GIỚI THIỆU VỀ TỈNH HẬU GIANG

12 879 0
GIỚI THIỆU VỀ TỈNH HẬU GIANG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ TỈNH HẬU GIANG 3.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI 3.1.1 Vị trí địa lý Hậu Giangtỉnh nằm ở trung tâm tiểu vùng Tây Sông Hậu thuộc châu thổ sông Mê Kông. Thị xã tỉnh lị Vị Thanh cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam. Tỉnh được thành lập vào ngày 01/01/2004 với địa giới chính xác như sau: - Phía Bắc giáp Thành phố Cần Thơ. - Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang. - Phía Tây nam giáp tỉnh B ạc Liêu. - Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng. - Phía Đông Bắc giáp sông Hậu Giang. 3.1.2 Điều kiện tự nhiên 3.1.2.1 Khí hậu Khí hậu điều hoà, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa trung bình năm tương đối thấp (bình quân khoảng 1.441 mm/năm). Mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau, với lượng mưa không đáng kể (chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm), nguồn nước tưới t ừ sông Hậu trong mùa kiệt về khu vực phía Tây của tỉnh hạn chế dẫn tới nhiều khu vực thiếu nước dành cho canh tác nông nghiệp trong mùa khô. 3.1.2.2 Sông ngòi Là tỉnh nằm trong trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long, lượng nước được cung cấp từ hệ thống kênh rạch của tỉnh khá dồi dào, trên địa bàn của tỉnh có 4 hệ thống sông lớn: Sông Hậu (đoạn chảy qua tỉnh dài 8 km), Sông Cái Tư (đoạn qua tỉnh dài 15 km) sông Cái L ớn (đoạn qua tỉnh dài 57 km) sông Nước Trong (đoạn qua tỉnh dài 16 km) ngoài ra còn có các dòng sông chính khác như: Kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, Kênh Xà No góp phần tạo nên hệ thống kênh rạch chằng chịt cho tỉnh. Các tuyến kênh rạch chính của tỉnh vừa làm nhiệm vụ cung cấp nước vừa làm nhiệm GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 8 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang vụ tưới tiêu cho tỉnh. Nhưng lượng nước mặt của tỉnh không phù hợp cho mục đích sinh hoạt ăn uống, mà rất phù hợp cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước bị ô nhiễm là do tình trạng vệ sinh, phèn hoá, sử dụng thuốc sát trùng và phân vô cơ tại chỗ, cộng với quá trình bào mòn đất đai từ phía thượng lưu chuyển về. 3.1.2.3 Chế độ thuỷ vă n Chế độ thủy văn nước mặt trên địa bàn tỉnh khá đặc trưng, vừa chịu tác động của thủy triều biển Đông, vừa chịu tác động của thủy triều biển Tây, đã tạo thành khu vực giáp nước ở phía Tây – Nam tỉnh, làm cho quá trình tiêu thoát lũ và nước mưa bị chậm lại, kéo dài thời gian ngập úng trên đồng ruộng trong mùa mưa lũ (3 - 4 tháng) và gây ra tình trạng chua phèn nặng ở các khu vực có đị a hình thấp trũng, nhất là địa bàn của các huyện Long Mỹ và Vị Thủy. Mặt khác, lũ góp phần bồi đắp phù sa và rửa phèn mặn và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. 3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.3.1 Điều kiện kinh tế Kinh tế Hậu Giang tính đến 29/11/ 2007 đạt được những thành tựu cơ bản sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP 13 – 14%. Trong đó khu v ực I tăng 4 – 5%; khu vực II tăng 21 – 22%; khu vực III tăng 16 – 17%. Giá trị sản xuất (GO - Giá so sánh 94) tăng 16 – 17%; trong đó: nông – lâm – ngư nghiệp tăng 6 – 7%, công nghiệp – xây dựng 23 – 24%, thương mại – dịch vụ tăng 18 – 19%. GDP bình quân đầu người 9,8 triệu đồng/người, tăng 13%, quy tương đương 607 USD/người (1USD = 16.150 VND). Cơ cấu giá trị gia tăng theo ngành kinh tế. Tỷ trọng khu vực I chiếm 34 – 35%, khu vực II chiếm 35 – 36%, khu vực III chiếm 29 – 30% (phấn đấu đạt cơ cấu kinh tế theo thứ tự khu vực I, II, III là 34,9% – 35,5% – 29,6%). Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thu ngoại tệ 120 - 130 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu 400 triệu USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tỉnh 12.000 – 12.200 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với ước thực hiện năm 2007. Trong đó, ước vốn đầu tư phát triển từ GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 9 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý 1.112 tỷ đồng, tăng 30,89% so KH đầu năm 2007 (850 tỷ), chiếm 9,11% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tổng thu ngân sách địa phương 2.062 tỷ đồng. Tổng thu nội địa 418 tỷ đồng, tăng 9,13% so thực thu năm 2007. Tổng chi ngân sách địa phương 2.060 tỷ đồng, đạt 97,6% so thực chi năm 2007, trong đó chi đầu tư phát triển chiếm 57,48% tổng chi. 3.1.3.2 Điều kiện xã hội ▲ Nông nghiệp Đây là vùng được xem là một trong những vựa lúa gạo của Miền Tây Nam Bộ. Đất đai phì nhiêu, có thế mạnh về cây lúa và các loại cây ăn quả các loại. Diện tích toàn tỉnh là 160.722 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 137.806 ha chiếm 85,60% diện tích. Trong nông nghiệp, diện tích cây hàng năm 106.764 ha và diện tích trồng cây lâu năm là 30.921 ha. Hậu Giang là nơi mưa thuận gió hoà rất thích hợp cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, thuận lợi cho phát triển công nghiệp ti ểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, phát triển khu đô thị và khu dân cư tập trung. Bảng 1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Trồng lúa 84.500 61 Trồng mía 14.521 11 Trồng cây ăn quả 21.500 16 Trồng rau màu 8.500 6 Trồng cây công nghiệp dài ngày và cây khác 8.806 6 Tổng 137.827 100 (Nguồn: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang) Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh phần lớn được sử dụng để trồng lúa (61%), tiếp đó là cây ăn quả (kể cả cây khóm) chiếm 16%, cây mía chiếm 11% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh đứng hàng thứ ba trong cơ cấu đất nông nghiệp của tỉnh, diện GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 10 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang tích đất trồng rau màu và cây công nghiệp dài ngày của tỉnh chiếm tỷ trọng bằng nhau. Từ đó cho thấy cây mía có ảnh hưởng lớn nhất đến việc phát triển và tăng trưởng của tỉnh Hậu Giang. 11% 6% 6% 16% 61% trồng lúa trồng mía ăn quả rau màu dài ngày Hình 1. CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HẬU GIANG Ngoài ra tỉnh còn thành lập nên các vùng chuyên canh nông sản Vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao: 50.000 ha Vùng nguyên liệu mía: 10.300 ha Vùng nguyên liệu khóm: 1.500 ha Vùng cây ăn trái đặc sản: 2.500 ha (Bưởi năm roi, Măng cụt, Xoài cát hoà Lộc, Quýt đường) Hậu Giang còn có nguồn thuỷ sản khá phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt với diện tích mặt nước là 54.000 ha, trong đó chủ yếu tập trung vào các đối tượng nuôi như : Tôm càng xanh, cá Thát Lát, cá đồng có giá trị kinh tế cao ( rô đồng, sặc rằn, lóc, bống tượng và một số loài cá nuôi ghép .). Ngoài ra Hậu Giang còn tập trung phát triển ngành chăn nuôi. Trong đó, năm 2007 tổng đàn trâu bò của tỉnh Hậu Giang là 3.531 con (trong đó bò lai Sind chiếm 56,36% tổng đàn), riêng theo toàn tỉnh có 206.921 con năm 2007. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 11 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang ▲ Công nghiệp Hậu Giang có khu công nghiệp Vị Thanh, diện tích 150 ha được quy hoạch xây dựng bên quốc lộ 61 kênh Xáng Hậu và sông Cái Tư - Rạch Nhút thuộc địa bàn huyện Châu Thành và thị xã Vị Thanh. Đây là khu công nghiệp nằm trên vùng tập trung nguyên liệu cung cấp cho ngành chế biến lương thực, thực phẩm như: khóm, mía, đậu, mè, các loại rau củ, gạo chất lượng cao .thúc đẩy vùng phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Ì Chế biến thuỷ sản: Công ty Cổ Phần thuỷ sản Cafatex công suất 12.000 tấn/năm Công ty TNHH thuỷ hải sản Việt Hải công suất 3.500 tấn/năm Công ty TNHH Phú Thạnh công suất 1.680 tấn/năm Ì Chế biến đường Nhà máy đường Phụng Hiệp công suất 3.500 tấn mía cây/ngày (1.500 đường tấn/năm). Nhà máy đường Vị Thanh công suất 2.500 tấn mía cây/ngày (1.500 tấn đường/năm). Công ty TNHH Mía - Đường - Cồn Long Mỹ Phát vừa thành lập và đi vào hoạt động vào tháng 9/2007 với công suất 2.500 tấn mía cây/ngày. Ì Chế biến gạo Nhà máy chế biến gạo Danida (Vị Thanh) công suất 42.000 tấn gạo/năm. Nhà máy gạo công ty lương thực Sông Hậu (Long Mỹ) công suất 30.000 tấn gạo/năm. Xí nghiệp lượng thực Vị Thanh công suất 30.000 tấn/năm. Nhà máy nông trường Cờ Đỏ (Long Mỹ) công suất 20.000 tấn/năm. Toàn tỉnh có 300 nhà máy xay xát nhỏ công suất 800.000 tấn/ năm. ▲ Danh lam thắng cảnh Hậu Giang còn lưu trữ nhiều di tích lị ch sử danh lam thắng cảnh như: Khu di tích Căn Cứ Tỉnh Uỷ, Chợ nổi Phụng Hiệp, Đền Thờ Bác (xã Lương Tâm - Long Mỹ), khu di tích Chiến Thắng Tầm Vu (Châu Thành A) rất thuận lợi cho phát triển du lịch. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 12 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang ▲ Con người Nhân dân các dân tộc Hậu Giang rất đoàn kết, cần cù lao động, sáng tạo, biết vượt qua những khó khăn, thách thức để xây dựng quê hương, hoà nhập với tiến trình xây dựng đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. ▲ Về địa mạo, địa hình, địa chất: tỉnh Hậu Giang nằm trong vùng đồng lũ màu mỡ, bao gồm 2 dạng mạo là đê tự nhiên ven sông Hậu và hình thành đất đai có địa hình cao và các cù lao dọc theo sông Hậu và đồng bằng châu thổ chiếm gần 95% có địa hình bằng phẳng thấp dần theo hướng xa sông Hậu với một số vùng trũng cục bộ, cao trình phổ biến từ 0,6 m - 0,8 m và tương đối bằng phẳng. ▲Cơ sở hạ tầng Trên địa bàn tỉnh có 2 trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61; 2 trục giao thông đường thuỷ qu ốc gia là Kênh Xà No, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. 3.2 HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN Hệ thống thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh có lịch sử hình thành phát triển lâu đời. Toàn tỉnh có tất cả 53 chợ lớn nhỏ. Trong đó nổi bật nhất là: Hệ thống siêu thị Co-op Mart Vị Thanh tại số 319 Trần Hưng Đạo, Phường 1, thị xã Vị Thanh, Tỉnh Hậ u Giang. (Do công ty TNHH thương mại Sài Gòn Cần Thơ đầu tư xây dựng). Chợ Vị Thanh trên địa bàn thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang (do công ty cổ phần Đầu tư Xây Dựng Cần Thơ xây dựng). Chợ Ngã Bãy (chợ nổi Phụng Hiệp), Chợ Mang Cá thuộc thị xã Ngã Bãy, Tỉnh Hậu Giang. (do công ty TNHH Xây Dựng- Thương Mại - Dịch Vụ Việt Mai đầu tư xây dựng). Trung tâm thương mại Thị Trấn Ngã Sáu (do công ty TNHH Đầu tư Xây d ựng và Phát Triển đô thị Thiện Phúc đầu tư xây dựng). Chợ Bảy Ngàn, Châu Thành A (do công ty TNHH Hiệp Thuận xây dựng). Chợ Vịnh Chèo huyện Vị Thủy, Hậu Giang (do công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Lấp Cần Thơ xây dựng). GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 13 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang 3.3 CÁC LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG NÔNG NGHIỆP 3.3.1 Lao động H ậu Giang có lực lượng lao động dồi dào, với tổng số dân cư của tỉnh khoảng 802.797 người tính đến thời điểm 13/12/2007. Dân số trong độ tuổi lao động là 569.837 người chiếm khoảng 82,2% dân số. Dân số tham gia lao động trong các ngành kinh tế quốc doanh là khoảng 436.218 chiếm khoảng 76,55% dân số trong độ tuổi lao động. Trong đó lực lượng lao đông tham gia vào các lĩnh v ực nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 58,55%; công nghiệp xây dựng khoảng 8.5%; thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng là khoảng 9,5% dân số trong độ tuổi lao động. 3.3.2 Đất đai Địa hình đất đai Hậu Giang khá bằng phẳng, hơi trũng, được bồi đắp bằng phù sa sông Hậu, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp và kênh Xà No. Nên đất đai ở đây khá màu mỡ, phì nhiêu với diện tích đất phù sa là 41.348 ha chiếm 30% diện tích tự nhiên, rất thuận lợ i cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp đặc biệt là chăn nuôi và trồng trọt. Ngoài ra tỉnh còn có diện tích đất nhiễm phèn khá lớn 52.374 ha, chiếm 38% diện tích tự nhiên, đã được tỉnh quan tâm cải tạo rất lâu đời nên hầu hết điều ở trạng thái phèn hoạt động và hiện nay có thể sản xuất 2 - 3 vụ lúa trên năm. Hậu Giang còn có đất mặn nhưng diện tích không đáng kể 5.513 ha (chiếm 4% diện tích tự nhiên), đất xáo trộn có diện tích 38.592 ha (chiếm 28% diện tích toàn tỉnh) bao gồm đất lên liếp trồng cây lâu năm, đất chuyên dùng, đất thổ cư. Bảng 2. DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT Loại đất Tỷ trọng (%) Diện tích (ha) Đất phèn 38 52.374 Phù sa 30 41.348 Đất mặn 4 5.513 Xáo trộn 28 38.592 TỔNG 100 137.827 (Nguồn:Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Hậu Giang) GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 14 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang Tỷ trọng các loại đất nông nghiệp Hậu Giang được thể hiện rõ qua hình sau đây. Qua hình vẽ ta dễ dàng nhận thấy được diện tích đất phèn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các loại đất nông nghiệp tỉnh. Tiếp theo là đất phù sa, đất xáo trộn, đất mặn. 30% 4% 28% 38% Đất phèn Phù sa Đất mặn Xáo trộn Hình 2. CƠ CẤU CÁC LOẠI ĐẤT TRONG NÔNG NGHIỆP 3.3.3 Thuỷ lợi phục vụ canh tác nông nghiệp Trong thời gian qua, được sự hỗ trợ của Trung Ương cùng với sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương, đặc biệt là sự chỉ đạo nhiệt tình của tỉnh trong việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng chuyên canh cây con, Hậu Giang đ ã tiến hành thực hiện chiến dịch thuỷ lợi giao thông mùa khô 2007. Kết quả thực hiện như sau: Công trình đã thực hiện được 1.119.119 m 3 thuỷ lợi phục vụ cho sản suất nông nghiệp, nâng tổng diện tích có thuỷ lợi cơ sở năm 2007 đạt 93.000ha chiếm 68% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh có nước tưới tiêu, cải tạo môi sinh môi trường và phòng chống lũ lụt năm 2007. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 15 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang Bảng 3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN THUỶ LỢI TỪNG ĐƠN VỊ Stt Đơn vị Khối lượng (m3) Tỷ trọng (%) 1 TX Vị Thanh 67.175 6,00 2 Vị Thuỷ 97.271 8,69 3 Long Mỹ 288.379 25,77 4 Châu Thành 90.923 8,12 5 Châu Thành A 258.812 23,13 6 Phụng Hiệp 248.894 22,24 7 TX Tân Hiệp 67.665 6,05 Tổng 1.119.119 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết chiến dịch thuỷ lợi - giao thông mùa khô năm 2007 số 15/BC TL-GTMK) Ngoài ra tỉnh còn có 31 trạm bơm điện và 28 trạm bơm dầu do Nhà nước quản lý, phục vụ tưới tiêu, còn lại đều do các hộ gia đình tự đảm nhận bằng các loại máy bơm vừa và nhỏ (khoảng 21 ngàn cái), đã tưới tiêu được khoảng 78,50% diện tích canh tác, diện tích còn lại được tưới tiêu tự chảy. 3.3.4 Giao thông nông thôn 3.3.4.1 Giao thông b ộ Thực hiện chiến dịch thuỷ lợi giao thông mùa khô năm 2007, toàn tỉnh đạt được những thành tựu sau: Về đường giao thông: Thực hiện 840.710 m2 Trong đó : Đường nhựa và Bê tông: 545.88 m2 Đường đá cấp phối: 294.828 m2 Về cầu giao thông thực hiện 285 cây cầu đạt 9.314 m2 Hiệu quả xây dựng được 269 tuyến đường với 405,181 km và xây dựng được 265 cây cầu với 4.600 m. Như vậy tính đến nay toàn tỉnh đạt 511/511 ấp có đường giao thông đi lại được trong hai mùa và 59/62 xã xe bốn bánh đi lại được trong hai mùa. GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 16 Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang Hệ thống giao thông nông thôn của tỉnh tương đối tốt, giao thông được nối liền từ quốc lộ đến đường xã, đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông nông thôn, giúp cho khu vực này có điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển và mua bán nông sản một cách nhanh chóng. 3.3.4.2 Giao thông thủy Hiện tại giao thông thủy đang là hệ thống giao thông chính trên địa bàn tỉnh, nhất là khu vực nông thôn và về cơ bả n phục vụ tốt nhu cầu vận chuyển của sản xuất và đời sống. Phần lớn người dân trong tỉnh sống bằng nghề nông nên việc vận chuyển nông sản khi vào mùa là chuyện rất cần thiết, giao thông đường thuỷ giúp người dân vận chuyển nông sản một cách dễ dàng, nhanh chóng và đạt hiệu quả kinh tế cao. Thêm vào đó, người dân xưa vẫn quen với việc đi lại bằng đường thu ỷ nên giao thông đường thuỷ là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống giao thông nông thôn của Hậu Giang nói riêng và của cả nước nói chung. Thực hiện chiến dịch mùa khô 2007, tỉnh Hậu Giang đã xây dựng được 3.178.897 m2 đường (1.574,58 km) và xây dựng 28.202 m2 cầu (1.178 cây cầu kiên cố). 3.3.5 Về hoá học hoá Về hoá học hóa thì các sản phẩm hoá học phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh như: phân bón thuốc trừ sâu, thức ă n chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản . được cung cấp bởi các hợp tác xã và các tư nhân với nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Nhìn chung về cơ bản đáp ứng được vật tư đầu vào của sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, việc kiểm soát giá cả, chất lượng, đo lường các vật tư nông nghiệp trong thời gian qua của các cơ quan chức năng nhà nước còn hạn chế, dẫn đế n tình trạng tăng giá lúc vào vụ hoặc bán các vật tư chất lượng thấp vẫn còn. 3.3.6 Về công nghệ sinh học Về công nghệ sinh học, trên địa bàn tỉnh hiện có 2 Trại sản xuất giống nông nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Hậu Giang mới được xây dựng, 1 Trung tâm sản xuất giống mía Long Mỹ thuộc công ty mía đường Cần Thơ, Công ty Thái Dương nhân giống khóm cayen, các hợp tác xã và 58 cơ sở GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang SVTH: Mai Ngọc The 17 [...]... vậy, mà nhiều giống cây con người dân sử dụng không rõ nguồn gốc, không biết về chất lượng cũng như tình trạng dịch bệnh… 3.4 GIỚI THIỆU VỀ MÍA HẬU GIANG 3.4.1 Giới thiệu về cây mía Mía đường là ngành trồng trọt quan trọng trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 11% trong cơ cấu đất nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang Cây mía Hậu Giang cho năng suất và chất lượng cao so với các vùng lân cận trong khu vực...Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang sản xuất giống thủy sản các loại của tư nhân Các cơ sở sản xuất giống này đã cung ứng được khoảng 32,40% diện tích canh tác lúa, 69% diện tích sử dụng giống mía mới trong vùng nguyên liệu, 30%... rảnh rồi lấp đất mỏng trước khi trồng 1 – 2 ngày, có thể trộn 15 kg Basudin 10 H/ha vào phân bón lót để GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa Trang 18 SVTH: Mai Ngọc The Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang phòng trị sâu đục thân mía Bón thúc ở giai đoạn: Lúc mía sau khi trồng 1 – 1,5 tháng, bón 750 – 1.000 kg/ha, từ 2 – 2,5 tháng tuổi bón lượng phân bằng lần 1, từ 3 – 4 tháng tuổi bón 500 – 1.000kg/ha... mía nguyên liệu thì hoạt động của các nhà máy đường khó đảm bảo là có thể hoạt động được Trồng mía tạo thêm thu nhập cho người dân góp phần cải thiện đời sống, giảm tệ nạn xã hội Hàng năm trên địa bàn tỉnh người dân thường trồng mía xen canh với lúa theo tỷ lệ 1mía – 1 lúa 3.4.2 Quy trình sản xuất mía Chọn giống: Lấy hom giống trên ruộng mía được sáu tháng tuổi xanh tốt, chọn những cây to khoẻ đứng . tại tỉnh Hậu Giang CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ TỈNH HẬU GIANG 3.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI 3.1.1 Vị trí địa lý Hậu Giang là tỉnh. không rõ nguồ n gốc, không biết về chất lượng cũng như tình trạng dịch bệnh…. 3.4 GIỚI THIỆU VỀ MÍA HẬU GIANG 3.4.1 Giới thiệu về cây mía Mía đường là ngành

Ngày đăng: 25/10/2013, 14:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH Mục đích sử dụng Diện tích (ha)  Tỷ trọng (%)  - GIỚI THIỆU VỀ TỈNH HẬU GIANG

Bảng 1..

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Xem tại trang 3 của tài liệu.
Hình 1. CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HẬU GIANG Ngoài ra tỉnh còn thành lập nên các vùng chuyên canh nông sản   - GIỚI THIỆU VỀ TỈNH HẬU GIANG

Hình 1..

CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HẬU GIANG Ngoài ra tỉnh còn thành lập nên các vùng chuyên canh nông sản Xem tại trang 4 của tài liệu.
Địa hình đất đai Hậu Giang khá bằng phẳng, hơi trũng, được bồi đắp bằng phù sa sông Hậu, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp và kênh Xà No - GIỚI THIỆU VỀ TỈNH HẬU GIANG

a.

hình đất đai Hậu Giang khá bằng phẳng, hơi trũng, được bồi đắp bằng phù sa sông Hậu, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp và kênh Xà No Xem tại trang 7 của tài liệu.
Tỷ trọng các loại đất nông nghiệp Hậu Giang được thể hiện rõ qua hình sau đây. Qua hình vẽ ta dễ dàng nhận thấy được diện tích đất phèn chiếm tỷ trọng cao  nhất trong cơ cấu các loại đất nông nghiệp tỉnh - GIỚI THIỆU VỀ TỈNH HẬU GIANG

tr.

ọng các loại đất nông nghiệp Hậu Giang được thể hiện rõ qua hình sau đây. Qua hình vẽ ta dễ dàng nhận thấy được diện tích đất phèn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các loại đất nông nghiệp tỉnh Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 3. KẾT QUẢ THỰC HIỆN THUỶ LỢI TỪNG ĐƠN VỊ Stt Đơn vị Khối lượng (m3)  Tỷ trọng (%)  - GIỚI THIỆU VỀ TỈNH HẬU GIANG

Bảng 3..

KẾT QUẢ THỰC HIỆN THUỶ LỢI TỪNG ĐƠN VỊ Stt Đơn vị Khối lượng (m3) Tỷ trọng (%) Xem tại trang 9 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan