THAM LUẬN CTCN 5

7 285 0
THAM LUẬN CTCN 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Trần Thò Mỹ Dung PHT. Trường THPT Lý Tự Trọng -Xuất phát từ những đổi mới về xã hội và vai trò của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, về vò trí công tác chủ nhiệm (GVCN) lớp ở trường phổ thông -Xuất phát từ thực tế là phải nâng cao vai trò, hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp, vì GVCN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh. Ở bản báo cáo này, tôi xin trình bày một số vấn đề về công tác chỉ đạo GVCN trong việc giáo dục học sinh bậc THPT CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM I-Chức năng của giáo viên chủ nhiệm: Để triển khai thực hiện nghò quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII và nghò quyết của Ban chấp hành TƯ II về giáo dục và đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh, nâng cao vai trò, hiệu quả công tác của GVCN, ngay đầu năm học mới nhà trường đã cho tất cả GVCN học tập một buổi để phổ biến chức năng, nhiệm vụ đồng thời đề ra những yêu cầu của BGH đối với GVCN lớp 1-Trước hết GVCN phải là người quản lí giáo dục toàn diện học sinh : a- Tìm hiểu học sinh lớp chủ nhiệm: -Nắm vững số lượng học sinh, tên, tuổi, gia cảnh, trình độ học lực và đạo đức: hoàn cảnh sống của từng học sinh (gia đình: tuổi tác, nghề nghiệp… của bố mẹ học sinh, đông con hay ít con ) -Nắm vững những đặc điểm về thể chất ,sinh lí của từng em: như sức khoẻ, vóc dáng bình thường hay không bình thường, các bệnh kinh niên, mắt cận hay không…) -Nắm vững những đặc điểm về tâm lí mỗi học sinh: sự thông minh nhanh nhẹn hay không. Tính tình hoạt bát dễ hoà đồng hay trầm lặng ít nói, nhút nhát … -Nắm vững tính cách- thái độ của từng học sinh: chăm học hay lười học, trung thực hay giả dối, lễ độ hay không lễ độ đối với giáo viên và cán bộ công nhân viên nhà trường… Tóm lại: Việc tìm hiểu từng học sinh sẽ giúp cho GVCN nắm rõ được thực tế của lớp để từ đó tổ chức hoạt động giáo dục và dạy học phù hợp với điều kiện, khả năng của mỗi học sinh. b-Cùng với giáo viên bộ môn giáo dục học sinh nhưng phải là người chòu trách nhiệm chính trong việc giáo dục hình thành nhân cách học sinh trong lớp. GVCN thống nhất với đội ngũ giáo viên bộ môn để đề ra một số nguyên tắc, yêu cầu chung trong giáo dục học sinh. c- Nắm vững đội ngũ giáo viên phụ trách các mặt hoạt động giáo dục của trường để khi cần thiết có thể liên hệ phối hợp cùng giáo dục học sinh. 2- GVCN phải tổ chức được tập thể học sinh hoạt động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của học sinh: GVCN cần xác đònh vai trò của mình chỉ là cố vấn cho tập thể lớp để từ đó giúp các em nâng cao năng lực tự quản chứ không làm thay cho học sinh. Giúp các em tự tổ chức các hoạt động đã được đề ra. Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh hoàn thành nhiệm vụ .Tuyệt đối không được khoán trắng công việc. Muốn vậy, GVCN phải làm một số việc về công tác tổ chức lớp như: a-Thành lập đội ngũ tự quản của lớp : Ngay từ đầu năm GVCN đã tổ chức hợp lí, bầu ra một đội ngũ tự quản của lớp gồm : ban cán bộ lớp, cán sự lớp, đội thanh niên cờ đỏ, ban chấp hành chi đoàn, hàng ngũ tổ trưởng, tổ phó .…đội ngũ tự quản càng đông càng tốt ( học sinh trong ban tự quản phải là người năng động, sáng tạo, luôn tìm tòi nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động để thu hút các bạn vào hoạt động của lớp ) -Đội ngũ tự quản phải do tập thể học sinh bầu ra và là những em có uy tín, có trách nhiệm, có khả năng tự quản, xây dựng khối đoàn kết để thực hiện có kết quả các mục tiêu, kế hoạch của lớp đề ra. b-GVCN phải quy đònh rõ chức năng nhiệm vụ cho cán bộ lớp: b/1-Chức năng – nhiệm vụ của lớp trưởng – bí thư - Tổ chức tập thể lớp hoạt động tự quản (Các thày cô giáo CN chỉ đóng vai trò cố vấn, chứ không làm thay). Một tập thể lớp tốt là tập thể phải biết tự quản lớp mà ở đây vai trò của cán bộ lớp đặc biệt là lớp trưởng – bí thư chiếm vò trí quan trọng. - Đầu mỗi giờ sinh hoạt ghi tên học sinh vắng có phép, không phép ( ghi trước khi thầy cô giáo vào lớp) - Nếu thầy cô nào nghỉ dạy, lớp trưởng phải kòp thời báo cho ban giám thò - Luôn có trách nhiệm quản lý lớp trong mọi hoạt động tập thể của trường. Tổ chức tốt các sinh hoạt tập thể ( Đặc biệt các giờ sinh hoạt lớp với chủ đề lớn mà nhà trường đưa xuống: 15/10 - 20/11 – 22/12 – 9/1 – 3/2 – 26/3. …) - Lớp trưởng không nhất thiết chờ cô thầy CN phân công mà tự phân công cho cán bộ lớp như : Trang trí, hệ thống câu hỏi, người quản trò … Cùng cán bộ lớp nghó ra các hình thức vui chơi, hái hoa dân chủ, đố em, 7 sắc cầu vồng thi giữa các tổ các bàn … - Có trách nhiệm đôn đốc lớp phó học tập điều khiển các hoạt động tự quản họctập của lớp (Như tổ chứ báo cáo kinh nghiệm học tốt ; những giờ giáo viên nghỉ nếu là tiết cuối cho lớp về ; các tiết khác lớp trưởng điều khiển cho lớp tự học. Có kế hoạch giúp đỡ các bạn học yếu) - Có nhiệm vụ đôn đốc lớp phó văn thể thực hiện nhiệm vụ tốt : Lớp phó muốn làm điều này tốt phải chuẩn bò các bài hát tập cho lớp - Có nhiệm vụ nhắc nhở đôn đốc lớp phó phụ trách lao động tổ chức, phân công theo dõi, điều khiển các buổi lao động, vệ sinh lóp , trực trường. - Có nhiệm vụ đôn đốc hàng ngũ cán sự lớp tổ chức sinh hoạt đầu giờ nghiêm túc b/2 – Nhiệm vụ của tổ trưởng – tổ phó: -Tổ tưởng theo dõi và điều khiển các hoạt động của tổ, nắm tình hình cụ thể về học tập của từng tổ viên, tổng hợp kết quả hàng tuần, hàng tháng. -Tổ phó tổ chức, phân công, theo dõi các tổ viên thực hiện, nhận xét và báo cáo lại tổ trưởng b/3- Nhiệm vụ thư kí lớp: - Có trách nhiệm bảo quản sổ đầu bài. Sinh hoạt chào cờ, duy nhất chỉ có thư kí ở lại trông lớp và giữ sổ đầu bài. - Thư kí nào đánh mất sổ phải tự làm lại. Nhà trường không phát lần thứ 2. - Thư kí có trách nhiệm ghi tên các môn học trong ngày và tên học sinh vắng có phép – không phép vào sổ đầu bài. - Hàng tuần thư kí phải tổng kết được các tiết học A, B, C và có chữ ký của GVCN. - Cuối mỗi tháng, thư kí sẽ tính điểm và báo cáo lại kết quả cho nhà trường. Ngày giờ họp để tính điểm ban giám hiệu sẽ báo cụ thể. Cũng trong ngày tính điểm, thư kí phải thống kê vào sổ điểm nhà trường học sinh nghỉ có phép – không phép. 3-GVCN phải là người tổ chức phối hợp các lực lượng xã hội để giáo dục học sinh: Trong chức năng quản lí giáo dục học sinh, GVCN phải biết kết hợp nhiều phương pháp, phối hợp với nhiều lực lượng xã hội để trên cơ sở đó xây dựng một chương trình giáo dục. Cụ thể là: a/ Phối hợp với phụ huynh để giáo dục học sinh. - GVCN phải biết phối hợp gia đình học sinh, bởi gia đình là môi trường hạt nhân cơ bản của quá trình hình thành, phát triển nhân cách các em. Để phát huy vai trò giáo dục của gia đình ngay buổi họp phụ huynh đầu năm GVCN phải phổ biến cho phụ huynh biết một số các văn bản có liên quan đến vấn đề giáo dục, về chế độ khen thưởng, kỉ luật, những quy đònh của Bộ Giáo Dục và của nhà trường. Thống nhất cách làm việc với phụ huynh - GVCN có trách nhiệm truyền đạt đầy đủ một số các văn bản quy đònh của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo về vấn đề xếp loại hạnh kiểm, học lực, những quy đònh về nội quy thi cử. Truyền đạt những yêu cầu của Ban giám hiệu đối với học sinh cách xếp loại giờ học, xếp loại thi đua của nhà trường. - Cuối mỗi tháng, GVCN có trách nhiệm ghi lại kết quả học tập –hạnh kiểm vào phiếu báo điểm gửi về cho phụ huynh ( Muộn nhất là ngày 5 của tháng sau) - Bàn bạc các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình để có phương pháp giáo dục thích hợp nhất là với những em cá biệt. -Bầu ra được Ban chấp hành hội phụ huynh để cộng tác với GVCN trong việc giáo dục học sinh. Để được ban chấp hành hội phụ huynh tốt, nhiệt tình, có trách nhiệm GVCN phải dự kiến trước khi đại hội, tìm hiểu rõ hoàn cảnh, khả năng của từng người . b/ Thường xuyên liên lạc với giám thò để nắm thêm tình hình học sinh : Bởi thông qua giám thò GVCN có thể biết được : -Những học sinh trốn tiết, bỏ tiết, nghỉ học có phép, không phép -Những học sinh đánh nhau, đeo bảng tên giả, đi xe trong trường. -Những học sinh ăn mặc không đúng tác phong c/ Là người đại diện cho quyền lợi của học sinh trong lớp: Bảo vệ học sinh về mọi mặt một cách hợp lí, phản ánh với nhà trường, các giáo viên bộ môn, với gia đình và đoàn thể trong và ngoài nhà trường về nguyện vọng chính đáng của học sinh để có giải pháp giải quyết kòp thời, có tác dụng giáo dục 4-GVCN lớp có nhiệm vụ đánh giá kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp: -Phải xây dựng một kế hoạch toàn diện và vạch ra nhiệm vụ cụ thể của mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi học kì, cả năm học. -Đánh giá phong trào, hoạt động của lớp cần so sánh với phong trào chung của toàn trường -Đánh giá từng cá nhân trong lớp căn cứ vào năng lực, sự cố gắng của từng học sinh -Khi đánh giá hạnh kiểm học sinh ở mỗi tháng, mỗi học kì GVCN cần tham khảo ý kiến của giáo viên bộ môn, tham khảo ý kiến của ban cán bộ lớp, để học sinh tự bình xét trong tổ trước khi có những quyết đònh chính thức. Như vậy sẽ công bằng và chính xác, tránh được cái nhìn đònh kiến, thiếu khách quan. Tạo được niềm tin trong học sinh. II- Nhiệm vụ của GVCN lớp 1- Phải chòu sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường, cụ thểû là: a- Hàng tuần theo dõi lòch của trường, thông báo tại bảng kế hoạch chủ nhiệm để triển khai đến học sinh đầy đủ. Lòch sinh hoạt chủ nhiệm, công tác lao động, trực trường, nhà trường sẽ lên kế hoạch vào sáng thứ 5 mỗi tuần. Lòch sinh hoạt của mỗi tháng qui đònh như sau: -Tuần 1 : Triển khai công việc nhà trường (Có tuần giáo viên tự tổ chức giờ sinh hoạt bằng nhiều hình thức vui chơi giải trí cho học sinh) -Tuần 2 : Học hướng nghiệp -Tuần 3 : Công tác Đoàn -Tuần 4 : Xét đạo đức của tháng b- Sinh hoạt chào cờ: GVCN phải có mặt để nghe phổ biến công tác, đặc biệt là những buổi chào cờ cuối tháng, nhà trường sẽ có những nhận xét, đánh giá từng lớp với các mặt tồn tại – và tích cực để nhắc nhở, động viên các em kòp thời. c- Trực tiếp quản lý học sinh những buổi lao động, trực trường do nhà trường phân công. Tuyệt đối không được khoán trắng cho học sinh. d- Trong các buổi sinh hoạt chủ nhiệm, ngoài phổ biến công việc của nhà trường GVCN tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí cho học sinh. Các hoạt động này sẽ giúp các em sảng khoái tinh thần, mở mang trí tuệ, phát triển thể chất, tăng cường sức khoẻ, hình thành các phẩm chất nhân cách cơ bản như: lòng yêu nước, yêu quê hương, tình cảm thầy trò, tinh thần tập thể, lòng nhân ái…đồng thời hình thành các phẩm chất ý thức cá nhân như: trung thực, kỷ luật, khiêm tốn, tự trọng, kiên trì, lễ phép, lòch sự, tế nhò … nó tạo ra những điều kiện thuận lợi để học sinh giao tiếp, hình thành ý thức, năng lực hoà nhập vào cộng đồng xã hôïi sau này. e- Học sinh có những vi phạm về đạo đức ( trốn học, đánh nhau …) phải liên lạc kòp thời với phụ huynh, phối hợp với gia đình để cùng đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm giáo dục sinh cho thật có hệ quả. (Để giúp GVCN quản lý và theo dõi học sinh được tốt, hàng tuần nhà trường sẽ thống kê những vi phạm để giúp GVCN nắm vững học sinh. Một tờ dán tại bảng công tácchủ nhiệm, một tờ tại bảng tin thi đua để học sinh biết ) 2- GVCN trực tiếp dạy môn sinh hoạt ngoài giờ lên lớp : Năm học 2010 là năm thứ mười thực hiện Nghò quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, năm tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển Giáo dục –Đào tạo trong 10 năm (2001- 2010). Với đặc điểm trên, ngay từ đầu năm học nhà trường đã chú ý việc chỉ đạo GVCN dạy môn sinh hoạt ngoài giờ lên lớp của năm học -Dựa vào hướng dẫn giảng dạy SHNGLL Bộ giáo dục, Ban giám hiệu chủ động vạch ra chương trình cụ thể cho cả năm học với mục tiêu và nội dung như sau: a/ Mục tiêu của HĐGDNGLL : HĐGDNGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường THPT. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các bộï môn văn hoá với mục đích giúp học sinh: - Nâng cao hiểu biết về các giá trò truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trò tốt đẹp của nhân loại, củng cố, mở rộng kiến thức đã học trên lớp, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp. - Củng cố vững chắc kó năng cơ bản đã được rèn luyện từ THCS để trên cơ sở đó tiếp tục hình thành và phát triển các năng lực chủ yếu như: Năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trò - xã hội, năng lực tổ chức quản lí, khích lệ tinh thần vươn lên mạnh mẽ của học sinh về mọi mặt, nhất là trau dồi kiến thức văn hoá, rèn luyện năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập ở trường phổ thông - Có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chòu trách nhiệm về hành vi của bản thân( để tự hoàn thiện mình ) và của người khác biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống b/ Nội dung chương trình dạy môn HĐGDNGLL: -Tháng 9 : Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH-HĐH đất nước -Tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình -Tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo -Tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc –Uống nước nhớ nguồn -Tháng 1 : Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc -Tháng 2 : Thanh niên với lí tưởng cách mạng –Mừng Đảng, mừng xuân -Tháng 3 : Thanh niên với vấn đề lập nghiệp –Tiến bước lên Đoàn -Tháng 4 : Thanh niên với hoà bình, hữu nghò và hợp tác -Tháng 5 : Thanh niên với Bác Hồ kính yêu -Tháng 6-7-8 : Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống c/ Phương hướng chỉ đạo chung : c/1 -Mỗi chủ điểm được triển khai theo kế hoạch thời gian như sau : HĐGDNGLL được thực hiện với quỹ thời gian là 2 tiết / tháng như trong kế hoạch mà Bộ Giáo dục đã quy đònh. Vì thế mỗi tháng nhà trường tổ chức cho GVCN dạy môn GDNGLL vào chiều thứ bảy tuần thứ tư với quy mô lớp, liên lớp hoặc toàn trường. c/2-Nội dung và hình thức tổ chức chương trình HĐGDNGLL: - Thành lập ban chỉ đạo chương trình HĐGDNGLL, gồm những đồng chí thuộc các bộ môn: Văn – Sử – Đòa – Sinh vật – Công dân – Đoàn thanh niên - Nhiệm vụ của ban chỉ đạo HĐGDNGLL: Ban chỉ đạo giúp nhà trường ra hệ thống câu hỏi, biên tập, thiết kế các chương trình HĐGDNGLL với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như : Thi bẩy sắc cầu vồng ; Thi ứng xử linh hoạt ( giải quyết tình huống trong giao tiếp); Thi giải ô chữ ; Hái hoa dân chủ ; Tổ chức toạ đàm … -Những câu hỏi gợi ý của ban chhỉ đạo sẽ giúp cho GVCN chủ động hơn dạy có hiệu quả hơn. - Phương tiện, thiết bò tổ chức hoạt động : Để giúp GVCN tổ chức tốt hoạt động HĐGDNGLL cho học sinh, nhà trường cũng đã chú ý đến các phương tiện thiết bò như: Hệ thống mi crô, loa đài, tăng âm, băng hình băng cat set, các biểu bảng, sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh … 3-Nhiệm vụ của GVCN trong việc triển khai có hiệu quả phong trào thi đua Xây dựng phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tíc cực” Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ giáo dục cho học sinh thực hiện các phong trào, hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực do nhà truờng và đồn đề ra như: + Tổ chức cho học sinh thường xun giữ vệ sinh trường sạch đẹp, phân cơng khu vực lao động vệ sinh cho các lớp, tổng vệ sinh lớp học vào cuối giờ sinh hoạt chủ nhiêm của mỗi tuần và tổng vệ sinh tồn truờng vào chiều thứ 7 hàng tuần. + Phát động học sinh khơng viết, vẽ bậy lên tường lớp học. +Tổ chức trang trí cho các lớp học có ảnh Bác, đồng hồ,và mỗi lớp học sinh phải có khăn trải bàn và bình hoa tạo sự thân thiện giữa nhà trường và học sinh mỗi khi đến lớp. + Phát động phong trào trồng cây xanh bằng cách xã hội hóa giáo dục như Tổ chức cho học sinh các lớp tặng cây xanh cho trường, + Giáo dục học sinh ý thức tích cực tham gia bảo vệ quang cảnh mơi trường, giữ gìn vệ sinh nơi cơng cộng, khơng được vứt rác bừa bãi + Giới thiệu tài liệu truyền thống cách mạng, văn hố địa phương, để học sinh tìm hiểu, đáp ứng các tiêu chí của trường học thân thiện, học sinh tích cực. - Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm đánh giá, sơ kết học kì 1 việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. KẾT LUẬN: -Là một nhà quản lí giáo dục, trong quá trình chỉ đạo GVCN công tác giáo dục đạo đức học sinh, tôi nhận thấy, để thực phát huy được vai trò, trách nhiệm, lòng nhiệt tình của GVCN ngay từ đầu năm nhà trường phải có những buổi học tập, hướng dẫn cụ thể công việc cho GVCN. -Giao trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở GVCN hoàn thành công tác được giao. -Xử lí kòp thời những GVCN không hoàn thành nhiệm vụ và động viên khen thưởng kòp thời những GVCN hoàn thành tốt nhiệm vụ vào cuối mỗi tháng trong ngày họp sơ kết của toàn hội đồng. -Với GVCN trẻ, họ là những thầy cô nhiệt tình nhưng thiếu kinh nghiệm trong công tác, tôi thường xuyên giúp đỡ, chỉ bảo họ tận tình cách thức xử lí trước những việc khó. Tổ chức các hội nghò GVCN tốt để họ học hỏi kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm. Nha Trang ngày 5/10/2010 . giá hạnh kiểm học sinh ở mỗi tháng, mỗi học kì GVCN cần tham khảo ý kiến của giáo viên bộ môn, tham khảo ý kiến của ban cán bộ lớp, để học sinh tự bình. tập –hạnh kiểm vào phiếu báo điểm gửi về cho phụ huynh ( Muộn nhất là ngày 5 của tháng sau) - Bàn bạc các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Ngày đăng: 28/10/2013, 22:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan