Ông trùm kinh doanh rượu

4 166 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Ông trùm kinh doanh rượu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

“Ông trùm” kinh doanh rượu Patrick Ricard hiện đang là nhà kinh doanh rượu nổi tiếng và thành công nhất không chỉ ở Pháp mà ở tất cả các châu lục. Từ một công ty gia đình chỉ chuyên kinh doanh rượu hồi, Patrick Ricard đã xây dựng nên tập đoàn kinh doanh rượu Pernold Ricard khổng lồ. Patrick Ricard thực sự là một ông trùm rượu của thế giới với việc sở hữu hàng chục thương hiệu rượu lừng danh như Chivas Regal, Jameson, Martell, Seagram Gin, Ricard, Dubonet, Ramazzotti, Havana Club, Austin Nichols . Đầu năm 2005, Pernold Ricard lại làm chấn động thị trường rượu thế giới khi quyết định bỏ ra 7,4 tỉ Bảng Anh, tương đương với 13,5 tỉ USD, để mua lại đối thủ cạnh tranh là tập đoàn rượu Allied Domecq. Và thế là bộ thương hiệu rượu cao cấp của Pernold Ricard lại giàu thêm đáng kể với Rum Malibu, Kahlua, hay Mumm Perrier Jouet. Đó là chưa kể đến hàng chục thương hiệu rượu vang và rượu ngọt khác mà Allied Domecq đem lại cho tập đoàn Pernold Ricard. Hệ thống cửa hàng ăn nhanh Dunkin’Donuts của Allied Domecq cũng lọt vào tay ông chủ Patrick Ricard. Ông trùm sản xuất và kinh doanh rượu này đã công khai tuyên chiến để giành ngôi vị số 1 thế giới về rượu của tập đoàn Anh quốc Diageo. Pernold Ricard là công ty cổ phần nhưng gần như toàn bộ cổ phần do gia đình Patrick Ricard nắm giữ. Giá trị của tập đoàn trên thị trường chứng khoán hiện nay là trên 10 tỉ USD. Khó có gì kinh doanh lời bằng rượu. Và điều đó đã rất đúng với tập đoàn Pernold Ricard trong hàng chục năm qua. Lợi nhuận ròng của tập đoàn trong năm ngoái là 487 triệu Euro, tương đương với hơn 600 triệu USD. Kinh doanh rượu bất đắc dĩ Pernold Ricard là người thành phố cảng Marseille, ở phía nam nước Pháp. Ông sinh năm 1945 và là con trai thứ hai của một nhà chuyên kinh doanh rượu hồi. Khác với phần lớn các ông chủ hay nhà quản lý nổi tiếng của Pháp hiện nay, Patrick Ricard không được học ở những trường nổi tiếng. Ông học kinh tế và định lập nghiệp trong một lĩnh vực khác hẳn với kinh doanh rượu. Do người anh trai Bernhard không theo con đường kinh doanh để tiếp quản công ty rượu gia đình nên gần như bất đắc dĩ Patrick Ricard phải thay thế. Và từ năm 1967, Patrick Ricard bắt đầu tham gia các hoạt động điều hành kinh doanh trong công ty rượu của gia đình Ricard. Ông trưởng thành từ chính công ty của cha mình với nhiều công việc khác nhau. Ông học bán hàng, quản lý tài chính, theo dõi sản xuất rồi làm Phó tổng giám đốc cho chính cha mình. Năm Patrick Ricard được biết đến là con người cẩn trọng, trong lời ăn tiếng nói cũng như trong kinh doanh. 1 1975, công ty rượu của nhà Ricard được sáp nhập với công ty Pernold thành công ty rượu Pernold Ricard. Chỉ ít lâu sau, năm 1978, Patrick Ricard chính thức trở thành Chủ tịch điều hành của công ty. Không những duy trì được công ty truyền thống của gia đình mà Patrick Ricard đã làm được hơn thế rất nhiều. Ông có công lớn đưa công ty rượu Pernold Ricard bé con trở thành một công ty quốc tế chuyên kinh doanh và sản xuất rượu. Patrick Ricard được biết đến là con người cẩn trọng, trong lời ăn tiếng nói cũng như trong kinh doanh. Quan điểm kinh doanh của ông là không phiêu lưu, làm chắc ăn chắc. Patrick Ricard là con người của sự lao động miệt mài và đầy kiên nhẫn. Cách nghĩ và cách làm bài bản, chắc chắn dài hạn đã đem lại cho ông thành quả và uy tín như ngày nay. Pernold Ricard trở thành nhà sản xuất và kinh doanh rượu có thị phần thứ hai trên thế giới. Còn bản thân ông đã nhanh chóng trở thành nhà kinh doanh rượu nổi tiếng và thành công nhất hiện nay. Giá trị của tập đoàn kinh doanh rượu Pernold Ricard được định giá trên thị trường chứng khoán là trên 8 tỉ Euro, tương đương với hơn 10 tỉ USD. 57% doanh thu của tập đoàn được thực hiện tại châu Âu, phần còn lại từ châu Mỹ và các phần còn lại của thế giới. Cá bé tấn công cá lớn Patrick Ricard kiên trì, cần mẫn điều hành công ty kinh doanh rượu và Pernold Ricard đã trở thành một công ty hiệu quả và rất lành mạnh về tài chính. Tuy vậy, Pernold Ricard mới chỉ biết đến với các loại rượu mùi, rượu ngọt và đặc biệt nổi tiếng về thứ rượu quế thơm lừng. Và điều đó chưa làm hài lòng ông chủ Patrick Ricard với những tham vọng lớn hơn nhiều. Ông muốn và tin rằng mình sẽ phải là một đại gia với một thị phần thế giới đáng kể. Thế nhưng để trở thành một trong những đại gia lớn nhất của thế giới thì Pernold Ricard vẫn còn thiếu một cái gì đó. Và ông chủ Patrick Ricard đã chẳng phải mất công lâu khi phát hiện ra đó là những thương hiệu lớn, đặc biệt là các loại rượu mạnh. Từ đó ông âm thầm đề ra chiến lược săn lùng tìm mua các thương hiệu rượu đã nổi tiếng và định vị trên thị trường. Năm 2001, Patrick Ricard đã thật sự nổi lên với phi vụ mua lại tập đoàn Seagram. Đây là tập đoàn kinh doanh rượu của Canada, đang chiếm lĩnh vị trí thứ ba trên thế giới. Bên cạnh các thương hiệu rất nổi tiếng, đặc biệt là rượu mạnh, thì Seagram còn đang sở hữu một hệ thống phân phối rất lớn. Seagram không chỉ có hệ thống cung cấp sỉ cho các siêu thị mà còn có màng lưới phân phối trực tiếp đến các địa chỉ tiêu thụ mạnh như các quán bar, quán cà phê, nhà hàng, vũ trường. Chính vì điều đó mà Patrick Ricard quyết tâm mua bằng được Seagram, cho dù vị thế của Pernold Ricard vẫn còn bé hơn rất nhiều so với Seagram. Rất nhiều nhà phân tích và các chuyên gia kinh doanh trong lĩnh vực rượu đều nghi ngờ tham vọng này của Patrick Ricard, dù biết rằng ông này rất quyết liệt. Họ cho rằng sẽ là không hiện thực khi không phải là “chuyện cá lớn nuốt cá bé” mà là cá bé Pernold Ricard đang nhằm tấn công cá lớn Seagram. 2 Những người nghi ngờ, đặc biệt là giới tài chính ngân hàng, lại càng không tin chuyện lạ của làng rượu thế giới sẽ xảy ra khi biết rằng chi phí để mua lại Seagram phải lên tới gần 10 tỉ USD. Đây là một khoản tài chính khổng lồ mà Patrick Ricard không thể dễ dàng có được, kể cả đi vay. Patrick Ricard cũng nhận biết được điều đó, nhưng ông đã tỏ ra rất mưu lược với những tính toán chiến lược bài bản, cụ thể để đạt mục đích. Khi đó, Pernold Ricard chưa phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của tập đoàn số 1 Diageo. Và thế là ông chủ Patrick Ricard vốn dĩ rất trầm tĩnh đã nhanh nhạy tận dụng vị thế để hợp tác với tập đoàn Diageo. Cùng với tập đoàn này, Pernold Ricard đã mua lại một loạt thương hiệu rượu danh giá của tập đoàn Seagram. Nhờ khả năng đàm phán và sự quyết đoán của Patrick Ricard cùng đối tác của ông, cuối cùng tập đoàn Seagram đã bị mua lại với giá 8,2 tỉ USD. Trong đó phần của Pernold Ricard là 3,2 tỉ USD và Diageo là 5 tỉ USD. Thế là Pernold Ricard đã đạt được mục đích của mình trước sự ngỡ ngàng của giới quan sát. Cho dù chưa đủ tiềm lực tài chính nhưng với một chiến lược khôn ngoan, quyết liệt đến cùng của người cầm lái Patrick Ricard tài ba, con cá bé hơn Pernold Ricard đã giành phần chiến thắng trên thương trường. Trong các thương hiệu của Seagram mà Patrick Ricard mua được phải kể đến hai tên tuổi lừng danh như Seagram’gin hay Chivas Regal của dòng rượu mạnh Whisky và Martell của dòng Congach. Cũng kể từ thương vụ ngoạn mục đó, Patrick Ricard đã đưa tập đoàn kinh doanh rượu Pernold Ricard của mình thế chỗ thứ 3 về thị phần kinh doanh rượu của Seagram. Quyết liệt cạnh tranh địa vị số 1 thế giới Thành công mỹ mãn với việc mua lại Seagram đã khiến Pernold Ricard mạnh hơn nhiều và Patrick Ricard lại càng tự tin và quyết tâm hơn. Patrick Ricard quyết tâm tập trung vào các sản phẩm rượu. Một số thương hiệu nước giải khát không cồn đã bị bán nhanh chóng. Mặt khác, các thương hiệu lớn về rượu lại nằm trong tầm ngắm của Patrick Ricard. Ông chủ nhiều tham vọng này đã nhắm ngay cái đích xa hơn là đuổi cho kịp ngôi vị số 1 thị trường rượu thế giới của Diageo. Và cái cách mà Patrick Ricard thực hiện cũng không khác gì với phi vụ trước. Ông lại nhắm vào việc mua tập đoàn đang ở vị trí số 2 là Allied Domecq. Để thực hiện kế hoạch này, Patrick Ricard đã kỳ công thăm dò, chuẩn bị và đàm phán trong hai năm trời. Vẫn là trường hợp một tập đoàn nhỏ hơn về qui mô và thị phần tìm cách thâu tóm một tập đoàn lớn hơn. Và vì thế, vấn đề tài chính là cực kỳ quan trọng. Patrick Ricard đã thuyết phục được các ngân hàng đầu tư khổng lồ như Morgan Stanley và JPMorgan cùng tham gia phi vụ lịch sử này trong ngành rượu bia. Thế nhưng khác với phi vụ năm 2001 là lần này Patrick Ricard còn gặp một đối thủ cạnh tranh không vừa là liên doanh hợp tác của tập đoàn Barcadi với Brown-Forman. Báo chí và các chuyên gia đã dự báo sẽ có một cuộc cạnh tranh rất khốc liệt để giành mua được tập đoàn Allied Domecq của Anh. Ai mua được tập đoàn này sẽ đương nhiên chiếm lĩnh vị trí số 2 về thị phần kinh doanh rượu đồng thời sở hữu một loạt các thương hiệu rượu nổi tiếng như Malibu Rum, Ballantin’s Whiskey, Kahlua, Beefeater Gin hay Sauza Tequila. 3 Nếu như có được Allied Domecq, Pernold Ricard sẽ sở hữu trên 20 trong số 100 thương hiệu rượu lớn nhất thế giới. Thị trường Đông Âu và châu Á sẽ bị Patrick Ricard thống trị đồng thời ông sẽ khai phá được thị trường Mỹ, nơi mà Allied Domecq đã xây dựng hệ thống phân phối rất tốt. Patrick Ricard còn tính toán rất kỹ rằng khi đã thâu tóm được Allied Domecq thì tập đoàn kinh doanh rượu của ông từ năm 2008 trở đi sẽ tiết kiệm được gần 400 triệu USD chi phí quản lý nhờ sáp nhập nhiều bộ phận hành chính. Chính nhờ những tính toán hơn thiệt rất cụ thể như vậy mà trong thương vụ lớn nhất trong lịch sử ngành rượu thế giới này, Patrick Ricard đã thay đổi được cả chính mình. Trước đây, ông luôn được đánh giá là nhà lãnh đạo cởi mở, thoải mái trong giao tiếp, nhưng rất thận trọng việc ra các quyết định lớn. Thế nhưng lần đàm phán này ông lại đột nhiên trở thành người có khả năng quyết định rất nhanh và lạnh lùng. Trước nguy cơ bị hớt tay trên của đối thủ cạnh tranh trong phi vụ Allied Domecq, Patrick Ricard đã mạnh dạn và quyết đoán khi đưa ra mức giá khổng lồ hơn 13 tỉ USD. Nguồn tài chính từ các ngân hàng không đủ nhưng Patrick Ricard trước đó đã kịp thời tìm được một đối tác liên kết là Fortune Brands, một tập đoàn kinh doanh rượu của Mỹ. Chỉ ngay sau khi được thông báo Patrick Ricard đàm phán thành công mua lại Allied Domecq với giá kỷ lục, các nhà đầu tư rất phấn khích. Giá cổ phiếu của tập đoàn Pernold Ricard đã tăng lên 8%. Nhiều tờ báo lớn đã đăng tin với cái tít giật gân và rất ngộ nghĩnh “con ếch đã ngoạm con bò”, để ví việc tập đoàn Pernold Ricard của Pháp đã thâu tóm tập đoàn Allied Domecq của Anh. Và một lần nữa người ta lại thấy đầy ắp những lời ca ngợi và thán phục ông chủ tài ba Patrick Ricard, một trong những “ông trùm” rượu lớn nhất thế giới. (Theo Thời báo Kinh tế VN) 4 . Ông trùm kinh doanh rượu Patrick Ricard hiện đang là nhà kinh doanh rượu nổi tiếng và thành công nhất không chỉ ở Pháp mà ở tất. tiếng. Ông học kinh tế và định lập nghiệp trong một lĩnh vực khác hẳn với kinh doanh rượu. Do người anh trai Bernhard không theo con đường kinh doanh để

Ngày đăng: 27/10/2013, 11:15

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan