giáo dục tích cực học sinh

2 450 1
giáo dục tích cực học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI THU HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC -----000---- 1.Anh (chị) có nhận xét gì về việc “trừng phạt thân thể học sinh” ở trường ta hiện nay? Chúng ta đều biết rằng, hiện nay không ít giáo viên có thói quen giáo dục học sinh bằng cách trừng phạt thể xác học sinh như đánh học sinh bằng tay, bằng roi, bằng thước, bắt học sinh quì trước lớp, đứng úp mặt vào tường hoặc cho ngồi bàn riêng ngăn cách với các bạn cùng lớp…Hay trừng phạt về tinh thần bằng cách sĩ nhục, hạ thấp nhân phẩm học sinh như chưởi bới, mỉa mai, xa lánh, cô lập, dọa nạt bằng cách đưa tên cảnh cáo trước trường, đưa lên Ban giám hiệu nhà trường hoặc viết giấy báo về gia đình… Thật ra giáo viên không ai không có nhận thức việc làm trên là sai trái nhưng họ vẫn làm bởi vì họ không thể kiềm chế nỗi sự phẫn nộ trước việc vi phạm của học sinh và do thiếu hiểu biết về biện pháp giáo dục tích cực đối với học sinh. Giáo viên cho rằng các nhà tâm lý học đã quá cường điệu về ảnh hưởng lâu dài của việc sử dụng biện pháp trừng phạt thân thể với lập luận”Hồi chúng tôi đi học cũng bị trừng phạt thân thể thôi, có thể nói nhờ cha mẹ, thầy cô đánh mắng mà ngày nay tôi mới nên người”, hay với quan điểm “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” hoặc “Tiết kiệm roi vọt chỉ hư trẻ nhỏ, đánh trẻ là dạy trẻ”…và máy móc cho đó là biện pháp tối ưu nhằm giáo dục học sinh tiến bộ. Vịêc dùng biện pháp trừng phạt thân thể có tác dụng trong thời gian trước mắt, học sinh sẽ ngưng sai phạm lúc đó nhưng lại tái phạm lúc khác. Hành động này sẽ hình thành cho học sinh thái độ thù nghịch…lâu dài trở thành chai lỳ với đòn roi và có khuynh hướng lầm lỳ, bạo động hơn. Nhiều trường hợp học sinh phản kháng, chống đối lại giáo viên bằng những hành động bạo lực. Cũng có thể một số đối tượng khi dùng biện pháp mạnh sẽ tiến bộ do nhận định ra vấn đề, biết được sai lầm của mình đáng được bị trừng trị như thế; nhưng không phải ai cũng có một sức mạnh nội tâm, kiên định như thế; nhất là học sinh đang ở tuổi vị thành niên dễ bị lung lạc tâm lý và mắc cở trước bạn bè. Thêm nữa, các biện pháp trừng trị thân thể học sinh trong chừng mực nào đó đã vi phạm về quyền trẻ em, vi phạm đạo đức nhà giáo gây ảnh hưởng không tốt đến danh dự, uy tín bản thân của giáo viên đối với đồng nghiệp, bạn bè và những người xung quanh. Trong trường ta vẫn còn đâu đó giáo viên có lời quát mắng học sinh, bắt học sinh đứng úp mặt vào tường, khẻ tay hay cho học sinh ra ngoài… tuy nhiên không nhiều, chỉ là trường hợp cá biệt. Đại đa số giáo viên đã nhận thức và quán triệt biện pháp giáo dục tích cực học sinh; nhất là giáo viên chủ nhiệm, chủ động tìm hiểu, giúp đỡ và động viên những học sinh có hòan cảnh khó khăn, thiểu năng hay tinh nghịch, lười học…dần dần tiến bộ và đi vào nề nếp chung của nhà trường. Chúng ta đều biết rằng” càng gần gũi, càng hiểu trẻ thì càng dễ giáo dục; do đó chúng ta cần tìm hiểu tại sao học sinh lại lười học, quậy phá, nói chuyện riêng không tập trung nghe giảng bài, đi học muộn, ham chơi điện tử…”Nếu chúng ta biết được nguyên nhân chắc chắn chúng ta sẽ có biện pháp thích hợp để giáo dục học sinh tiến bộ. 2. Nên tổ chức giáo dục kỉ luật tích cực cho học sinh như thế nào để phù hợp với thực tế nhà trường và địa phương? Từ những nhận định trên chúng ta nên có một số biện pháp thích hợp để giáo dục học sinh tiến bộ: - Giáo dục phải kết hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa nhà trường-gia đình và xã hội. - Tế bào nhỏ nhất chính là đơn vị lớp: Cần lấy tập thể để giáo dục học sinh cá biệt nhận thức ra những sai trái của mình. - Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối quan trọng giữa nhà trường-gia đình và xã hội, là người trực tiếp đề ra những biện pháp giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. Giáo viên chủ nhiệm có biện pháp giáo dục tốt được học sinh trong lớp kính trọng chắc chắn sẽ thành công trong công tác quản lý lớp. - Giáo viên bộ môn không thể tách rời khỏi guồng máy chung của nhà trường mà phải hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm trong công tác tổ chức và giáo dục học sinh cá biệt - Đòan đội cần tích cực hóa những hoạt động trong việc tạo cho học sinh những sân chơi lành mạnh bổ ích, phù hợp với tâm sinh lý và lứa tuổi học sinh và tạo cho các em những kỹ năng sống trong mọi hoạt động - Khi xữ lý vi phạm của học sinh, giáo viên và nhà trường cần xem xét, phân tích, tìm hiểu từng vụ việc để có hình thức kỷ luật phù hợp, thuyết phục học sinh hơn - Giáo viên phải thật sự bình tĩnh, tự tin; biết hướng học sinh vào quĩ đạo hoạt động chung của bài học, tránh để thời gian”chết” tạo cho học sinh”không biết việc gì làm” dẫn đến hiện tượng ồn, mất trật tự trong lớp. - Các bài tập, bài soạn về nhà, nội dung kiểm tra bài cũ cần vừa sức và phù hợp với từng đối tượng học sinh tránh trường hợp chung chung 3. Những đề xuất, kiến nghị: - Nhà trường cần thường xuyên tổ chức chuyên đề”Giáo dục kĩ luật tích cực học sinh” để giáo viên cập nhật và nhận thức rõ hơn về biện pháp giáo dục tích cực học sinh. - Cần có nhiều cuộc hội thảo chuyên đề về các tình huống học sinh vi phạm nội qui nhà trường để giáo viên thảo luận đưa ra biện pháp xữ lý chung - Cần phối hợp với địa phương phổ biến rộng rãi các biện pháp giáo dục tích cực học sinh đối với phụ huynh học sinh để cùng phối hợp giáo dục - Phát huy tích cực hơn nữa hòm thư” điều em muốn nói” và nên có những buổi sơ tổng kết giải đáp cho học sinh đối với giáo viên. Ninh Đông, ngày 29 tháng 11 năm 2010 Người viết thu hoạch . không ít giáo viên có thói quen giáo dục học sinh bằng cách trừng phạt thể xác học sinh như đánh học sinh bằng tay, bằng roi, bằng thước, bắt học sinh quì. chúng ta sẽ có biện pháp thích hợp để giáo dục học sinh tiến bộ. 2. Nên tổ chức giáo dục kỉ luật tích cực cho học sinh như thế nào để phù hợp với thực tế

Ngày đăng: 26/10/2013, 23:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan