Chuyên đề Toán 6

5 576 4
Chuyên đề Toán 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐỂ DẠY TIẾT ÔN TẬP TOÁN 6 Người thực hiện: Phần lí luận : Nguyễn Hồng Dương Phần thực nghiệm : Vũ Hồng Thăng I.Đặt vấn đề Trong giảng dạy môn Toán thì ôn tập là phần rất quan trọng vì tiết ôn tập giúp học sinh hệ thống hóa lại nhứng kiến thức cơ bản và quan trọng trong chương trình đã học, tuy nhiên đối với giáo viên thì đôi khi việc xây dựng kế hoạch cho tiết ôn tập lại gặp rất nhiều khó khăn vì lượng kiến thức thì nhiều mà thời gian cho ôn tập lại ít, vì vậy xác định những công việc cần làm, những dạng bài tập cần ôn lại rất khó. Chính vì vậy ta cần xác định rõ tiết ôn tập là để làm gì, xây dựng kế hoạch ôn như thế nào cho phù hợp với học sinh và chuẩn kiến thức kĩ năng mà học sinh cần đạt được. Sau đây là một số vấn đề cần chú ý khi dạy tiết ôn tập toán nói chung: 1. Tiết ôn tập không phải là để nhắc lại các kiến thức đã học. Mà là để giúp học sinh tìm ra mạch kiến thức cơ bản của một nội dung được học. 2. Nên có các bảng hệ thống thể hiện mối liên quan hệ thống của kiến thức. 3. Nên chọn những bài tập có nội dung tổng hợp liên quan đến nhiều kiến thức cần ôn tập, qua đó khắc sâu, hệ thống và nâng cao các kiến thức đã học. 4. Luôn luôn thay đổi hình thức ôn tập cho phong phú, đa dạng và hiệu quả khoảng 15/20 phút cho mỗi hình thức . Trong bất kì hình thức nào, Hs cũng phải được chủ động tham gia vào quá trình ôn tập kiến thức. II.Các hoạt động dạy học ôn tập Có nhiều cách dạy học ôn tập, một phương án là: Hoạt động hóa người học thông qua việc bài tập hóa những kiến thức cơ bản. Giờ học được thiết kế theo chùm 4 bài tập tương ứng với 4 loại đối tượng học sinh là: Giỏi - Khá - Trung bình - Yếu, kém. Phương pháp chủ yếu là mỗi đối tượng học sinh được giao một bài tập thích hợp theo mức độ tăng dần. Bài tập được chuẩn bị theo bảng sau: Đối tượng Mức độ Ghi chú Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Học sinh Yếu, kém Bài 1.1 Bài 1.2 Bài 1.3 Bài 1.4 Học sinh Trung bình Bài 2.1 Bài 2.2 Bài 2.3 Bài 2.4 Học sinh Khá Bài 3.1 Bài 3.2 Bài 3.3 Bài 3.4 Học sinh Giỏi Bài 4.1 Bài 4.2 Bài 4.3 Bài 4.4 Ghi chú: Mức độ được tăng dần từ mức 1 đến mức 4 (có thể phân bậc mịn hơn nữa càng tốt), trong đó: • Bài 1.4 tương đương bài 2.1 • Bài 2.4 tương đương bài 3.1 • Bài 3.4 tương đương với bài 4.1, . Với sự chuẩn bị như vậy, giáo viên giao nhiệm vụ, học sinh tự giác chiếm lĩnh tri thức. Giờ học được diễn biến theo tiến trình: Hoạt động 1 Giáo viên giao nhiệm vụ bằng cách, yêu cầu mỗi đối tượng làm một bài tập thích hợp. Tất nhiên là có sự hạn chế thời gian. Hoạt động 2 Giáo viên theo dõi hoạt động của học sinh và giải đáp thắc mắc cũng như đưa ra những hướng dẫn hoặc gợi ý cho mỗi đối tượng, học sinh độc lập làm bài. Hoạt động 3 Kiểm tra kết quả công việc sau khoảng thời gian cho phép. • Nếu học sinh nào làm đúng, nhanh nhất sẽ được khen và được thưởng (thông qua việc mời học sinh đó chữa bài cho cả lớp), giáo viên đừng quên cho Hoạt động 4 Giáo viên chuẩn hóa kiến thức. Chú ý thông qua hoạt động này, giáo viên giúp học sinh nắm được tri thức và tri thức phương pháp. Các hoạt động được diễn ra và lặp lại cho đến khi hoạt động nhận thức được thực hiện. Cách dạy học ôn tập như thế có những ưu điểm, nhược điểm chính sau: 1. Ưu điểm Học sinh được hoạt động độc lập, tự giác hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức phù hợp với trình độ nhận thức của mình. 2. Nhược điểm Chuẩn bị vất vả, điều khiển giờ học phức tạp vì có nhiều học sinh hiểu không giống nhau, nếu điều khiển không khéo giờ học sẽ bị phân tán và phản tác dụng. Mặt khác, trong quá trình tự học như vậy, học sinh nào tự giác tích cực sẽ đạt hiệu quả cao hơn, ngược lại một số học sinh kém, hoạt động chậm hơn luôn bị động và rất dễ dẫn đến chán học. Với đối tượng học sinh trung bình (diện đại trà) và học sinh yếu kém thì quá trình dạy học ôn tập nên theo các giai đoạn sau: 1. Giai đoạn 1: Giáo viên làm mẫu để học sinh bắt chước theo mẫu. Chú ý chỉ rõ cho học sinh chương trình hành động (bước 1, bước 2, .). 2. Giai đoạn 2: Học sinh tái hiện ngay tại lớp kiến thức vừa được học thông qua bài tập tương tự. Lúc này, giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành làm bài theo các bước đã được chỉ ra. 3. Giai đoạn 3: Giáo viên ra cho học sinh bài tập tương tự. Học sinh tự lực làm bài không có sự hướng dẫn của giáo viên. Thông qua hoạt động này, giáo viên sẽ biết được thực trạng nắm kiến thức của học sinh, từ đó có biện pháp kịp thời. 4. Giai đoạn 4: Củng cố kiến thức thông qua bài tập. Có thể là một đề thi hoặc là một bài tập về nhà thông thường. Cách dạy học theo các giai đoạn như trên tuy chưa hoàn toàn phát huy được tính tích cực cao độ của mỗi học sinh, song lại phù hợp với hình thức tổ chức dạy học như hiện nay, phù hợp với cách dạy học đồng loạt trong khoảng thời gian 45 phút. Học sinh được học dựa theo PPDH truyền thống nhưng có sự điều khiển hoạt động của Giáo viên, được định hướng hành động thông qua các bước cụ thể để đạt kiến thức, bước đầu góp phần hoạt động hóa người học. Quá trình đó được lặp đi lặp lại cũng góp phần hình thành PPHT bộ môn cho học sinh. Cách dạy học như thế cũng giúp cho học sinh nắm kiến thức một cách không hình thức. III.Ví dụ minh họa : Khi ôn tập về tập hợp : Bài tập 1.1 : Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 4 bằng cách liệt kê các phần tử. Bài tập 2.1 : Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 6 bằng 2 cách. Bài tập 3.1 : Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử : A = {x N 12 < x < 16 } Bài tập 4.1 : Tập hợp sau có bao nhiêu phần tử A = {x N 12 ≤ x ≤ 16 } Khi ôn tập về các phép tính trong N: Bài tập 1.1: Tính : a) 135 + 65 + 120 b) 86 + 14 + 375 Bài tập 2.1 : Tính nhanh a) 135 + 360 + 65 + 40 b) 463 + 318 + 137 + 22 Bài tập 3.1: Tính nhanh 20+21+22+…+29+30 Bài tập 4.1 : Tính tổng S = 1+2+3+4+…+ n Khi dạy về dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9 : Bài tập 1.1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 2, số nào không chia hết cho 2 : 123 ; 234 ; 1101; 2468. Bài tập 2.1 : Tổng, hiệu sau có chia hết cho 2 không ? a) 136 + 40 b) 625 – 234 c) 1.2.3.4- 12 Bài tập 3.1 : Không thực hiện phép chia, tìm số dư của các số sau khi chia cho 2 : 813; 246; 736 ; 5647 Bài tập 4.1 : Thay dấu * bởi chữ số thích hợp để các số sau chia hết cho 2 : a) 12 * b) 20* Khi dạy về ước và bội : Bài tập 1.1: Trong các số sau đây, số nào là ước của 12 :1; 2 ; 3; 4 ; 5 ;6 ;7; 8; 9; 10 ; 11 ;12. Bài tập 2.1 : Tìm tập hợp các ước của 24 Bài tập 3.1 : Viết tất cả các số là ước của 36 và nhỏ hơn 20. Bài tập 4.1 : Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử : A = { x N 24  x , x < 7 } Khi dạy về ước chung lớn nhất , bội chung nhỏ nhất: Bài tập 1.1 : Trong các số sau, số nào là ước của cả 12 và 30 : 1;2;3;4;5;6;15;30. Bài tập 2.1 : Tìm ƯC( 24, 50) Bài tập 3.1: Tìm các ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192 Bài tập 4.1 : Tìm số tự nhiên x biết 112  x , 140  x và 10 < x < 20 IV.Kết luận : Trên đây là một số ví dụ có thể lấy để ôn tập cho học sinh lớp 6 theo từng đối tượng , mức độ yêu cầu khác nhau từ dễ đến khó, giáo viên có thể áp dụng tùy học sinh lớp mình để đạt kết quả cao . Vì thời gian có hạn nên chắc chắn chuyên đề còn nhiều hạn chế ,rất mong sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề đạt kết quả hơn trong thực tế giảng dạy. Nhân Quyền, tháng 12/2010 Người viết Nguyễn Hồng Dương . 16 } Khi ôn tập về các phép tính trong N: Bài tập 1.1: Tính : a) 135 + 65 + 120 b) 86 + 14 + 375 Bài tập 2.1 : Tính nhanh a) 135 + 360 + 65 + 40 b) 463 . CHUYÊN ĐỀ: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP ĐỂ DẠY TIẾT ÔN TẬP TOÁN 6 Người thực hiện: Phần lí luận : Nguyễn Hồng

Ngày đăng: 28/10/2013, 08:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan