Lý thuyết gắn bó tình cảm của Howe

7 1.2K 6
Lý thuyết gắn bó tình cảm của Howe

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

thuyết gắn tình cảm của Howe Công tác xã hội là một nghề nghiệp đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng. Chính vì vậy việc sử dụng các thuyết để giải quyết vấn đề thân chủ là vô cùng quan trọng. Để thấy được điều đó tôi sẽ đưa ra những trường hợp cụ thể để chứng minh ý nghĩa của các thuyết tới việc thực hành công tác xã hội. Tóm tắt trường hợp Hoàn cảnh của S rất đáng thương. S phải chịu sự thờ ơ của cha mẹ sau khi chị cô bị mất và cha mẹ cô có em trai. Xem xét tình hình của S, nhân viên công tác xã hội xác định em thuộc loại gắn tình cảm không an toàn và không có tổ chức. Nhân viên công tác xã hội áp dụng lý thuyết gắn tình cảm của Howe để trợ giúp S vượt qua khủng hoảng tâm và thiết lập những tình cảm an toàn. TRƯỜNG HỢP: "S" là một cô gái được sinh ra trong một gia đình tương đối khá giả. Sau một tai nạn nhỏ, chị gái của S đã qua đời và mọi người nghĩ tai nạn đó là do S. Sau cái chết của chị S thì mọi người có những biểu hiện khác với với S. Tiếp đó Mẹ S lại mang thai và sinh được em trai. Tất cả sự yêu thương dành hết cho em S và thờ ơ, lãnh đạm với S. Từ đó S trở nên lầm lì , ít nói cười với người khác và có những biểu hiên lạ. Lo lắng trước sự không b ình thường của con mình , cha mẹ S tim đến sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội. 1- do chọn thuyết gắn tình cảm Howe áp dụng giải quyết tình huống nêu trên. - Trường hợp của S là một trường hợp có liên quan đến vấn đề tình cảm. - Nguyên nhân dẫn tới việc trầm cảm của S là do S không nhận được sự quan tâm từ cha mẹ và những người thân làm cho em có cảm giác không an toàn và lé tránh mọi người. - Áp dụng tiến trình của thuyết gắn tình cảm Howe ta có thể xem xét mức độ và loại tình cảm mà S đang gặp phải. Từ đó đưa ra cách chữa trị phù hợp. 2-Tóm tắt lý thuyết gắn tình cảm của Howe. thuyết này cho rằng trẻ en nhận biết được trạng thái tâm riêng của mình trước khi hiểu về những người khác. Và chính sự so sánh giữa người khác với cảm nghĩ của mình mà trẻ em hình thành được các mối quan hệ xã hội. Trẻ em trong trạng thái căng thẳng( stress ) thường tìm sự gắn với những người thân bằng ba cách sau đây: (1) Tìm sự gần gũi (proximity seeking) khi đứa trẻ tìm cách gần bố mẹ hay những người có thể làm cho nó yên tâm (2) Có cơ sở an toàn (secure base) khi trẻ em thử làm một điều gì đó có nguy cơ vì nó cảm thấy sự có mặt của một người làm nó yên tâm (3) Phản đối sự chia cách (separation protest) khi trẻ em tìm cách ngăn ngừa việc phải xa cách một người có thể làm cho nó yên tâm. Khi thực hành Công tác xã hội theo thuyết này, người ta thường đánh giá (1) Quan hệ hiện nay (2) Lịch sử quan hệ (3) Bối cảnh quan hệ Từ đó xác định 5 nhiệm vụ của trị liệu là: 1- Cung cấp một cơ sở tin cậy để khai thác các sự kiện không vui 2-Hỗ trợ thân chủ để họ tự khám phá, tự tìm hiểu bản thân họ 3- Cho rằng hành vi gắn tình cảm chẳng qua là được đưa vào mối quan hệ hiện tại mà thôi (đây là một sự ứng dụng khái niệm chuyển giao tình cảm (transference) 4- Giúp thân chủ hiểu được rằng những kinh nghiệm gắn tình cảm trong quá khứ chính là nguyên nhân của những khó khăn hiện nay 5- Giúp thân chủ sử dụng sự hiểu biết của họ rằng các loại quan hệ hiện nay đã phản ảnh như thế nào kinh nghiệm gắn tình cảm trong quá khứ để họ có thể kết cấu lại cách nghĩ và ứng xử trong các quan hệ này. Trong trị liệu dựa trên thuyết về gắn tình cảm , người ta thường phải phân loại xem thân chủ có vấn đề thuộc loại gắn tình cảm nào. Việc phân loại này định hướng cho hoạt động nhân viên công tác xã hội phải làm, thân chủ phải làm, người thân của thân chủ phải làm và các tổ chức xã hội phải làm. Các loại gắn tình cảm: An toàn. Loại B Không an toàn hay tránh mặt. Loại A Không an toàn và không rõ ràng hoặc đối kháng. Loại C Không an toàn và không có tổ chức . Loại A/C hay D Không có sự gắn 3-Ứng dụng các bước của thuyết trong việc xử tình huống Trường hợp của S là một trường hợp khá là phức tạp. Nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện trầm cảm của S chính là thái độ, hành động của cha mẹ S đối với S ngay từ khi S còn khá nhỏ. Vì thế đã làm cho S không có cơ sở an toàn. Điều đó là vô cùng quan trọng. Trường hợp của S sẽ được mô tả như sau: +Quan hệ hiện nay: Giữa cha mẹ, người thân của S vẫn có những biểu hiện của một mối quan hệ không bình thường. S và cha mẹ không có sự gắn tình cảm, luôn lé tránh, ít nói ít cười với mọi người. S thường lầm lì, ít nói và thích ở trong phòng một mình. Đồng thời cha mẹ S cũng dành nhiều thì giờ cho cậu em trai nên sự quan tâm dành cho S cũng không nhiều. + Lịch sử quan hệ: Với cái chết của người chị luôn gần gũi và yêu thương S đã làm cho S có một cú sốc lớn về tinh thần. Lẽ ra cha mẹ sẽ phải là một cơ sở an toàn cho S nhưng họ lại thờ ơ, lãnh đạm và có thái độ ghét bỏ S, quan tâm tới em trai S hơn. Cứ như thế S dần dần S trở nên trầm cảm,ít nói và lé tránh mọi người. + Bối cảnh quan hệ: Bối cảnh quan hệ của S với cha mẹ và những người thân khác là sự hoang mang trong tư tưởng và suy nghĩ khi chị S qua đời. Cùng lúc đó là sự lạnh lùng của cha mẹ làm cho em nghĩ là mọi người không cần đến em. Từ đó em trở nên lạnh lùng, ít nói và lé tránh tất cả mọi người. Từ việc mô tả tình huống của S tôi có thể phân loại và xác định loại gắn tình cảm của S. S thuộc loai gắn tình cảm không an toàn và không có tổ chức. Loai tình cảm này thường có một số biểu hiện hành vi lảng tránh hay không rõ ràng, lẫn lộn hay không có tổ chức(có thể ở trạng thái chấp nhận thụ động còn gọi là trạng thái đóng băng) khi xa cách hay đoàn tụ. Không thể thể hiện khi đoàn tụ, bố mẹ lại sợ hãi do đó không làm cho trẻ yên tâm. Từ việc mô tả tình trạng, đặc điểm cũng như phân tích loại tình cảm gắn tình cảm của S là không an toàn và không ó tổ chức, chúng ta có thể đưa ra những cách can thiệp. Áp dụng 5 nhiệm vụ trị liệu của thuyết gắn tình cảm của Howe. Bước 1: Cung cấp một cơ sở tin cậy để khai thác các sự kiện không vui. - Đây là khâu quan trọng đầu tiên khi tiếp cận và làm cho S tin tưởng, yên tâm chia sẻ. Vì cha mẹ đã thờ ơ và lãnh đạm với em từ lâu nên nếu ấy cha mẹ làm cơ sở tin cậy là khá khó khăn và lòng tin yêu của S với cha mẹ đã mai một theo thời gian.Chúng ta, những công dân, những con người bình thường gắn với cha mẹ cũng cần sự tương tác giữa hai phiá. Vì thế để cung cấp cơ sở tin cậy cho S chúng ta nên thăm dò những người bạn cuả S, đặc biệt là bạn thân để có thể dễ dàng tiếp cận với S, và lấy được lòng tin của S để S có thể dễ dàng chia sẻ tâm trangj của mình với nhân viên công tác xã hội cởi mở và chân thành nhất. Từ đó giúp nhân viên công tác xã hội có thể hiểu rõ vấn đề của thân chủ mình, từ việc tiếp cận và tìm ra vấn đề sẽ có những biện pháp tác động phù hợp. Bước 2: Hỗ trợ thân chủ để cho họ tự khám phá, tự tìm hiểu bản thân họ. Nhân viên công tác xã hội chỉ có thể khơi dậy niềm tin để giải quyết vấn đề của chính thân chủ chứ không thể làm thay, làm cho thân chủ được. Với trường hợp của S thì chúng ta có thể nói chuyện cởi mở. Khi đã lắng nghe được vấn đề của S, nói cho S hiểu về những biểu hiện cũng như tác hại của triệu chứng trầm cảm. Đồng thời nêu cao truyền thống hiếu thảo, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Từ đó giúp S có những biểu hiện tích cực, dần dần sẽ hòa đồng hơn, đặc biệt là gần gũi với cha mẹ hơn để cải thiện mối quan hệ. Bước 3: Cho rằng hành vi gắn tình cảm chẳng qua là được đưa vào mối quan hệ hiện tại mà thôi.(đây là một sự ứng dụng khái niệm chuyển giao tình cảm) Với S, sự gắn tình cảm với cha mẹ gần như là không có. Khi đưa ra giả thiết đó với S, có thể S sẽ coi nhân viên công tác xã hội như là những người đang giúp đỡ cha mẹ mình và có thể bộc lộ cảm xúc yêu ghét, thái độ như với chính cha mẹ mình. Khi đó nhân viên công tác xã hội có thể nhận biết được mức độ của S đối với cha mẹ em. Từ đó với kinh nghiệm và kiến thức của mình có thẻ khuyên nhủ, tâm sự để S có thể suy nghĩ , dần dần sẽ có chút ít thay đổi mối quan hệ tình cảm với cha mẹ mình. Bước 4: Giúp thân chủ hiểu được rằng những kinh nghiệm gắn tình cảm trong quá khứ chính là nguyên nhân của những khó khăn hiện nay. Có thể S đã nhận biết được nguvào nhưnyên nhân dẫn tới bệnh của mình, tuy nhiên S cũng không thể nào hiểu hết được.Chính vì vậy mà S rơi trạng thái như hiện tại. Có thể nếu S chủ động gần gũi với cha mẹ thì tình cảm gắn sẽ giúp S vơi đi và không bị quá sốc sau cái chết của người chị. Hơn thế S lại chủ động lé tránh cha mẹ, tìm tới sự im lặng, tách rời. Cha mẹ cũng có lỗi trong cách ứng xử của mình nhưng họ không hoàn toàn là nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm của S vì họ cũng đã có một cú sốc. S cần hiểu điều đó. Bước 5: Giúp thân chủ sử dụng sự hiểu biết của họ rằng các loại quan hệ hiện nay đã phản ánh như thế nào kinh nghiệm gắn tình cảm trong quá khứ để họ có thể kết cấu lại cách nghĩ và ứng xử trong các quan hệ này. Có thể là cha mẹ đã sai khi không quan tâm gần gũi với S để biết được cú sốc trong tư tưởng của S. Nhưng S cũng cần biết rằng dù thế nào cha mẹ cũng không thể bỏ được con cái. Vì còn ít kinh nghiệm trong cuộc sống nên S đã sống khép mình. Lẽ ra S phải cởi mở, gần guyix với cha mẹ để thay vị trí của người chị gái nhưng S quá yếu đuối và đã lịm dần trong lỗi cô đơn và mặc cảm. Vì thế cuộc sống của em không có sự lạc quan, vui vẻ và tin vào thứ gọi là gắn tình cảm. Từ ví dụ trên chúng ta cần phải đóng góp ý kiến và thấy được sự tin tưởng của con cái với cha mẹ là vô cùng quan trọng. Hơn ai hết, cha mẹ phải là điểm tựa vững chắc và an toàn cho trẻ. Điều đó có ý nghĩa quyết định tới tính cách, lối sống và sự gắn tình cảm của con cái với cha mẹ. . trị phù hợp. 2-Tóm tắt lý thuyết gắn bó tình cảm của Howe. Lý thuyết này cho rằng trẻ en nhận biết được trạng thái tâm lý riêng của mình trước khi hiểu. thường của con mình , cha mẹ S tim đến sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội. 1- Lý do chọn lý thuyết gắn bó tình cảm Howe áp dụng giải quyết tình huống

Ngày đăng: 28/10/2013, 03:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan