàng đã đạt thuế suất 0-5 % Danh mục cắt giảm thuế của Việt nam (gồm cả danh mục loại trừ tạm thời) gồm 6079 mặt hàng, chiếm 97,15% trong tổng số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu của Việt nam Chính phủ đã thông qua lịch trình giảm thuế suất thuế nhập khẩu của Việt nam với ASEAN cho giai đoạn 10 năm (199 6-2 006) Việc chính. .. Luật đầu t nớc ngoài tại Việt nam đã đợc ban hành năm 1987 Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu t nớc ngoài tại Việt nam đã làm phát sinh vấn đề có 21 Khóa luận tốt nghiệp Phạm Hơng Giang - A10 - K37 sự đánh thuế trùng lặp đối với những tổ chức, cá nhân nớc ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt nam Họ trở thành đối tợng nộp thuế đồng thời của cả Việt namcủa nớc họ c trú hoặc có... chi phí vận tải 31 Khóa luận tốt nghiệp Phạm Hơng Giang - A10 - K37 - Thuế suất thuế nhập khẩu bao gồm thuế suất thông thờng đợc quy định trong Biểu thuếthuế suất u đãi do chính phủ quy định để áp dụng đối với các nớc có ký kết điều khoản u đãi trong quan hệ buôn bán với Việt nam - Biểu thuế nhập khẩu đợc xây dựng dựa trên Danh mục mô tả và mã hoá hàng hoá của Tổ chức Hải quan thế giới thay thế... sớm của APEC lại quá gấp rút với thời hạn 200 0-2 005 với mức thuế suất phải cắt giảm xuống 0-5 % mà trong đó 0% chiếm đại đa số - Ngoài ra, ảnh hởng đến chính sách hội nhập của Việt nam về lĩnh vực thuế còn có các cam kết của chính phủ Việt nam trong chơng trình SAC/ESAF, chơng trình Miyazawa với Nhật bản và đàm phán Hiệp định thơng mại song phơng với Mỹ Trong cam kết với IMF về chơng trình SAC/ESAF, thuế. .. xây dựng một hệ thống pháp quy về thuế đáp ứng những yêu cầu về thu ngân sách phù hợp với tình hình phát triển mới của kinh tế đất nớc, các Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần đợc ký kết giữa Việt nam và các nớc đã trở thành một bộ phận của pháp luật về thuế của Việt nam, góp phần vào việc điều chỉnh các hoạt động kinh tế và đầu t nớc ngoài tại Việt nam dới giác độ thuế 2.2.7 Cam kết thực hiện Hiệp... chơng trình Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) (với thuế suất thuế nhập khẩu trong khoảng 0 %-5 % áp dụng cho khoảng 5800/6500 mặt hàng của biểu thuế) vào năm 2006, trong đó: tối đa hoá dòng thuếthuế suất thuế nhập khẩu từ 0 %-5 % vào năm 2003; mở rộng số dòng thuếthuế suất thuế nhập khẩu 0% vào năm 2006 (với khoảng 60% các mặt hàng) - áp dụng Danh mục biểu thuế quan chung của ASEAN (dựa trên... về thuế mà chúng ta cam kết tuân thủ còn có những khác biệt với chính sách hiện hành Do đó, hệ thống chính sách thuế cần có sự thay đổi, hoàn thiện cho phù hợp với các cam kết quốc tế Dới đây là những cam kết cụ thể đối với từng tổ chức quốc tế 2.2.1 Cam kết với ASEAN: - Ngày 28/7/1995, Việt nam trở thành thành viên của ASEAN Theo cam kết giữa Việt nam và ASEAN, Việt nam sẽ thực hiện việc giảm thuế. .. sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, góp phần thu hút đầu t nớc ngoài để tăng trởng kinh tế Để xây dựng lịch trình chính xác, việc nghiên cứu các luận cứ khoa học tác động ảnh hởng của cắt giảm thuế quan trong quá trình hội nhập là vô cùng cần thiết 23 Khóa luận tốt nghiệp Phạm Hơng Giang - A10 - K37 chơng ii chính sách thuế của Việt nam hiện nay và những điểm cha phù hợp với yêu cầu của các tổ chức... thu thuế tiêu thụ đặc biệt Do chuyển sang thu thuế tiêu thụ đặc biệt nên từ đầu năm 1996, số lợng mức thuế suất của 33 Khóa luận tốt nghiệp Phạm Hơng Giang - A10 - K37 Biểu thuế nhập khẩu đã giảm đi còn khoảng 28 mức thuế, với mức thuế thấp nhất là 0%, cao nhất là 60% Thực hiện cải cách thuế bớc II, phù hợp với một số Luật thuế mới đợc ban hành, phù hợp với các quy định thơng mại quốc tế mà Việt nam . chỉnh chính sách thuế. 1 Khóa luận tốt nghiệp Phạm Hơng Giang - A10 - K37Chơng II: Chính sách thuế của Việt nam. nghiệp điều chỉnh chính sách thuế của Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của em gồm ba chơng:Chơng I: Sự cần thiết phải điều chỉnh

Ngày đăng: 02/11/2012, 10:53

Hình ảnh liên quan

Bảng: Tóm tắt đề nghị mở cửa thị trờng của Indonesia trong Vòng đàm phán Urugoay - Điều chỉnh chính sách thuế của Việt Nam - Phạm Hương Giang

ng.

Tóm tắt đề nghị mở cửa thị trờng của Indonesia trong Vòng đàm phán Urugoay Xem tại trang 69 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan