Lên kế hoạch thâm nhập thị trường "Trung Quốc"

4 448 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Lên kế hoạch thâm nhập thị trường "Trung Quốc"

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

"Lên kế hoạch" thâm nhập thị trường Trung Quốc12:11' 23/01/2006 (GMT+7) (VietNamNet) - Trên cơ sở phân tích thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong 10 năm qua, Trung tâm thông tin thương mại thuộc Bộ Thương mại (VTIC) nhận định rằng, mặc dù còn nhiều tồn tại nhưng hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) giữa hai nước đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Cửa khẩu Hà Khẩu ở biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Trong cuộc cạnh tranh với hàng Trung Quốc, nhiều sản phẩm của Việt Nam đã được nâng cao về chất lượng, đã cải tiến về mẫu mã và bắt đầu có chỗ đứng ở thị trường Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp XNK của Việt Nam đã trưởng thành qua nhiều năm buôn bán với các doanh nghiệp Trung Quốc. Triển vọng quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới được dự báo sẽ rất khả quan. Xu hướng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc trong những năm tới được chi phối bởi nhiều yếu tố. Thứ nhất, Việt Nam và Trung Quốc bước vào xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng. Kinh tế tri thức, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá sẽ đem đến nhiều cơ hội cho quan hệ thương mại giữa hai nước. Thứ hai, đối với Việt Nam, trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ là thị trường đầy tiềm năng do Trung Quốc là thành viên chính thức của WTO; Trung Quốc là thị trường có sức mua lớn, dễ tính và đa dạng với 1,3 tỷ dân, có nơi có thu nhập rất cao (18.000 – 20.000 USD/người/năm), có nơi chỉ thu nhập rất thấp (250 – 300 USD/người/năm). Đây là thuận lợi rất cơ bản cho hoạt động XNK của Việt Nam vì hầu như hàng gì cũng có thể xuất khẩu sang Trung Quốc và nhập khẩu từ Trung Quốc về với những phẩm cấp hàng hoá khác nhau, giá cả khác nhau; Trung Quốc có thị trường nội tệ ổn định trong 10 năm qua. Thứ ba, xu hướng tích cực hợp tác đi đôi với cạnh tranh mạnh mẽ trong thế kỷ XXI là động lực thúc đẩy quan hệ ngoại thương Việt Nam - Trung Quốc phát triển theo hướng bền vững, toàn diện và sâu sắc hơn. Thứ tư, đối với Trung Quốc, hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực mở ra nhiều cơ hội, thuận lợi và nhiều triển vọng mới. 1 Theo kết quả dự báo của một số công trình nghiên cứu của Bộ Thương mại đã công bố thì trong giai đoạn 2001 - 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ đạt nhịp độ tăng bình quân từ 15 – 17% năm và trong giai đoạn 2006 – 2010 là 13 – 14% năm. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc sẽ đạt nhịp độ tăng bình quân cao hơn từ 18 – 20% và giai đoạn tiếp sau đó 2006 – 2010 có thể giảm còn 13% năm. Bảng: Dự báo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 2000 2005 2010 PAI* PAII PAI PAII Tổng giá trị XNK (Triệu USD) 2.966 6.901 6.341 12.994 11.680 Tổng giá trị NK (Triệu USD) 1.432 3.541 3.256 6.524 6.000 Tổng giá trị XK (Triệu USD) 1.534 3.360 3.085 6.470 5.680 Các mặt hàng chính - Cao su (1000 tấn) 66,4 140,0 120,5 157,9 130,2 - Hải sản (Triệu USD) 223,0 435,0 390,0 740,0 640,0 - Hạt điều (1000 tấn) 11,2 17,2 15,7 26,0 29,1 - Hoa quả (Triệu USD) 120,4 195,0 170,0 540,0 450,0 - Hạt tiêu (1000 tấn) 2.966,2 3,2 4,8 4,8 7,9 7,9 Ghi chú: PAI, PAII (Phương án I, Phương án II) Nguồn: Dự án quy hoạch phát triển thương mại tại các vùng cửa khẩu biên giới phía Bắc Vào Trung Quốc - vào một thị trường lớn Theo tính toán của Bộ Thương mại, với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức tương đối cao và ổn định như hiện nay, đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc có thể đạt mức 1.800 tỷ USD, trong đó nhập khẩu đạt khoảng 850 tỷ USD. Điều này cho thấy dung lượng thị trường này rất lớn, sẽ là điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới. Bộ Thương mại dự kiến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2006 đạt 3,4 tỷ USD, nếu các dự án bô xít Alumi Đắc Nông, Lâm Đồng được thực hiện, năm 2010 sẽ đạt 6,2 tỷ USD. Lộ trình cắt giảm thuế theo Chương trình thu hoạch sớm (EHP) đối với nhiều loại hàng nông thuỷ sản nhập khẩu vào Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm trong năm 2005 và sẽ giảm xuống 0 - 5% vào năm 2006. Đồng thời, theo lộ trình cắt giảm thuế quan CAFTA, tới đây Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ tiếp tục tiến hành cắt giảm thuế quan đối với danh mục hàng hoá thông thường. Dự kiến từ 2006, Việt Nam sẽ là thành viên của WTO, theo đó sẽ được hưởng các điều kiện thuận lợi theo quy định của WTO, Trung Quốc sẽ mở cửa thị trường mạnh hơn cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, mọi tranh chấp phát sinh sẽ được xử lý trong khuôn khổ WTO. Cơ chế hợp tác giữa chính phủ, các bộ ngành và địa phương giữa hai nước cũng đã có nhiều tác dụng tích cực trong việc đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước. Một số thoả thuận liên quan đến hàng xuất khẩu của Việt Nam như kiểm dịch thuỷ sản và gạo, vệ sinh an toàn thực phẩm . đã và sẽ được ký kết tạo điều kiện pháp lý cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, việc Trung Quốc vẫn còn áp dụng chế độ ưu đãi đối với hàng Việt Nam xuất khẩu qua đường biên mậu vào Vân Nam được giảm 50% thuế nhập khẩu và VAT là điều kiện thuận lợi cho 2 nhiều hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam như nông thuỷ sản, hàng chất lượng không cao. Hiện tại, dầu thô vẫn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Theo đánh giá của các chuyên gia, với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhu cầu nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc khoảng 40 - 50 triệu tấn/năm, cộng với yếu tố giá cả trên thị trường thế giới của mặt hàng này trong thời gian tới vẫn sẽ có lợi cho xuất khẩu. Do vậy, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Trung Quốc chắc chắn sẽ giữ được mức ổn định và tăng về giá trị. Tiếp đến là cao su thiên nhiên, đây là mặt hàng nguyên liệu mà phía Trung Quốc có nhu cầu rất lớn. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam. Các chuyên gia cho rằng, với nhu cầu về nguyên liệu cao su phục vụ cho các ngành sản xuất công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp ôtô, thời gian tới cao su xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng ổn định. Mặc dù có nhiều điều kiện để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc, nhưng theo Bộ Thương mại, Trung Quốc và Việt Nam có nhiều sản phẩm tương đồng nên việc mở rộng diện mặt hàng xuất khẩu sang nước này rất khó khăn. Việt Nam chỉ có thể khắc phục được khó khăn này khi cơ cấu sản xuất trong nước và cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc. Sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam tại thị trường Trung Quốc so với chính hàng hoá cùng loại của Trung Quốc và các nước khác còn yếu. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có sự thay đổi theo hướng tích cực trong tư duy, luôn có thái độ ỷ lại, chờ đợi sự hỗ trợ của các cơ quan chủ quản, các bộ ngành không chủ động tìm hiểu, tiếp cận, thâm nhập thị trường, không tiếp cận được mạng lưới tiêu thụ ổn định, bền vững và lâu dài. Do vậy, rất dễ bị động trong quan hệ buôn bán với Trung Quốc. Làm gì để xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng hơn nữa? Bộ Thương mại cho rằng, để đạt được kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đúng như dự kiến, Việt Nam cần tạo ra một cơ cấu hàng xuất khẩu phù hợp với thị trường này, nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo ra các mặt hàng mới để tăng kim ngạch. Các doanh nghiệp cần thực hiện việc tiếp thị mạnh mẽ vào các đầu mối cung cấp, chế biến lớn, hệ thống hoặc mạng lưới phân phối các sản phẩm nông sản, thuỷ hải sản của Trung Quốc. Cần chủ động thiết lập mạng lưới tiêu thụ hàng ổn định, lâu dài tại các thành phố lớn của Trung Quốc, cần tính tới khả năng lập cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm của Việt Nam tại Côn Minh, Nam Ninh, Quảng Châu và Thượng Hải. Cụ thể, theo Bộ Thương mại, để tiếp tục phát huy, VN cần phát triển thêm nhiều mặt hàng chủ lực để xuất khẩu sang thị trường này, đặc biệt là nông sản, hải sản, công nghiệp nhẹ . để bổ sung cho các nhóm hàng chủ yếu hiện nay là nguyên nhiên liệu. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam phải có các chương trình quảng bá, quảng cáo mang tính hệ thống và liên tục cho một số mặt hàng, nhóm hàng tại thị trường này, đặc biệt là thị trường các tỉnh lân cận như Vân Nam, Quảng Tây, Quý Châu… Còn theo nhiều chuyên gia kinh tế, làm ăn với TQ cần xây dựng uy tín và độ ổn định cao vì doanh nhân nước này rất coi trọng mặt uy tín và quan hệ thân quen. Do vậy, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành trong việc định hướng sản xuất mang tính lâu dài để có được quy hoạch sản xuất mang tính tổng thể cho các ngành sản xuất trong cả nước, đảm bảo nguồn cung hàng ổn định về lượng và giá cho đối tác. 3 Theo thống của Bộ Thương mại TQ, đến năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước này có thể đạt mức 1.800 tỷ USD, trong đó nhập khẩu có thể đạt 850 tỷ USD. Như vậy, dung lượng thị truờng vẫn rất lớn và là một trong những thị trường nhập khẩu hàng đầu. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới đây. Để nắm bắt cơ hội lớn đó, theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng VN, vấn đề cần làm hiện nay là phải thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng phù hợp với nhu cầu của thị trường Trung Quốc. • Nhật Vy 4 . " ;Lên kế hoạch& quot; thâm nhập thị trường Trung Quốc12:11' 23/01/2006 (GMT+7) (VietNamNet). thời gian tới, Trung Quốc sẽ là thị trường đầy tiềm năng do Trung Quốc là thành viên chính thức của WTO; Trung Quốc là thị trường có sức mua lớn, dễ tính

Ngày đăng: 27/10/2013, 11:15

Hình ảnh liên quan

Bảng: Dự báo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc - Lên kế hoạch thâm nhập thị trường "Trung Quốc"

ng.

Dự báo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc Xem tại trang 2 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan