DỀ CƯƠNG SỬ 6,7,8

6 504 0
DỀ CƯƠNG SỬ 6,7,8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THCS TÂY SƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 7 TỔ SỬ- ĐỊA- TD- GDCD- HÓA- SINH. NĂM HỌC 2010- 2011 I/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM. - Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ờ châu Âu - Công cuộc xây dựng đất nước của nhà Lý - Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống của quân dân nhà Lý - Đời sống kimh tế văn hóa thời Trần - Nguyên nhân, diễn biến của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên - Những cải cách của Hồ Quý Ly - Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV II/ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1/ Trắc nghiệm khách quan. Câu 1: Ai là người đã tìm ra châu Mỹ? a/ Pitago. b/ Magienlan. c/ Can- vanh. d/ Cô- lôm- bô. Câu 2: Thời phong kiến Trung Quốc triều đại nào phát triển nhất? a/ Thời nhà Tống. b/ Thời nhà Minh. c/ Thời nhà Đường. d/ Thời nhà Thanh. Câu 3: Vào thời Lý đạo gì phát triển nhất? a/ Đạo Phật. b/ Đạo Nho. c/ Đạo Giáo. d/ Đạo Thiên Chúa. Câu 4: Quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng ở nước nào? a/ Anh. b/ Italia. c/ Đức. d/ Pháp. Câu 5: Câu nói “ Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”là của ai? a/ Trần Nhật Duật b/ Trần Thủ Độc c/ Trần Khánh Dư d/ Trần Quốc Tuấn. Câu 6: dưới thời Lý quốc hiệu nước ta là: a/ Đại Cồ Việt b/ Đại Ngu c/ Đại Việt d/ Vạn Xuân. Câu 7: Thời Trần quân lính đều thích vào cách tay chữ: a/ Sát Thát b/ Hào Khí Đông A c/ Giết giặc d/ Yêu nước. Câu 8: Nhà trần được thành lập vào năm: a/ 1226 b/1227 c/1258 d/1285 Câu 9: Là học sinh em phải làm gì để bảo vệ các di tích lịch sử của nước ta? a/ có ý thức giữ gìn và tôn trọng b/ tuyên truyền với mọi người cùng bảo vệ. c/ cả a,b đều đúng d/ cả a,b đều sai. Câu 10: Đinh Bộ Lĩnh đượcnhân dân tôn là: a/ Đại Vương b/ Vạn Thắng Vương c/ Bình Vương d/ Dạ Trạch Vương Câu 11: Ở châu Âu thành thị trung đại xuất hiện vào thời gian nào? a/ Thế kỉ X b/ Thế kỉ X I c/ Thế kỉ XII d/ Thế kỉ IX Câu 12: Lý Thường Kiệt đã lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân xâm lược: a/ Nhà Minh b/ Nhà Tống. c/ Nhà Nguyên. d/ Nhà Thanh Câu 13: Ai là người đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất? a/ Crixtôp Côlômbô. b/ Magienlan. c/ Vaxcô đơ Ga- ma. d/ Pitago Câu 14: Các cuộc phát kiến địa lí đem lại kết quả: a/ Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển. b/ Thu được nguồn nguyên liệu vàng bạc, đá quý. c/ Chiếm được những vùng đất rộng lớn ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ. d/ Cả a, b, c đều đúng. Câu 15: Nhà Trần ban hành bộ luật: a/ Hình Thư b/ Quốc triều hình luật c/ Hồng Đức d/ Hoàng triều hình luật Câu 16: Quân Mông- Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất vào năm: a/ 1258 b/ 1285 c/1288 d/ 1287 Câu 17: Hiện nay khu vực Đông Nam Á gồm có mấy quốc gia? a/ 11. b/ 12. c/ 10. d/ 9. Câu 18: Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu: a/ Nông dân, nô lệ. b/ Địa chủ, nông dân. c/ Lãnh chúa phong kiến, nông nô. d/ Địa chủ, nô lệ. Câu 19: Nhà Trần suy yếu vào thời gian nào: a/ Thế kỉ XI b/ Thế kỉ XII c/ Cuối thế kỉ XIV d/ Thế kỉ XIII Câu 20: Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất (981) là: a/ Đinh Bộ Lĩnh. b/ Lý Thường Kiệt. c/ Lê Hoàn. d/ Ngô Quyền. Câu 21: Quốc hiệu nước ta dưới thời Đinh là: a/ Việt Nam. b/ Đại Việt. c/ Vạn Xuân. d/ Đại Cồ Việt. Câu 22Lý Công Uẩn dời đô về Đại La vào năm: a/ 1009. b/ 1010. c/ 1011. d/ 1012. Câu 23: Nhà Lý ban hành bộ luật gì? a/ Gia Long. b/ Hồng Đức. c/ Hoàng triều luật lệ. d/ Hình thư Câu 24: Ai là người dâng sớ đòi chém bảy tên nịnh thần? a/ Chu Văn An. b/ Hoàng Diệu. c/ Trần Quốc Tuấn. d/ Trần Quang Khải. 2/ Tự luận Câu 1: Em hiểu thế nào là lãnh địa phong kiến? Câu 2: Trình bày diễn biến trận đánh Vân Đồn của quân dân nhà Trần. Ý nghĩa của trận đánh Vân Đồn như thế nào? Câu 3: Nêu những mặt tiến bộ và hạn chế cuộc cải cách của Hồ Quý Ly Câu 4:Vì sao nhà Lý lại dời đô về Thăng Long? Câu 5:Trình bày cuộc chiến đấu của quân dân nhà Lý trên phòng tuyến sông Như Nguyệt. Câu 6:Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập Câu 7: Trình bày diễn biến trận đánh trên sông Bạch Đằng. Câu 8: Tại sao xảy ra “loạn 12 sứ quân”? Câu 9: Vì sao quân dân nhà Trần đánh thắng ba lần quân Mông- Nguyên xâm lược nước ta? Câu 10: Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược. TRƯỜNG THCS TÂY SƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 6 TỔ SỬ- ĐỊA- TD- GDCD- HÓA- SINH. NĂM HỌC 2010- 2011 I/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM. - Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã? - Sự ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. - So sánh sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn. - Những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại. - Hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang. - Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang. - Sự ra đời của nhà nước Âu Lạc. II/ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP. 1/ Trắc nghiệm khách quan. Câu 1: Có mấy loại tư liệu lịch sử? a/ 3 b/ 2 c/ 4 d/ 1 Câu 2: Kim Tự Tháp là công trình kiến trúc của nước nào? a/ Trung Quốc. b/ Hi Lạp. c/ Ai Cập. d/ Ấn Độ. Câu 3: Năm 2009 nằm vào thế kỉ mấy? a/ Thế kỉ XX. b/ Thế kỉ XXI. c/ Thế kỉ XIX. d/ Thế kỉ XVIII. Câu 4: Là học sinh em phải làm gì để bảo vệ các di tích lịch sử của nước ta? a/ Có ý thức giữ gìn, tôn tạo. b/ Tuyên truyền với mọi người cùng bảo vệ. c/ Cả a, b đều sai. d/ Cả a, b đều đúng. Câu 5: Các quốc gia cổ đại đã sáng lập ra hệ thống chữ cái a, b, c là: a/ Trung Quốc và Lưỡng Hà. b/ Ai Cập và Ấn Độ. c/ Hi Lạp và Ai Cập. d/ Hi Lạp và Rô-ma. Câu 6: Câu nói “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.” là của ai? a/ Hồ Chí Minh. b/ Ngô Quyền. c/ Phạm Văn Đồng. d/ Lý Bí. Câu 7: Người đứng đầu bộ lạc gọi là gì? a/ Tộc trưởng. b/ Tù trưởng. c/ Lạc tướng. d/ Già làng. Câu 8: Chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn là người: a/ Lạc Việt. b/ Cham-pa. c/ Tây Âu. d/ Giao Chỉ. Câu 9: Hùng Vương đã chia cả nước thành bao nhiêu bộ? a/ 13 bộ. b/ 12 bộ. c/ 15 bộ. d/ 14 bộ. Câu 10: Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang là: a/ Nhà xây. b/ Nhà lá. c/ Nhà tầng. d/ Nhà sàn. Câu 11: Quân Tần sang xâm lược nước ta vào khoảng thời gian nào? a/ Thế kỉ II TCN. b/ Thế kỉ III TCN. c/Thế kỉ II. d/Thế kỉ IV TCN. Câu 12: Cư dân Văn lang đi lại chủ yếu bằng phương tiện gì? a/ Xe ngựa. b/ Xe đạp. c/ Thuyền. d/ Tàu hỏa. Câu 13: Di tích Hoàng Thành Thăng Long thuộc loại tư liệu lịch sử; a/ Tư liệu hiện vật. b/ Tư liệu truyền miệng c/ Tư liệu chữ viết d/ Cả a, b, c đúng. Câu 14: Dương lịch là loại lịch tính thời gian theo: a/ Chu kì quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất. b/ Chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. c/ Cả a, b đều đúng. d/ Cả a, b đều sai. Câu 15: Người tinh khôn sống theo hính thức nào? a/ Theo bầy. b/ Theo gia đình. c/ Theo thị tộc. d/ Theo từng nhóm nhỏ. Câu 16: Quốc gia cổ đại nào phát minh ra số 0? a/ Hi lạp. b/ Việt Nam. b/ Trung Quốc. d/ Ấn Độ. Câu 17: Các quốc gia cổ đại phương Tây gồm những quốc gia: a/ Trung Quốc và Ấn Độ. b/ Hi lạp và Rô ma. c/ Việt Nam và Thái Lan. d/ Ai Cập Câu 18: Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào? a/ Thế kỉ VII b/ Thế kỉ VII TCN c/ Thế kỉ VI. d/ Thế kỉ IV Câu 19: triệu Đà xâm lược nước ta vào khoảng thời gian: a/ Thế kỉ III. b/ Thế kỉ II. c/ Thế kỉ I. d/ Thế kỉ III TCN Câu 20: An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa ở: a/ Việt Trì. b/ Vĩnh Phú. c/ Phong Khê. d/ Phú Thọ. 2/ Tự luận. Câu 1: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang. Câu 2: Vì sao lại có sự phân công lao động giữa đàn ông và phụ nữ? Câu 3: Trình bày đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang. Câu 4: Ở nước ta dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở đâu? Câu 5: Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã? Câu 6: Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ? Câu 7: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn lang như thế nào? Câu 8: Kể tên các quốc gia cồ đại phương Đông. Câu 9: So sánh sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn. Câu 10: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào? TRƯỜNG THCS TÂY SƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 8 TỔ SỬ- ĐỊA- TD- GDCD- HÓA- SINH. NĂM HỌC 2010- 2011 I/ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM. - Hoàn cảnh thành lập Công xã Pari và ý nghĩa của Công xã Pari. - Công xã Pari là nhà nước kiểu mới - Sự phát triển của các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. - Tình hình Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. - Cách mạng Tân Hợi năm 1911 - Nguyên nhân, hâu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai. - Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á - Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. - Nước Mĩ giữa hai cuộc chiên tranh thế giới II/ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP. 1/ Trắc nghiệm khách quan. Câu 1: Cuộc cách mạng tư sản diễn ra đầu tiên trên thế giới là ở: a/ Anh. b/ Hà Lan. c/ Pháp. d/ Mĩ. Câu 2: Chế độ quân chủ lập hiến nghĩa là: a/ Vua không nắm thực quyền. b/ Mọi quyền lực quốc gia đều thuộc về tư sản và quý tộc mới. c/ Giai cấp phong kiến nắm quyề lực. d/ Cả câu a và b đều đúng. Câu 3: Ngày Quốc khánh Hoa Kì là ngày: a/ 2/ 9 b/ 14/ 7 c/ 4/ 7 d/ 7/ 4. Câu 4: Xã hội phong kiến Pháp trước cách mạng gồm mấy đẳng cấp? a/ Ba đẳng cấp. b/ Hai đẳng cấp. c/ Một đẳng cấp. d/ Bốn đẳng cấp. Câu 5: Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở: a/ Pháp. b/ Anh. c/ Đức. d/ Nga. Câu 6: Quốc tế thứ nhất được thành lập vào năm: a/ 1864. b/ 1862. c/ 1863. d/ 1861. Câu 7: Nước nào được gọi là “Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”? a/ Pháp. b/ Anh. c/ Mĩ. d/ Đức. Câu 8: Hoạt động của Quốc tế thứ hai gồm mấy giai đoạn? a/ 5 giai đoạn. b/ 4 giai đoạn. c/ 3 giai đoạn. d/ 2 giai đoạn. Câu 9: Thuộc địa của Pháp ở châu Á là: a/ Mã Lai – Lào - Ấn Độ. b/ Miến Điện – Lào – Campuchia. c/ Việt Nam – Lào – Campuchia. d/ Inđônêxia – Lào – Campuchia. Câu 10: Cách mạng Tân Hợi diễn ra vào năm: a/ 1912. b/1911. c/ 1913. d/ 1914. Câu 11: Bảng nguyên tố tuần hoàn hóa học do ai phát minh? a/ Menđêlêep. b/ Niu tơn. c/ Đác uyn. d/ Lômônôxốp. Câu 12: Em phải làm gì để bảo vệ các di tích lịch sử ở địa phương? a/ Giữ gìn và bảo vệ. b/ Tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ c/ Cả a, b đều đúng. d/ Cả a, b đều sai. Câu 13: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra đầu tiên ở: a/ Anh. b/ Pháp. c/ Đức. d/ Mỹ. Câu 14: Nước nào được gọi là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”? a/ Anh. b/ Pháp. c/ Đức. d/ Mỹ. Câu 15: Ngày Quốc khánh của Pháp là ngày: a/ 2/ 9 b/ 14/ 7 c/ 4/ 7 d/ 7/ 4. Câu 16: Tại sao các nước tư bản phương Tây xâm chiếm Trung Quốc? a/ Thị trường rộng lớn. b/ Giàu tài nguyên. c/ Nhiều nhân công rẻ. d/ Tất cả a, b, c đều đúng. Câu 17: Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là: a/ Cuộc chiến tranh phi nghĩa. b/ Cuộc chiến tranh chính nghĩa. c/ Cả a, b đều đúng. d/ Cả a, b đều sai. Câu 18: Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do ai soạn thảo? a/ Các Mác. b/ Lênin. c/ Ăngghen. d/ Nguyễn Ái Quốc. Câu 19: Phong trào “Ngũ tứ” diễn ra vào thời gian nào? a/ 5/ 4/ 1919. b/ 3/ 5/ 1919. c/ 4/ 5/ 1919. d/ 6/ 5/ 1919. Câu 20: Đảng cộng sản Việt Nam thành lập vào thời gian nào? a/ 2/ 3/ 1930. b/ 3/ 2/ 1930. c/ 4/ 3/ 1930. d/ 3/ 3/ 1930. Câu 21: Mặt trận đồng minh chống phát xít thành lập vào thời gian nào? a/ 10/ 1941. b/ 2/ 1942. c/ 1/ 1942. d/ 4/ 1942. Câu 22: Hai thành phố nào của Nhật Bản bị Mĩ thả bom nguyên tử? a/ Hirôsima và Nagaxaki. b/ Tôkiô và Hôcccaiđô. c/ Ôxaka và Tôkiô. d/ Nagaxaki và Tôkiô. Câu 23: Học thuyết Tam dân do ai đề ra? a/ Lương Khải Siêu. b/ Tôn Trung Sơn. c/ Lương Can. d/ Khang Hữu Vi. Câu 24: Đề thoát khỏi cuộc khủng hoảng Nhật Bản đã làm gì? a/ Phát xít hóa bộ máy chính quyền. b/ Cải cách kinh tế- xã hội. c/ Cả a, b đều đúng. d/ Cả a, b đều sai. 2/ Tự luận. Câu 1: Vì sao bùng nổ chiế tranh thế giới thứ hai? Câu 2: Vì sao nước Mỹ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929- 1933)? Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933) và hậu quả của nó. Câu 4: Tác hại của các cuộc Chiến tranh thế giới đối với môi trường sống của con người? Câu 5: Vai trò của Liên Xô trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít? Câu 6: Trình bày nội dung chủ yếu của Chính sách mới của Ru- dơ- ven. Câu 7: Nêu hoàn cảnh thành lập và ý nghĩa lịch sử của Công xã Pari. Câu 8: Vì sao nói “Cách mạng tư sản Pháp 1789 -1794 là cuộc Cách mạng tư sản triệt để nhất”?. Câu 9: Tại sao nói cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng không triệt để? Câu 10: Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài? Câu 11: Vì sao sau Chiến tranh thế gới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc lại bùng nổ mạnh mẽ ở châu Á? Câu 12: Cách mạng Trung Quốc diễn ra như thế nào trong những năm (1918- 1939). . 10: Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược. TRƯỜNG THCS TÂY SƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 6 TỔ SỬ- ĐỊA- TD- GDCD-. TRƯỜNG THCS TÂY SƠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 7 TỔ SỬ- ĐỊA- TD- GDCD- HÓA- SINH. NĂM HỌC 2010- 2011 I/ KIẾN THỨC

Ngày đăng: 28/10/2013, 15:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan