THAM LUẬN CTCN 6

3 168 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
THAM LUẬN CTCN 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD – ĐT KHÁNH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Cam Ranh, nga ̀ y 2 tha ́ ng 10 năm 2010 THAM LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ I. ĐẶC ĐIỂM Trường THPT Ngô Gia Tự thành lập năm 2000, đến nay tròn 10 tuổi . Là một trường trẻ nhưng được sự quan tâm của SGD-ĐT Khánh hòa, củachính quyền các cấp, các cơ quan đoàn thể, của ban đại diện cha mẹ học sinh dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám Hiệu nhà trường, sự đoàn kết nhất trí của tập thể đội ngũ cán bộ giáo viên công nhân viên trẻ , nhiệt tình năng động sáng tạo luôn cầu tiến và sự chăm ngoan của học sinh… nhà trường đã dành được những thành tích đáng kể trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Bên cạnh đó, trường Ngô Gia Tự cũng gặp không ít khó khăn: giáo viên phần lớn là nữ, đang độ tuổi sinh đẻ; một nửa giáo viên nữ có gia đình là vợ bộ đội luôn phải thay chồng làm bố trong gia đình; kinh nghiệm về công tác giáo dục chủ nhiệm học sinh còn hạn chế. Mặt khác những tệ nạn xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giáo dục học sinh; một số phụ huynh lo làm ăn ít quan tâm đến con em, phó mặc con cái cho trường. II. QUẢN LÍ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ Với cương vị là người lãnh đạo phụ trách công tác chuyên môn, bản thân tôi luôn đổi mới trong cách quản lí dạy và học trong đó chú trọng đổi mới công tác chủ nhiệm phù hợp với thực tiễn. Quá trình quản lí công tác chủ nhiệm, tôi đúc rút một số công việc mà bản thân tôi đã làm như sau: 1.Ban giám hiệu phải xác định được vai trò quan trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp. - Học sinh THPT là lứa tuổi có nhiều chuyển biến về tâm sinh lí, đó là lứa tuổi các em chập chững muốn làm người lớn vì vậy giáo dục các em vào khuôn khổ quả không dễ. Trong số giáo viên đứng lớp, giáo viên chủ nhiệm là người có cơ hội gần gũi tiếp xúc với các em, thay mặt lãnh đạo nhà trường quản lí trực tiếp học sinh lớp chủ nhiệm, có tác động rất lớn đến sự hình thành nhân cách học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của lớp. - Muốn dạy học sinh không chỉ dạy chữ mà còn dạy các em làm người, thầy cô giáo đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm phải xác định được mình là người cha người mẹ, người anh người chị của học sinh. Có như thế giữa thầy và trò mới gần gũi, thân thiện, công tác chủ nhiệm mới có hiệu quả. - Thực tế cho thấy ở trường chúng tôi những lớp có thành tích trong học tập và thi đua đều là những lớp có giáo viên chủ nhiệm hết mực quan tâm đến các em học sinh, ân cần chăm chút chỉ bảo, đóng vai trò là người tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các em khẳng định mình một cách tự giác. 2. Bố trí sắp xếp giáo viên chủ nhiệm linh hoạt, phù hợp đối tượng - Tùy đối tượng học sinh, từ đầu năm Ban giám hiệu lựa chọn, bố trí GVCN phù hợp các lớp. Sau khi lựa chọn xong, tiến hành họp lãnh đạo mở rộng (Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn), đưa ra phương án phân chia GVCN, lắng nghe ý kiến của tập thể, phân tích, điều chỉnh nếu cần. - GVCN được lựa chọn là những người có kinh nghiệm, ngoài ra phải bố trí một số giáo viên trẻ mới ra trường với ý tưởng người có kinh nghiệm dìu dắt người mới chập chững vào nghề. +/ Trong số GVCN chọn người năng nổ nhiệt tình có nhiều sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm làm khối trưởng. +/ Phân công GVCN có kinh nghiệm kèm cặp giáo viên kinh nghiệm còn ít. -Bố trí GVCN đảm bảo mặt bằng về năng lực ở ba khối, ưu tiên khối 12. -Thường thường, mỗi năm thay đổi GVCN một lần để thay đổi không khí các lớp, tránh hiện tượng ì, tạo những đột phá trong công tác chủ nhiệm, để học sinh được hưởng quyền lợi bình đẳng. -Hạn chế tối đa việc thay đổi GVCN vì để nắm bắt hơn 40 đối tượng học sinh trên một lớp không dễ, nếu thay ngựa giữa dòng rất khó trong công tác quản lí học sinh. 3. Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên chủ nhiệm - Từ đầu năm học, Ban giám hiệu tiến hành họp GVCN, hướng dẫn một số công việc cần làm: +/ Nắm bắt thông tin cơ bản về học sinh (tên, chỗ ở, hoàn cảnh gia đình, học lực, hạnh kiểm lớp trước, số điện thoại liên lạc…). Những thông tin đó không chỉ GVCN nắm mà qua trang web của trường, ban nề nếp cùng với phụ huynh cũng có thể nắm bắt được những thông tin hai chiều để hỗ trợ trong công tác dạy và học (chẳng hạn khi học sinh nghỉ học hoặc học sinh cá biệt có thể thông báo trực tiếp cho phụ huynh). +/ Bình bầu đội ngũ cán bộ lớp để phát huy tính tự giác tự quản của học sinh, độ ngũ cán bộ lớp thay mặt GVCN điều hành lớp khi cần. +/ GVCN hướng dẫn học sinh xây dựng biểu điểm thi đua của lớp để động viên, khích lệ sự phấn đấu của học sinh, rèn ý thức tự giác rèn luyện của các em. +/ Động viên GVCN thường xuyên bám sát lớp để đưa học sinh vào nề nếp từ đầu năm học. Nhắc nhở GVCN phải lắng nghe ý kiến học sinh để tham mưu cho giám hiệunhà trường trong công tác điều hành quản lí đồng thời để giáo viên bộ môn thay đổi phương pháp dạy và giáo dục phù hợp. -Hướng dẫn công tác chuẩn bị hội nghị ban đại diện cha mẹ học sinh đầu năm. +/ Cuộc họp phụ huynh đầu năm là cơ hội để tạo cầu nối giữa trường – phụ huynh; giữa GVCN lớp với cha mẹ học sinh. +/ Để hội nghị diễn ra nghiêm túc, trang trọng, đạt kết quả, Ban giám hiệu chuẩn bị chương trình hội nghị chung cho các lớp gồm: . Những thông tin cơ bản về trường trong năm qua (đặc điểm tình hình, thành tích tồn tại); phương hướng năm học mới (nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp, công tác xã hội hóa giáo dục)… . Trên cơ sở báo cáo vắn tắt của trường, GVCN chuẩn bị những thông tin cơ bản về lớp (năm qua, năm học mới) để trình bày trước hội nghị. . Tùy theo từng năm, có thể từ hội nghị phụ huynh từng lớp đến hội nghị trường; cũng có thể hội nghị theo khối lớp -> lớp -> trường. . Vì phần lớn giáo viên còn trẻ nên Ban giám hiệu phải nhắc nhở giáo viên cách xưng hô trước phụ huynh, cách bố trí tiếp đón phụ huynh về các lớp, sự tế nhị khi giao tiếp với những phụ huynh có học sinh cá biệt (khen trước tập thể, chê nên tách riêng). -Giao khối trưởng khối chủ nhiệm ra kế hoạch chủ nhiệm từng tháng, từng tuần. +/ Ban giám hiệu dựa vào các cuộc vận động, các phong trào, các yêu cầu tích hợp lồng ghép để xây dựng một kế hoạch tổng thể. Chú trọng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, chú trọng các nội dung, các hoạt động thân thiện, tích cực. +/ Hội ý các khối trưởng nắm bắt tinh thần, dựa vào chủ để từng tháng, dựa vào công việc từng tuần xây dựng kế hoạch để cả khối cùng thực hiện (cùng nội dung, cách thức khác nhau ở các lớp). +/ Dựa vào kế hoạch đó GVCN các lớp giao cho học sinh xây dựng chương trình sinh hoạt tập thể (dài 45’/tiết, dành tối đa 20’ sinh hoạt hành chính, số thời gian còn lại sinh hoạt tập thể), GVCN là người cố vấn, học sinh thực hiện. Kết quả học sinh rất vui và thoải mái, hạn chế tối đa việc giờ sinh hoạt lớp là giờ các em chỉ nghe phê bình kỉ luật như trước đây. -Ít nhất một học kì/lần tổ chức sinh hoạt chủ nhiệm: +/ Lắng nghe giáo viên chủ nhiệm báo cáo tình hình lớp, giải quyết những tồn tại, định hướng công tác. +/ Chọn giáo viên có kinh nghiệm báo cáo một số chuyên đề. +/ Gỡ rối một số tình huống sư phạm. -Ban giám hiệu tư vấn, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong công tác Ban giám hiệu không được quan liêu, cần gần gũi với học sinh, với giáo viên chủ nhiệm lớp để hiểu sâu sát đối tượng (Dự giờ chủ nhiệm để nắm bắt tình hình, điều tra, theo dõi sự tiến bộ qua tổng kết tuần của ban nề nếp…) Không chỉ tư vấn mà còn phối hợp cùng GVCN trong công tác xử lí học sinh cá biệt, khi trao đổi với phụ huynh (quan điểm: trước PHHS phải bảo vệ danh dự GVCN vì danh dự của giáo viên là danh dự của nhà trường, có gì sai trái đóng cửa dạy sau). -Công tác thi đua khen thưởng: +/ Khen và thưởng các lớp qua sinh hoạt dưới cờ, qua các đợt thi đua. +/ Thành tích của lớp chủ nhiệm gắn với thành tích cụ thể của GVCN lớp khi bình bầu đánh giá giáo viên cuối học kì hoặc cuối năm. Có thể nói nếu công tác thi đua khen thưởng làm tốt sẽ khích lệ động viên lớn đối với giáo viên. Nếu công tác quản lí chủ nhiệm tốt thì chất lượng giảng dạy và giáo dục sẽ khả quan. Người viết Nguyễn Thị Thanh Lý . GIA TỰ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Cam Ranh, nga ̀ y 2 tha ́ ng 10 năm 2010 THAM LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ I. ĐẶC ĐIỂM Trường. vào nề nếp từ đầu năm học. Nhắc nhở GVCN phải lắng nghe ý kiến học sinh để tham mưu cho giám hiệunhà trường trong công tác điều hành quản lí đồng thời

Ngày đăng: 28/10/2013, 22:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan