Xu hướng cạnh tranh mới trong thu hút vốn FII

8 378 1
Xu hướng cạnh tranh mới trong thu hút vốn FII

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xu hướng cạnh tranh mới trong thu hút vốn FII

Xu hướng cạnh tranh mới trong thu hút vốn FII Trên thế giới đang có rất nhiều tài sản chào bán không chỉ ở cấp độ công ty mà ở cả cấp độ các quốc gia, ưu thế lựa chọn thuộc về các nhà đầu tư nhiều tiền mặt. Cuộc khủng hoảng 2007-2008 đã để lại bài học đắt giá cho nhiều quỹ đầu tư và ở thời điểm này, tính thanh khoản đóng vai trò quan trọng hơn cả khi các quỹ đầu tư tiếp cận thị trường. Ông Jeffrey. E. Carleton, Trưởng bộ phận tài chính và Trưởng bộ phận thị trường toàn cầu Citibank Việt Nam nhận định khi trao đổi với ĐTCK. Theo ông, đâu là những điều cần quan tâm nếu 1 DN, 1 quốc gia muốn có sức cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư gián tiếp (FII) trên toàn cầu? Trên thế giới hiện có nhiều tài sản đang rao bán. Nếu bạn là nhà phát hành phải xem xét đến những yếu tố như giá ưu đãi, thời hạn ưu đãi… có thể sản phẩm bạn chào bán không nhất thiết phải là giá cao nhất, nhưng phải tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Bạn phải xác định khi mình là người bán, nếu gây khó cho nhà đầu tư thì họ sẽ chuyển sang cửa khác. Sau những dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007-2008 khi các quỹ đầu tư không thể xoay xở gì vì TTCK gần như mất thanh khoản, hiện nay thanh khoản là mối quan tâm lớn nhất khi các quỹ tiếp cận thị trường. Bên cạnh đó là tính minh bạch, nếu những nội dung mà nhà đầu tư muốn tiếp cận, song không được đáp ứng thì họ ngay lập tức sẽ đặt câu hỏi về tính minh bạch. Để duy trì được sự quan tâm của dòng vốn gián tiếp, cần chú ý là tâm lý bầy đàn đang thể hiện ngày một rõ trong môi trường hiện nay. Vì thế, cần duy trì tính minh bạch truyền thông ở cấp độ quốc gia chưa không phải chỉ ở mỗi công ty. Gần đây, chứng chỉ lưu ký (DR) được phát triển rất rộng rãi. Theo ông, vì sao nhà đầu tư lại ưa chuộng DR? DR là một loại chứng chỉ có khả năng chuyển nhượng, đại diện cho một công ty không có trụ sở tại TTCK, thường được giao dịch và định giá bằng đồng USD, có thể được niêm yết trên các thị trường chính thức hoặc giao dịch trên thị trường OTC tại nước ngoài. DR tạo điều kiện cho nhà đầu tư đa dạng hóa về mặt địa lý, trao đổi thanh toán bù trừ và thanh toán theo thông lệ của thị trường nội địa của chủ đầu tư. DR được tính bằng USD và chi trả cổ tức bằng USD. Công cụ này vượt qua những trở ngại mà các quỹ tương hỗ, quỹ hưu trí và tổ chức đầu tư khác có thể gặp khi mua và nắm giữ chứng khoán bên ngoài thị trường địa phương của họ, giúp nhà đầu tư loại bỏ nhiều loại chi phí. Trong hơn 1 năm trở lại đây, rất nhiều công ty châu Á huy động vốn qua DR. Năm 2009, giá trị phát hành DR toàn cầu là 8,8 tỷ USD, trong đó Ấn Độ là 3,2 tỷ USD, Trung Quốc 3,1 tỷ USD, Đài Loan 2,1 tỷ USD. Tại Việt Nam, nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại rằng, nếu cho phép DN thực hiện các chương trình DR thì vốn FII không thông qua công ty quản lý quỹ đầu tư nào Việt Nam sẽ gây ra những xáo trộn lớn cho thị trường vốn. Ông nghĩ sao? Các nền kinh tế mới nổi cần xác định thu hút vốn nước ngoài đầu tư chất lượng cao, chứ không phải chỉ là thu hút vốn đơn thuần. Vốn FII giúp tăng đầu tư tư nhân để giảm thâm hụt thương mại, tăng trưởng kinh tế, giảm đầu cơ và bong bóng trong các thị trường chưa phát triển; giúp tổ chức phát hành làm thương hiệu toàn cầu, minh bạch theo tiêu chuẩn quốc tế, thu hút khách hàng đối tác quốc tế, tăng được giá trị công ty và chứng khoán phát hành. Trên thực tế, các nhà đầu tư DR lớn đều là những tổ chức tên tuổi trên thế giới như Quỹ BlackRock (hiện sở hữu 22 tỷ USD giá trị DR/765 tỷ USD tài sản), Wellington (18 tỷ/261 tỷ USD), Fidelity (33 tỷ/573 tỷ USD) . DR trải dài trên nhiều ngành nghề như trong lĩnh vực năng lượng có gas Authority của Ấn Độ, Hub PoWer của Pakistan; trong ngành công nghiệp xe hơi có Tata của Ấn Độ, Huyndai (HQ), Jianglinh của Trung Quốc; lĩnh vực ngân hàng có DBS Singapore, LG Phillips LCD, Samsung Electronic, Sinopec Trung Quốc, ChinaMobile… DN muốn thực hiện chương trình DR cần lưu ý những vấn đề gì, theo ông? DN nên tham khảo trả lời những câu hỏi sau: DN có nằm trong top 20% căn cứ theo vốn hóa trên TTCK Việt Nam không; Kinh doanh của DN có liên hệ mật thiết với thị trường châu Âu hoặc Mỹ không?; Nhà đầu tư nước ngoài đã nắm giữ hết room tại DN hay chưa? DN có nằm trong ngành hàng có tính toàn cầu như dầu khí, viễn thông? Các nhóm DN tương đương trên toàn cầu đã có DR thành công chưa? Ban lãnh đạo có chủ động và tập trung trong việc đẩy mạnh quan hệ nhà đầu tư không? Tại Việt Nam, được biết các ngân hàng lưu ký như CitiBank, DeustBank… đều mong muốn được phép triển khai chương trình DR và đã chuyển đề nghị tới UBCKNN, Bộ Tài chính. Vậy câu trả lời các ông có được là gì? Những quy định liên quan đến DR của Việt Nam đã được đưa vào một dự thảo nghị định về việc niêm yết tại nước ngoài và cũng đã lấy ý kiến đóng góp của nhiều tổ chức. Mới đây nhất, tại cuộc họp Nhóm công tác thị trường vốn, Bộ Tài chính đã thông tin về việc sớm cho phép triển khai sản phẩm này. Việc đầu tư xuyên biên giới luôn gặp phải những vướng mắc nhất định về hệ thống thanh toán xuyên biên giới, bất đồng ngôn ngữ trong quá trình giao dịch với các thị trường vốn nước ngoài. Khi các ngân hàng lưu ký cùng với các tổ chức phát hành được thực hiện các chương trình phát hành chứng chỉ lưu ký, việc đầu tư thông qua DR sẽ giúp nhà đầu tư cắt giảm chi phí và những khó khăn liên quan tới việc thanh toán, ngôn ngữ khi tham gia đầu tư trực tiếp tại các thị trường nội địa, dòng vốn sẽ được tạo thuận lợi hơn. . Xu hướng cạnh tranh mới trong thu hút vốn FII Trên thế giới đang có rất nhiều tài sản chào bán không. kinh tế mới nổi cần xác định thu hút vốn nước ngoài đầu tư chất lượng cao, chứ không phải chỉ là thu hút vốn đơn thu n. Vốn FII giúp tăng đầu tư tư nhân

Ngày đăng: 02/11/2012, 10:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan