Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ "

92 404 0
Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ "

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

trường đại học ngoại thương KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: " một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường mỹ " GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: T.S BÙI NGỌC SƠN SINH VIÊN : LÊ TÚ ANH LỚP A1 - CHUYÊN NGÀNH 9 HÀ NỘI - 2003 MỤC LỤC Lời nói đầu 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU 3 I. Khái niệm, vai trò của xuất khẩu 3 1. Khái niệm 3 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 3 II. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 6 1. Xuất khẩu trực tiếp 6 2. Xuất khẩu uỷ thác 7 3. Buôn bán đối lưu 7 4. Giao dịch qua trung gian 8 5. Gia công quốc tế 8 6. Tái xuất khẩu 9 III. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 10 1. Các yếu tố thuộc phạm vi quốc gia 10 2. Các yếu tố thuộc phạm vi doanh nghiệp 14 3. Ảnh hưởng của xu hướng biến động về mối quan hệ kinh tế xã hội thế giới 15 IV. Đặc điểm của sản xuất và buôn bán hàng dệt may trên thị trường thế giới 16 1. Đặc điểm về sản xuất 16 2. Đặc điểm trong buôn bán 18 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 20 I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngành công nghiệp dệt maythị trường hàng may mặc Việt nam 20 1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam 20 2. Thực trạng thị trường hàng may mặc Việt Nam 28 II. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn 1997 đến nay 36 1.Tình hình xuất khẩu hàng dệt may nói chung 36 2. Khái quát về thị trường hàng dệt may tại Mỹ 39 3. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ 50 II. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ 55 1. Những thuận lợi của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ 55 2.Những khó khăn và thách thức đối với hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ 56 CHƯƠNG III.: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 67 I. Định hương phát triển xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng của Việt nam trong những năm tới 67 1. Quan điểm tăng tốc phát triển ngành dệt may 68 2. Mục tiêu tăng tốc phát triển ngành dệt may đến năm 2010 70 3. Chính sách hỗ trợ phát triển của Chính phủ cho ngành dệt may 73 II. Một số giải pháp chính 76 1. Một số giải pháp từ phía doanh nghiệp 76 2. Một số giải pháp từ phía Chính phủ 82 Kết luận 84 Tài liệu tham khảo 85 Phụ lục 86 LỜI NÓI ĐẦU Ngành dệt may là một ngành tiên phong của phần lớn các quốc gia khi bước vào công cuộc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vị trí quan trọng của ngành dệt may trong nền kinh tế là do ngành này phục vụ nhu cầu tất yếu của con người, giải quyết được nhiều lao động cho xã hội, đồng thời việc xuất khẩu dệt may giúp cho cán cân thanh toán quốc tế của nước xuất khẩu ngày càng tốt hơn. Quá trình phát triển của các nước công nghiệp tiên tiến như Anh, Pháp, Nhật . trước đây, cũng như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore . hiện nay đều đã trải qua bước phát triển sản xuất, xuất khẩu những sản phẩm dệt may và coi đây là một ngành xuất khẩu chủ yếu. Ngành dệt may Việt Nam sớm được phát triển, nó thực sự chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt động ngoại thương nói riêng từ những năm 90 trở lại đây. Đến nay, ngành dệt may được coi là một trong những ngành có lợi thế nhất của Việt Nam bởi nó sử dụng nhiều lao động và mang về nguồn ngoại tệ rất lớn cho Việt Nam (chỉ đứng sau ngành dầu khí). Mấy năm qua kim ngạch xuất khẩu của ngành này luôn tăng trưởng mạnh, rất khả quan trong việc đạt và vượt mục tiêu xuất khẩu theo quy hoạch tổng thể của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2005 là 4-5tỷ USD và năm 2010 là 8-9 tỷ USD. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu ngành này phải duy trì mức tăng trưởng 14%/ năm. Muốn đạt được điều đó toàn ngành cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó việc mở rộng thị trường là vấn đề mấu chốt mà các doanh nghiệp cần quan tâm. Một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế khu vực nói riêng đó là thị trường Mỹ. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này chẳng những tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập mà còn gia tăng sự phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Tuy nhiên để thực hiện được việc này thì hàng dệt may Việt Nam phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức nhất là về khả năng cạnh tranh, năng suất, chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ và khả năng vận dụng Marketing vào kinh doanh. Bài viết này với đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ " sẽ đi sâu phân tích thực trạng thị trường dệt may tại Mỹ, đánh giá được chính xác khả năng thực tế của hàng dệt may Việt Nam khi thâm nhập thị trường này và đề ra một số giải pháp chính nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ. Luận văn được chia làm ba chương chính như sau: Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu. Chương II: Tình hình thị trường và thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ. Chương III: Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ. Với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế về phương pháp luận, chắc chắn giá trị thực tế của luận văn này không cao nhưng bằng lòng nhiệt tình và sự say mê được áp dụng những kiến thức trong quá trình học tập và công tác, tôi hy vọng góp một phần nhỏ bé giúp các doanh nghiệp dệt may tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất cho doanh nghiệp mình để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường được đánh giá là tiềm năng nhất hiện nay, đó là thị trường Mỹ. Tôi xin chân thành cảm ơn T.S Bùi Ngọc Sơn đã hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận này. Tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè tại Hiệp hội dệt may Việt nam (Vitas) đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài viết này. Tuy còn nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiêm thực tiễn, bài viết không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong được bạn đọc và các thầy cô giáo góp ý. Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU I. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU 1. Khái niệm: Xuất khẩu hàng hoá là việc bán, cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho bên nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một bên hay hai hoặc nhiều bên đối tác. Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng hoá (Bao gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình) trong nước. Khi sản xuất phát triển và trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia có lợi, hoạt động này mở rộng phạm vi ra ngoài biên giới của các quốc gia hoặc thị trường nội địa và khu chế xuất ở trong nước. Xuất khẩu nhằm khai thác được lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương, xuất hiện từ lâu đời, ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Hình thức cơ bản ban đầu của nó là hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia, cho đến nay nó đã rất phát triển và được thể hiện thông qua nhiều hình thức. Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, không chỉ là hàng hoá hữu hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn. 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu: Xuất khẩu là một bộ phận chính trong hoạt động ngoại thương, là hoạt động chủ yếu trong thương mại quốc tế. Nó đóng vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nói riêng, đối với sự phát triển kinh tế quốc gia nói chung. 2.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp: Mở rộng thị trường là nhu cầu tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát triển bền vững và có vị thế trên thương trường, việc mở rộng này được thực hiện phần lớn thông qua hoạt động xuất khẩu, xuất khẩu đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:  Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường.  Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn phải đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.  Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước, trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro, mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.  Xuất khẩu khuyến khích việc phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển các hoạt động sản xuất, marketing . cũng như sự phân phối và mở rộng trong việc cấp giấy phép.  Xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao giúp doanh nghiệp bù đắp chi phí, có lãi, tích luỹ nhằm nâng cấp xây mới cơ sở vật chất, bảo dưỡng hoặc trang bị kỹ thuật công nghệ hiện đại, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.  2.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế mỗi quốc gia  Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một tất yếu của tiến trình phát triển kinh tế xã hội đặc biệt đối với các nước đang và kém phát triển, nó khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Tuy nhiên nó đòi hỏi một lượng vốn đủ lớn để đầu tư, nhập khầu máy móc, thiết bị . Xuất khẩu là một trong những hình thức thu hút vốn quan trọng của mỗi quốc gia, xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến qui mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.  Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất Tuỳ thuộc vào chính sách hướng ngoại hay hướng nội của mỗi quốc gia mà xuất khẩu có mức độ tác động đến chuyển dịch cơ cấu và phát triển sản xuất khác nhau + Với chính sách hướng nội, việc xuất khẩu chỉ được thực hiện đối với những sản phẩm thừa so với nhu cầu xã hội.Vì vậy xuất khẩu chỉ bó hẹp trong một phạm vi nhỏ, tăng trưởng chậm, không phát huy được lợi thế so sánh của quốc gia, các ngành sản xuất kinh doanh không có cơ hội phát triển. + Với chính sách hướng ngoại, thị trường thế giới được coi là mục tiêu để tổ chức sản xuấtxuất khẩu thì việc xuất khẩu hàng hoá có tác động tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, đó là: - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các nhóm ngành hàng có liên quan có cơ hội phát triển. - Xuất khẩu có vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất sản phẩm công nghiệp, tạo lợi thế kinh doanh nhờ tăng qui mô. - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng khả năng tiêu dùng của mỗi quốc gia. - Xuất khẩu tạo điều kiện cho hàng hoá của một quốc gia thâm nhập và cạnh tranh trên thị trường thế giới. - Xuất khẩu giúp mở rộng ảnh hưởng của quốc gia đó trên trường quốc tế.  Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Xuất khẩu kích thích phát triển sản xuất trong nước qua đó tạo việc làm cho lao động xã hội, tăng thu nhập, tăng khả năng chi tiêu của họ, từ đó giảm thất nghiệp trong nước. Mặt khác, xuất khẩu còn tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng làm cho người dân trở nên sung túc hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của họ.  Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động chủ yếu, cơ bản, là hình thức ban đầu của hoạt động kinh tế đối ngoại, từ đó thúc đẩy các mối quan hệ khác như du lịch quốc tế, bảo hiểm, vận tải quốc tế, tín dụng quốc tế . phát triển theo. Ngược lại sự phát triển của các ngành này lại là những điều kiện tiền đề cho hoạt động xuất khẩu phát triển. Như vậy xuất khẩu có vai trò quan trọng không chỉ đối với sự tăng trưởng phát triển của nền kinh tế mà nó còn giúp bình ổn xã hội của một quốc gia, tuy nhiên muốn phát huy vai trò của nó cần phải tìm hiểu sâu hơn ở nội dung và các hình thức xuất khẩu II. CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU CHỦ YẾU 1. Xuất khẩu trực tiếp: Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngoài thông qua tổ chức của mình. Xuất khẩu trực tiếp có thể làm tăng thêm rủi ro trong kinh doanh nhưng nó lại có ưu điểm: - Giảm bớt chi phí trung gian do đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng và với thị trường nước ngoài từ đó nắm bắt ngay được nhu cầu, xu hướng biến động của thị trường, tình hình của khách hàng nên có thể đưa ra những chính sách linh hoạt về sản phẩm sao cho phù hợp. Nhờ đó việc mở rộng thị trường cho sản phẩm sẽ thuận lợi hơn. Xuất khẩu trực tiếp thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có nguồn vốn đủ lớn, đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực và trình độ chuyên môn cao đồng thời sản phẩm được xuất khẩu thường đã có vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế. 2. Xuất khẩu uỷ thác: Xuất khẩu uỷ thác là hình thức mà trong đó đơn vị kinh doanh xuất khẩu đóng vai trò là người trung gian cho đơn vị sản xuất đứng ra ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hoá cho nhà sản xuất để qua đó hưởng "phí uỷ thác"(thường tính theo % giá trị lô hàng). Hình thức này có ưu điểm là dễ áp dụng, doanh nghiệp không phải bận tâm việc đàm phán ký kết hợp đồng, các thủ tục xuất nhập khẩu do đó tiết kiệm được thời gian, giảm rủi ro và chuyên tâm vào sản xuất. Tuy nhiên nó có hạn chế là lợi nhuận bị chia sẻ, việc thu thập thông tin thị trường gặp khó khăn do đó khó có phản ứng linh hoạt với những biến động của thị trường. Hình thức này được áp dụng chủ yếu ở những doanh nghiệp có tiềm lực hạn chế, chưa có chỗ đứng thật vững chắc trên thị trường. 3. Buôn bán đối lưu: Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về. Ở đây mục đích của xuất khẩu không phải nhằm thu về ngoại tệ, mà nhằm thu về một hàng hoá khác có giá trị tương đương. Lợi ích của buôn bán đối lưu là nhằm tránh những rủi ro về biến động tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối. Đồng thời còn có lợi khi các bên không đủ ngoại tệ để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình. Thêm vào đó, đối với một quốc gia buôn bán đối lưu có thể làm cân bằng hạng mục thường xuyên trong cán cân thanh toán. Tuy nhiên buôn bán đối lưu làm hạn chế quá trình trao đổi hàng hoá, việc giao nhận hàng hoá khó tiến hành được thuận lợi. Hình thức này thường áp dụng ở tầm quốc gia hoặc những tập đoàn công ty lớn, các bên tham gia thường đã có quan hệ buôn bán với nhau từ trước. 4. Giao dịch qua trung gian Giao dịch qua trung gian là phương thức giao dịch mà mọi việc thiết lập quan hệ giữa người bán và người mua đều phải thông qua người thứ ba còn gọi là người trung gian buôn bán. Trung gian buôn bán phổ biến trên thị trường là môi giới hay còn gọi là đại lý. Do quá trình trao đổi giữa người bán với người mua phải thông qua một người thứ ba nên tránh được những rủi ro như: do không am hiểu thị trường hoặc do sự biến động của nền kinh tế.Tuy nhiên phương thức giao dịch này cũng phải qua trung gian và phải mất một tỷ lệ hoa hồng nhất định, nó làm cho lợi nhuận giảm xuống. [...]... với hàng dệt may nhập khẩu Tất cả những hàng rào đó ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và buôn bán hàng dệt may trên thế giới trong thời gian qua Chương II TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ I- ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAYTHỊ TRƯỜNG HÀNG MAY MẶC VIỆT NAM 1- Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam. .. 19,5% 17,5% 27,5% Export Turn-over of Vietnam Garment and Textile BẢNG 5: MẶT HÀNG XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ NĂM 2002 Density of the Export Products to the US Market in 2002 II TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ GIAI ĐOẠN 1997 ĐẾN NAY 1 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may nói chung Từ năm 1995 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước ta không ngừng tăng tuy nhiên... làm chủ thị trường còn giàu tiềm năng trong nước 2.2 Thị trường quốc tế của sản phẩm may mặc Việt Nam Từ năm 1990 trở về trước các sản phẩm may mặc xuất khẩu của Việt Nam xuất sang Liên Xô là chủ yếu, chiếm 85% tổng số kim ngạch xuất khẩu của ngành Số còn lại xuất sang các nước Đông Âu như Hungari, Tiệp Khắc, CHDC Đức với các sản phẩm chủ yếu như mi nam nữ, quần áo bảo hộ lao động và một số sản... thương Mại) Như bảng tổng kết trên , thị trường có hạn ngạch là thị trường các nước EU, Canađa và Thổ Nhĩ Kỳ (trong đó chủ yếuthị trường EU), thị trường phi hạn ngạch là thì trường Nhật Bản, các nước ASEAN, Đông Âu, Mỹ và các nước khác (trong đó chủ yếu là Nhật Bản) Qua trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của chúng ta vào thị trường có hạn ngạch tuy vẫn tăng hàng năm nhưng có xu hướng giảm... nay thị trường tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn Điều này một phần do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực, một số nước như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản phá giá tiền tệ làm giá xuất khẩu của hàng Việt Nam đắt tương đối trên thị trường thế giới, đồng thời cơn lốc khủng hoảng làm cho sức mua của dân chúng giảm, từ đó ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may. .. với kế hoạch ban đầu Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình thị trường năm 2000 có những diễn biến phức tạp, đồng EURO của Châu Âu sụt giá trên 20% so USD đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhập khẩu và tiêu thụ hàng hoá nói chung, và hàng dệt may nói riêng tại thị trường này - một thị trường chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta Mặc dù từ đầu năm 2000, Việt Nam và EU đã thoả thuận tăng mức... ngành dệt chưa đủ khả năng phục vụ ngay chính ngành may trong nước Nguyên liệu cho ngành may xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn phải nhập ngoại Đặc biệt là ở Việt Nam hình thức nhận gia công hàng dệt maychủ yếu, các hợp đồng gia công thường không ổn định, giá gia công thấp và sự phụ thuộc về nguyên liệu đã khiến không ít doanh nghiệp may mặc Việt Nam lúng túng, bị động trong hoạt động sản xuất kinh... thị trường, sản xuất ra những gì mà thị trường đòi hỏi: với ý nghĩa đó thị trường có vai trò quyết định đối với sản xuất, kinh doanh của ngành may Hiện nay trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, các doanh nghiệp may mặc nước ta đã có những đổi mới, thích nghi với kinh tế thị trường, bước đầu có những hoà nhập vào thị trường may mặc thế giới và quan tâm mở rộng thị trường trong nước 2.1 Thị trường. .. khả năng đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới VIET NAM TEXTILE & GARMENT EXPORT (1 mil USD) YEAR 2000 2001 2002 TOTAL 1.892 1.962 2.750 EU 609(32,1%) 617 (31,4%) 540 (19,6%) JAPAN 619 (32,7%) 616 (31,4%) 490 (17,8%) 264 (14%) 304 (15,5%) 232 (8,5%) TAIWAN US 49,5 (2,6%) 47,5 (2,4%) 975,7 (35,5%) BẢNG 3: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM NĂM 2002 Export of Vietnam Garment... chất lượng cao Một số sản phẩm có tiếng như chỉ may Phong Phú, Khoá kéo Nha trang, Đạn nhựa Việt Thuận đã khẳng định được chất lượng của mình trên thị trường nội địa 2- Thực trạng thị trường hàng may mặc Việt Nam Thị trường tiêu thụ là vấn đề cốt lõi để đảm bảo phát triển sản xuất Đã có thời gian dài chúng ta dùng thị trường như một sự áp đặt nhu cầu cho sản xuất Ngày nay các nhà sản xuất phải tự tìm . với hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ 56 CHƯƠNG III.: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ. chung về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ 55 1. Những thuận lợi của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ 55 2.Những

Ngày đăng: 28/10/2013, 11:15

Hình ảnh liên quan

BẢNG 2: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM - Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ "

BẢNG 2.

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM Xem tại trang 31 của tài liệu.
BẢNG 4: Export Turn-over of Vietnam Garment and Textile - Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ "

BẢNG 4.

Export Turn-over of Vietnam Garment and Textile Xem tại trang 34 của tài liệu.
BẢNG 3: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM NĂM 2002 - Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ "

BẢNG 3.

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM NĂM 2002 Xem tại trang 34 của tài liệu.
BẢNG 6: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY - Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ "

BẢNG 6.

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY Xem tại trang 36 của tài liệu.
BẢNG 7: THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- HOA KỲ, 1995-2001 - Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ "

BẢNG 7.

THƯƠNG MẠI VIỆT NAM- HOA KỲ, 1995-2001 Xem tại trang 39 của tài liệu.
BẢNG 8 :THUẾ NHẬP KHẨU HÀNG DỆT MAY - Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ "

BẢNG 8.

THUẾ NHẬP KHẨU HÀNG DỆT MAY Xem tại trang 40 của tài liệu.
Điểm qua tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ theo 4 nhóm sản phẩm chính, đó là: sợi, vải, hàng may mặc và sản phẩm cho trang trí nội thất . - Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ "

i.

ểm qua tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ theo 4 nhóm sản phẩm chính, đó là: sợi, vải, hàng may mặc và sản phẩm cho trang trí nội thất Xem tại trang 45 của tài liệu.
BẢNG 10: 10 QUỐC GIA XUẤT KHẨU LỚN NHẤT HÀNG DỆT MAY VÀO HOA KỲ NĂM 2001HÀNG DỆT MAY VÀO HOA KỲ NĂM 2001 - Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ "

BẢNG 10.

10 QUỐC GIA XUẤT KHẨU LỚN NHẤT HÀNG DỆT MAY VÀO HOA KỲ NĂM 2001HÀNG DỆT MAY VÀO HOA KỲ NĂM 2001 Xem tại trang 46 của tài liệu.
BẢNG 10: 10 QUỐC GIA XUẤT KHẨU LỚN NHẤT HÀNG DỆT MAY VÀO HOA KỲ NĂM 2001HÀNG DỆT MAY VÀO HOA KỲ NĂM 2001 - Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ "

BẢNG 10.

10 QUỐC GIA XUẤT KHẨU LỚN NHẤT HÀNG DỆT MAY VÀO HOA KỲ NĂM 2001HÀNG DỆT MAY VÀO HOA KỲ NĂM 2001 Xem tại trang 46 của tài liệu.
Từ bảng trên cho thấy: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ không ngừng gia tăng: nếu năm 1994 Việt Nam chỉ xuất khẩu được 2,56 triệu USD thì năm 2001 đã xuất được 49,34 triệu USD (duy nhất có giảm sút so với năm 2000 là 0,53%) - Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ "

b.

ảng trên cho thấy: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ không ngừng gia tăng: nếu năm 1994 Việt Nam chỉ xuất khẩu được 2,56 triệu USD thì năm 2001 đã xuất được 49,34 triệu USD (duy nhất có giảm sút so với năm 2000 là 0,53%) Xem tại trang 49 của tài liệu.
BẢNG 12B: MƯỜI MẶT HÀNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC SỰ TĂNG TRƯỞNG MẠNH NHẤT - Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ "

BẢNG 12.

B: MƯỜI MẶT HÀNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC SỰ TĂNG TRƯỞNG MẠNH NHẤT Xem tại trang 50 của tài liệu.
BẢNG 12B: MƯỜI MẶT HÀNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC SỰ TĂNG TRƯỞNG MẠNH NHẤT - Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ "

BẢNG 12.

B: MƯỜI MẶT HÀNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC SỰ TĂNG TRƯỞNG MẠNH NHẤT Xem tại trang 50 của tài liệu.
BẢNG 13: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ - Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ "

BẢNG 13.

GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ Xem tại trang 53 của tài liệu.
BẢNG 15: MỤC TIÊU TĂNG TỐC PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY - Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ "

BẢNG 15.

MỤC TIÊU TĂNG TỐC PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY Xem tại trang 65 của tài liệu.
BẢNG 16: MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC " TĂNG TỐC" PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 - Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ "

BẢNG 16.

MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC " TĂNG TỐC" PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 Xem tại trang 65 của tài liệu.
2. Sử dụng lao động 10 000 người - Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ "

2..

Sử dụng lao động 10 000 người Xem tại trang 66 của tài liệu.
BẢNG 17: MỤC TIÊU CỤ THỂ TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2010 - Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ "

BẢNG 17.

MỤC TIÊU CỤ THỂ TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2010 Xem tại trang 66 của tài liệu.
BẢNG 18: NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ TĂNG TỐC CHO TOÀN NGÀNH DỆT MAY Đơn vị: Tỷ đồng - Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ "

BẢNG 18.

NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ TĂNG TỐC CHO TOÀN NGÀNH DỆT MAY Đơn vị: Tỷ đồng Xem tại trang 67 của tài liệu.
BẢNG 19: CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN 2010 - Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ "

BẢNG 19.

CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN 2010 Xem tại trang 68 của tài liệu.
Ngoại trừ 38 mã hàng chịu hạn ngạch tại bảng trên, các mã hàng khác đều được xuất khẩu tự do vào Hoa Kỳ - Đề tài "Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ "

go.

ại trừ 38 mã hàng chịu hạn ngạch tại bảng trên, các mã hàng khác đều được xuất khẩu tự do vào Hoa Kỳ Xem tại trang 80 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan