De cuong on tap hoa 9 HKI(10-11)

6 733 6
De cuong on tap hoa 9 HKI(10-11)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS TÂY SƠN Tổ: Sử-Địa-Sinh-Hóa-TD-GDCD ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I HÓA HỌC LỚP 9 NĂM HỌC: 2010 – 2011 Phần I. Kiến thức trọng tâm 1. Học sinh biết được mối quan hệ gữa các hợp chất vô cơ. 2. HS viết được các chuỗi phản ứng liên quan đế mối quan hệ đó. 3. HS nắm nêu lên được sự giống và khác nhau về tính chất vât lý, tính chất hóa học của nhôm và sắt. 4. Học sinh biết thực hiện được một số chuỗi phản ứng của nhôm, sắt, của các hợp chất vô cơ… 5. HS thực hiện được một số bài tập nhận biết các chất. 6. HS làm được 1 số bài tập về tính số mol chất dư, tính hỗn hợp của 2 kim loại, tìm công thức hóa học Phần II. Câu hỏi và bài tập A. Trắc nghiệm Câu 1. Dãy gồm các chất đều là bazơ tan là: A. Ca(OH) 2 , Mg(OH) 2 , Cu(OH) 2 B. Ba(OH) 2 , Fe(OH) 3 , NaOH C. NaOH, KOH, Ba(OH) 2 D. NaOH, KOH, Al(OH) 3 Câu 2: Đơn chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch axit sunfuric loãng sinh ra chất khí? A. Lưu huỳnh B. Kẽm C. Bạc D. Cacbon Câu 3: Nhỏ dung dịch NaOH vào ống nghiệm có sẵn dd BaCl 2 . Hiện tượng xuất hiện là A. Chất rắn màu trắng B. Không hiện tượng gì C. Chất khí màu nâu D. Chất rắn màu xanh Câu 4: Dãy gồm các muối không tan trong nước là: A. CaSO 4 , CuCl 2 , BaSO 4 B. AgNO 3 , BaCl 2 , CaCO 3 C. Na 2 SO 4 , Ca 3 (PO 4 ) 2 , CaCl 2 D. AgCl, BaCO 3 , BaSO 4 Câu 5: Nhỏ dung dịch NaOH vào ống nghiệm có sẵn dd CuSO 4 . Hiện tượng xuất hiện là A. Chất rắn màu trắng B. Chất khí màu xanh C. Chất khí màu nâu D. Chất rắn màu xanh Câu 6: Cho từ từ dd NaOH vào dd FeCl 3 , lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi, chất rắn thu được là: A. Fe(OH) 2 B. Fe 2 O 3 C.FeO D. Fe 3 O 4 Câu 7: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần? A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe Câu 8: Sắp xếp các kim loại Fe, Cu, Zn, Na, Ag, Sn, Pb, Al theo thứ tự tăng dần của tính kim loại. A. Na, Al, Zn, Fe, Sn, Pb, Cu, Ag. C. Ag, Cu, Pb, Sn, Fe, Zn, Al, Na. B. Al, Na, Zn, Fe, Pb, Sn, Ag, Cu. D. Ag, Cu, Sn, Pb, Fe, Zn, Al, Na. Câu 9: Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là: A. NaOH, Al, CuSO 4 , CuO. C. CaO, Al 2 O 3 , Na 2 SO 3 , H 2 SO 3 B. Cu(OH) 2 , Cu, CuO, Fe. D. NaOH, Al, CaCO 3 , Cu(OH) 2 , Fe, CaO, Al 2 O 3 Câu 10: Dãy các chất đều phản ứng với dung dịch NaOH là: A. H 2 SO 4 , CaCO 3 , CuSO 4 , CO 2 . C. H 2 SO 4 , SO 2 , CuSO 4 , CO 2 , FeCl 3 , Al. B. SO 2 , FeCl 3 , NaHCO 3 , CuO. D. CuSO 4 , CuO, FeCl 3 , SO 2 Câu 11: Dãy gồm các chất phản ứng với nước ở điều kiện thường là: A. SO 2 , NaOH, Na, K 2 O. C. Fe 3 O 4 , CuO, SiO 2 , KOH B. CO 2 , SO 2 , K 2 O, Na, K. D. SO 2 , NaOH, K 2 O, Ca(OH) 2 Câu 12: Cặp chất nào dưới đây phản ứng với nhau để chỉ tạo thành muối và nước ? A. Kẽm với axit clohiđric C. Natri hiđroxit và axit clohiđric B. Natri cacbonat và Canxi clorua D. Natri cacbonat và axit clohiđric Câu 13: Lưu huỳnh đioxit được tạo thành từ cặp chất nào sau đây: A. Na 2 SO 4 + CuCl 2 B. Na 2 SO 4 + NaCl C. K 2 SO 3 + HCl D. K 2 SO 4 + HCl Câu 14: Có thể phân biệt dung dịch NaOH và Ca(OH) 2 bằng cách cho một trong chất khí A, B, C hay D đi qua dung dịch: A. Hiđro B. Hiđroclorua C. Oxi D. Cacbonđioxit Câu 15: Cặp kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường: A. Na, Al B. K, Na C. Al, Cu D. Mg, K - 1 - Câu 16: Dung dịch ZnSO 4 có lẫn tạp chất CuSO 4 . Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO 4 . A. Fe B. Mg C. Cu D.Zn Câu 17: Có dung dịch AlCl 3 lẫn tạp chất là CuCl 2 . Để làm sạch dung dịch muối nhôm có thể dùng chất: A. AgNO 3 B. HCl C. Al D. Mg Câu 18: Kim loại X có những tính chất sau: - Tỉ khối lớn hơn 1. - Phản ứng với Oxi khi nung nóng. - Phản ứng với dung dịch AgNO 3 giải phóng Ag. - Phản ứng với dung dịch H 2 SO 4 loãng giải phóng khí H 2 và muối của kim loại hóa trị II. Kim loại X là: A. Cu B. Na C. Al D. Fe Câu 19: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch axit H 2 SO 4 loãng: A. Cu B. Al C. HCl D. CO 2 Câu 20: Có thể dùng một hóa chất nào sau đây để nhận biết các lọ dung dịch không dán nhãn, không màu: NaCl, Ba(OH) 2 H 2 SO 4 : A. Phenolphtalein B. Dung dịch NaOH C. Quỳ tím D. Dung dịch BaCl 2 Câu 21: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl ? A. Cu B. Zn C. Mg D. Fe Câu 22: Dãy gồm các chất đều phản ứng với axit sunfuric loãng là: A. NaOH, Cu, CuO B. Cu(OH) 2 , SO 3 , Fe C. Al, Na 2 SO 3 D.NO, CaO Câu 23: Cho bột Đồng qua dung dịch axit sunfuric đặc, đun nóng. Chất khí sinh ra là: A. H 2 B. SO 3 C. SO 2 D.CO 2 Câu 24: Có thể pha loãng axit H 2 SO 4 bằng cách: A. Cho từ từ axit vào nước B. Cho từ từ nước vào axit C. A và B đều đúng D. Cho axit và nước vào cùng một lúc Câu 25: Dãy gồm các chất đều là oxit axit A. Al 2 O 3 , NO,SiO 2 B. Mn 2 O 7 ,NO, N 2 O 5 C. P 2 O 5 , N 2 O 5 , SO 2 D. SiO 2 , CuO, P 2 O 5 Câu 26: Khi cho CO có lẫn CO 2 , SO 2 có thể làm sạch khí CO bằng những chất nào: A. H 2 O B. dd HCl C. dd NaOH D. dd H 2 SO 4 Câu 27: Chất có thể tác dụng với nước cho 1 dung dịch làm quỳ tím chuyển màu thành đỏ A. CaO B. CO C. SO 3 D. MgO Câu 28: Đơn chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch axit sunfuric loãng sinh ra chất khí? A. Lưu huỳnh B. Kẽm C. Bạc D. Cacbon Câu 29: Dãy gồm các chất là oxit bazơ: A. Al 2 O 3 , CaO, CuO B. CaO, Fe 2 O 3 , CO 2 C. SiO 2 , Fe 2 O 3 , CO D. ZnO, SO 2 , Al 2 O 3 Câu 30: Có các dung dịch: Na 2 CO 3 , BaCl 2 , Ca(NO 3 ) 2 , H 2 SO 4 , NaOH. Có mấy cặp chất có phản ứng? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 31: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuCl 2 đến khi kết tủa không tạo thêm được nữa thì dừng. Lọc lấy kết tủa đem nung thì chất rắn thu được là: A. Cu B. Cu 2 O C. CuO D. CuO 2 Câu 32: Dãy gồm các chất đều là bazơ tan là: A. Ca(OH) 2 , Mg(OH) 2 , Cu(OH) 2 B. Ba(OH) 2 , Fe(OH) 3 , NaOH C. NaOH, KOH, Ba(OH) 2 D. NaOH, KOH, Al(OH) 3 Câu 33: Hãy chọn bazơ nào là bazơ tan: A . Cu(OH) 2 B. Al(OH) 3 C.KOH D. Fe(OH) 3 Câu 34: Muối nào sau đây tác dụng được với NaOH: A . NaCl B. BaCl 2 C. CuCl 2 D. KCl Câu 35: Dung dịch natrihyđroxit làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển thành: A . Tím B.Xanh C. Vàng D. Đỏ Câu 36: Dung dịch muối tác dụng với dung dịch axit sinh ra: A. Axít và nước C. Bazơ mới và nước B. Muối mới và nước D. Muối mới và axit mới - 2 - Câu 37: Một dung dịch có PH>7 thì dung dịch có tính: A. axit B. Trung tính C. Bazơ D. axit và bazơ Câu 38: Canxihydroxit còn có tên gọi khác là: A. Đá Vôi B. Vôi sống C. Vôi tôi D. Avà B Câu 39: Cu(OH) 2 là chất kết tủa trong dung dịch có màu gì? A. Đỏ B. Xanh lam C. Trắng euhrb D. Hồng Câu 40: Cho các phương trình hóa học sau: A. CaCO 3 0 t → CaO + CO 2 B. Mg + ZnCl 2  MgCl 2 + Zn C. CuSO 4 + 2NaOH  Cu(OH) 2 + Na 2 SO 4 D. Na 2 O + H 2 O  2NaOH Hãy cho biết phản ứng nào là phản ứng trao đổi? Câu 41: Có những phân bón hóa hóa học sau. Hãy cho biết phân bón nào là phân bón kép? A. NH 4 NO 3 B. KNO 3 C. Ca(H 2 PO 4 ) 2 D. NH 4 Cl Câu 42: Cho từ từ dung dịch NaOH dư vào ống nghiệm chứa dung dịch KCl và quan sát hiện tượng: A. Không có hiện tượng gì xảy ra B. Có kết tủa màu đỏ nâu xuất hiện C. Có kết tủa màu trắng xanh xuất hiện D. Có kết tủa keo trắng xuất hiện Câu 43: Phân đạm có tác dụng: A. Kích thích cây trồng phát triển mạnh B. Kích thích phát triển bộ rễ C. Kích thích cây ra hoa làm hạt D. Tổng hợp protein Câu 44: Điều kiện giữa phản ứng hóa học của muối và bazơ là: A. Hai chất tham gia phải tan B. Hai chất tạo thành phải có ít nhất 1 chất kết tủa C. Cả A và B D. Hai chất tham gia không bắt buột phải tan Câu 45: Cho sơ đồ chuyển hóa sau, biết X là chất rắn: X → SO 2 → Y → H 2 SO 4 ; X, Y lần lượt phải là: A. FeS, SO 3 . B. FeS 2 hoặc S, SO 3 . C. O 2 , SO 3 . D. A, B đều đúng Câu 46: Cho phương trình phản ứng: H 2 SO 4 + 2B → C + 2H 2 O. B và C lần lượt là: A. NaOH, Na 2 SO 4 . B. Ba(OH) 2 , BaSO 4 . C. BaCl 2 , BaSO 4 . D. A & B. Câu 47: Có thể điều chế FeCl 2 từ cặp chất nào nào sau đây? A. FeSO 4 và BaCl 2 B. Fe và Cl 2 C. Fe 2 (SO 4 ) 3 và HCl D. FeSO 4 và NaCl Câu 48: Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch K 2 CO 3 thì có hiện tượng: A. Có kết tủa trắng B. Có chất khí không màu thoát ra C. Có kêt tủa nâu đỏ D. Không có hiện tượng gì. Câu 49: Nhỏ dung dịch Na 2 SO 4 vào dung dịch BaCl 2 thì: A. Không có hiện tượng gì B. Có chất khí không màu thoát ra. C. Có kết tủa nâu đỏ D. Có kết tủa trắng Câu 50: Con dao làm bằng thép xẽ không bị gỉ nếu: A.Sau khi dùng rửa sạch, lau khô. B. Ngâm trong nước muối một thời gian. C. Ngâm trong nước tự nhiên hoặc nước máy lâu ngày. D. Cắt chanh rồi không rửa B. Tự luận Bài 1: Viết các PTHH thực hiện các chuỗi biến hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): a) S  → )1( SO 2  → )2( SO 3  → )3( H 2 SO 4  → )4( Na 2 SO 4  → )5( BaSO 4 b) SO 2  → )1( Na 2 SO 3  → )2( Na 2 SO 4  → )3( NaOH  → )4( Na 2 CO 3 . c) CaO → )1( CaCO 3 → )2( CaO  → )3( Ca(OH) 2  → )4( CaCO 3  → )5( CaSO 4 d) Fe  → )1( FeCl 3  → )2( Fe(OH) 3  → )3( Fe 2 O 3  → )4( Fe 2 (SO 4 ) 3  → )5( FeCl 3 . e) Fe  → )1( FeCl 2  → )2( Fe(NO 3 ) 2  → )3( Fe(OH) 2  → )4( FeO  → )5( FeSO 4 . f) Cu  → )1( CuO  → )2( CuCl 2  → )3( Cu(OH) 2  → )4( CuO  → )5( Cu  → )6( CuSO 4 . g) Al 2 O 3  → )1( Al  → )2( AlCl 3  → )3( NaCl  → )4( NaOH  → )5( Cu(OH) 2 . Bài 2: Nêu hiện tượng quan sát được và viết PTHH xảy ra, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): 1. Cho mẫu kẽm vào ống nghiệm chứa dd HCl(dư) 2. Cho từ từ dd BaCl 2 vào ống nghiệm chứa dd H 2 SO 4 . 3. Cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa dd CuSO 4 . 4. Cho Na(r) vào cốc nước có pha phenolphtalein. 5. Cho Na(r) vào dung dịch đồng (II) clorua. Bài 3: Cho các chất sau: CuO, Al, MgO, Fe(OH) 2 , Fe 2 O 3 . Chất nào ở trên tác dụng với dd HCl để: a) Sinh ra chất khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí. b) Tạo thành dd có màu xanh lam. c) Tạo thành dd có màu vàng nâu. d) Tạo thành dd không màu. - 3 - Viết các PTHH cho các phản ứng trên. Bài 4: Nhận biết các chất theo các yêu cầu sau đây: 1. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các dung dịch: a. CuSO 4 , AgNO 3 , NaCl. b. NaOH, HCl, NaNO 3 , NaCl. c. KOH, K 2 SO 4 , K 2 CO 3 d. KOH, H 2 SO 4 , NaCl ,Na 2 SO 4 . 2. Chỉ dùng thêm quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch sau: H 2 SO 4 , NaOH, HCl, BaCl 2. 3. Có 3 kim loại là: nhôm, bạc, sắt. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các kim loại. Bài 5: Cho 15,75g hỗn hợp 2 kim loại Cu và Zn vào dd H 2 SO 4 loãng dư, thu được 33,6l khí (đktc). a) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. b) Tính khối lượng dd muối thu được. Bài 6: Dẫn từ từ 3,136 l khí CO 2 (đktc) vào một dd có hòa tan 12,8g NaOH, sản phẩm là muối Na 2 CO 3 . a) Chất nào đã lấy dư, dư bao nhiêu lít (hoặc gam)? b) Tính khối lượng muối thu được. Bài 7: Cho 9,2g một kim loại A phản ứng với khí clo (dư) tạo thành 23,4g muối. Xác định tên kim loại A, biết A có hóa trị I. Bài 8: Cho 0,6g một kim loại hóa trị II tác dụng với nước tạo ra 0,336 l khí H 2 (đktc). Tìm tên kim loại đó. Bài 9: Nhúng 1 lá nhôm vào dd CuSO 4 . Sau một thời gian lấy lá nhôm ra khỏi dd thì thấy khối lượng dd giảm 1,38g. a) Tính khối lượng nhôm đã phản ứng. b) Tính khối lượng muối nhôm tạo thành. Bài 10: Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 150ml dd HCl. Sau phản ứng thu được 10,08 l khí (đktc). a) Viết PTHH. b) Tính khối lượng mạt sắt tham gia phản ứng. c) Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng. Bài 11. Dẫn từ từ 22,4 lít khí CO 2 (đktc) vào một dung dịch có chứa 0,2mol Ca(OH) 2 , tạo ra muối canxicacbonat. (2,5 điểm) a. Viết PTHH b. Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng. Bài 12: Hòa tan 58g hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HCl 10% vừa đủ, sau khi phản ứng xong kết thúc thu được 5.6 lit khí H 2 và một chất rắn màu đỏ (ở ĐKTC) a. Viết PTHH b. Tính phần trăm mỗi kim loại trong hỗn hợp c. Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng Bài 13: Cho 20g hỗn hợp 2 kim loại Cu và Zn tác dụng với HCl, thu được 2.24l khí (đktc). Tính thành phần phầm trăm về khối lượng của hỗn hợp nói trên. Bài 14: Cho 40g hỗn hợp 2 kim loại Fe và Ag tác dụng với H 2 SO 4 (l), thì thu được 4.48l khí (đktc). Tính thành phần phầm trăm về khối lượng của hỗn hợp nói trên. Bài 15: Đem 171g H 2 SO 4 (l) 20% tác dụng với 600g dung dịch BaCl 2 5,2% - Tính khối lượng chất kết tủa tạo thành - Tính nồng độ phần trăm của những chất có trong dung dịch sau khi tách bỏ chất kết tủa - 4 - ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG HÓA HỌC 9 I. Phần trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đ/A C B B D D B C C D C B Câu 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 Đ/A C C D B D C D B C A C Câu 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 Đ/A C A C C C B A A C C C Câu 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 Đ/A C D D C C B C B A A C Câu 45 46 47 48 49 50 Đ/A B B A B D A - 5 - . - 6 - . trắng Câu 50: Con dao làm bằng thép xẽ không bị gỉ nếu: A.Sau khi dùng rửa sạch, lau khô. B. Ngâm trong nước muối một thời gian. C. Ngâm trong nước tự nhiên. của những chất có trong dung dịch sau khi tách bỏ chất kết tủa - 4 - ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG HÓA HỌC 9 I. Phần trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đ/A C B B

Ngày đăng: 28/10/2013, 18:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan