Để học tốt môn lịch sử

3 615 0
Để học tốt môn lịch sử

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Để học tốt môn Lịch Sử: "Học để hiểu và nhớ bài". Với môn lịch sử, mặc dù phải nhớ mốc lịch sử đó là năm tháng (có thể bỏ qua ngày). Nhưng vấn đề là bạn phải hiểu sự kiện ấy có ý nghĩa như thế nào chứ không phải trình bày các con số khô khan, vô nghĩa. Bởi các bạn sẽ khó đạt được điểm cao nếu chỉ đưa ra con số, số liệu mà không có phân tích, chứng minh. Vì thế, các bạn nên chia từng thời kỳ ra để học và trong từng thời kỳ phải định ra những sự kiện và hiểu nó chứ không chỉ thuộc lòng một cách máy móc theo sách giáo khoa. Có nghĩa là bạn phải sắp xếp các kiến thức ấy vào đúng nội dung, yêu cầu để trả lời câu hỏi đưa ra. (Các câu hỏi có thể là về hoàn cảnh lịch sử, người mở chiến dịch, nội dung văn kiện, diễn biến như thế nào, mục tiêu – ý nghĩa các lĩnh vực chính trị - xã hội ra sao…). Tóm lại, để học tốt môn Lịch Sử, các bạn nên học theo trình tự chặt chẽ từ chương, bài, mục trong sách giáo khoa. Không phải là quên gì học đó, mà nên ôn tập có hệ thống để dễ dàng liên kết được các vấn đề. Cách làm bài: cần làm nháp đề cương. Trong quá trình làm bài không nên sa đà vào sự kiện mà phải nêu bật được tính khái quát của vấn đề. Đó là các bạn cần phân tích đề bài, đề hỏi điều gì thì trả lời cái đó. Vì thế, nên làm đề cương sơ lược trước khi bắt tay vào viết để tạo ra trật tự, trình tự viết mạch lạc. Cách này sẽ giúp cho bạn không bị mất ý lớn, không bỏ sót điều quan trọng hoặc nếu có mất, chỉ mất những chi tiết nhỏ (mất điểm ít thôi). Làm đề cương có nghĩa là nhằm vào nội dung chứ không phải là làm văn (lập mở bài, thân bài, kết luận). Nháp được nội dung đề cương, bạn dễ dàng viết được mở bài. Cứ làm bài đến hết nội dung, bạn sẽ đi đến được kết luận. Môn Lịch Sử không cần quá chú trọng nhập đề, mở bài như môn Văn, mà phải nhằm vào thân bài, vào nội dung, ăn điểm là nằm ở phần này. Lỗi thường gặp của các bạn khi làm bài là: Không suy nghĩ kỹ câu hỏi đã làm bài. Câu hỏi không đòi hỏi viết nhiều lại viết rất dài. Điều này là không cần thiết. Không phải cứ viết dài là được điểm nhiều mà cách này sẽ hao tốn rất nhiều thời gian làm bài. Ví dụ hỏi về vấn đề “thuận lợi” thì các bạn không cần phải nêu nhiều về vấn đề “khó khăn” làm gì. Hoặc hỏi nội dung về quyền dân tộc cơ bản trong Hiệp định Genever, Hiệp định Paris… chẳng hạn, thì bạn chỉ trả lời cụ thể về quyền dân tộc trong hiệp định chứ không trình bày toàn bộ hiệp định. Đây là lỗi phổ biến, do chủ quan với các câu hỏi, đọc đại khái, viết theo ý mình dẫn đến việc thừa thiếu không cần thiết trong bài làm. Tuy không bị trừ điểm nhưng bạn đã tự trừ điểm của mình vào chỗ khác. Ngoài ra, phải trả lời tất cả các câu hỏi, không chỉ làm một câu thật tốt mà bỏ câu khác không làm. Bố trí thời gian cho từng câu: 180 phút là 10 điểm, trừ thời gian nháp 30 phút, vậy 1 điểm làm trong 15 phút. Chia theo tỷ lệ điểm và tránh việc dành thời gian chỉ cho một vài câu. Câu nào dễ làm trước, khó làm sau. Về đề thi, cần lưu ý: Theo nguyên tắc chung của Bộ, đề thi phải nằm trong chương trình (chiếm 80 - 90% trong đề thi). Vì vậy, nên bám sát sách giáo khoa, không nên đọc quá nhiều tài liệu và cũng không nên học tủ vì câu hỏi thường hay lô -gíc với nhau. Đế thi đại học ít khi hỏi vụn vặt, quá chi tiết. Do đó, không nên học thuộc theo kiểu học vẹt, học quá chi tiết mà phải chọn lọc kiến thức, nắm các sự kiện và mô tả, đánh giá, nhận xét được vấn đề. Sử dụng các câu hỏi trong sách và tự mình trả lời, sau đó so sánh với đáp án. Tuyệt đối không nhìn chép, nếu thấy còn nhiều thiếu sót, phải bổ khuyết và tự kiểm tra đánh giá lại. (Mẹo học để hiểu và nhớ bài). Những câu hỏi đã ra năm trước, có thể năm sau không lặp lại. Nhưng nội dung vẫn có thể hỏi ở góc độ khác. Vì vậy, các bạn phải học kiến thức toàn diện, có hệ thống, tuyệt nhiên không học tủ, học lệch. Một lưu ý nữa, trong hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT, chương trình có thể giảm tải kiến thức. Nhưng trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH thì không giảm nên các bạn phải phải học trọn chương trình. Tuy nhiên, môn Lịch Sử sẽ trở nên lý thú và dễ học nếu bạn siêng một chút và học có hệ thống để nắm được các ý chính, nắm được cái “khung”, cái “sườn” của nó. Nguyên tắc chung: Hiểu bài để ghi nhớ. Cách ghi nhớ tùy thuộc vào thói quen hoặc cá tính của mỗi người, có bạn nhớ tốt nhờ dựa vào: hình ảnh, sơ đồ hoặc nghe đọc, ghi chép v.v… Nhưng dù ghi nhớ theo phương pháp nào, vai trò quan trọng nhất vẫn là sự “hiểu”. Không hiểu và hiểu không rõ là hai điều cản trở trí nhớ hoạt động hiệu quả. Bạn cố gắng “nhồi” thật nhiều, nhưng nếu chỉ ở mức độ “gần như hiểu”, “có vẻ hiểu” thì bạn có thể tạm nhớ nhưng chỉ được một thời gian rồi bạn sẽ quên mất. Ngược lại, nếu bạn hiểu sâu một điều gì, thì bạn không còn bận tâm về việc ghi nhớ điều đó, trí nhớ tự nó vận hành. Bạn chỉ cần nhận biết những ý chính của bài và thật sự hiểu, hiểu càng nhiều, hiểu càng kỹ thì độ ghi nhớ sẽ càng sâu. Vấn đề là làm sao biết được mức độ hiểu của mình, liệu mình có thấu triệt được vấn đề mới học chưa? Cần bổ sung và chỉnh sửa thêm điều gì để sự tiếp thu đó tương ứng với sự mong muốn của bạn? Giải pháp cho nó chỉ là một mẹo nhỏ, mẹo nhỏ nhưng cũng rất hiệu quả, các bạn hãy thử áp dụng nha! Bí quyết để học tốt hơn: Dạy người khác. Các bạn đừng giật mình, bạn không bắt buộc phải trở thành nhà phạm thật sự đâu. Chỉ là vì, khi bạn học một cái gì đó mà bạn muốn: bạn có thể dạy nó lại cho một ai khác thì bạn sẽ học nó một cách hoàn hảo hơn và tập trung hơn mà thôi. Thông thường theo thói quen, chúng ta có khuynh hướng lược bỏ đi những gì chúng ta cho rằng mình đã hiểu khi chúng ta tự vấn chính mình. Cảm thấy mình đã hiểu rồi hoặc dường như đã hiểu, bạn cho rằng thế là đủ! Nhưng nếu bạn định dạy điều này cho người khác, bạn phải chú ý hơn, đào sâu hơn, có nghĩa là bạn phải diễn giải vấn đề này một cách đầy đủ và rõ ràng. Lúc này, lổ hổng kiến thức hoặc thiếu sót (nếu có) sẽ được phát hiện. Một khi bài học được hiểu sâu, hiểu kỹ càng thì việc ghi nhớ và ứng dụng nó không còn là chuyện quá khó. Để có thể dạy người khác, có thể giảng lại bài mà bạn vừa học cho một ai đó, không nhất thiết là phải có người học thật sự. Bạn có thể sử dụng mẹo này bằng 3 cách như sau: - Giảng lại bài bằng cách nhẩm trong đầu: Trí nhớ của bạn hoạt động theo cách trở đi trở lại, tự đặt ra những câu hỏi cho chính mình hoặc lập lại những lập luận để loại bỏ dần những mối nghi ngờ cho đến khi thông suốt. Bạn có thể tận dụng mọi lúc, mọi nơi, mọi cơ hội rảnh rổi để “ghi nhớ” theo cách này. Ngoài ra, nó còn giúp bạn học thêm và nâng cao “kỹ năng vận dụng vào thực tế” nữa. - Dạy người khác, giảng bài như một thầy/cô giáo: Nếu như bạn có thể làm cho vấn đề trở nên rõ ràng với người khác có nghĩa là vấn đề đó đã rõ ràng đối với bạn. Bạn đã hiểu, bạn có thể ghi nhớ và bạn sẽ dễ dàng sử dụng kiến thức này khi cần thiết. Trường hợp bạn không có người cần bạn giúp đỡ để giải thích hoặc bạn không có nhóm học tập, bạn vẫn có thể học theo cách đứng để ôn bài, “giảng bài” như một giáo viên vậy. Bạn phải lập luận và giải thích cho người khác hiểu (dù người khác chỉ là tưởng tượng). Học theo lối chủ động này, bài học chắc chắn sẽ được bạn ghi nhớ tốt hơn. Ngoài ra, việc nói to và cố gắng truyền đi một thông điệp như vậy sẽ giúp bạn phát triển thêm “kỹ năng thuyết trình”, khả năng giao tiếp của bạn sẽ tốt hơn. - Giảng dạy để học với cây bút: Bạn hãy ghi lại chính xác những ý mà bạn vừa mới học đươc, tiếp tục điền vào cho đầy đủ như là một dạng tóm tắt, một dàn bài chi tiết càng tốt. Sau đó, tiếp tục với một tờ giấy khác cho đến khi điều đó đúng với diễn tiến của buổi hoc, như là một giáo án. Đây là cách ghi nhớ bằng tay, rút ra tất cả những ý chính của bài học. Ngoài ra, học theo cách này, bạn có cơ hội rèn luyện “kỹ năng viết báo cáo và tham luận” của mình. Các bạn có thể vận dụng mẹo này để áp dụng chung với các phương pháp giúp trí nhớ và những phương pháp khác đã giúp bạn học từ trước đến nay. Bạn có thể dùng mẹo "Học để dạy người khác" này đối với tất cả các môn bạn đang học. . Để học tốt môn Lịch Sử: " ;Học để hiểu và nhớ bài". Với môn lịch sử, mặc dù phải nhớ mốc lịch sử đó là năm tháng (có thể. sao…). Tóm lại, để học tốt môn Lịch Sử, các bạn nên học theo trình tự chặt chẽ từ chương, bài, mục trong sách giáo khoa. Không phải là quên gì học đó, mà nên

Ngày đăng: 28/10/2013, 19:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan