Một số đề xuất tháo gỡ khó khăn và phát triển các doanh nghiệp quảng cáo

7 406 0
Một số đề xuất tháo gỡ khó khăn và phát triển các doanh nghiệp quảng cáo

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một số đề xuất tháo gỡ khó khăn phát triển các doanh nghiệp quảng cáo Khi Việt Nam chưa gia nhập WTO, mặc dù có nhiều chính sách bảo hộ nhằm ưu tiên các doanh nghiệp quảng cáo nội trong cuộc cạnh tranh với các daonh nghiệp quảng cáo nước ngoài. Tuy được hưởng nhiều ưu tiên nhưng đó vẫn không phải là cuộc cạnh tranh cân sức. Chúng ta luôn yếu thế hơn do ngành quảng cáo ở Việt Nam còn quá non trẻ. Việt Nam đã gia nhập WTO, trong môi trường mới có nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức cho sự phát triển của các doanh nghiệp quảng cáo trong nước. Vậy hơn lúc nào hết cần có những giải pháp 3.1.Về phía nhà nước Sẽ có nhiều việc phải làm để khởi động cho sự tăng tốc của nền công nghệ non trẻ của Việt Nam để ngành quảng cáo tự tin bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt mới. Trước hết phải nhìn nhận lại toàn bộ thị trường, từ đó lập ra một chiến lược phát triển. Ngành quảng cáo Việt Nam muốn thực sự lớn mạnh nhất thiết phải được quy hoạch một cách ở tầm vĩ mô trong từng doanh nghiệp. Nhưng hiện nay có một vấn đề khó khăncác nhà quản lý vẫn còn lúng túng chưa thống nhất trong việc lựa chọn cách làm: từ cơ sở lên hay áp đặt từ trên xuống. Dù lựa chọn cách làm nào thì việc xây dựng một quy hoạch đã là một yêu cầu cấp bách để tiến tới xây dựng ngành quảng cáo Việt Nam hiện đại có khả năng cạnh tranh. Chiến lược được đề ra thực hiện sẽ khắc phục được tình trạng phát triển manh mún, phân tán trong quảng cáo Việt Nam, tạo điều kiện cho việc hiện đại hoá cơ sở vật chất, nâng cao số lượng, chất lượng cán bộ chuyên môn góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước. Trong quá trình hoạch định chiến lược bộ chuyên trách phải tôn trọng ý kiến của hiệp hội quảng cáo, ý kiến cảu các doanh nghiệp để quá trình hoạch định tập trung được nhiều chất xám, xây dựng một chiến lược khoa học cho quảng cáo Việt Nam. Trong cơ chế quản lý Nhà nước về quảng cáo phải có các chế độ chính sách để tạo hành lang pháp lý cho các daonh nghiệp, khai thông các rào cản giảm thiểu chi phí gia nhập thị trường. Tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Nâng cao các biện pháp cải cách hành chính, hoàn thiện luật pháp liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp quảng cáo. Làm tốt những việc như thế một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quảng cáo phát triển mặt khác hạn chế các dịch vụ quảng cáo “phản cảm” xảy ra Hiện nay, việc quan trọng cần làm trước tiên để phát triển ngành quảng cáotháo gỡ trói buộc về giới hạn mức quảng cáo. Nhưng việc tháo gỡ như thế nào thì Nhà nước nên tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp một cách cẩn thẩn. Việc bỏ mức trần đối với qaủng cáo vẫn sẽ được xem xét một cách cặn kẽ theo hướng vừa bảo vệ doanh nghiệp trong nước trước sức ép của các đối tác nước ngoài vừa thực hiện đúng cam kết quốc tế. Trước mắt là thế, song chủ trương lớn hơn nữa là tiến đến cổ phần hóa khuyến khích các thành phần kinh tế, tư nhân đang hoạt động kinh doanh, thành lập doanh nghiệp quảng cáo. Thực trạng kinh doanh của các công ty quảng cáo Việt Nam cho thấy vấn đề năng lực của đội ngũ làm quảng cáo, trình độ nhân lực của quảng cáo Việt Nam còn yếu kém. Nhận thấy đây là mọt khâu yếu kém cần phải khắc phục để quảng cáo Việt Nam cạnh tranh trong môi trường hội nhập WTO, ngày 26/07/2006 thứ trưởng bộ văn hoá – thông tin đồng thời là chủ tịch hiệp hội quảng cáo Đinh Quang Ngữ đã ký quyết định thành lập viện Nghiên cứu đào tạo quảng cáo. Trong tương lai viện này sẽ có các chi nhánh thực hiện việc tuyển sinh đào tạo sinh viên cũng như liên kết đào tạo cho các doanh nghiệp. Đây cũng được coi là một bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển ngành quảng cáo Việt nam. Vai trò của Nhà nước trong việc đầu tư vào giáo dục đào tạo là rất quan trọng để tạo ra nguồn nhân lực làm quảng cáo có chất lượng, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực. Hiệp hội quảng cáo Việt nam (VAA) đã được thành lập từ lâu, nhưng vai trò của hiệp hội chưa được khẳng định, tiếng nói của hiệp hội chưa được mạnh mẽ. Cần phải nâng cao vai trò của hiệp hội để hiệp hội thực sự là đại diện, là tiếng nói chung của các doanh nghiệp. Mặt khác, hiệp hội cũng phải tự nâng cao năng lực hoạt động của mình. Sẵn sang bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp. Hiệp hội cũng cần có các chính sách, giải thưởng khuyến khích tinh thần sáng tạo, tìm tòi của các doanh nghiệp quảng cáo trong nước. 3.2 Về phía các doanh nghiệp quảng cáo. Các doanh nghiệp quảng cáo Việt nam hiện nay phần lớn là các doanh nghiệp còn non yếu thiếu các nguồn lực cơ bản: vốn, nhân lực, trình độ công nghệ, kinh nghiệm. Bước vào hội nhập, không thể kinh doanh theo lối tư duy cũ. Một điều dễ nhận thấy rằng: rất nhiều các doanh nghiệp QCVN chưa chịu tiếp nhận, học tập các kiến thức kinh doanh, quản trị hiện đại. Các doanh nghiệp quảng cáo nội cần học tập cung cách kinh doanh của các công ty quảng cáo nước ngoài. Coi trọng việc xây dựng hoạch định chiến lược. Hình thành tư duy kinh doanh dài hạn, bền vững, tránh lao vào các cuộc cạnh tranh kiểu chộp dựt, vì lợi ích nhỏ bé trước mắt mà không để ý hoặc quên đi mục đích phát triển hợp tác lâu dài. Lâu nay, đối với ngành quảng cáo Việt nam, sự liên kết giữa các doanh nghiệp để cùng nhau tồn tại, giúp đỡ nhau cùng phát triển là không có hoặc lỏng lẻo. Cần phải nhận thức rằng hợp tác là để cùng nhau phát triển, chia sẻ thông tin, phát huy thế mạnh. Sự hợp tác giúp hình thành, củng cố phát triển các mối liên kết ngang dọc, từ đó có thể phát huy được các lợi thế, thế mạnh của từng công ty hạn chế được các nhược điểm về quy mô nếu doanh nghiệp quảng cáo đứng riêng rẽ. Điều đó góp phần vào sự thắng lợi trong cuộc cạnh tranh với các công ty quảng cáo nước ngoài. Hiện nay, Việt nam đã hội nhập WTO các công ty không thể chần chừ, phải hành động ngay, phải nâng cao năng lực cạnh tranh nếu còn muốn kinh doanh trên thị trường. Mặt khác, các doanh nghiệp quảng cáo Việt nam cần bắt đầu ngay học tập, tiếp thu kinh nghiệm, công nghệ . về các xu thế mới trong quảng cáo như quảng cáo trên các phương tiện vận tải, quảng cáo qua email, qua các trò game online . Các công ty nước ngoài, họ có năng lực, vốn, kinh nghiệm, trình độ đều hơn chúng ta. Nhưng chúng ta có một ưu thế quan trọng trong việc kinh doanh quảng cáo, đó là am hiểu về văn hóa địa phương, hiểu phong tục tập quán hơn họ. Ưu thế này rất quan trọng trong kinh doanh quảng cáo vì thế cần tận dụng, phát huy. Gia nhập WTO, hàng rào bảo hộ được loại bỏ sẽ tạo điều kiện cho những công ty quảng cáo nước ngoài có quy mô nhỏ tham gia vào thị trường Việt nam. Khi hội nhập đầy đủ, sự chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài là tất yếu. Đối với các doanh nghiệp quảng cáo Việt nam chưa đủ tiềm lực, cạnh tranh trực tiếp chưa phải là một quyết định khôn ngoan. Các doanh nghiệp này hãy bắt tay hợp tác với các đối thủ nước ngoài thay vì phải cạnh tranh, đụng độ. Với việc hợp tác các công ty Việt nam tranh thủ được nguồn khách hàng mà đối tác nước ngoài mang lại, thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí. Tuy nhiên, sự hợp tác đó có trở thành xu hướng mạnh hay không tùy thuộc phần lớn vào trình độ phát triển của các công ty quảng cáo Việt nam, công ty Việt nam được đối tác nước ngoài chọn có thế mạnh gì không về sáng tạo, về hiểu biết địa phương, về nhân sự, về thương hiệu, về tài chính . do đó, các doanh nghiệp quảng cáo Việt nam phải nhanh chóng vươn lên, nắm công nghệ khi năng suất của chúng ta kém cỏi. Các doanh nghiệp quảng cáo nên nhanh chóng tiến hành cổ phần hóa, việc cổ phần hóa giúp các doanh nghiệp thay đổi tư duy kinh doanh, thay đổi lối làm việc huy động nguồn vốn của xã hội để có thể thay đổi, đổi mới, ngày càng cạnh tranh tốt hơn. Kết luận Như vậy, qua quá trình nghiên cứu đề tài. Có thể nhận thấy một điều rằng điểm mạnh của các doanh nghiệp quảng cáo Việt nam không nhiều, đó là am hiểu địa phương, hiểu biết văn hóa hơn so với các công ty nước ngoài, đó là chúng ta có thế mạnh về loại hình quảng cáo “below the line” (tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng, gửi thư quảng cáo, phát tờ rơi .). Trong khi đó các công ty quảng cáo nước ngoài chỉ thiên về “Above the line” (sáng tạo thương hiệu, quảng cáo trên báo, đài .). Nhưng mặt khác, điểm yếu của chúng ta lại tương đối nhiều, hầu hết các doanh nghiệp quảng cáo Việt nam thiếu vốn, trình độ, công nghệ, kinh nghiệm . Đội ngũ nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu, hầu hết chưa có năng lực tự đổi mới, khả năng cạnh tranh thấp . Trong môi trường hội nhập WTO, các chính sách bảo hộ của Nhà nước được dỡ bỏ, môi trường kinh doanh ngày càng minh bạch hơn, các doanh nghiệp quảng cáo Việt nam phải cạnh tranh công bằng bình đẳng. Phải cạnh tranh trong môi trường mới mà trước đây họ chưa hề đặt chân vào. Đó là một nguy cơ, vì biết trước hội nhập là như thế, nhưng số các doanh nghiệp chuẩn bị cho hội nhập không nhiều. Khi đã gia nhập WTO, thì vẫn giữ lối tư duy cũ, chưa thực sự hiểu về môi trường hội nhập WTO. Mặt khác, với việc gia nhập WTO, thị trường quảng cáo Việt nam sẽ đón thêm các doanh nghiệp, công ty quảng cáo nước ngoài tham gia hoạt động kinh doanh, cuộc cạnh tranh vốn trước đây đã không cân sức nay càng trở nên khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp quảng cáo Việt nam. Tuy nhiên, nguy cơ là như vậy nhưng các doanh nghiệp quảng cáo Việt nam cũng có nhiều cơ hội để phát triển, đó là cơ hội để tiếp nhận nguồn vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến, cơ hội học tập kinh nghiệm, phong cánh kinh doanh của họ . Cùng với việc gia nhập WTO, thị trường sẽ có thêm nhiều nguồn vốn đầu tư, nhiều doanh nghiệp hoạt động hơn nữa, nhiều sản phẩm hàng hóa điều đó làm cho thị trường quảng cáo được mở rộng. Nhận thức điểm mạnh, điểm yếu của mình. Phân tích các cơ hội nguy cơ trong môi trường mới, từ đó đưa ra được các biện pháp, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khănphát triển ngành quảng cáo non trẻ. . Một số đề xuất tháo gỡ khó khăn và phát triển các doanh nghiệp quảng cáo Khi Việt Nam chưa gia nhập WTO, mặc dù. quảng cáo. Làm tốt những việc như thế một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quảng cáo phát triển mặt khác hạn chế các dịch vụ quảng cáo “phản

Ngày đăng: 26/10/2013, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan