CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM MÁY TÍNH Ở CÔNG TY FPT

4 349 0
CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM MÁY TÍNH Ở CÔNG TY FPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM MÁY TÍNH CÔNG TY FPT. Trong điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường như hiện nay các doanh nghiệp cần xác định rõ ràng mình vừa là người cạnh tranh, vừa là đối thủ cạnh tranh. Để cạnh tranh có hiệu quả, đem lai thắng lợi, doanh nghiệp cần có sự hiểu biết về thị trường, về tình hình cạnh tranh trên thị trường, về đối thủ cạnh tranh và về khách hàng của mình, thậm chí cả các quy định, chính sách đối với các loại sản phẩm hiện nay doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh. Có như vậy doanh nghiệp mới định hướng được một phương thức cạnh tranh có hiêu quả nhất để theo kịp với sự biến đổi của thị trường, các đối thủ cạnh tranh. Với các hoạt động đa dạng của mình, FPT không chỉ mong muốn trở thành nhà cung cấp máy tính cho khách hàng mà còn là người cung cấp cả các giải pháp tổng thể trong lĩnh vực tin học. Do vậy, trước diễn biến muôn mặt của thị trường đòi hỏi công ty phải “tấn công vào” để ứng phó kịp thời trên các trận tuyên cạnh tranh bằng vũ khí mới. Để tạo ra khả năng cạnh tranh cũng như các khả năng đó biến thành hiện thực, công ty phải sử dụng nhiều chiến lược chiến cạnh tranh. Trước hết để đứng vững trên thị trường thì công ty phải thu hút được khách hàng về phía mình càng nhiều càng tốt. Phải sử dụng đòn tâm lý, nắm bắt được tâm lý khách hàng, từ đó có chiến lược kinh doanh phug hợp. Vì vậy phải thông qua quá trình tìm hiểu thị trường, nghiên cứu tâm lý khách hàng, sau đó cũng với việc xác định “thế” và “lực” của doanh nghiệp để quyết định kinh doanh các loại máy tính phù hợp. Đồng thời công ty cũng phải giữ chữ “tín” làm hàng đầu tránh tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó”. Mục tiêu chiến lược của công ty là cố gắng giành giật một phần xuất thị trường nào đó định vị khách hàng, mở rộng thị trường tăng thế lực của công ty trong lĩnh vực kinh doanh. Với tình hình thị trường Công Nghệ Thông Tin tương ứng với khả năng nguồn lực của công ty, công ty cần thực hiện một số định hướng chiến lược sau. 1. Chiến lược sản phẩm: Sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng, là thực hiện mục tiêu chiến lược của công ty thông qua việc bán hàng. Sản phẩm của công tykhả năng cạnh tranh được hay không đòi hỏi công ty phải có chiến lược sản phẩm đúng đắn, tạo được các loại sản phẩm máy tính phù hợp, chất lượng tốt. Chất lượng sản phẩm phải luôn đạt mức cao hơn so với sản phẩm cùng loại của công ty khác. Công ty nên phát triển kinh doanh thêm những mặt hàng thiết bị văn phòng, bàn để máy vi tính . Công ty cần phải hoàn thiên dịch vụ bảo hành với việc nâng cao chất lượng, đổi mới kỹ thuật sản phẩm. 2. Chiến lược giá cả: Chiến lược giá cả cực kỳ quan trọng vì nó là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty.Do vậy, để cạnh tranh được với các sản phẩm trên thị trường công ty phải có chính sách giá cả phù hợp cho sản phẩm của mình để thu hút khách hàng về phía mình nhằm chiếm lĩnh một phần thị trường. Áp dụng giá cả phân biệt theo thời gian thanh toán, mặt khác xem xét những loại khách hàng chưa có khả năng thanh toán ngay thì nên áp dụng phương thức trả góp, trả chậm theo thời gian nhất định với lãi xuất thấp nhằm lôi kéo các khách hàng tiềm năng là những khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đủ khả năng thanh toán. Chủ động thay đổi giá cả nhằm nâng cao lượng tiêu thụ. Một mức doanh thu lên cao hơn so với mớc giảm đi do giá sẽ đem lại hiệu quả tạo nền tảng thế lực của công ty trong dài hạn. 3. Chiến lược phân phối: Đòi hỏi doanh nghiệp phải chọn kênh phân phối có hiệu quả, phải xác định được số kênh phân phối, xác định được kênh chính, kênh phụ. Công ty phải phân phối bằng nhiều kênh để mạng lưới kênh dày đặc, nếu có ách tắc kênh nào thì còn có kênh khác hoạt động. Cần thiết lập một sô điểm bán lẻ từng khu vực thị trường nhất định nhằm tăng khả năng hòa nhập của công ty vào thị trường. 4. Chiến lược chào hàng, quảng cáo, chiêu hàng: Là những hoạt động cần thiết của công ty. Công ty phải đào tạo đội ngũ nhân viên chào hàng có chuyên môn, kỹ thuật. Quảng cáo phải thành thật, không được lừa dối khách hàng nhưng đồng thời tạo ra được sự ham muốn của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. Khi chiêu hàng, công ty có thể sử dụng các phương tiện sau: 1* Tặng phẩm cho khách hàng 2* Trưng bày hàng hóa để khách hàng có thể nhìn thấy và có điều kiện tìm hiểu, hỏi han về sản phẩm. Ngoài ra, công ty có thể sử dụng các hình thức khác: 3* Gửi biểu mẫu hàng, với giá cả đặc biệt một lô hàng cho khách hàng một phiếu mua được giảm tiền mua. 4* Tham gia các hội trợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm của mình nhằm mục đích thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng, các tầng lớp tiêu dùng đến thăm quan, nhằm thúc đẩy, hỗ trợ việc bán hàng. Thực hiện các dịch vụ hỗ trợ bán hàng như kèm theo phụ tùng thay thế cho khách hàng mua sản phẩm của công ty. 5* Với các sản phẩm kinh doanh nên áp dụng biện pháp cạnh tranh nhưng không phải là đối đầu mà bằng cách tìm khoảng thị trường trống có nhu cầu nhưng chưa được thỏa mãn. Để hoạch định chiến lược Marketing có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu của công ty thì phải xác định đối thủ cạnh tranh. Nếu đối thủ cạnh tranh là người dẫn đầu thì mục tiêu lợi nhuận của công ty phải biến thành nỗ lực cố gắng để giành giật một phần suất thị trường đó. Nếu đối thủ cạnh tranhcác công ty nhỏ thì công ty phải có chính sách Marketing nhằm đẩy loại công ty nhỏ ra khỏi thị trường. Đồng thời để thành công trong kinh doanh máy tính công ty phải có sự ăn khớp, hoàn chỉnh tuyệt đối trong mọi công tác quản lý, phân phối và điều hành. KẾT LUẬN Hoạt động Marketing ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu được đối với mỗi tổ chức kinh doanh và càng cần thiết hơn khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt và hiếm có cơ hội. Một chính sách Marketing đúng đắn, kịp thời sẽ đem lại nhiều lợi ích cho một doanh nghiệp. Cạnh tranh thúc đẩy quá trình sản xuất, kinh doanh đem lại cho xã hội những sản phẩm có chất lượng cao, sàng lọc các đối thủ kinh doanh kém hiệu quả, tạo sự phát triển cho xã hội, mang lại sự thỏa mãn nhưng nhu cầu và mong muốn của con người một cách tốt nhất. Với đề tài “Ảnh hưởng của cạnh tranh đến hoạt động Marketing sản phẩm máy tính công ty FPT”, bài viết đề cập đến các vấn đề cạnh của tranh và vai trò của cạnh tranh, các hoạt động Marketing và giải pháp Marketing phù hợp để công ty xác định được vị trí của mình trên thị trường và đạt được các mục tiêu đề ra. Để tồn tại và phát triển thì công ty phải tham gia cạnh tranh và đối đầu cạnh tranh. Làm được điều đó công ty đã tự hoàn thiện mình và phát triển để giành lấy lợi thế hơn hẳn đối thủ của mình trên thị trường. . CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM MÁY TÍNH Ở CÔNG TY FPT. Trong điều kiện kinh doanh trong cơ chế thị trường như hiện nay các. muốn của con người một cách tốt nhất. Với đề tài “Ảnh hưởng của cạnh tranh đến hoạt động Marketing sản phẩm máy tính ở công ty FPT , bài viết đề cập đến các

Ngày đăng: 26/10/2013, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan