Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

103 777 1
Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

PHẦN MỞ ĐẦU1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀICây cao su có mặt trên đất Thừa Thiên Huế từ năm 1993, theo các dự án trong Chương trình 327, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Lúc đầu, các hộ nông dân trực tiếp thực hiện dự án ở các huyện Phong Điền, Hương Trà, Nam Đông, A Lưới cũng không mấy tin tưởng vào hiệu quả kinh tế của cây cao su. Thế nhưng, điều bất ngờ thú vị đã xảy ra, cây cao su bén duyên rất nhanh trên đất Thừa Thiên Huế. Nhiều vùng đất xưa kia nghèo khó, chỉ sau hơn 10 năm trồng cao su đã trở nên giàu có hơn, như vùng kinh tế mới Phú Mậu (Nam Đông), các xã vùng gò đồi Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn (Phong Điền); Hương Vân, Hương Bình, Bình Điền (Hương Trà) . Gần 6.000 hộ gia đình nghèo ở vùng sâu vùng xa đã thoát nghèo, nhiều người vươn lên thành triệu phú, tỷ phú từ cây cao su. Vụ khai thác mủ cao su năm 2006, 2007 và 2008, nhiều hộ trồng cao su ở Hương Trà, Phong Điền, Nam Đông, A Lưới . đã có thu nhập trên 1 triệu đồng/ngày, bình quân toàn tỉnh thu 50 triệu đồng/ha/năm. Chính từ hiệu quả kinh tế thiết thực nên diện tích trồng cao suThừa Thiên Huế được nhân rộng rất nhanh. Nếu giai đoạn 1993 - 1997, toàn tỉnh trồng được 1.600ha, thì đến giữa năm 2007, diện tích này đã lên đến 8.500ha, tập trung nhiều nhất là huyện Nam Đông với gần 3.000ha, Phong Điền 2.500ha, Hương Trà 2.500ha . Diện tích cao su được khai thác trong năm 2007 là gần 3.500ha, sản lượng mủ khô trên 3.000 tấn và kim ngạch xuất khẩu cao su đạt hơn 7 triệu USD/năm. Có thể nói, cây cao su đang trở thành cây trồng chủ lực trong xóa đói giảm nghèo ở Thừa Thiên Huế, bởi chưa một loại cây trồng nào ở Thừa Thiên Huế có tốc độ nhân rộng diện tích nhanh và đem lại hiệu quả kinh tế cao như cây cao su. Loại cây này đã thế chỗ cho rất nhiều cây trồng truyền thống hiện nay như sắn, mía, chè, tiêu . ở huyện Nam Đông và Phong Điền. Nhờ có cây cao su mà một xã như Phong Mỹ nghèo nhất tỉnh Thừa Thiên Huế trước đây, sau hơn 10 năm gắn bó với cây cao su nay đã vươn lên thành địa phương có thu nhập tính theo đầu người cao nhất huyện Phong Điền. 1 Sau gần 15 năm có mặt trên đất Thừa Thiên Huế, cây cao su đã khẳng định được vị thế trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng chủ lực của địa phương, khẳng định vị thế của nông nghiệp hàng hóa, là “cây vàng” của hàng ngàn hộ dân trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, để cây cao su phát huy hiệu quả kinh tế lâu dài, bền vững, tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải có một chiến lược định hướng, quy hoạch cụ thể về quỹ đất để phát triển cũng như chuyển giao công nghệ trồng, khai thác, chế biến, phân phối, tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, tránh tình trạng phát triển ồ ạt theo phong trào, khi rớt giá lại chặt phá như một số loại cây trồng trước đây. Để có thể mô tả, đánh giá khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách phát triển của tỉnh, tôi quyết định chọn đề tài “Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ của mình.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀIMục tiêu tổng quátMục tiêu tổng quát là đánh giá thực trạng hình hình sản xuất cao su trên địa bàn theo hướng sản xuất hàng hóa tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ sở đó đề xuất những hướng giải pháp nhằm đẩy mạnh khả năng sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh.Mục tiêu cụ thểĐánh giá thực trạng cũng như kết quả, hiệu quả sản xuất cao su trên địa bàn từ đó tìm ra nguyên nhân tác động đến công tác sản xuất cao su nói chung và cao su hàng hóa nói riêng.Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ mủ cao su trong thời gian tới.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUPhương pháp duy vật biện chứng để xem xét các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau có tính khách quan, logic và khoa học.Phương pháp phân tổ thống kê để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của cây cao su.2 Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua nhiều nguồn khác nhau có liên quan như báo chí, báo cáo, sách, tạp chí .Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn 90 hộ sản xuất cao su của 3 xã thuộc 3 huyện trên địa bàn tỉnh.Phương pháp tổng hợp số liệu thống kê: Để tổng hợp các số liệu thống kê sử dụng các phương pháp sau:+ Tổng hợp, phân tích, so sánh các chỉ tiêu cơ bản của sản xuất nông nghiệp+ Phân tổ thống kê+ Sơ đồ, bảng biểu .Phương pháp phân tích ANOVA được dùng để kiểm định sự khác nhau về trị trung bình các ý kiến đánh giá của nông hộ điều tra về có hay không có sự khác nhau về mức độ quan trọng của cơ sở hạ tầng, chính sách của Nhà nước đối với nông hộ và năng lực của hộ sản xuất đến sản xuất cao su giữa các địa phương với nhau và giữa từng địa phương với mức trung bình của các đơn vị điều tra.Phương pháp phân tích chuỗi chung nhằm phân tích các khâu trung gian, các đầu mối thu mua và quá trình tạo lại giá trị qua các khâu.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀIĐối tượng nghiên cứuTình hình sản xuất cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.Phạm vi nghiên cứu+ Về không gian Đề tài nghiên cứu tại 3 xã của 3 huyện: Xã Phong Mỹ huyện Phong Điền; xã Hương Bình huyện Hương Trà; xã Hương Hòa huyện Nam Đông. Đây là 3 xã có sản xuất cao su hàng hóa với số lượng lớn, còn ở các xã khác chủ yếu là đang ở thời kỳ kiến thiết cơ bản.+ Về thời gianĐề tài được nghiên cứu từ tháng 6/2008 đến tháng 6/2009.3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN XUẤT HÀNG HÓA1.1.1. Khái niệm về sản xuất hàng hóaLịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế đó là sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa. Sản xuất tự cung tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm do lao động tạo ra nhằm thỏa mãn trực tiếp nhu cầu của người sản xuất. Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc bán trên thị trường. Hai kiểu tổ chức đó đã đưa một sản phẩm chỉ đơn thuần là thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất thành một hàng hóa trao đổi mua bán trên thị trường.Không phải bất cứ một sản phẩm nào được sản xuất ra đều được gọi là hàng hóa, nó chỉ được coi là hàng hóa khi có đủ những điều kiện sau đây:+ Là sản phẩm của lao động sản xuất ra.+ Thỏa mãn một hay một số nhu cầu nào đó của con người.+ Được mua bán trao đổi trên thị trường.Một sản phẩm khi vượt qua ranh giới tự cung tự cấp được gọi là hàng hóa thì chỉ có hai con đường tồn tại hoặc không tồn tại, nếu nó được thị trường chấp nhận thì tồn tại còn nếu không thì ngược lại. Ngành sản xuất có hai trạng thái là tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa. Để sản xuất hàng hóa ra đời cần có hai điều kiện sau:Thứ nhất là phân công lao động xã hội, tức là phân chia lao động ra làm nhiều ngành, nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hóa, do đó dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất thành những ngành nghề khác nhau. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một số sản phẩm nhất định. Nhưng nhu cầu tiêu dùng của con nguời thì vô hạn nên phải có sự trao đổi mua bán qua lại lẫn nhau giữa các thành phần sản xuất khác nhau.4 Thứ hai là có sự tách biệt tương đối về kinh tế của những người sản xuất tức là có sự quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất mà khởi thủy là chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định được người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao động. Như vậy, chính sự quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập nhau nhưng họ nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc nhau về sản xuất và tiêu dùng.1.1.2 Ý nghĩa của sản xuất hàng hóaSản xuất hàng hóa là hình thức sản xuất vượt qua được ngưỡng tự cung tự cấp, vượt qua được ngưỡng tự sản tự tiêu để hướng đến đáp ứng được nhu cầu của thị trường mà biểu hiện cao hơn nữa là đáp ứng được đa nhu cầu và khó tính của người tiêu dùng. Sản xuất hàng hóa là biểu hiện bên ngoài và rõ nét về sự phát triển chung của xã hội và mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Sản xuất hàng hóa đang ngày càng hướng đến nhu cầu dựa vào tính hữu dụng, tính tự nhiên của vật phẩm, do áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật con người ngày càng cố gắng tìm ra những đặc tính riêng để đáp ứng hơn nữa nhu cầu riêng của tính hữu ích đó. Quá trình sản xuất đi từ sản xuất nhỏ lẻ chỉ đáp ứng được một số nhu cầu hiện hữu đến sự phát triển đại công nghiệp như ngày nay, người tiêu dùng đi từ sự “xếp hàng mua hàng” đến chức danh “thượng đế” mua hàng chính hiệu. Người tiêu dùng đang đứng trước sự lựa chọn đa dạng về mẫu mã, chất lượng, giá cả, hậu mãi sau bán hàng . phù hợp với yêu cầu và sở thích của mình. Hiện nay, nhà sản xuất không chỉ sản xuấtbán những cái mình có mà đi theo hướng sản xuấtbán những cái thị trường đang cần tức là sản xuất hướng nhu cầu người tiêu dùng. Sản xuất không những chỉ chạy theo số lượng mà đang ngày càng hướng đến chất lượng với mục tiêu “chất lượng là hàng đầu” với việc áp dụng khoa học công nghệ là nền tảng, là kim chỉ nam cho sự phát triển riêng lẽ.Sự phát triển của sản xuất xã hội với tính chất mở của các quan hệ hàng hóa tiền tệ làm cho giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong nước và quốc tế 5 ngày càng phát triển. Từ đó tạo điều kiện ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa nhân dân.1.1.3. Sản xuất hàng hóa nông sản1.1.3.1. Khái niệm sản xuất nông sản hàng hóa Nông nghiệp hàng hóa là một bộ phận của nền kinh tế hàng hóa, là kiểu tổ chức kinh tế - xã hội sản xuất ra nông sản phẩm không phải để tự mình tiêu dùng mà để trao đổi, mua bán trên thị trường, nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội, vừa có lợi nhuận cho người sản xuất ra nó để tái sản xuất mở rộng và hiện đại hóa nền nông nghiệp.Sản xuất nông nghiệp hàng hóa là ngành sản xuất không những cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người, không ngành nào có thể thay thế được. Trên 40% số lao động trên thế giới đang tham gia vào hoạt động nông nghiệp. Đảm bảo an ninh lương thực là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, góp phần ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế [1].Do nhu cầu phát triển của xã hội, tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng của khoa học công nghệ nên sản xuất hàng hóa nông nghiệp càng ngày càng phát triển. Cho đến nay sản xuất hàng hóa nông sản không những chỉ sản xuất theo số lượng, sản xuất để trao đổi mà cũng đang dần theo xu thế sản xuất hàng hóa nông sản có giá trị cao trước thời kỳ hội nhập và phát triển.Nông sản hàng hóa có giá trị cao không chỉ dựa vào năng suất và chất lượng cao, giá thành hạ, mà sản lượng hàng hóa phải nhiều, phong phú, luôn sẵn sàng xuất bán cho thị trường trong và ngoài nước theo hợp đồng và đáp ứng ngay nhu cầu của thị trường mới kiến lập được. Tổ chức sản xuất nông nghiệp hợp lý là một trong những yếu tố quyết định để hóa giải khó khăn, phát huy thuận lợi nhằm đáp ứng yêu cầu trên.6 1.1.3.2. Đặc điểm của sản xuất hàng hóa nông sảnMột là tính đa dạng của phân công lao động và sản phẩm. Trong sản xuất hàng hóa, những nhóm ngành được chia thành những ngành vùng nhỏ hơn, mà quá trình phân công lao động, ngoài việc diễn ra trong nội bộ ngành, vùng còn có sự liên kết hợp tác chặt chẽ với công nghiệp dịch vụ đặc biệt là công nghiệp nông thôn và dịch vụ nông nghiệp.Hai là, nông nghiệp hàng hóa là nông nghiệp đa dạng, tổng hợp nhưng trên cơ sở tính đa dạng sinh học của vùng miền.Ba là, sản xuất hàng hóa nông nghiệp có sự khác biệt tương đối so với sản xuất hàng hóa công nghiệp, điều này thể hiện qua sự phân công lao động. Phân công lao động trong công nghiệp có sự phân công cao còn trong nông nghiệp bao giờ cũng kết hợp chuyên môn hóa với phát triển tổng hợp. Mặt khác nông nghiệp còn phụ thuộc vào thiên nhiên trong khi sản xuất công nghiệp sản xuất phụ thuộc vào thị trường. Sản xuất nông nghiệp hướng đến mùa vụ trong khi sản xuất công nghiệp hướng đến nhu cầu người tiêu dùng . Trong nền kinh tế hiện đại, sản xuất nông nghiệp trở thành ngành sản xuất nông sản hàng hóa [9].1.1.3.3. Những đặc trưng của nông sản hàng hóaGiá cả dễ biến động mạnhGiá cả của sản phẩm nông sản dễ thay đổi đáng kể và đột ngột trong vòng một ngày hoặc một tuần. Do không có công nghệ bảo quản và sơ chế nên hàng hóa nông sản đều được mua bán dưới dạng tươi sống và phạm vi phân phối hẹp. Mức độ biến động giá do nhu cầu điều phối kém hoặc do không thể bảo quản lâu mà phải bán ngay. Do đó, giá của sản phẩm nông sản có xu hướng giảm nhiều vào cuối ngày vì lúc này loại hàng hóa này bắt đầu hỏng. Hơn nữa khi có một lượng nông sản lớn đột ngột xâm nhập do tính chất thu hoạch đại trà và rầm rộ nên làm cung vượt quá cầu thị trường.Bên cạnh đó, giá nông sản hiện nay còn phụ thuộc vào nhu cầu thế giới thông qua con đường xuất nhập khẩu, ngoài yếu tố nội tại trong nước còn phụ thuộc rất lớn vào mức độ khan hiếm của cung cầu thị trường thế giới. 7 Tính thời vụCác sản phẩm nông nghiệp thường có thời vụ thu hoạch nhất định, hoặc theo từng chu kì nên giá cả hàng hóa nông sản lúc vào vụ thường rớt giá xuống thấp do lượng cung quá lớn nhưng sau đó lại được đẩy lên cao vào lúc khan hiếm hàng. Tính chất sinh học và tính thích nghi nên tạo mỗi loại cây trồng đều có những mùa vụ nhất định trong năm. Do đặc điểm khí hậu nước ta phân bố đều giữa các vùng miền nên việc gieo trồng và thu hoạch các nông sản thường vào một thời điểm giống nhau.Sản phẩm nông sản khi thu hoạch là những sản phẩm tươi sống có chu kỳ sống nhất định, nên không thể để được lâu nếu không sơ chế kịp thời. Những nông dân sản xuất nhỏ của nước ta không có phương tiện tồn kho, cất trữ và bảo quản thế là phải bán đi hầu hết đầu ra của mình vào lúc giá tương đối hạ. Dao động mạnh về giá giữa các nămGiá nông sản hàng hóa có thể dao động mạnh giữa các năm. Điều kiện tự nhiên như thời tiết, dịch bệnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra dao động giá do tác động của nó tới cung. Do tính chất giá cả năm trước sẽ tác động mạnh đến quyết định việc đầu tư mở rộng hay thu hẹp quy mô của người sản xuất, cộng với tính mùa vụ của cây trồng sẽ ảnh hưởng đến giá cả khác nhau của từng năm.Phản ứng của nông dân đối với hiện tượng trên càng làm giá cả biến động mạnh hơn. Nông dân có thể phản ứng quá tích cực khi thấy giá cả của một mặt hàng nhất định tăng lên bằng cách mở rộng diện tích nuôi trồng và thâm canh sản xuất trong những vụ tiếp theo làm cho lượng cung vượt quá cầu dẫn tới giảm giá trong thời điểm thu hoạch. Trong tình huống ngược lại, nông dân lại giảm mạnh sản xuất khi giá sụt nghiêm trọng.Tính rủi roBất cứ một ngành sản xuất nào khi bước ra thị trường bên cạnh những thuận lợi vốn có thì ẩn hiện những rủi ro đi kèm buộc người sản xuất phải biết điều phối, sống chung và có những biện pháp giảm thiệt hại một cách thấp nhất. 8 Ngành sản xuất nông nghiệp ngoài những lý do chung thì còn có những lý do mang tính đặc thù như: thiên tai, dịch bệnh, rớt giá, khó khăn trong tiêu thụ nông sản phẩm là những vấn đề rủi ro trong nông nghiệp nông thôn hiện nay.Rủi ro trong nông nghiệp có thể được phân chia ra làm 2 dạng chính: rủi ro về sản lượng và rủi ro về giá cả. Sự rủi ro về sản lượng có nguyên nhân từ sự tác động của điều kiện thiên nhiên, trong khi sự không chắc chắn về kinh tế dẫn đến rủi ro về giá cả.Bên cạnh đó, còn có một rủi ro rất lớn mà chúng ta ít đề cập đến đó là trong thời gian tới, khi những rào cản thương mại được bãi bỏ, thuế nhập khẩu giảm, nông sản nhập khẩu từ các nước phát triển bán trên thị trường với giá thấp sẽ gây sức ép lớn cho kinh tế nông thôn. Nhiều doanh nghiệp có thể phải đối mặt với nguy cơ phá sản, cả kinh tế nông hộ, nông dân lao động nông nghiệp thủy sản sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu không nắm bắt lấy cơ hội quan trọng trong quá trình mở cửa và hội nhập để thúc đẩy kinh tế phát triển, tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa. Đây thực sự là thách thức lớn nhất cần phải vượt qua đối với phát triển nông nghiệp nông thôn.Chi phí giao dịch và chi phí tiếp thị caoSau hơn 6 năm thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng, rất nhiều doanh nghiệp và nông dân đã gặp nhau giữa “cung và cầu”. Tuy nhiên, khoảng cách này đang khá lớn, hàng hóa nông sản phải đi qua nhiều khâu, nhiều kênh phân phối khác nhau, chênh lệch giá giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng có một khoảng cách khá xa. Đây là bất cập vẫn đang thách thức dẫn đến biên độ thị trường lớn cho hàng hóa nông sản Việt Nam [21].Biên độ thị trường lớn là do quy mô sản xuất nông sản của các hộ nông dân còn rất nhỏ, lại nằm ở các vùng sâu, vùng xa. Vì thế, làm tăng chi phí thu gom, chi phí vận chuyển do các thương nhân phải đi đến tận nơi để thu mua. Và mỗi lần thu mua các tư thương cũng phân loại, sơ chế . bảo quản, cất giữ và tạo một giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu để có lợi trước khi bán lại cho các khâu trung gian trong chuỗi tiếp theo.9 Bên cạnh đó, hàng hóa nông sản trước thềm hội nhập WTO phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ những hàng hóa nông sản có giá trị và chất lượng cao ở các nước khác, việc tìm bạn hàng mới, thị trường mới cộng với chiến lược giá thấp và chất lượng cao buộc ngành nông nghiệp hàng hóa phải đầu tư một lượng chi phí lớn cho công việc quảng cáo và tiếp thị ở những thị trường mới [21].Thiếu thông tinKhả năng tiếp cận thông tin thị trường kém là một nguyên nhân quan trọng làm cho thị trường nông sản không hiệu quả. Nhìn chung, kiến thức và sự hiểu biết của nông dân về các phương thức hoạt động của thị trường là hạn chế. Bên cạnh đó nông dân chưa tiếp cận được hoặc thiếu thông tin về cầu và giá cả. Thiếu kiến thức làm hạn chế khả năng tiếp cận tới các thị trường có cơ hội mang lại lợi nhuận cao hơn. Không nắm bắt được thông tin từ khách hàng nên hạn chế khả năng đáp ứng yêu cầu của người mua và thương thuyết để đạt được một mức giá hợp lý. Thương nhân và nhà chế biến cũng không có khả năng tiếp cận các thông tin quan trọng về thị trường, nên không thể hoàn toàn điều chỉnh ngay được khi môi trường kinh doanh thay đổi. Nói một cách tổng quát, thiếu thông tin làm cho chi phí tiếp thị và rủi ro cao dẫn tới điều phối cung cầu kém.Nhu cầu ngày một phát triển, thị trường ngày một rộng mở, các yêu cầu khắt khe về các chỉ số, thông số chất lượng của các bạn hàng đã buộc nông sản hàng hóa Việt Nam không ngừng cải tiến và vươn lên. Việc nắm bắt được thông tin là một lợi thế cho vấn đề trên còn không thì ngược lại. Đây là trở ngại rất lớn cho nền nông nghiệp hàng hóa Việt Nam trước thềm hội nhập.Cung kém co giản theo giáNói chung lượng cung hàng hóa nông sản không đáp ứng nhanh với giá cả, đặc biệt trong ngắn hạn. Nói cách khác, nông dân cần nhiều thời gian để điều chỉnh sản xuất sao cho đáp ứng với sự thay đổi giá.Người nông dân không thể tăng hay giảm diện tích khi giá cả của nông sản đó biến động vì tính chất mùa vụ, thời gian gieo trồng và sản xuất kéo dài. Chỉ có sự lựa chọn duy nhất là điều chỉnh vật tư đầu vào sao cho hợp lý với điều kiện thực tế. 10 [...]... ánh kết quả cuối cùng thu được trong quá trình sản xuất Nó phản ánh năng lực của người sản xuất cũng như kết quả thu được Tỷ su t hàng hóa của sản phẩm: Là tỷ số giữa giá trị sản phẩm hàng hóa với tổng giá trị sản phẩm sản xuất ra trong năm Tỷ su t hàng hóa của hộ: Là tỷ số giữa sản phẩm hàng hóa nghiên cứu với tổng giá trị sản phẩm hàng hóa của hộ sản xuất ra trong một chu kỳ Giá trị hiện tại thuần... quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh 1.5 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CAO SU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 1.5.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới 1.5.1.1 Tình hình sản xuất Năm 1873 Collin và Markham thu gom hạt cao su đưa về nhân trồng và đến năm 1910, mức tiêu thụ cao su thiên nhiên đã đạt được trên 100.000 tấn Những năm tiếp theo, mức tiêu thụ cao su thiên nhiên gia tăng... nước trên thế giới đều hình thành vành đai nông nghiệp ngoại thành với hướng chuyên môn hoá sản xuất rau, thịt, sữa, trứng cung cấp cho nhu cầu của dân cư Sản xuất cao susản xuất hàng hoá do đó thị trường và giá cả đóng vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất cao su Sản phẩm xuất ra, người sản xuất phải bán nó, muốn bán được phải được thị trường thừa nhận thông qua việc thực hiện giá cả Sản xuất. .. phần thặng dư còn lại sau khi hoàn vốn 28 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địaThừa Thiên Huế là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ Bắc và 107,8-108,20 kinh Đông Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp... và xuất khẩu cao su Cao su thiên nhiên (NR) là loại hàng hoásự hồi phục lớn nhất trong vài năm lại đây Với giá thấp kỷ lục 0,58 USD/kg năm 2001, giá cao su trung bình đã lên 2,01 USD/kg trong su t năm 2006 và dự báo lên 2,40 USD/kg trong năm 2008, tăng 4 lần trong vòng 4 năm Việc tăng giá cao su một phần phản ánh nhu cầu cao và nhân tố quan trọng hơn cả là giá dầu thô cao Sản lượng cao su được sản. .. tiến hành trên quy mô tương đối lớn Do vậy việc quy hoạch, bố trí sản xuất phải gắn liền với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của vùng, nên cần xác định đúng vùng cần trồng cao su, loại đất trồng cao su cho phù hợp điều kiện sinh thái, điều kiện tự nhiên xã hội Quá trình sản xuất cao su là quá trình sản xuất có trình độ chuyên môn hoá cao mang đặc điểm sản xuất nông nghiệp, sản xuất công... trợ sản xuất có tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hóa Nó đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả, đồng thời nó góp phần nâng cao giá trị nông sản hàng hóa nói chung và hàng hóa cao su nói riêng + Hệ thống dịch vụ đầu vào Hiện nay, với mục tiêu là phục vụ đến tận tay người nông dân, hệ thống các của hàng, ... Người sản xuất xác lập một chính sách giá, tìm ra mọi cách hạ giá thành nâng cao năng xuất cây trồng Đối với người nông dân sản xuất nông sản phẩm ngoài việc họ sản xuất ra để tiêu dùng trong gia đình thì họ còn phải bán ra thị trường một lượng nông sản phẩm của mình và mua các mặt hàng tiêu dùng, mua các yếu tố đầu vào trên thị trường để đầu tư cho sản xuất Ở đây, các hộ nông dân sản xuất mủ cao su với... đó sử dụng dầu hạt cao su để sản xuất sơn, vecni; xà phòng; và một số chất độn pha thuốc kích thích mủ cao su [13] d Mật ong Ngoài các sản phẩm nêu trên, hàng năm vào mùa cao su ra lá non vừa ổn định, có thể nuôi ong để lấy mật từ các tuyến mật ở cuống lá Chất lượng mật ong từ cây cao su rất tốt và có màu sáng Khoảng 30% lượng mật ong sản xuất từ Ấn độ là thu hoạch từ vườn cao su Tại Việt Nam, các nhà... ninh quốc phòng tại các vùng biên giới Các sản phẩm kinh tế a Mủ cao su nguyên liệu Sản phẩm chủ yếu của cao su là mủ cao su với các đặc tính hơn hẳn cao su tổng hợp về độ giãn, độ đàn hồi cao, chống đứt, chống lạnh tốt, ít phát nhiệt khi cọ xát, dễ sơ luyện Mủ cao su là nguyên liệu không thể thiếu được trong đời sống hằng ngày của con người Các sản phẩm cao su có thể chia thành các loại chính như: . sản xuất cao su trên địa bàn theo hướng sản xuất hàng hóa tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ sở đó đề xuất những hướng giải pháp nhằm đẩy mạnh khả năng sản xuất. đến công tác sản xuất cao su nói chung và cao su hàng hóa nói riêng.Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ mủ cao su trong thời

Ngày đăng: 02/11/2012, 10:31

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: Thực trạng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu cao su tự nhiên - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 1.1.

Thực trạng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu cao su tự nhiên Xem tại trang 23 của tài liệu.
Từ năm 1995 trở lại tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên ngày càng tăng. Đặc biệt là những năm gần đây. - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

n.

ăm 1995 trở lại tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su thiên nhiên ngày càng tăng. Đặc biệt là những năm gần đây Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 1.3: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su năm 2005 theo vùng trồng - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 1.3.

Diện tích, sản lượng và năng suất cao su năm 2005 theo vùng trồng Xem tại trang 25 của tài liệu.
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.2.1..

Tình hình sử dụng đất đai Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 2.2: Tình hình dân số và lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 2.2.

Tình hình dân số và lao động tại tỉnh Thừa Thiên Huế Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 2.3: Diện tích cao su của Tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm 199 3- 2008 - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 2.3.

Diện tích cao su của Tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm 199 3- 2008 Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 2.4: Cơ cấu giống cao su trồng mới năm 2001- 2006 - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 2.4.

Cơ cấu giống cao su trồng mới năm 2001- 2006 Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 2.5: Biến động sản lượng, năng suất cao su trên địa bàn tỉnh - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 2.5.

Biến động sản lượng, năng suất cao su trên địa bàn tỉnh Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 2.6: Diện tích cao su đưa vào khai thác năm 2007 và năm 2008 - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 2.6.

Diện tích cao su đưa vào khai thác năm 2007 và năm 2008 Xem tại trang 41 của tài liệu.
2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAO SU HÀNG HÓA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

2.3..

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CAO SU HÀNG HÓA CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA 2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ điều tra Xem tại trang 41 của tài liệu.
Qua bảng số liệu ta thấy rằng độ tuổi của các chủ hộ khá cao, bình quân toàn tỉnh là 50 tuổi, trong đó Phong Mỹ 47 tuổi, Hương Hòa 52 tuổi và Hương Bình 52  tuổi - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

ua.

bảng số liệu ta thấy rằng độ tuổi của các chủ hộ khá cao, bình quân toàn tỉnh là 50 tuổi, trong đó Phong Mỹ 47 tuổi, Hương Hòa 52 tuổi và Hương Bình 52 tuổi Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.8: Quy mô và cơ cấu diện tích cao su của các hộ điều tra - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 2.8.

Quy mô và cơ cấu diện tích cao su của các hộ điều tra Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2.9: Chi phí sản xuất 1ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản của các hộ - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 2.9.

Chi phí sản xuất 1ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản của các hộ Xem tại trang 45 của tài liệu.
Nhìn vào bảng 2.9 ta thấy rằng công tác đầu tư chăm sóc cao su được phân bổ đều trong thời gian KTCB, đây là quá trình kéo dài, hơn nữa cây cao su cũng như các  cây kinh tế khác đều có mối liên hệ giữa công tác kỹ thuật đúng cách và hiệu quả  kinh tế sau  - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

h.

ìn vào bảng 2.9 ta thấy rằng công tác đầu tư chăm sóc cao su được phân bổ đều trong thời gian KTCB, đây là quá trình kéo dài, hơn nữa cây cao su cũng như các cây kinh tế khác đều có mối liên hệ giữa công tác kỹ thuật đúng cách và hiệu quả kinh tế sau Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 2.11: Chi phí 1ha cao su thời kỳ kinh doanh - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 2.11.

Chi phí 1ha cao su thời kỳ kinh doanh Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 2.12: Năng suất và sản lượng mủ cao su của các hộ điều tra - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 2.12.

Năng suất và sản lượng mủ cao su của các hộ điều tra Xem tại trang 51 của tài liệu.
Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 2.13 - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

t.

quả tính toán được thể hiện ở bảng 2.13 Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 2.15. Ảnh hưởng của diện tích đến kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ Khoảng cách tổ - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 2.15..

Ảnh hưởng của diện tích đến kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ Khoảng cách tổ Xem tại trang 71 của tài liệu.
Bảng 2.16: Ảnh hưởng của đầu tư chi phí đến hiệu quả kinh doanh cao su của hộ - Sản xuất cao su hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 2.16.

Ảnh hưởng của đầu tư chi phí đến hiệu quả kinh doanh cao su của hộ Xem tại trang 73 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan