Chi phí kiệt quệ tài chính

6 6K 59
Chi phí kiệt quệ tài chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chi phí kiệt quệ tài chính: 1.3.1.1_Khái niệm: Trong lý thuyết đánh đổi, việc tài trợ từ nợ có ưu điểm là được hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế. Ở mức nợ trung bình, xác suất kiệt quệ tài chính không đáng kể và PV(chi phí kiệt quệ tài chính) cũng nhỏ nên việc vay nợ sẽ là một lợi thế cho doanh nghiệp do được hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế. Tuy nhiên khi doanh nghiệp vay nợ ngày càng tăng thì rủi ro phá sản của doanh nghiệp sẽ ngày càng cao và sẽ làm sụt giảm giá trị doanh nghiệp; đến một lúc nào đó hiện giá của tấm chắn thuế bằng với hiện giá của chi phí kiệt quệ tài chính, lúc này doanh nghiệp sẽ mất đi lợi ích từ tấm chắn thuế. Giá trị doanh nghiệp = Giá trị nếu được tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần + PV(tấm chắn thuế) – PV(chi phí của kiệt quệ tài chính) Theo lí thuyết, chi phí kiệt quệ tài chính có thể phân chia ra như sau: - Chi phí phá sản: bao gồm các chi phí trực tiếp và các chi phí gián tiếp phản ánh các khó khăn trong việc quản lí một công ty đang bị tái tổ chức. - Chi phí kiệt quệ tài chính nhưng chưa phá sản: bao gồm các mâu thuẫn về quyền lợi của trái chủ và cổ đông của doanh nghiệp trong kiệt quệ tài chính có thể đưa đến các quyết định tồi về hoạt động và đầu tư và chi phí soạn thảo, kiểm tra, giám sát và thực thi hợp đồng nợ để ngăn ngừa trò chơi tài chính. 1.3.1.2_Chi phí kiệt quệ tài chính đối với công ty có trách nhiệm hữu hạn và vô hạn: Đối với công ty hưởng trách nhiệm hữu hạn khi rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính thì các cổ đông không phải chịu trách nhiệm, lúc này các cổ đông có thể rời bỏ doanh nghiệp, các chủ nợ lên làm cổ đông mới. Đối với công ty hưởng trách nhiệm vô hạn, khi rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính thì các cổ đông phải bỏ ra một số tiền để bù vào khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản và các trái quyền của các trái chủ. Chính vì thế cổ phần của công ty chịu trách nhiệm hữu hạn cao hơn cổ phần của công ty chịu trách nhiệm vô hạn, và việc vay nợ của công ty chịu trách nhiệm vô hạn khó khăn hơn việc vay nợ của công ty chịu trách nhiệm hữu hạn. 1.3.1.3_Chi phí kiệt quệ tài chính và lý thuyết trò chơi: Khi chi phí kiệt quệ tài chính không đưa đến phá sản doanh nghiệp, doanh nghiệp có cơ hội để phục hồi. Cả trái chủ và cổ đông đều muốn điều này tuy nhiên quyền lợi của họ có thể mâu thuẫn lẫn nhau. Cổ đông thì từ bỏ mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp mà theo đuổi mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản cổ đông; mà người kiểm soát đầu tư và chiến lược hoạt động ở đây lại là chủ sở hữu doanh nghiệp. Chính vì thế chủ sở hữu doanh nghiệp có thể thực hiện các trò chơi tài chính để làm lợi cho chính họ Chi phí của các trò chơi: Doanh nghiệp càng vay nợ nhiều thì sự hấp dẫn việc thực hiện trò chơi này càng lớn. Tuy nhiên các nhà cho vay cũng nhận thức được rằng các trò chơi tài chính có thể được thực hiện với rủi ro do chính họ gánh chịu cho nên họ đã tự bảo vệ mình bằng cách đòi hỏi các điều kiện tốt hơn cho mình. Nhưng biện pháp nào cũng có cái giá phải trả riêng của nó, họ phải chi trả thêm tiền để tiết kiệm được tiền. 1.3.1.4_Chi phí kiệt quệ tài chính tuỳ theo từng loại tài sản: Đối với các công ty có tài sản hữu hình, khi công ty rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Các công ty này có thể phát hành cổ phần, hạn chế cổ tức, bán tài sản của mình để trả nợ. Tuy nhiên các công ty có tài sản vô hình sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục các cổ đông về phát hành cổ phần huy động thêm tiền, khó khăn trong việc bán tài sản bởi vì tài sản vô hình chỉ có giá trị khi là một phần của doanh nghiệp thành đạt. Điều này cho thấy không nên chỉ nghĩ đến xác suất xảy ra kiệt quệ tài chính của việc vay nợ mà hãy nghĩ thêm về những giá trị có thể bị mất đi khi lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Lý thuyết đánh đổi cho rằng các công ty có tài sản hữu hình an toàn nên có tỷ lệ nợ mục tiêu cao để được hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế còn công ty có tài sản vô hình nhiều rủi ro nên dựa vào tài trợ chủ yếu từ vốn cổ phần. Nợ-VCP và hai mặt cuả nó 1_NỢ: 1.1 Ưu điểm của vay nợ so với VCP: Vay nợ rẻ hơn vốn cổ phần vì vay nợ có thể giúp cho doanh nghiệp chịu chi phí sử dụng vốn thấp hơn khi phát hành vốn cổ phần. Khi phát hành vốn cổ phần, chi phí sử dụng vốn do cổ đông đòi hỏi được thể hiện qua cổ tức. Khi doanh nghiệp chia cổ tức, hiện giá của các dòng cổ tức do doanh nghiệp chi trả được tính dựa theo chi phí sử dụng vốn. Mà khi mua cổ phần cổ đông thường đòi hỏi một mức chi phí sử dụng vốn cao hơn vay nợ (do nếu thấp hơn thì nhà đầu tư lấy tiền đó đem gửi ngân hàng xem ra an toàn hơn). Khi doanh nghiệp phát hành vốn cổ phần để huy động tiền cho dự án đầu tư, ví dụ như doanh nghiệp phát hành thêm cổ phần chào bán ra công chúng với tỷ lệ số cổ phần phát hành ra bằng 25% tổng số cổ phần. Khi này, giả dụ doanh nghiệp tạo ra thu nhập năm nay 4tỷ USD thì DN chỉ được giữ lại 3 tỷ USD còn 1 tỷ USD phải chia sẻ cho cổ đông mới. Hơn nữa trong thực tế phức tạp hơn nhiều do phụ thuộc nhiều vào chính sách chi trả cổ tức để hấp dẫn cổ đông. Cho nên việc phát hành thêm cổ phần sẽ gây áp lực đối với việc chi trả cổ tức. Vay nợ có lợi thế hơn phát hành vốn cổ phần do có được lợi thế từ tấm chắn thuế. Tức là khi doanh nghiệp vay nợ, doanh nghiệp sẽ nộp thuế ít hơn do lãi vay được tính vào chi phí được trừ trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Vay nợ còn giúp cho doanh nghiệp hạn chế tình trạng đầu tư thái quá, tức là đầu tư vào những dự án sinh lợi thấp, rủi ro cao cho doanh nghiệp. Giúp cho doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả hơn đồng vốn của mình. 1.2_Hạn chế của vay nợ so với VCP: Vay nợ nhiều khiến cho doanh nghiệp càng có nguy cơ rơi vào phá sản. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ mà còn gặp phải khó khăn về tài chính. Vay nợ nhiều đặc biệt khó khăn khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính mà vẫn chưa phá sản. Khi đó, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng: nhân công bỏ việc, ngại đầu tư vào những dự án sinh lợi cao, chủ nợ khó cho vay nợ, . Vay nợ nhiều càng khiến cho chủ sở hữu thực hiện các trò chơi tài chính để tư lợi cho mình như sự kiện công ty Enron, Bông Bạch Tuyết . . – PV (chi phí của kiệt quệ tài chính) Theo lí thuyết, chi phí kiệt quệ tài chính có thể phân chia ra như sau: - Chi phí phá sản: bao gồm các chi phí trực. công ty chịu trách nhiệm hữu hạn. 1.3.1.3 _Chi phí kiệt quệ tài chính và lý thuyết trò chơi: Khi chi phí kiệt quệ tài chính không đưa đến phá sản doanh nghiệp,

Ngày đăng: 28/10/2013, 06:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan