Ôn tập HKI Vật Lý 6

4 906 2
Ôn tập HKI Vật Lý 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ôn Tập HKI 6 I/ Trắc nghiệm: Câu 1: Trước khi đo độ dài của một vật ta nên ước lượng giá trị cần đo để: A, Chọn thước có GHĐ lớn hơn độ dài cần đo để chỉ đo một lần. B, Chọn thước có GHĐ nhỏ hơn độ dài cần đo để đo nhiều lần. C, Chọn thước có GHĐ bằng độ dài cần đo. D, Chọn thước phù hợp nhằm tránh sai số trong khi đo. Câu 2 : Trọng lượng của một vật 20g là bao nhiêu? A, 0.02N B, 0.2N C, 20N D, 200N Câu 3 :Lan dùng bình chia độ để đo thể tích một hòn sỏi. Thể tích nước ban đầu đọc ở trên bình là V1 = 50cm3, sau khi thả hòn sỏi đọc được thể tích làV2= 81 cm3.Thể tích của hòn sỏi là bao nhiêu? A, 31 cm3 B, 50 cm3 C, 81 cm3 D, 131 cm3 Câu 4 : Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ gì? A, Khối lượng của mứt trong hộp. B, Sức nặng của hộp mứt. C, Khối lượng và sức nặng của hộp mứt. D, Thể tích của hộp mứt. Câu 5: Lực kế là dụng cụ để đo: A. Khối lượng. B. Lực. C Độ dãn của lò xo. D.Chiều dài của lò xo. Câu 6: Vật nào sau đây có tính đàn hồi? Hãy chọn câu trả lời đầy đủ nhất, A.Lò xo. B. Quả bóng cao su. C. Dây chun. D. Cả ba vật trên. Câu 7. Để đo thể tích chất lỏng có thể dùng: A. Bình chia độ B. Ca đong C. Bình tràn D. Cả A và B đúng Câu 8. Trên một hộp mức có ghi 500g có nghĩa là: A. Sức nặng của hộp mức B. Thể tích của hộp mức C. Khối lượng của hộp mức D. Sức nặng và khối lượng của hộp mức Câu 9. Hai lực cân bằng là hai lực: A. Mạnh như nhau B. Cùng phương, ngược chiều C. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều D. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều, và đặt vào cùng một vật Câu 10. Trọng lực là lực hút của: A. Mặt Trăng B. Mặt Trời C. Trái Đất D. Cả a và b đúng Câu 11. Công dụng chính của lực kế là: A. Đo khối lượng của vật B. Đo trọng lượng của vật C. Đo lực D. Cả B và C đều đúng Câu 12. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi? A. Lực do Trái Đất tác dụng lên mặt Trăng B. Trọng lực của một quả nặng C. Lực do đầu tàu tác dụng lên toa tàu ở phía sau D. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp Câu 13. Dùng mặt phẳng nghiêng, có thể kéo một vật lên cao với một lực: A. Bằng trọng lượng của vật B. Nhỏ hơn trọng lượng của vật C. Lớn hơn trọng lượng của vật D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 14. Thế nào là GHĐ ? A. GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước. B. GHĐ của thước là độ dài của thước. C. GHĐ của thước là độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước. D. GHĐ của thước là độ dài nhỏ nhất của thước. Câu 15: Đơn vị khối lượng riêng là: A.N/ m B. N/ m3 C. kg/ m2 D.kg/ m3 Câu 16: Người ta dùng một bình chia độ chứa 50 cm3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. Khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm3. thể tích của sỏi bằng: A. 45 cm3 B. 50 cm3 C. 55cm3 D. 100cm3 Câu 17: Lực kế là dụng cụ dùng để: A. Đo khối lượng B. Đo thể tích C. Đo trọng lượng D. Đo lực Câu 18 : Dùng bình chia độ có chứa một lượng nước có thể tích 95cm3, thả viên bi sắt vào bình thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 250cm3. Vậy thể tích viên bi là : A. 250cm3 B. 346cm3 C. 95cm3 D. 155cm3 Câu 19 : Trên thùng bột giặt ghi 10Kg. Số đó chỉ : A. Khối lượng của thùng bột giặt. B. Thể tích của thùng bột giặt. C. Sức nặng của thùng bột giặt. D. Khối lượng của thùng (rỗng). Câu 20 : Cái tủ nằm yên trên sàn nhà vì nó : A. Chịu lực nâng của sàn nhà. B. Không chịu tác dụng của lực nào. C. Chịu tác dụng của 2 lực cân bằng. D. Chịu lực hút của trái đất Câu 21 : Một quả cân có khối lượng 5kg thì trọng lượng của nó bằng : A. 500N B. 50N C. 5N D. 5000N Câu 22 : Trong số các thước dưới đây,thước thích hợp nhất để đo chiều rộng bàn học của em là: A.Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 mm. B. Thước cuộn có GHĐ 5 m và ĐCNN 1 cm. C. Thước dây có GHĐ 150 cm và ĐCNN 1 mm. D.Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 5 mm Câu 23 : Trường hợp nào sau đây không sử dụng máy cơ đơn giản? A. Người đứng dưới đất kéo thùng vữa lên tầng cao để xây nhà. B. Dùng búa để nhổ đinh. C. Lăn 1 thùng phuy nặng trên tấm ván từ mặt đường lên sàn xe tải. D. Lăn thùng phuy nặng trên mặt đường nằm ngang. Câu 24 : Chọn câu phát biểu đúng. A. Lực có thể làm vật biến dạng B. Lực có thể làm cho vật thay đổi chuyển động. C. Cả A, B đúng D. Cả A, B Sai Câu 25: Khi kéo vật có khối lượng 1 kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào? A. Cần lực ít nhất bằng 10 N B.Cần lực ít nhất bằng100 N C. Cần lực ít nhất bằng 1N D.Cần lực ít nhất bằng1000 N II/ Tự luận: Bài 1: Chọn các từ ( mét khối, kilôgam, niutơn, kilôgam trên mét khối, niutơn trên mét khối) để điền vào chỗ trống. 1, Khối lượng của một gói xà phòng là 1,5 2, Trọng lượng của một thùng nước là 300 3, Khối lượng riêng của nhôm là 2700 4, Thể tích nước của một bể nước là 3 . 5, Trọng lượng riêng của dầu hoả là 8000 Bài 2: Biết 10dm3 cát có khối lượng 15kg. a, Tính thể tích của một tấn cát. b, Tính trọng lượng của một đống cát 3m3 Bài 3: Hãy giải thích tại sao đường ô tô qua đèo thường là đường ngoằn ngoèo rất dài? Bài 4: Vì sao khi đá quả bóng vào tường bóng lại bật trở lại? Khi đó bóng và tường có bị biến dạng không? Bài 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau : Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi ……………………………………………………của vật đó hoặc làm nó………………………………………………………………… Bài 6: Hãy biến đổi các đơn vị : a. 300 m = ……………km b. 250ml = ………………cm3 c. 1 tạ = ……………kg d. 0,5 lít = ………………ml Bài 7: Hãy tính trọng lượng của các vật sau : a) Một quả cân có khối lượng 500g b) Một hòn đá có khối lượng10kg Bài 8: Hãy tính khối lượng của một khối đá. Biết khối đá đó có thể tích là 0,5m3 ,khối lượng riêng của đá là 2600 kg/m3. Bài 9: a. Trọng lực là gì, trọng lượng là gì ? Nêu đặc điểm về phương và chiều của trọng lực. b. Một học sinh có khối lượng 30,5 kg thì có trọng lượng tương ứng là bao nhiêu ? Trọng lượng của học sinh này có lớn hơn trọng lượng của một bao gạo loại 5 yến không ? Vì sao ? Bài 10: Đổi các đơn vị sau a. 2 tấn = . tạ e. 160dm = . m ; b. 6dm3 = . lít f. 20km = . m ; c. 100g = . kg g. 0,5 lít = . CC ; d. 1500 kg/m3 = g/cm3 h. 0,8g/CC = . kg/m3 Bài 11: a. Để cân một bì bột có khối lượng 1,55kg bằng cân rô-béc-van nhưng chỉ có các quả cân loại 1kg, 200g, 100g và 50g (mỗi loại 2 quả). Phải đặt các quả cân như thế nào (mỗi loại bao nhiêu quả cân) lên đĩa cân để cân thăng bằng ? b. Hãy kể tên các dụng cụ cần thiết để tiến hành đo khối lượng riêng của sỏi. Bài 12: a. Nêu kết quả tác dụng của lực. Dụng cụ nào dùng để đo lực ? b. Một khối cát có thể tích 8m3 và có khối lượng 12 tấn. Hãy tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của cát. Tính trọng lượng của 4m3 cát. Bài 13: a. Kể tên các loại máy cơ đơn giản. Với mỗi loại máy cơ, em hãy nêu một ví dụ. b. Thế nào là hai lực cân bằng ? Cho một ví dụ trong thực tế mà em quan sát được (trường hợp một vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì đứng yên). Nêu rõ hai lực đó. Bài 14: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau : a, Các máy cơ đơn giản thường dùng là (1) . b, Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước ta có thể dùng……(2) hoặc……….(3) …………. c, Hai lực cân bằng là 2 lực có cường độ bằng nhau,có cùng (4) nhưng ngược (5) …………………………………………… d, Lực hút của Trái đất còn gọi là (6) ……………………………………………… e, Máy cơ đơn giản giúp con người làm việc…………………………(7) hơn Bài 15: Đổi đơn vị: a) 2,5lít = …………ml b) 850g = …………………………kg c) 15m = ……………mm d) 7,5lít = ………………………m3 e) 5mm =……………m f) 1m3 = ……………… l g. Trọng lượng của quả cân nặng 200g là:………….N Bài 16: Một hòn gạch có khối lượng 2kg. Một đống gạch 100 viên sẽ có trọng lượng bao nhiêu Niutơn? Bài 17: Cho 2 ví dụ về lực tác dụng vào vật, vừa làm cho vật bị biến dạng và biến đổi chuyển động. . Ôn Tập HKI Lý 6 I/ Trắc nghiệm: Câu 1: Trước khi đo độ dài của một vật ta nên ước lượng giá trị cần đo để: A,. nghiêng, có thể kéo một vật lên cao với một lực: A. Bằng trọng lượng của vật B. Nhỏ hơn trọng lượng của vật C. Lớn hơn trọng lượng của vật D. Cả A, B, C đều

Ngày đăng: 28/10/2013, 04:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan