Những nguy hiểm khi dùng thuốc lúc mang thai

10 487 0
Những nguy hiểm khi dùng thuốc lúc mang thai

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những nguy hiểm khi dùng thuốc lúc mang thai Có rất nhiều loại thuốc bao gồm thuốc kê toa và thuốc không cần kê toa, thuốc hợp pháp và thuốc bất hợp pháp. Những thuốc này sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi nếu xnhư người mẹ dùng trong lúc mang thai. Thuốc gây quái thai là gì? Bất kỳ thuốc nào gây ra dị dạng thi nhi đều gọi là thuốc gây quái thai. Có một số thuốc gây nguy hiểm về thần kinh mà không gây ra những bất thường về giải phẫu cho bé. Chất gây quái thai là gì? Chất gây quái thai là chất có thể làm xáo trộn sự phát triển của bào thai. Chất gây quái thai có thể làm cho thai ngưng phát triển hay làm cho thai phát triển nhưng theo hướng dị dạng bẩm sinh. Các yếu tố gây ra quái thai bao gồm tia xạ, mẹ bị bệnh, hoá chất và thuốc. Những thuốc nào được xác định là nguy hiểm nếu dùng lúc mang thai? Có nhiều thuốc là nguyên nhân gây lo lắng cho người sử dụng khi có mang, nhưng chỉ có một số thuốc chứng tỏ có nguy hiểm nếu dùng khi mang thai. Danh mục các thuốc có khả năng tác động gây ra quái thai cũng như nguy hiểm nếu dùng khi mang thai bao gồm: - ACE (thuốc ức chế men chuyển ) như: § Benazepril (Lotensin), § Captopril (Capoten), § Enalapril (Vasotec), § Fosinopril sodium (Monopril), § Lisinopril (Zestril, Prinivil), § Lisinopril + hydrochlorothiazide (Zestoretic, Prinzide), § Quinapril (Accupril), § Ramipril (Altace). - Thuốc trị mụn như isotretinoin (Accutane, Retin-A). - Uống rượu nhiều lúc mang thai. - Androgens (nội tiết tố nam). - Kháng sinh nhóm tetracycline (Achromycin), doxycycline (Vibramycin), và streptomycin. - Thuốc chống đông (làm loãng máu) như : warfarin (Coumadin). - Thuốc chống co giật (thuốc chống động kinh) như: § Phenytoin (Dilatin), § Valproic acid (Depakene, Valprotate), § Trimethadione (Tridione), § Paramethadione (Paradione), § Carbamazepine (Tegretol). - Thuốc chống trầm cảm : lithium (Eskalith, Lithob). - Thuốc chống chuyển hoá/ thuốc trị ung thư như: methotrexate (Rheumatrex) và aminopterin. - Thuốc điều trị thấp khớp và gắn kết kim loại (chelator) penicillamine (Cuprimine, Depen). - Thuốc trị cường giáp như: § Thiouracil/propylthiouracil. § Carbimazole/methimazole. - Cocaine. - DES (diethylstilbestrol). - Thalidomide (Thalomid) dùng trong trị bệnh phong có biến chứng (cùi). Dừng uống thuốc tránh thai bao lâu hãy sinh con? Rất nhiều phụ nữ dùng biện pháp kế hoạch hóa gia đình dạng hormon (tiêm, uống, cấy dưới da) băn khoăn không biết ngừng các loại thuốc này bao lâu thì sẽ tốt nhất cho sự phát triển của đứa trẻ. Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai dạng uống thì có một số quan điểm cho rằng nên để cơ thể “hồi phục” lại rồi hãy mang thai. Một số chuyên gia khuyên bạn nên ngừng uống thuốc viên 2 - 3 tháng trước khi quyết định thụ thai bởi vì cũng như tác dụng ngăn ngừa sự rụng trứng, thuốc tránh thai dạng viên gây ra sự thay đổi trong tử cung của bạn. Các chuyên gia này tin rằng nếu bạn có thai trở lại ngay sau khi ngừng thuốc, bào thai sẽ khó bám chắc vào dạ con. Điều này có nghĩa, bạn dễ có nguy cơ bị sẩy thai. Vậy nên hãy chờ cho tới khi dạ con phục hồi lại theo nhịp sinh học vốn có chứ không phải do tác động của thuốc thì hãy thụ thai. Một số bác sĩ lại cho rằng chỉ cần 1 - 2 tháng là vòng kinh đã trở lại bình thường (như vốn có của cơ thể); một số quan điểm khác lại cho rằng hormon trong viên thuốc sẽ bị loại trừ khỏi cơ thể hoàn toàn ngay khi kỳ kinh mới bắt đầu vì vậy nếu có bầu ngay thì cũng thật là điều đáng mừng. Trước đây, khi liều lượng hormon trong thuốc tránh thai ở mức cao hơn thì chúng ta có cơ sở để lo lắng rằng việc có bầu trong khi uống thuốc hay vừa ngừng uống thuốc sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy không có bằng chứng nào về sự bất thường của thai nhi. Bé của bạn sẽ không gặp bất cứ sự đe dọa nào nếu bạn mang bầu trong khi uống thuốc hay ngay sau khi vừa ngưng thuốc. Vậy đâu là lời khuyên đúng đắn? Theo Viện Chiến lược gia đình Hoa Kỳ, “sau khi ngừng thuốc, hãy đợi cho đến khi kỳ kinh quay trở lại, sau đó sẽ là thời điểm thích hợp để bạn quyết định sinh con”. Ngoài ra, hãy dành thời gian chăm sóc sức khỏe tiền thai nghén như uống viên axit folic bổ sung, ngừng hút thuốc hay thay đổi một số lối sống cho phù hợp. Vô tư dùng thuốc tránh thai ngoài mục đích? Ưu điểm chính của thuốc tránh thai kết hợp là an toàn, hiệu quả, dễ có thai lại sau khi ngừng sử dụng. Thêm vào đó là tác dụng điều hoà kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, mụn trứng cá . Nhưng với nhiều chị em, các tác dụng phụ này mới thực là "chính". Né “đèn đỏ” trái tự nhiên Không nói ra nhưng chị em nào cũng phải thừa nhận, cái “ngày ấy” vô cùng phiền phức thậm chí . hết chịu nổi. Đau bụng, mỏi lưng, vướng víu, cáu gắt, kiêng khem đủ điều! Có chị em may mắn trong các ngày đó vẫn tươi như hoa nhưng cũng có người phải chịu đựng “nó” như một cực hình. Và thế là, cái “công dụng bổ sung” lui vòng kinh phải được khai thác triệt để. Theo BS Nguyễn Thị Hồng Minh, Phó Giám đốc TT Tư vấn SKSS và KHHGĐ (Bệnh viện Phụ sản T.Ư), vì một số lý do nào đó như bận đi xa, tắm biển, làm đám cưới hay đón chồng đi công tác về, chị em hoàn toàn có thể sử dụng thuốc tránh thai để lui vòng kinh của mình xuống dăm bảy ngày. Đây là những trường hợp “cực chẳng đã” còn công dụng chính của thuốc tránh thai là để tránh thai. Việc chị em lạm dụng thuốc để can thiệp vào chu kỳ kinh nguyệt của mình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, khi họ không am hiểu về công hiệu, cách sử dụng mỗi loại, thậm chí không rõ nguồn gốc viên thuốc đắt tiền mà mình bỏ ra mua. Hiện nay, do muốn tránh “đèn đỏ”, nhiều chị em đã rỉ tai nhau một số loại thuốc có thể giúp phụ nữ sạch sẽ cả năm như: Seasonale, Seasonique . Đây là hàng “xách tay”, được quảng cáo có khả năng giảm số chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ từ 12 lần xuống còn 4 lần/ năm. Nói về các loại thuốc này, BS Hồng Minh cho biết: “Chuẩn quốc gia không cho phép thuốc tránh thai có tác dụng làm mất kinh hoàn toàn. Hiện nay, Bộ Y tế cũng không có quyết định nào cho phép dùng thuốc tránh thai để làm chậm kinh một năm, hoặc mỗi năm chỉ ra kinh một vài lần”. Theo BS Hồng Minh, việc trì hoãn kinh nguyệt liên tục sẽ khiến buồng trứng người phụ nữ bị ức chế quá lâu, không có hiện tượng rụng trứng, tuyến yên không có nội tiết để làm cho buồng trứng hoạt động. Niêm mạc tử cung lâu ngày không hoạt động (hiện tượng bong niêm mạc tử cung) có thể gây nên những bất thường không đáng có, mặc dù bản thân việc sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể giảm ung thư niêm mạc tử cung và buồng trứng. Nữ sinh nên cẩn trọng Ngoài mục đích tránh thai, nhiều chị em còn sử dụng thuốc vì mong có được làn da mịn màng hoặc điều trị mụn trứng cá. Theo BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP HCM, thuốc viên tránh thai kết hợp có tác dụng điều hòa nội tiết sinh dục, làm tăng chất globuline gắn kết với hormone sinh dục, từ đó làm giảm nồng độ testosterone tự do trong máu. Vì vậy, da sẽ tăng tiết bã nhờn, làm giảm mụn trứng cá, trở nên mịn màng hơn. Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc tránh thai kết hợp nếu đang bị hoặc có tiền căn bệnh huyết khối tĩnh mạch hoặc động mạch; tiểu đường có tổn thương mạch máu; đang có hoặc tiền căn có bệnh gan nặng mà chức năng gan chưa trở về bình thường; hiện tại hoặc tiền căn có bệnh u gan lành tính hoặc ác tính; nghi ngờ hoặc biết rõ có bệnh ác tính từ cơ quan sinh dục hoặc ở vú; ra máu âm đạo không có nguyên nhân; nghi ngờ hoặc biết rõ có thai; dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Còn việc nhiều nữ sinh hiện đang sử dụng thuốc Diane 35 để trị mụn, bác sĩ Phượng cho biết, loại thuốc này dành cho người muốn ngừa thai và trị mụn. Nếu không cần ngừa thai thì Diane 35 không phải là thuốc trị mụn. Trong khi đó, mụn trứng cá có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, ngoài nguyên nhân rối loạn nội tiết sinh dục. Thuốc nội tiết tố sinh dục nữ chỉ dùng cho phụ nữ trưởng thành, nữ dưới 16 tuổi không được dùng. Vì thế, để chữa mụn an toàn và hiệu quả, tốt nhất nên đến các chuyên khoa liễu để được điều trị đúng cách, chứ không nên tự ý dùng thuốc tránh thai để điều trị. Ở Việt Nam, thuốc tránh thai hiện có 4 loại chính: Viên tránh thai kết hợp, viên tránh thai khẩn cấp, thuốc tiêm và cấy dưới da. Thành phần trong thuốc là các hormone sinh dục nữ oestrogen và progesteron hoặc progesteron đơn thuần. Các loại phổ biến được chị em “ưa chuộng” có 21 viên, cách tốt nhất là uống hết sau đó nghỉ 7 ngày để chu kỳ kinh được tự nhiên, thay vì ép “nó” lặn đi. Tuy nhiên, loại này đặc biệt kỵ với đối tượng là chị em trên 35 tuổi và nghiện thuốc lá. Đối với thuốc chỉ chứa nội tiết tố progesteron (thuốc khẩn cấp) thì chỉ là biện pháp tình thế, không nên dùng thường xuyên vì có nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: ra máu giữa kỳ kinh, chu kỳ kinh nguyệt bị đảo lộn . . Những nguy hiểm khi dùng thuốc lúc mang thai Có rất nhiều loại thuốc bao gồm thuốc kê toa và thuốc không cần kê toa, thuốc hợp pháp và thuốc bất. bất hợp pháp. Những thuốc này sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi nếu xnhư người mẹ dùng trong lúc mang thai. Thuốc gây quái thai là gì? Bất kỳ thuốc nào gây

Ngày đăng: 28/10/2013, 07:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan