boi duong thang 11

2 165 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
boi duong thang 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THÁNG 11 Phần I. ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THCS Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc học của nhiều HS có nhiều thay đổi. Thói quen học thuộc một cách thụ động nhường chỗ cho việc tự tìm tòi khám phá. Những băn khoăn khi HS gặp phải khi các em tiếp cận với những nguồn thông tin khác khiến các em mong muốn tìm lời giải đáp. Việc học và chơi ngày càng gắn với máy vi tính nhiều hơn, gắn CNTT nhiều hơn. GV không thể bằng lòng với các thông tin có sẵn trên các trang sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. Internet là một trong những nguồn thông tin quan trọng, phần mềm dạy học là một trong những tài liệu hỗ trợ tích cực cho đổi mới PPDH. Vì vậy người giáo viên cần có kĩ năng sử dụng CNTT, Biết khai thác sử dụng Internet một cách có hiệu quả. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học cần phải chú ý đến việc tích cực hóa hoạt động của HS. Các bài giảng điện tử được thiết kế cần chú trọng đến hoạt động học tập của HS, các nội dung có tính chất nêu vấn đề, gợi vấn đề. Việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ toán làm phương tiện hỗ trợ một cách hợp lí sẽ cho hiệu quả cao. Phần mềm mô phỏng những CĐ hình học, chuyển động điểm, sự biến thiên của hàm số . để cho người học có thể quan sát được điều mà các phương tiện khác khó có thể thực hiện được. GV có thể tự thiết kế bài giảng điện tử từ các phần mềm công cụ, các bài giảng do giáo viên tự thiết kế từ các phần mềm công cụ sẽ phù hợp với đối tượng HS lớp đang giảng dạy và bám sát với nội dung, chương trình SGK, tăng hiệu quả dạy học. Do yêu cầu của một giáo án theo tinh thần đổi mới là thiết kế các hoạt động giúp Hs tự chiếm lĩnh nội dung bài học nên vè cấu trúc hình thức của bài giảng điện tử có thể đưa ra dưới dạng sau: Tên bài học: Hoạt động 1 Hoạt động 2 . Nội dung 1 (tóm tắt kiến thức cần nhớ của phần 1 chẳng hạn) Hoạt động n . Nội dung 2. (Tóm tắt kiến thức cần nhớ của nội dung 2 chảng hạn) . Bài tập 1 Mỗi slide được thiết kế nhằm mục đích hỗ trợ một hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh Trước khi có ý tưởng thiết kế một BGĐT cần chú ý một số điểm quan trọng sau: Lựa chọn chủ đề dạy học thích hợp, không phải chủ đề nào cũng cần tới bài giảng điện tử. Chủ đề dạy học thích hợp là những chủ đề có thể dùng BGĐT để hỗ trợ dạy học và tạo ra hiệu quả dạy học tốt hơn khi sử dụng các dụng cụ dạy học truyền thống, Cần tránh chọn những chủ đề, những tiết học mà việc thiết kế mất nhiều thời gian nhưng việc sử dụng nó trong dạy học lại không mang lại hiệu quả đáng kể. Một số trường hợp nên thiết kế BGĐT để hỗ trợ dạy học: - Khi dạy học các khái niệm, hiện tượng khoa học trừu tượng, trong đó HS khó hình dung khái niệm khoa học, có thể dùng mô phỏng để thể hiện khái niệm trên một cách trực quan hơn. Chẳng hạn như nó có thể mô phỏng, minh họa nhiều quá trình, hiện tượng trong xã hội mà con người không thể quan sát trực tiếp được trong điều kiện nhà trường, không thể hoặc khó có thể thực hiện nhờ các phương tiện khác. Phần mềm dạy học, có thể giúp HS tự tìm tri thức mới, tự ôn tập, tự luyện tập theo nội dung tùy chọn, theo các mức độ, tùy theo năng lực của từng HS. - Khi cần giúp HS rèn luyện kí năng nào đó, thông qua việc phải hoàn thành số lượng lớn bài tập, ví dụ, khi cần rèn luyện cho HS kĩ năng tính nhẩm, ta có thể tạo ra bài giảng điện tử dạng trò chơi, trong đó mày tính sẽ ra liên tiếp các bài tập dạng tình nhẩm, HS bấm kết quả phép tính và gõ kết quả qua bàn phím, máy tính sẽ cho điểm và đánh giá trình độ tính nhẩm của HS - Tổ chức kiểm tra đánh giá tự động trên máy tính, lúc này cần tổ chức xây dựng ngân hàng đề từ đó có thể lựa chọ ngẫu nhiên để lập thành các bộ dề khác nhau Các công đoạn chính của công việc thiết kế bài giảng điện tử: - Ý tưởng xuất phát ban đàu của sản phẩm. - Xác dịnh đối tượng, mục đích, mục tiêu chính chảu BGĐT - Xác định các chức năng chính của bài giảng, phạm vi kiến thức, kĩ năng cần truyền đạt, cách thức truyền tải thông tin, kiến thức. - Thể hiện các ý tưởng đặt ra trên máy tính. - Kiểm tra và thể hiện các chức năng đã hoàn thiện, có thể thay đổi lại thiết kế nếu cần thiết. - Đóng gói và ghi bài giảng vào máy tính hoặc đĩa. Những nội dung sau sử dụng phần mềm dạy học có hiệu quả hơn các phương tiện khác: - Nội dung bài cần mô phỏng các chuyển động, cần tạo ra tình huống có vấn đề để kích thích hứng thú học tập của học sinh. - Nội dung bài cần thay đổi các điều kiện, các tham số. - Nội dung mà HS thường mắc sai lầm, cần có bài làm mẫu, bài giải mẫu để tham khảo, rút kinh nghiệm. - Nội dung cần tiểu kết trong bài, tổng kết cuối chương. - Các bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ dưới dạng trò chơi ô chữ giúp củng cố kiểm tra nhanh kiến thứcđã học - Nội dung cần tiết kiệm thời gian trên lớp Một số điểm lưu ý khi thiết kế bài giảng điện tử: Về mục tiêu bài học, thời gian các bước lên lớp vẫn phải đảm bảo nguyên tắc và PPDH bộ môn. BGĐT không thể thay thế giáo án truyền thống, thay thế toàn bộ vai trò của người thầy mà chỉ là phương tiện hỗ trợ thầy trò để nâng cao hiệu quả dạy học. Nên kết hợp với các phương tiện truyền thống khác như: phấn, bảng, mô hình . để phát huy hiệu quả cao của tiết học. Các kiến thức được đưa vào BGĐT dưới dạng các slide phải được lựa chọn chính xác, dễ hiểu thể hiện cấu truc logic của bài dạy bao gồm cả kênh hình và kênh chưc tạo điều kiện tốt nhất cho HS hoath động tích cực, Tránh lạm dụng trình chiếu một chiều. Hạn chế tối đa kênh chữ. . THÁNG 11 Phần I. ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THCS Trong thời đại

Ngày đăng: 26/10/2013, 05:11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan