PHÂN TÍCH nội DUNG & VAI TRÒ của NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT học tây âu cận đại

16 2.4K 11
PHÂN TÍCH nội DUNG & VAI TRÒ của NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT học tây âu cận đại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài, báo cáo,

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH NỘI DUNG & VAI TRÒ CỦA NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC TÂY ÂU CẬN ĐẠI Giảng viên hướng dẫn: Nhóm thực hiện: K17 Công nghệ thông tin Hà Nội, tháng 05 - 2011 MỤC LỤC I. Những điều kiện hình thành, phát triển của triết học Tây Âu thời kỳ cận đại 2 II. Nội dungvai trò của nhận thức luận trong triết học Tây Âu cận đại 3 1. Nhận thức luận của các nhà triết học duy vật Anh thế kỷ XVII 3 Nhận thức luận của Phranxis Bêcơn (1561-1626) 3 Nhận thức luận của Tômát Hốpxơ (1588-1679) 7 Nhận thức luận của Giôn Lốccơ (1632-1704) 8 2. Nhận thức luận của các nhà triết học siêu hình thế kỷ XVII 9 Nhận thức luận của Rơnê Đêcáctơ (1596-1650) 9 3. Nhận thức luận của các nhà triết học duy tâm và hoài nghi luận ở Anh cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII 11 Nhận thức luận của Gioóc Beccơly (1685-1753) 11 Nhận thức luận của Đavít Hium (1711-1776) 12 4. Nhận thức luận của Điđơrô và các nhà triết học Khai sáng Pháp thế kỉ XVIII 13 Nhận thức luận của Đêni Điđơrô (1713-1784) 13 Nhận thức luận của Pôn Đirích Hônbách (1723-1789) 14 5. Kết luận 14 III. Tài liệu tham khảo 15 I. Những điều kiện hình thành, phát triển của triết học Tây Âu thời kỳ cận đại Thời kỳ cận đại là thời kỳ phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đó là sự phát triển tiếp tục của chủ nghĩa tư bản, của khoa học và tư tưởng, trong đó có chủ nghĩa duy vật triết học, nhưng với những đặc điểm mới. Khác với thời kỳ Phục hưng (thế kỷ XV-XVI), thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước Tây Âu là thời kỳ giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi về chính trị trước giai cấp phong kiến. Nếu như thế kỷ XV-XVI, trong lòng xã hội phong kiến ở các nước Tây Âu mới bắt đầu hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (PTSX TBCN), thì từ cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, PTSX TBCN phát triển mạnh mẽ mâu thuẫn gay gắt với PTSX phong kiến, dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản thay thế PTSX phong kiến bằng PTSX TBCN. Cuộc cách mạng tư sản nổ ra đầu tiên là cách mạng tư sản Hà Lan (1560-1570), sau đó là cách mạng tư sản Anh (1642- 1648), rồi đến cách mạng tư sản Pháp (1789-1794). Do yêu cầu phát triển của PTSX TBCN, thời kỳ này khoa học tự nhiên có một bước phát triển nhảy vọt. Đây là thời kỳ trong khoa học tự nhiên diễn ra quá trình phân ngành mạnh mẽ, hình thành các ngành khoa học độc lập như toán học, vật lý học, hoá học, sinh học v.v Các ngành khoa học độc lập này có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng. Trong đó, cơ học cổ điển của Niutơn phát triển nhất. Thời kỳ này là thời kỳ phát triển mạnh mẽ khoa học tự nhiên thực nghiệm. Các tri thức khoa học được khái quát từ các tài liệu do thực nghiệm mang lại. Do vậy tất yếu dẫn đến thói quen nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượng tách rời, cô lập, không vận động, không phát triển, nếu có nói đến vận động thì chỉ là là vận động cơ giới, máy móc. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho triết học duy vật thời kỳ này mang nặng tính máy móc siêu hình. Từ những thay đổi sâu sắc trong đời sống xã hội và những thành tựu mới trong khoa học tự nhiên, triết học thời kỳ này đã có một bước phát triển mới. II. Nội dungvai trò của nhận thức luận trong triết học Tây Âu cận đại Nội dungvai trò của nhận thức luận trong triết học Tây Âu cận đại được thể hiện trong tư tưởng, quan điểm của các nhà triết học thời kỳ này. Mà tiêu biểu nhất là tư tưởng của nhà triết học Phranxis Bêcơn, Tômát Hôpxơ, Rơnê Đêcáctơ, Gioóc Beccơly, Điđơrô và các nhà triết học Khai sáng Pháp thế kỉ XVIII. 1. Nhận thức luận của các nhà triết học duy vật Anh thế kỷ XVII Nhận thức luận của Phranxis Bêcơn (1561-1626) Bêcơn là người ủng hộ nhiệt thành sự phát triển của khoa học. Ông nói: Mục đích của tôi là ở chỗ chỉ ra uy thế thực sự của khoa học mà không cần phải tô vẽ và cường điệu, và làm rõ ý nghĩa và giá trị chân chính của nó. Với hoài bão xây dựng một cách nhìn mới về thế giới thật sự khách quan, Bêcơn đồng thời chỉ ra những hạn chế trong khả năng nhận thức của con người, những hạn chế không phải chỉ dẫn đến những sai lầm vụn vặt và nhất thời, mà là những sai lầm nghiêm trọng không thể tránh khỏi của con người trong nhận thức. Ông gọi chúng là các “ảo tưởng” (Idola theo tiếng cổ Hi Lạp nghĩa là hình ảnh bị xuyên tạc). Để nhận thức chân lí và khắc phục được các ảo tưởng, thì phải vạch ra cơ chế và bản chất của chúng. Do vậy, Bêcơn coi học thuyết về các ảo tưởng tựa như phần mở đầu trong nhận thức và phương pháp luận của mình. Các ảo tưởng có nguồn gốc hoàn toàn khách quan, bởi vì chúng một phầntrong bản chất của trí tuệ con người, một phần xuất hiện trong quá trình lịch sử nhận thức của nhân loại, một phần nảy sinh trong sinh lí và nhân cách của mỗi người. Theo Bêcơn, trí tuệ con người tự đặt ra chướng ngại vật và cạm bẫy cho mình. Vì các ảo tưởng thường xuyên ám ảnh con người, tạo nên cho nó những tư tưởng và ảo ảnh giả dối, xuyên tạc bộ mặt thật của thế giới, nói tóm lại, cản trở con người xâm nhập vào thế giới cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Vì vậy, quá trình con người đấu tranh khắc phục những hạn chế khách quan đó cũng là quá trình con người đấu tranh vì sự hoàn thiện bản thân mình. Bêcơn phân loại các dạng ảo tưởng như sau: - Dạng ảo tưởng loài (Idola tribus): Những nhận thức sai lầm do loài người thường xuyên nhầm lẫn bản chất trí tuệ của mình với bản chất khách quan của sự vật. Ai cũng dễ dàng gán cho sự vật những ý tưởng của riêng mình. Các ảo tưởng loài có cơ sở trong chính bản thân loài người. Trí tuệ con người cũng tương tự như chiếc gương méo, khi nó pha trộn bản chất của mình với bản chất của sự vật thì nó phản ánh các sự vật dưới dạng bị xuyên tạc, bóp méo. Sở dĩ có loại ảo tưởng này, theo Bêcơn, là do các giác quan cũng như trí tuệ của con người còn chưa được hoàn thiện. Một trong những biểu hiện của ảo tưởng này là ở chỗ, người ta thường hay bảo thủ, coi ý kiến và suy nghĩ chủ quan của mình là thước đo tất thảy mọi vật. Ảo tưởng loài do vậy rất bền vững. Để hạn chế ảnh hưởng của ảo tưởng này thì con người trong nhận thức phải tôn trọng tính khách quan, không được chủ quan duy ý chí áp đặt tư tưởng của mình cho các đối tượng, thận trọng thăm dò, tăng cường quan sát, thực nghiệm, thường xuyên kiểm tra các tài liệu do cảm tính mang lại, loại bỏ những sai lầm về mặt logic v.v Việc Ph.Bêcơn đòi hỏi nhận thức sự vật phải hoàn toàn khách quan là hợp lý. Ông nhận xét đúng rằng, con người thường hay chủ quan, duy ý chí trong hoạt động của mình. Nhưng ông lại sai lầm khi phủ nhận hoàn toàn cái chủ quan trong nhận thức. Việc đòi hỏi nhận thức phải "khách quan thuần tuý" của ông là một điều không tưởng, tuy nhiên nó có ý nghĩa tích cực trong việc phê phán các quan niệm thần học chủ quan kinh viện thời đó, vì sự tiến bộ của khoa học. - Dạng ảo tưởng hang động (Idola Specus): Thực chất là ảo tưởng loài nhưng nó được biểu hiện ở mỗi con người cụ thể. Do có những đặc điểm sinh lý riêng biệt, hoàn cảnh giáo dục, nghề nghiệp khác nhau… làm khúc xạ tầm nhìn, đẻ ra những phán đoán về mọi cái theo bản thân mình hay theo bè nhóm cảm tính. Sở dĩ gọi là ảo tưởng hang động vì mượn câu chuyện của Platôn về hang động, Ph.Bêcơn ví trí tuệ của con người như hang động méo mó của Platôn, mà trong đó thể hiện cái bóng của các sự kiện diễn ra bên ngoài. Để hạn chế dạng ảo tưởng này, mỗi người cần phải hoàn thiện nhân cách của mình, thận trọng trong quá trình nhận thức, dựa vào kinh nghiệm tập thể v.v - Ảo tưởng thị trường (Idola Fori): Ảo tưởng này xuất hiện do thường xuyên sử dụng những danh từ trống rỗng để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày (giống như ở chợ). Đó còn do sự ngộ nhận sử dụng các thuật ngữ khoa học chưa thật chính xác. Theo ông, nhiều từ ngữ đã trở nên cưỡng bức lý tính, làm đảo lộn tất cả và cuối cùng, thì chỉ dẫn mọi người đến các cuộc cãi vã để diễn giải những cái rỗng tuếch. Vì thế phải phải bỏ thói quen dựa vào các quan niệm đang lưu hành và có thái độ phê phán đối với các thuật ngữ mơ hồ không chính xác. Theo Bacơn, điều kiện được gọi là tri thức phải là tính chính xác của khái niệm. Ảo tưởng này xuất hiện do mọi người thường hay sùng bái, chạy theo các quan điểm của ai đó có uy tín, hoặc ủng hộ những quan điểm phổ biến giáo điều, các tập quán truyền thống, trong đó bên cạnh nhiều yếu tố tích cực, cũng chứa đựng không ít những điều lạc hậu. Các ảo tưởng này còn xuất hiện do ngôn ngữ khoa học của chúng ta đôi chỗ còn chưa thật chuẩn xác. Quan niệm trên của Ph.Bêcơn có nhiều điểm hợp lý và tiến bộ. - Ảo tưởng nhà hát (Idola Theatri): Sai lầm bắt nguồn do chúng ta quá tin vào người xưa, diễn ra trước mắt người ta như diễn ra trên sân khấu. Quá khứ chỉ là một thời kỳ ấu trĩ của loài người chứ không phải là một thời hoàng kim. Đó là những ảnh hưởng có hại của nhiều học thuyết, quan niệm thống trị làm cản trở quá trình nhận thức chân lý. Bên cạnh đó, Ph.Bêcơn cũng phê phán tệ sùng bái cá nhân của nhiều nhà khoa học thời đó. Để tìm ra chân lý chúng ta không nên rơi vào chủ nghĩa hoài nghi luận, nhưng cũng không nên giáo điều trong nhận thức. Ý nghĩa tích cực của những ảo tưởng là ở chỗ không chỉ chống lại các suy luậncăn cứ của thần học, kinh viện mà còn đặt cơ sở xã hội cho quá trình nhận thức. Đó là tôn trọng khách quan, phê phán và không giáo điều. Một ý nghĩa không chỉ thuộc về thời Cận đại mà cho tất cả các thời đại. Ý nghĩa đã trở thành nguyên tắc của nhận thức. Công lao của ông trong học thuyết về ảo tưởng là ở chỗ ông đã đặt ra vấn đề cơ sở xã hội của quá trình nhận thức; ở chỗ khẳng định quá trình nhận thức sự vật phải hoàn toàn khách quan, xem xét với tinh thần phê phán, cách mạng chứ không giáo điều. Những tư tưởng đó có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với thời đại của ông mà còn đối với cả hiện nay. Về mặt hạn chế, việc xác định bản chất và nguyên nhân của các ảo tưởng của Ph.Bêcơn còn mang nặng tính trực quan, chủ yếu xét ở khía cạnh nhận thức luận, vì vậy chưa đưa ra được các giải pháp khắc phục ảo tưởng một cách hợp lý. Ph.Bêcơn đánh giá cao vai trò của phương pháp nhận thức. Bacơn cho rằng “người què chạy đúng hướng sẽ nhanh hơn kẻ lành chạy sai đường” hoặc “phương pháp giống như ngọn đèn soi đường cho lữ khách trong đêm đông”. Ph.Bêcơn là một trong những người đầu tiên nhận thức được hạn chế của tam đoạn luậncủa lôgic hình thức - cái mà từ trước đến bấy giờ vẫn được coi là phương pháp nhận thức vạn năng, đồng thời ông là một trong những người khởi xướng ra tư tưởng lôgic mới. Theo Ph.Bacơn cần phải rà soát những phương pháp trước đây để từ đó kế thừa và triển khai phương pháp mới. Ông cho rằng từ trước đến nay con người chủ yếu sử dụng hai phương pháp là phương pháp con nhện và phương pháp con kiến. Cả hai phương pháp này đều bộc lộ hạn chế, vì vậy ông đề xuất phương pháp con ong. “Con ong chọn phương thức hành động trung gian, nó khai thác vật liệu từ hoa ngoài vườn và ruộng đồng nhưng sử dụng và biến đổi nó phù hợp với khả năng và chỉ định của mình. Công việc đích thực của triết học cũng không khác gì công việc đó”. Đóng góp lớn của Ph.Bêcơn về mặt triết học chính là lý luận nhận thức. Ông cho rằng, không có tri thức bẩm sinh. Mọi tri thức đều bắt đầu từ kinh nghiệm và chế biến những kinh nghiệm đó thành hệ thống, nhờ đó cho ta biết được bản chất, quy luật của sự vật. Ở đây, ông đã có tư tưởng biện chứng về mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính với nhận thức lý tính. Ông ví những người kinh nghiệm luận máy móc giống như con kiến chỉ biết tha nhặt những cái lẻ tẻ, vụn vặt và sử dụng chúng mà không biết chế biến chúng; còn những người giáo điều thì giống như những con nhện dùng lý trí của mình chăng lên cái mạng vô hình, xa rời hiện thực. Theo ông, nhà khoa học chân chính phải như con ong, biết cóp nhặt nhị hoa và chế biến thành mật. Thực chất tư tưởng của ông là hướng tư duy, trí tuệ vào khái quát và diễn giải những tư liệu do cảm tính mang lại, chế biến lại để đi đến bản chất, đến quy luật. Các nhà khoa học chân chính phải xuất phát từ bản thân sự vật trong thế giới khách quan chứ không phải từ những tín điều thần học hoặc là từ các ảo tưởng chủ quan. Bản chất của phương pháp con ong là từ những tri thức do cảm tính đem lại chế biến chúng, như con ong biến mật hoa thành mật ong, rút ra những tri thức mới bằng tư duy lý tính. Ph.Bêcơn nhấn mạnh: Muốn nhận thức được giới tự nhiên một cách khoa học, đúng đắn, con người cần phải từ bỏ các ảo tưởng như đã trình bày ở trên, đồng thời phải áp dụng phương pháp nhận thức mới. Ông là người rất đề cao phương pháp, coi đó là con đường ngắn nhất đi tới chân lý, đi tới những phát minh và sáng tạo. Phương pháp nhận thức tối ưu, theo Ph.Bêcơn, là phương pháp quy nạp. Đó là phương pháp đi từ cái riêng đến cái chung, từ những sự kiện riêng lẻ đi đến những nguyên lý phổ biến. Ông coi phương pháp quy nạp là chiếc la bàn của khoa học. Nhưng ông không thoả mãn với những phương pháp quy nạp đã có (quy nạp đầy đủ, quy nạp không đầy đủ). Ông là người đầu tiên khám phá ra phương pháp quy nạp loại trừ, tức phương pháp quy nạp mà trong đó có phân tích, loại bỏ những dữ kiện phụ, đi đến khẳng định bản chất của sự vật. Quá trình nhận thức được chia làm ba bước: + Bước thứ nhất: Thông qua các giác quan của con người nhận thức giới tự nhiên với sự đa dạng và sinh động của nó. + Bước thứ hai: Trên cơ sở các tài liệu giác quan thu thập được, lập bảng so sánh, hệ thống lại và phân tích chúng. + Bước thứ ba: Quy nạp – đây là bước quan trọng nhất – phân tích các dữ kiện thu thập được, loại bỏ những dữ kiện phụ, tìm ra mối liên hệ nhân quả của các hiện tượng mà ta nghiên cứu, qua đó phát hiện ra bản chất của sự vật. Nhìn chung, trong vấn đề phương pháp luận, Ph.Bêcơn là nhà duy cảm (mặc dù không cực đoan), thiên về sự phát triển khoa học tự nhiên thực nghiệm; là người có công khởi xướng ra tư tưởng cần thiết phải xây dựng một hệ thống phương pháp luận mới, phù hợp với sự phát triển của khoa học thời cận đại. Lý luận nhận thức của ông có đóng góp rất lớn đối với sự phát triển của khoa học thời bấy giờ. Tuy nhiên, ông không đứng vững trên lập trường duy vật vô thần. Theo ông, khoa học và thần học không nên can thiệp vào công việc của nhau. Khoa học nghiên cứu cái mà thần học không thể có được; còn thần học nghiên cứu cái mà khoa học không vươn tới được. Tính không triệt để đó của Ph.Bêcơn phản ánh tính thoả hiệp của giai cấp tư sản Anh lúc bấy giờ. Nhận thức luận của Tômát Hốpxơ (1588-1679) Hốpxơ đã phát triển kinh nghiệm luận Ph.Bêcơn với một số yếu tố của duy lý luận. Ông cho rằng, đối tượng nhận thức là các vật thể, các đối tượng vật chất và những quan hệ số lượng cơ học và toán học. Con người có thể nhận thức được sự vật là nhờ cảm giác và lý trí. Cảm giác, kinh nghiệm là bước đầu của nhận thức. Nguồn gốc của cảm giác, kinh nghiệm là ở thế giới vật chất. Lý trí đi sâu phân tích sự vật để nắm được bản chất của sự vật. Ông cho rằng, phép quy nạp của Ph.Bêcơn chỉ cần thiết cho vật lý học; còn đối với hình học và xã hội học thì phương pháp diễn dịch, duy lý chiếm vị trí thống trị. Về vấn đề chân lý, Hốpxơ cho rằng: chân lý không phải là của sự vật mà là sự nhận định về sự vật; giả dối hay chân thực không thuộc về bản thân sự vật mà thuộc về tư tưởng hay nhận định của con người. Ông phê phán tính chất thần học của Ph.Bêcơn; phê phán học thuyết về chân lý hai mặt. Đó là điểm tích cực trong triết học của ông. Song, ông lại theo quan điểm của phái duy danh cho rằng: chỉ có những vật thể riêng lẻ là có thật, còn các khái niệm như thực thể, vật chất v.v chỉ là những tên gọi, những ký hiệu. Hốpxơ là nhà duy vật cơ học điển hình. Ông coi cơ học và toán học là mẫu mực của bất kỳ tư duy khoa học nào. Ông quan niệm vận động chỉ là sự thay đổi vị trí của các vật thể; nguồn gốc vận động là do va chạm bên ngoài đầu tiên giữa các vật thể chứ không phải do nguyên nhân bên trong, là cái vốn có của vật chất. Hốpxơ không thấy đặc điểm riêng của giới hữu cơ. Ông cho rằng trái tim là gì nếu không phải là cái lò xo; dây thần kinh là gì nếu không phải những sợi chỉ; còn khớp xương là gì, nếu không phải là những bánh xe làm cho cơ thể vận động. Nhận thức luận của Giôn Lốccơ (1632-1704) Lốccơ tiếp tục kinh nghiệm luận duy vật của Ph.Bêcơn và có sự phát triển thêm. Kế thừa tư tưởng của Ph.Bêcơn cho rằng mọi nhận thức đều bắt đầu từ kinh nghiệm, Lốccơ phát triển thêm, mọi kinh nghiệm đều bắt nguồn từ cảm giác. Cảm giác được hình thành khi con người tiếp cận với thế giới xung quanh. Đó là căn cứ đầu tiên và có ý nghĩa quyết định tới toàn bộ nhận thức. Song, khi lập luận về kinh nghiệm, Lốccơ đã không đứng vững trên lập trường duy vật. Ông chio rằng: có hai loại kinh nghiệm là kinh nghiệm bên ngoài và kinh nghiệm bên trong. Kinh nghiệm bên ngoài là kết quả của sự tập hợp các cảm giác phát sinh do sự tác động của sự vật khách quan lên giác quan của con người; nó có nguồn gốc từ thế giới vật chất khách quan. Còn kinh nghiệm bên trong là kết quả của sự tập hợp các cảm giác bên trong con người, hay những phản xạ, những cảm xúc cá nhân không liên quan gì tới sự vật khách quan. Lốccơ khẳng định không có tư tưởng bẩm sinh. Mọi nhận thức đều sinh ra trong kinh nghiệm và từ kinh nghiệm. Những tri thức, tư tưởng của con người xuất hiện trong quá trình con người tiếp xúc, tác động với thế giới xung quanh. Con người khi mới sinh ra giống như tờ giấy trắng hay là tấm gỗ mộc. Trong trí tuệ không có cái gì mà trước đó lại không có trong cảm giác, trong kinh nghiệm. Theo Lốccơ, tập hợp những kinh nghiệm sẽ làm xuất hiện đời sống tâm lý, đời sống tư tưởng của con người. Ông phân chia tư tưởng của con người thành hai loại là tư tưởng giản đơn và tư tưởng phức tạp. Tư tưởng giản đơn là tổng số những cảm giác của con người; còn tư tưởng phức tạp là do những tư tưởng giản đơn kết hợp lại, nó đòi hỏi có sự phân tích, so sánh của lý trí để hiểu biết sâu sắc về sự vật. Lốccơ phân chia đặc tính của một sự vật thành đặc tính có trước và đặc tính có sau. Đặc tính có trước như là vận động, đứng im, khối lượng, hình dạng, mật độ v.v Đó là những đặc tính khách quan, không phụ thuộc vào cảm giác của con người, chúng không thể mất đi dù sự vật có biến đổi. Nhiệm vụ của khoa học là phát hiện ra những đặc tính đó. Còn đặc tính có sau là những đặc tính như là màu sắc, âm thanh, mùi vị v.v Đó là những đặc tính dễ biến đổi vì nó tuỳ thuộc vào cảm giác chủ quan của mỗi người. Việc phân biệt một cách cực đoan đặc tính có trước và đặc tính có sau thể hiện tính không triệt để của chủ nghĩa duy vật của Lốccơ. Mặc dù triết học của Lốccơ mang tính chất không triệt để, có những điểm nhượng bộ chủ nghĩa duy tâm, nhưng chủ nghĩa duy vật vẫn chiếm ưu thế. Những tư tưởng tiến bộ, duy vật của ông đã được các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII kế thừa và phát triển. 2. Nhận thức luận của các nhà triết học siêu hình thế kỷ XVII Nhận thức luận của Rơnê Đêcáctơ (1596-1650) Đêcáctơ là nhà toán học, vật lý học và là một trong những người sáng lập ra triết học cận đại. Cùng với Ph.Bêcơn, ông đã tạo ra một bước cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học Tây Âu thời cận đại. Đêcáctơ gắn liền và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khoa học tự nhiên, nhất là khoa học tự nhiên lý thuyết, ông đề cao tư duy lý luận, tư duy lôgic và lý thuyết khoa học, vì vậy Đêcáctơ được coi là nhà triết học duy lý. Tiếp theo Ph.Bêcơn và Hốpxơ, Đêcáctơ đã chống lại triết học kinh viện. Ông đòi hỏi phải thay thế triết học kinh viện nhà thờ bằng việc dạy người ta những kiến thức về tự nhiên. Để chống lại triết học kinh viện, Đêcáctơ đã nêu lên nguyên tắc nghi ngờ. Theo ông, nghi ngờ là nguyên tắc để nhận thức đúng, là điểm xuất phát của khoa học chân chính. Cần phải nghi ngờ tất cả mọi cái mà người ta tin đấy là chân lý, phải nghi ngờ tất cả mọi tri thức mà con người đã đạt được từ trước tới nay, phải nghi ngờ cả các tài liệu của khoa học tự nhiên và cả cảm giác của con người. Từ nghi ngờ buộc con người phải tìm cách chứng minh, tránh những kết luận vội vàng, hấp tấp, chỉ chừng nào được lý tính kiểm tra, chứng minh, thì mới có tri thức đúng đắn, tin cậy, mới được coi là chân lý. Nghi ngờ của Đêcáctơ không phải là chủ nghĩa hoài nghi, mà là để tìm ra phương pháp, hướng đi đúng đắn cho khoa học nhằm đảm bảo đạt tới chân lý. Như vậy, nguyên tắc nghi ngờ của Đêcáctơ có nội dung tích cực, nó phủ nhận tất cả những gì là kinh viện, giả khoa học, giáo điều, mê tín và vạch ra con đường mới cho nhận thức. Đề cao tư duy, Đêcáctơ đưa lý trí lên vị trí hàng đầu trongluận nhận thức, tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức lý tính. Theo ông, tư duy lý luận không phụ thuộc vào nhận thức cảm tính, nhận thức cảm tính không thể là nguồn gốc của những nguyên lý khoa học. Ông đã tạo ra một vực thẳm ngăn cách giữa nhận thức lý tính với nhận thức cảm tính. Theo ông, lý trí là tuyệt đối tự do và không phạm phải sai lầm, là quan toà tối cao để kiểm tra chân lý. Tính rõ ràng, rành mạch của tư duy chính là tiêu chuẩn để xác định chân lý. Từ chỗ tuyệt đối hoá nhận thức lý tính, xem nhẹ nhận thức cảm tính, Đêcáctơ đã đi tới quan niệm cho rằng: trong lý trí có tư tưởng bẩm sinh đối lập với kinh nghiệm, cảm giác. Ông cho rằng những nguyên tắc cơ bản của lôgic họccủa toán học là những cái bẩm sinh, không phụ thuộc vào kinh nghiệm. Đây chính là biểu hiện duy tâm trong nhận thức luận của ông. Cũng giống như Ph.Bêcơn, Đêcáctơ rất coi trọng phương pháp nhận thức. Ông cho rằng, nhận thức mà không có phương pháp đúng đắn thì giống như người mù. Song, nếu Ph.Bêcơn xuất phát từ vật lý học, đặc biệt đề cao phương pháp quy nạp, thì Đêcáctơ xuất phát từ toán học, đặc biệt đề cao phương pháp diễn dịch. Đêcáctơ cho rằng, bên cạnh việc xây dựng bức tranh khái quát về thế giới, siêu hình học tức triết học còn có nhiệm vụ đề ra những nguyên lý cơ bản của phương pháp luận, một vấn đề vô cùng cần thiết đối với nhận thức. Ông mong muốn xây dựng một lôgic học "dạy cách vận dụng lý tính một cách tốt nhất, nhằm nhận thức những chân lý mà ta chưa biết". Đêcáctơ đặc biệt đề cao vai trò của lý tính, hướng tới hoàn thiện và phát triển khả năng trí tuệ của con người. Theo ông, để đạt tới chân lý cần phải tuân thủ bốn nguyên tắc. -Nguyên tắc thứ nhất: Chỉ coi là chân lý những gì được cảm nhận rõ ràng và rành mạch, không gợi lên một chút nghi ngờ nào, tức là những điều hiển nhiên. -Nguyên tắc thứ hai: Chia mỗi sự vật phức tạp, trong chừng mực có thể làm được, thành các bộ phận cấu thành nó để tiện lợi nhất trong việc nghiên cứu chúng. Thực chất, Đêcáctơ đề cao phương pháp phân tích trong nhận thức. -Nguyên tắc thứ ba: Trong quá trình nhận thức chúng ta cần xuất phát từ những điều đơn giản và sơ đẳng nhất, dần dần đi đến những điều phức tạp hơn. . ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH NỘI DUNG & VAI TRÒ CỦA NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC TÂY ÂU CẬN ĐẠI Giảng. nhiên, triết học thời kỳ này đã có một bước phát triển mới. II. Nội dung và vai trò của nhận thức luận trong triết học Tây Âu cận đại Nội dung và vai trò của

Ngày đăng: 25/10/2013, 15:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan