LV bai giang dien tu vi dieu khien

59 29 0
LV bai giang dien tu vi dieu khien

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong môn học Vi điều khiển chuyên ngành Điện tử công nghiệp, để thể hiện rõ các kiến thức trừu tượng qua các mô hình cấu tạo, mô phỏng mạch điện tử,… thì việc kết hợp sử dụng các phần mềm như phần mềm vẽ mạch điện tử Altium Designer và phần mềm trình chiếu Power Point.... là điểu rất cần thiết. Nó giúp cho tiết học trở nên trực quan, sinh động, hấp dẫn; các kiến thức trừu tượng có thể mô phỏng được một cách dễ dàng giúp người học hiểu sâu hơn; từ đó, ghi nhớ nhanh và lâu hơn, giảm thời gian truyền đạt lý thuyết của giáo viên, tăng thời gian cho người học rèn luyện tay nghề. Trên các cơ sở này, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng bài giảng điện tử môn học Vi điều khiển chuyên ngành Điện tử công nghiệp tại trường Cao đẳng nghề Yên Bái”.

Ngày đăng: 13/01/2021, 21:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Hà nội, tháng 6 năm 2020

  • Hình 1.5 : Giao diện phần mềm Adobe Presenter

  • Hình 1.6 : Giao diện phần mềm LectureMaker

  • - Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng bài giảng điện môn học vi điều khiển - chuyên ngành Điện tử công nghiệp.

  • Chương 1

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

  • CỦA VIỆC XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

  • DÙNG TRONG DẠY HỌC KỸ THUẬT

    • 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

      • 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

      • Những năm gần đây do sự phát triển của CNTT và sự bùng nổ của Internet trên toàn cầu làm cho việc tìm hiểu thông tin trở nên dễ dàng hơn. CNTT phát triển đã góp phần vào sự đổi mới của phương pháp dạy học vì nó bao gồm sự kết hợp của kỹ thuật đồ hoạ, sự hoà nhập giữa CNTT và truyền thông, công nghệ Multimedia, công nghệ tri thức, giao tiếp người – máy, phần mềm chuyên dụng, soạn thảo tài liệu học tập. Ngoài ra CNTT còn tạo ra môi trường học tập mới học trong môi trường học tập mới trong môi trường tương tác đa phương tiện và tạo ra nhiều cơ hội tìm hiểu tri thức cho người học, có thể mọi lúc, mọi nơi.

      • Theo ông Faycal Bouchlaghem, Giám đốc Chương trình "Tiềm năng không giới hạn" khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Microsoft đã khẳng định: "Microsoft luôn hiểu giáo dục là một vấn đề vô cùng quan trọng, đó là nền tảng cho việc hoàn thiện con người và tăng trưởng kinh tế đất nước". Và đó cũng là lý do chính Microsoft đưa ra những cam kết dài hạn trong việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT) vào việc dạy và học nhằm góp phần phát triển hệ thống giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các nhà trường hiện nay được chia thành 4 mức độ sau:

      • Mức độ 1: Ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ giáo viên trong việc soạn giáo án, sưu tầm và in ấn tài liệu..., chưa sử dụng trong việc tổ chức các tiết học cụ thể của từng môn học.

      • Mức độ 2: Sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ một khâu, một công việc nào đó trong toàn bộ quá trình dạy học.

      • Mức độ 3: Sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức lên lớp một tiết học, một chủ đề hoặc một chương trình học tập.

      • Mức độ 4: Tích hợp công nghệ thông tin vào toàn bộ quá trình dạy học

        • 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước

        • Cụm từ cách mạng công nghiệp 4.0 đang được nhắc đến rất nhiều từ cấp nhà nước, đến doanh nghiệp và trường đại học, như một thách thức và cơ hội để phát triển đất nước.

        • Nhưng trong thực tế, đất nước chúng ta vẫn còn đang ở giai đoạn công nghiệp 1.0 và 2.0 - đó là giai đoạn cơ khí hóa, cơ sở hạ tầng, hệ thống cầu đường, bến cảng sân bay đang được xây dựng mạnh mẽ. Đường sắt Việt Nam rất lạc hậu, tốc độ tàu thấp do khổ đường ray hẹp từ thời Pháp thuộc, thường xuyên có tai nạn do xung đột với giao thông đường bộ. Mặc dù sản xuất được điện từ lâu nhưng chúng ta chưa chế tạo được nhiều chủng loại động cơ, chưa sản xuất được các máy công cụ vốn là động lực chính cho dây chuyền lắp ráp, sản xuất hàng loạt - một đặc trưng của CMCN 2.0. Chúng ta chỉ chế tạo được động cơ không đồng bộ công suất nhỏ và vừa cho các ứng dụng đơn giản như bơm nước, quạt gió, băng tải... Hầu hết các dây chuyền công nghệ và dây chuyền lắp ráp hiện nay được nhập ngoại.

        • Nghị quyết Trung ương II khóa VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh sinh viên (HSSV) năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. “Đổi mới phương pháp GD-ĐT khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học…”. Một trong những biện pháp quan trọng là chúng ta cần phải nhanh chóng ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT) để biên soạn bài giảng điện tử áp dụng trong dạy và học ở Việt Nam nhằm tích cực hóa quá trình học tập của HSSV.

        • Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp tục khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Trọng tâm là “... đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đạo tạo phát triển nguồn nhân lực, phấn đấu trong những năm tới, tạo ra chuyển biến căn bản, mạnh mẽ chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo làm cho giáo dục đào tạo thật sự là quốc sách hàng đầu, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân, là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội, yêu cầu của hội nhập quốc tế trong kỷ nguyên toàn cầu hóa”.

        • Những năm gần đây, hệ thống giáo dục đào tạo phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Sự canh tranh càng gay gắt trong toàn xã hội, sự cạnh trang giữa các sinh viên trong quá trình học tập, tìm kiếm việc làm, cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo diễn ra ngày càng khốc liệt thể hiện trong công tác tuyển sinh, trong công tác đào tạo và chất lượng sản phẩm qua đào tạo. Sự canh tranh khốc liệt này không chỉ diễn ra giữa các cơ sở đào tạo trong nước, mà còn là sự cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo trong nước với cơ sở đào tạo của nước ngoài tại Việt Nam, bởi phương pháp đào tạo và chất lượng sản phẩm của họ tạo ra sức thuyết phục hơn, chất lượng cao hơn, sinh viên ra trường dễ dàng hơn trong tìm kiếm việc làm.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan