PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP MARKETING ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TRASERCO

27 494 1
PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP MARKETING ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI   TRASERCO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP MARKETING ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TRASERCO. I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY: 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dịch Vụ Thương Mại- Bộ Thương Mại: - Tên công ty: Công ty Thương MạiDịch Vụ. - Tên giao dịch quốc tế: Trade and Service Company ( TRASERCO ) - Trụ sở chính: 2B Lê Phụng Hiểu – Quận Hoàn Kiếm – Hà nội - Điện thoại: 8243079 – 8253464 - Fax : 84 - 04 – 8253463 - Tài khoản giao dịch : 710A – 00653 – Sở giao dịch Ngân hàng công thương Việt Nam. Công ty thương mạidịch vụ ( TRASERCO ) là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ thương mại được thành lập từ năm 1988 theo quyết định số 14 NT/ QĐ 1 ngày 12/2/1988 của Bộ thương mại với tên gọi là Công ty thiết bị thương nghiệp ăn uống và dịch vụ. Ra đời đúng trong lúc giao thời đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế của Đảng và Nhà nước từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Công ty cũng gặp không ít khó khăn trong thị trường tiêu thụ trong việc mở rộng thị trường và thu hút thêm các khách hàng mục tiêu. Tiếp tục đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI khởi xướng, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo đã đưa ra cương lĩnh phát triển đất nước và tìm mọi cách vực dậy nền kinh tế trong nước để nhanh chóng hoà nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 1993, theo tinh thần sắp xếp lại các doanh nghiệp của Nhà nước. Công ty thiết bị thương nghiệp ăn uống và dịch vụ được đổi tên thành Công ty thương mạidịch vụ theo quyết định số 446/TM – TCCB ngày 23/4/1993 vẫn trực tiếp do Bộ Thương Mại quản lý. Vốn ban đầu do Nhà nước cấp là 1.040.000.000 đồng trong đó vốn lưu động là 866.400.000 đồng và vốn cố định là 173.600.000 đồng. Mặc dù còn thiếu vốn kinh doanh nhưng ngay sau khi được thành lập lại công ty vẫn chủ động trong công tác tiêu thụ sản phẩm, gắn chặt hoạt động kinh doanh của mình với nhu cầu của khách hàng, lấy nhu cầu của khách hàng là quyết định cao nhất cho mọi hoạt động kinh doanh của đơn vị. Chủ động, dám nghĩ, dám làm, công ty đã không ngừng hoàn thiện phương pháp kinh doanh của mình, bám sát những biến đổi trong thị hiếu của khách hàng và những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế thị trường còn non trẻ. Năm 1996 số vốn hoạt động của công ty đã tăng lên 2.023.918.790 đồng trong đó vốn lưu động chiếm 73,9% đạt 1.496.781.042 đồng và vốn cố định là 523.137.748 đồng. Năm 1998 vốn kinh doanh của công ty tăng lên là 527.137.748 đồng, đồng thời công ty cũng đã đa dạng hoá các mặt hàng cho phù hợp với nhu cầu thị trường. 2. Chức năng và nhiệm vụ cuả công ty: Là một doanh nghiệp Nhà nước, công ty thương mạidịch vụ Bộ Thương mại có những chức năng, nhiệm vụ chính là tổ chức và thực hiện hoạt động kinh doanh, thoả mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng của khách hàng về các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, phục vụ tiêu dùng cá nhân và tập thể. Là một mắt xích quan trọng trong mạng lưới thương mại, Công ty phải tổ chức tốt công tác cung ứng, tiêu thụ hàng hoá nhanh chóng chuyển từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng, góp phần đẩy nhanh tốc độ chu chuyển hàng hoá, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, đồng thời thúc đâỷ sự phát triển của nền kinh tế. Chức năng, nhiệm vụ của công ty được thể hiện qua việc: a) Tổ chức sản xuất, bán buôn, bán lẻ các mặt hàng sau : - Thiết bị, phương tiện vận chuyển và dụng cụ chuyên dùng trong thương nghiệp ăn uống và dịch vụ khách sạn. - Hoá chất nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, các chất tẩy rửa, phụ gia cho nghành nhựa và một số mặt hàng về nghành nhựa. - Hàng điện - máy dân dụng và hàng công nghệ phẩm. b) Tổ chức gia công hoặc liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức sản xuất kinh doanh khác để tạo ra nguồn hàng thiết bị thương nghiệp và tiêu dùng trong nước, tham gia xuất nhập khẩu. c) Nhận uỷ thác mua, đại lý bán các mặt hàng trong phạm vi kinh doanh của Công ty và thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của các tổ chức kinh tế. Năm 1996 Công ty xin bổ sung thêm một số lĩnh vực kinh doanh đó là: _ Kinh doanh vai trò thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. _ Kinh doanh hàng tiêu dùng máy móc, phụ tùng. _ Điều 1 trong điều lệ của Công ty có ghi rõ nhiệm vụ là: + Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh theo luật hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ để thực hiện đúng nội dung và mục đích kinh doanh. + Nắm vững khả năng sản xuất, nghiên cứu thị trường trong nước để xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tổ chức lượng hàng hoá phong phú vế số lượng, chất lượng đa dạng hóa về chủng loại phù hợp với thị hiếu khách hàng. + Quản lý sử dụng vốn kinh doanh theo đúng chế độ chính sách, đạt hiệu quả kinh tế, tự tạo nguồn vốn, bảo đảm sự trang trải về tài chính. + Chấp hành đầy đủ các chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nước và các quyết định của Bộ thương mại. + Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng mua bán, hợp đồng liên doanh, hợp tác đầu tư sản xuất hàng hoá với các tổ chức kinh tế quốc doanh và các thành phần kinh tế khác. Tóm lại, với các chức năng, nhiệm vụ trên Công ty thương mạidịch vụ Bộ thương mại không ngừng tìm tòi hướng đi và đề ra mục đích hoạt động của Công ty là: thông qua kinh doanh, khai thác có hiệu quả các nguồn, nguyên liệu hàng hóa, tiền vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng góp phần tạo việc làm cho công nhân viên, tổ chức nguồn hàng xuất khẩu và tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước. 3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty: 3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Là một doanh nghiệp kinh doanh theo chiều rộng: vừa kinh doanh xuất nhập khẩu vừa sản xuất, mua bán hàng hóa cung cấp cho mọi đối tượng khách hàng có nhu cầu. Tuy nhiên Công ty lấy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là chính. Quy mô Công ty ở mức trung bình. Tổng số vốn kinh doanh còn quá nhỏ so với nhu cầu cần vốn. Năm 1996 tổng số vốn kinh doanh mới chỉ có 2,02 tỷ đồng, vốn lưu động chiếm 74% còn lại là vốn cố định. Đến năm 1998 vốn của Công ty mới tăng lên là 3,25 tỷ đồng, trong đó vốn lưu động chiếm 80,1%. Với nguồn vốn kinh doanh quá hạn hẹp cho nên khi có các hợp đồng lớn đa số Công ty phải đi vay vốn để kinh doanh và phải chấp nhận trạng thái bị động. Về mặt hàng kinh doanh của Công ty rất đa dạng và phong phú, Công ty kinh doanh thêm lĩnh vực hàng tiêu dùng. Công tác nguồn hàng của doanh nghiệp chưa được chú trọng cho nên doanh nghiệp hoạt động mất cân đối trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ( chủ yếu là nhập khẩu). Mạng lưới kinh doanh được mở rộng, hiện nay Công ty đã có ba cửa hàng ở Hà Nội, một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và một xí nghiệp sản xuất bao bì xuất khẩu tại Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm và xâm nhập thị trường mới. 3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Từ khi thành lập đến nay cơ cấu tổ chức và điều hành các hoạt động kinh doanh của Công ty thương mạiDịch vụ đã không ngừng hoàn thiện. Hiện nay cơ cấu tổ chức được sắp xếp như sau: Sơ đồ 1: Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty thương mại Dịch vụ Traserco BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG KINH DOANH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN Trạm thiết bị Cửa hàng kinh Cửa hàng Chi nhánh Xí nghiệp sản thương nghiệp doanh vật tư thiết bị ăn Công ty tại xuất bao bì Yên ăn uống và DV tổng hợp uống và DV Tp HCM Viên - Gia Lâm Cơ cấu tổ chức bộ máy xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng đã phần nào thích ứng được tình hình biến đổi của thị trường, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên về lâu dài, đặc biệt là trong điều kiện môi trường kinh doanh luôn biến đổi để nắm bắt được những thông tin cần thiết, Công ty cần không ngừng kiện toàn bộ máy quản lý. Đặc trưng của mô hình này là thủ trưởng doanh nghiệp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác đối với từng bộ phận từng cá nhân trong doanh nghiệp theo một đường thẳng không qua một khâu trung gian nào. Các bộ phận chức năng khác trong doanh nghiệp chỉ là người giúp việc cho thủ trưởng doanh nghiệp trong khi lãnh đạo và chỉ đạo thống nhất, truyền đạt chỉ thị, mệnh lệnh nhanh và mạnh. Thực hiện tốt chế độ thủ trưởng phụ trách và hạn chế tác phong quan liêu của thủ trưởng doanh nghiệp. Bên cạnh đó theo chế độ này cũng còn có nhược điểm đó là trình độ chuyên môn hóa bị hạn chế, không phát huy được đầy đủ tác dụng của các chức vụ trung gian. Thủ trưởng doanh nghiệp phải có trình độ chính trị và khả năng chuyên môn, có kiến thức và kinh nghiệm tương đối toàn diện để có thể lãnh đạo và quản lý một cách bao quát toàn doanh nghiệp. Đứng đầu Công ty là giám đốc – do Bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Giám đốc Công ty là người chịu toàn bộ trách nhiệm trước Nhà nước và bộ chủ quản. Giúp việc cho Giám đốc Công ty có hai phó giám đốc và một kế toán trưởng. Mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực được giao. Mối quan hệ và lề lối làm việc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ được giao trên nguyên tắc gọn nhẹ, linh hoạt. Mỗi phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. • Phòng tổ chức hành chính: Trưởng phòng tham mưu giúp việc cho Giám đốc và chịu sự chỉ đạo của Giám đốc về sắp xếp tổ chức và sử dụng lao động, giải quyết các chế độ chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội . đối với người lao động, thực hiện công tác đối nội, đối ngoại của Công ty. • Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và kinh doanh nội địa. Đồng thời có nhiệm vụ là nghiên cứu thị trường tìm đối tác, bạn hàng, xác định nhu cầu thị trường để đề ra các phương án chiến lược cho Công ty, giao các mục tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm xuống các đơn vị cơ sở, kiểm tra việc thực hiện và có phương án điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn. • Phòng Tài chính – Kế toán: Trưởng phòng kiêm kế toán trưởng tham mưu giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm về công tác tài chính kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty sau đó đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và kiến nghị với Giám đốc để đề ra chiến lược kinh doanh cho năm sau. • Các cửa hàng: Là đơn vị trực thuộc trực tiếp kinh doanh thương mạidịch vụ, có tư cách pháp nhân riêng, thực hiện chế độ hạch toán định mức được mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng và được sử dụng con dấu theo mẫu và thể thức quy định của Nhà nước. Hàng quý, năm phải báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của mình về Công ty. II. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG. 1. Nguồn lực và kết quả kinh doanh của Công ty. 1.1. Đặc điểm về lao động: Công ty thương mạidịch vụ – Bộ thương mại được thành lập từ năm 1988 với đội ngũ cán bộ và công nhân viên ban đầu là 45 người và đến ngày 1/10/1998 số cán bộ công nhân viên tăng lên là 105 người trong đó có 77 người là công nhân viên chính thức còn 28 người là công nhân viên mùa vụCông ty có thể thu hút thêm khi khối lượng công việc quá lớn. Đối với bất kỳ một tổ chức nào thì lực lượng lao động cũng đều là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục đích của mình. Lực lượng lao động đặc biệt quan trọng trong tổ chức kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh, nó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức rõ điều này, từ khi thành lập đến nay, Công ty đã từng bước sắp xếp, điều chỉnh và phân công đúng người đúng việc, chọn lựa và tuyển dụng những cán bộ trẻ có năng lực nghiệp vụ chuyên môn và năng lực quản lý đã tạo ra một guồng máy hoạt động thông suốt, liên tục từ trên xuống dưới tạo bầu không khí làm việc lành mạnh góp phần không nhỏ đến thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Hiện nay toàn bộ công ty có 95 người được phân bố cụ thể như sau: - Ban giám đốc: 3 người. - Phòng tài chính kế toán: 6 người - Phòng tổ chức hành chính: 10 người - Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: 5 người - Cửa hàng kinh doanh vật tư tổng hợp: 10 người - Cửa hàng thiết bị thương nghiệp: 9 người - Trạm thiết bị thương nghiệp: 7 người - Chi nhánh tại miền Nam: 15 người - Xí nghiệp sản xuất bao bì: 30 người Tình hình lao động của công ty trong những năm gần đây được phản ánh qua bảng sau: Năm Tổng số lao động Lao động nữ Tuổi bình quân Trình độ chuyên môn Đại học Trung cấp Sơ cấp 1996 91 38 35,5 46 22 23 1997 98 43 36 51 24 23 1998 105 47 36 57 23 25 1999 105 48 36,5 59 23 23 2000 95 45 36 59 22 14 (Nguồn: báo cáo tổng kết năm của Công ty ) Tại trụ sở chính của Công ty có 34 người trong đó có 31 người có trình độ đại học và trên đại học chiếm 91%, có 2 người có trình độ sơ cấp chiếm 3,1%. Với trình độ chuyên môn như vậy đã phần nào đáp ứng được yêu cầu sản xuất của Công ty. 1.2. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của Công ty: Cơ sở hạ tầng của Công ty tại Hà nội bao gồm trụ sở chính tại 2B – Lê Phụng Hiểu và một số cửa hàng kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Hà nội với tổng diện tích kinh doanh là 395 m2. Về trang thiết bị kỹ thuật, tuy chưa được hiện đại nhưng cũng đầy đủ tiện nghi, ngăn nắp và sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công nhân viên cũng như khách hàng làm việc một cách thoải mái. Bên cạnh đó, công ty vẫn tiếp tục công tác đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cho phù hợp với quá trình phát triển kinh doanh của Công tysự phát triển chung của xã hội. 1.3. Đặc điểm về tài chính: Công ty Thương mạiDịch vụ trực thuộc Bộ thương mại quản lý với số vốn ban đầu do Nhà nước cấp là 1.040.000.000 đồng, trong đó vốn lưu động là 866.400.000 đồng và vốn cố định là 173.600.000 đồng. Qua một số năm hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình vốn của Công ty biến động như sau: Năm Tổng vốn Vốn lưu động Vốn cố định 1996 2.376.314.222 201.0659.261 365654961 1997 3.110.020.000 265.0380.567 459.639.433 1998 4.093.961.416 329.749.2761 796.468.655 1999 4.709.442.876 354.7492.761 1.161.950.115 2000 4.121.555.191 3.863.463.861 258.091.330 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 1996 – 2000 ) Đơn vị: đồng Qua bảng trên ta thấy: Khối lượng vốn lưu độngcông ty thu được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình qua một số năm có sự chênh lệch rõ rệt. Để đạt được kết quả trên, với số vốn ban đầu ít ỏi, rất khó khăn về tài chính, công ty đã nỗ lực vươn lên bằng chính thực lực và sự đóng góp của cán bộ công nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó, công ty còn dựa vào các mối quan hệ với ngân hàng, khách hàng lâu dài để huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh dịch vụ của công ty, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả. Vốn kinh doanh mà công ty huy động được qua một số năm gần đây như sau: [...]... hành công tác chào hàng để dần từng bước có thể xuất khẩu được một số mặt hàng như: mây tre, hàng thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, nông sản thực phẩm, để thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển và để cân bằng cán cân thương mại III PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP MARKETING CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TRASERCO TỚI KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG NHỮNG NĂM QUA 1 Về hoạch định chiến lược Marketing. .. giống như các tính chất của sản phẩm và những cam kết của kênh Các Công ty quản lý định giá theo nhiều cách khác nhau ở các công ty giá cả thường do ban lãnh đạo tối cao chứ không phải do những người làm công tác Marketing hay tiêu thụ ấn định Công ty thương mại Dịch vụ - Bộ thương mại một công ty hoạt động kinh doanh độc lập về kinh tế, lời ăn lỗ chịu cho nên từng bước công ty phải hoàn thiện phương... khi Công ty lại nhập khẩu hàng hóa tới trên 90% tổng giá trị hàng hóa Như vậy, sự chênh lệch quá lớn về nhập khẩu và xuất khẩu sẽ hạn chế nhiều đến quá trình hoạt động kinh doanh của công ty Đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu của công ty để lấy lại sự cân bằng giữa nhập khẩu và xuất khẩu đó là một trong những mục tiêu lớn của Công ty trong những năm tới nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên... lược Marketing của Công ty tác động đến khả năng cạnh tranh: 1.1 Đẩy mạnh công tác xuất khẩu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh: Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Đảng và nhà nước giao cho, Công ty đã chủ động đi sâu nghiên cứu thị trường nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, nhu cầu về phương tiện vận tải và đăc biệt là nhu cầu tiêu thụ các loại nguyên vật liệu, vật tư hóa chất cho các nhà máy... ứng: Công ty thương mại - Dịch vụ đã duy trì được tốt mối quan hệ với các nhà cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu, tài chính Do đó, khả năng đảm bảo các nguồn hàng cung ứng cho hoạt động kinh doanh của Công ty rất cao như khả năng huy động vốn luôn đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh, các nguồn hàng luôn kịp thời, đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng đây chính là lợi thế tốt của công ty. .. mở cánh cửa " thành công " cho mọi doanh nghiệp 2 Về Marketing - Mix tác động đến khả năng cạnh tranh: Như chúng ta đã biết chiến lược Marketing phải được thực hiện bằng các chương trình Marketing Việc này được thực hiện bằng cách thông qua những quyết định cơ bản về chi phí cho công tác Marketing Phân bổ kinh phí cho những công cụ Marketing Công ty sử dụng để theo đuổi mục tiêu của mình trên thị... sách chiết khấu linh hoạt nên công ty từng bước tạo được cho mình một thị trường khá vững chắc, không chỉ ở các tỉnh phía Bắc mà hoạt động của công ty đã len lỏi xuống được các tỉnh miền Trung và tận miền Nam Do kinh doanh chủ yếu là nhập khẩu các loại hóa chất phục vụ cho các nhà máy trong nước cho nên các bạn hàng của công ty thương mại dịch vụ Bộ thương mại đa phần các nhà máy hóa chất lớn như:... điểm mùa vụ và điều kiện tài chính của công ty mà áp dụng linh hoạt cho từng khách hàng những ưu đãi nhất định Do quy mô của công ty còn nhỏ, và là một công ty dịch vụ thương mại với phương thức kinh doanh là mua đi bán lại do đó chiến lược định giá của công ty được xác định tính toán trên chi phí mua hàng và chi phí vận chuyển Vì vậy lợi nhuận của công ty tuỳ thuộc vào hiệu quả của công tác nhập khẩu... trọng của công cụ này nên ban giám đốc công ty dịch vụ thương mại đã chuẩn bị chu đáo cẩn thận những kế hoạch bước đi chiến lược trong chính sách khuyến mại nhằm thu hút khách hàng một cách cao nhất Với 2 hình thức chủ yếu của hệ thống khuyến mãi là kích thích tiêu thụ và bán hàng trực tiếp thì Công ty dịch vụ thương mại đã phần nào phát huy được hiệu quả của chính sách này Do các mặt hàng của công ty. .. thì Công ty dịch vụ thương mại đã đóng vai trò là một nhà trung gian Marketing với các công việc tổ chức phân phối tiêu thụ sản phẩm 2.4 Chính sách khuyến mãi: Khuyến mãi là một công cụ thứ tư của Marketing - Mix bao gồm những hoạt động khác nhau mà công ty tiến hành để thông tin và cổ động cho sản phẩm của mình đối với thị trường mục tiêu Để công việc đó được tiến hành một cách có hiệu quả đỏi hỏi công . PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP MARKETING ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TRASERCO. I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY: 1. Quá. bằng cán cân thương mại. III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP MARKETING CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TRASERCO TỚI KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG

Ngày đăng: 26/10/2013, 15:20

Hình ảnh liên quan

Tình hình lao động của công ty trong những năm gần đây được phản ánh qua bảng sau: - PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP MARKETING ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI   TRASERCO

nh.

hình lao động của công ty trong những năm gần đây được phản ánh qua bảng sau: Xem tại trang 8 của tài liệu.
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 1996 – 2000 ) Đơn vị: đồng - PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP MARKETING ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI   TRASERCO

gu.

ồn: Bảng cân đối kế toán các năm 1996 – 2000 ) Đơn vị: đồng Xem tại trang 9 của tài liệu.
(Nguồn: trích từ bảng cân đối kế toán của công ty năm 1996 – 2000 ) 2.Thực trạng về môi trường kinh doanh của công ty: - PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP MARKETING ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI   TRASERCO

gu.

ồn: trích từ bảng cân đối kế toán của công ty năm 1996 – 2000 ) 2.Thực trạng về môi trường kinh doanh của công ty: Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng nhập khẩu vật tư hàng hoá của công ty trong 5 năm (1996 - 2000 ): - PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP MARKETING ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI   TRASERCO

Bảng nh.

ập khẩu vật tư hàng hoá của công ty trong 5 năm (1996 - 2000 ): Xem tại trang 17 của tài liệu.
II.2 Công tác bán hàng ( tình hình tiêu thụ sản phẩm ) của Công ty - PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GIẢI PHÁP MARKETING ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI   TRASERCO

2.

Công tác bán hàng ( tình hình tiêu thụ sản phẩm ) của Công ty Xem tại trang 18 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan