THIẾT KẾ, LỰA CHỌN VẬT LIỆU CHỐNG ĂN MÒN

12 1.2K 24
THIẾT KẾ, LỰA CHỌN VẬT LIỆU CHỐNG ĂN MÒN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

http://www.ebook.edu.vn 85 PHẦN 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ CHỐNG ĂN MÒN CHƯƠNG 7 THIẾT KẾ, LỰA CHỌN VẬT LIỆU CHỐNG ĂN MÒN 7.1. Giới thiệu Trong thực tế, hầu như không thể tránh được ăn mòn mà chỉ có thể khống chế các điều kiện để thời gian sử dụng công trình là cao nhất. Có ba giai đoạn ảnh hưởng đáng kể đến thời gian sử dụng một kết cấu: thiết kế, chế tạo và sử dụng, trong đó ăn mòn đóng vai trò quan trọng trong mỗi giai đoạn. Bất kỳ một sai sót nào trong việc khống chế ăn mòn ở mỗi giai đoạn đều dẫn đến giảm thời gian sử dụng kết cấu. Thiết kế ↓ (a) Dạng hình học và cấu trúc (b) Lựa chọn vật liệu (c) Môi trường vận hành (d) Sử dụng lớp phủ bảo vệ (e) Sử dụng phương pháp bảo vệ điện hóa Chế tạo ↓ (a) Tái tạo chính xác thiết kế (b) Sử dụng vật liệu đã được chỉ định (c) Sử dụng đúng phương pháp xử lý nhiệt (d) Sử dụng đúng kỹ thuật chế tạo (e) Áp dụng đúng các lớp phủ bảo vệ Sử dụng ↓ Quy trình bảo dưỡng đúng: (a) Sử dụng đúng vật liệu để thay thế các chi tiết hư hỏng hoặc bị ăn mòn (b) Theo dõi các thông số của môi trường (c) Bảo dưỡng các lớp phủ bảo vệ (d) Theo dõi các thông số của thiết bị bảo vệ điện hóa → Hư hỏng trong bất kỳ giai đoạn nào cũng dẫn đến hư hỏng sớm kết cấu Các phương pháp khống chế ăn mòn quan trọng nhất là: - Thay đổi môi trường - Thay đổi thiết kế - Lựa chọn vật liệu - Sử dụng các lớp phủ bảo vệ - Bảo vệ anốt hoặc bảo vệ catốt Phương pháp khống chế ăn mòn phải luôn được xem xét như một thông số trong việc thiết kế cho toàn bộ kết cấu, bên cạnh các thông số khác như tính toán ứng suất, mỏi và rão, kỹ thuật chế tạo. Hiệu quả khống chế ăn mòn phải được theo dõi suốt theo tuổi thọ của kết cấu bao gồm thời gian tồn trữ, vận chuyển và sử dụng. http://www.ebook.edu.vn 86 Phương pháp được lựa chọn để khống chế ăn mòn sẽ có độ tin cậy cao khi: (a) Bảo đảm kết cấu có phạm vi an toàn thích hợp khi thực hiện chức năng của nó ứng với một tuổi thọ cho trước. (b) Việc thay đổi các thông số thiết kế là nhỏ nhất, tránh tăng bề dày, khối lượng, và chi phí đầu tư. Ví dụ về việc tăng vốn đầu tư và giảm lợi nhuận: đường ống dẫn dầu dài 360km, có đường kính ngoài là 200 mm. Bề dày ống theo thiết kế để chịu được các ứng suất khác nhau áp đặt lên ống là 6,3 mm, nhưng để chịu được ăn mòn thì bề dày này phải là 8,3 mm. Điều này dẫn đến phải dùng thêm 3000 tấn thép và làm giảm 4 % khả năng chuyên chở của đường ống (do giảm đường kính trong). Ngoài ra khi đã áp dụng một hệ khống chế ăn mòn, phải kiểm tra thật cẩn thận quá trình gia công chế tạo, tồn trữ và vận hành để đảm bảo rằng các thay đổi sau khi thiết kế vẫn tôn trọng thiết kế ban đầu. 7.2. Thiết kế tránh ăn mòn 7.2.1. Thiết lập các điều kiện tiên quyết cơ bản Tuổi thọ tính toán của kết cấu, ứng suất cơ áp đặt lên kết cấu, mức độ dễ bảo dưỡng hay sửa chữa sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc lựa chọn vật liệu, phương pháp xử lý bề mặt, phương pháp bảo vệ catốt và mức độ thích hợp của thiết kế. Thông thường khi thiết kế người ta phải trả lời các câu hỏi sau: a) Kết cấu sẽ được sử dụng ở đâu? b) Thời gian sử dụng kết cấu? c) Kết cấu có dễ bảo dưỡng không? d) Có cho phép kết cấu ngưng hoạt động để sửa chữa? e) Mức độ ăn mòn của môi trường? f) Loại ăn mòn nào có thể xảy ra? g) Kết cấu có thể bị ăn mòn mỏi hay ăn mòn dưới ứng suất hay không? h) Sự có mặt các yếu tố tạo điều kiện ăn mòn mạnh: nhiệt độ cao? áp suất cao? tốc độ dòng chảy cao? Khi kết cấu làm việc trong khí quyển, điều kiện địa lý cục bộ sẽ cho biết các mức độ ăn mòn của môi trường: khí hậu (nông thôn, thành thị, biển, gần các nhà máy hóa chất, nhà máy luyện kim), mức độ ngưng tụ ẩm, độ axít và hàm lượng muối của chất lỏng mà kết cấu chứa đựng, hàm lượng bụi và khí ăn mòn trong không khí. Dầu bôi trơn, xăng dầu và các sản phẩm dầu mỏ khác ảnh hưởng gián tiếp đến độ ăn mòn do làm hư hỏng các lớp sơn và vecni bảo vệ. 7.2.2. Lựa chọn phương pháp xử lý bề mặt hoặc phương pháp bảo vệ khác Đa số kết cấu đều cần xử lý bề mặt để tăng tính thẩm mỹ và tính chống ăn mòn. Nhà thiết kế tối thiểu phải biết đại cương về các phương pháp xử lý bề mặt, nghĩa là phải trả lời được các câu hỏi sau: a) Kết cấu sẽ được sơn, phủ nhựa đường, phủ cao su hay phủ kim loại? http://www.ebook.edu.vn 87 b) Kết cấu có dễ bảo dưỡng với phương pháp xử lý bề mặt đã chọn lựa? c) Tuổi thọ của lớp phủ bề mặt? d) Có được tự do lựa chọn giữa phương pháp tẩy rửa, phương pháp xử lý, thời gian sấy lớp phủ? e) Dung sai cho phép? f) Có thể sử dụng phương pháp bảo vệ catốt hay dùng chất ức chế thay cho lớp phủ bảo vệ? 7.2.3. Nguyên tắc thiết kế có chú ý tới ăn mòn 7.2.3.1. Đơn giản hóa hình dáng Hình dáng của kết cấu càng đơn giản (ví dụ tròn hơn) thì khả năng chống ăn mòn càng lớn. Các dạng nhiều góc, cạnh, biên và có bề mặt bên trong thì càng khó thực hiện việc xử lý bề mặt. Hơn nữa, kết cấu phức tạp sẽ có bề mặt chịu ăn mòn nhiều hơn. Các dạng hình ống dễ sơn và có diện tích bề mặt nhỏ hơn các dạng chữ L, T hay U. 7.2.3.2. Tránh tích tụ ẩm Thông thường ăn mòn sẽ không xảy ra nếu không có ẩm, do đó nhà thiết kế phải loại trừ ẩm khỏi kết cấu càng nhiều càng tốt. Các mặt cắt phải được sắp xếp sao cho không tích tụ ẩm, dễ sơn và bảo dưỡng. http://www.ebook.edu.vn 88 Các bể chứa phải được thiết kế sao cho có thể cạn hoàn toàn và sạch để ẩm không tích tụ ở phía dưới. Các trụ chống phải đặt trên bệ đỡ bê tông. Các tấm lợp mái nhà phải có độ dốc đủ để thoát nước mưa nhanh chóng. Đối với nhà có một mái, độ dốc của mái nhà ít nhất là 1:4, còn đối với nhà có hai mái độ dốc chỉ cần 1:10 đến 1:30. Ẩm ngưng tụ hình thành ở điểm tiếp xúc giữa một dòng hơi nóng và một bề mặt kim loại lạnh cũng là vấn đề lớn, do ẩm ngưng tụ thường không phải là nước nguyên chất mà là dung dịch có tính ăn mòn. Ví dụ H 2 SO 4 và SO 2 ngưng tụ từ khí đốt hoặc ống khói nhà máy luyện kim. Để tránh ẩm ngưng tụ, người ta thường làm vách hai lớp cho các ống dẫn khí, ống khói, lựa chọn nhiệt độ làm việc để không xảy ra ngưng tụ ẩm, thêm các chi tiết để tháo ẩm ngưng tụ hoặc dùng chất cách nhiệt thích hợp. http://www.ebook.edu.vn 89 Các thanh xà có mặt cắt chữ I, U, L nếu đặt không đúng cách hoặc các không gian kín một phần sẽ tạo điều kiện để tích tụ ẩm. Các lỗ thoát ẩm, thông gió phải đủ rộng để không bị bụi làm nghẹt, gây tích tụ ẩm. Nếu có thể phải cố gắng tránh tạo ra các hốc hẹp trong kết cấu. Nếu không thể, thì phải bít các hốc với các chất làm kín bảo vệ như mattit oxýt chì, mattit cromat kẽm hoặc hàn kín. 7.2.3.3. Chú ý khả năng gây ăn mòn galvanic Ăn mòn galvanic chỉ xảy ra khi có các điều kiện sau: a) Các kim loại phải có sự khác biệt điện thế đủ lớn (> 50 mV) b) Các kim loại phải tiếp xúc trực tiếp với nhau c) Các kim loại phải tiếp xúc cùng một loại dung dịch điện ly d) Dung dịch điện ly phải chứa oxy hòa tan (hoặc axít) để quá trình catốt có thể xảy ra. Nhiệm vụ của nhà thiết kế là phải bảo đảm ít nhất một trong các điều kiện trên không thể thực hiện được. Nếu có thể thì các kim loại và hợp kim khác http://www.ebook.edu.vn 90 nhau không được nối với nhau, nhất là khi điện thế điện cực của chúng cách xa nhau trong dãy galvanic. Để ngăn chặn ăn mòn galvanic, người ta thường đặt chất cách điện giữa hai kim loại. Ngoài tác dụng cách điện, các vật liệu cách điện phải không xốp để tránh tích tụ ẩm và gây ăn mòn hốc, thường dùng là các mối nối dạng keo. Các vật liệu hữu cơ là các chất cách điện tốt nhưng chúng dễ hư hỏng khi áp suất tiếp xúc cao nên không an toàn. Các vật liệu vô cơ có thể được dùng nhưng chúng giòn, dễ vỡ. Đôi khi người ta dùng thêm một chi tiết có kích thước lớn hơn ở giữa, có thể thay thế được và có điện thế trung gian. Ví dụ về các chi tiết trung gian đó là các miếng đệm bằng kẽm hoặc nhôm giữa bu lông thép và kim loại nhẹ, ống nối bằng chì giữa máng xối bằng đồng và thép mạ kẽm. Để tránh sự tiếp xúc trực tiếp giữa vật liệu kim loại và dung dịch xung quanh, người ta thường dùng một hệ sơn chống ăn mòn để giữ ăn mòn galvanic ở một mức độ chấp nhận được. Điều quan trọng là phải sơn phần có điện thế dương hơn, vì nếu chỉ sơn phần có điện thế thấp hơn sẽ tạo ăn mòn lỗ trong lớp phủ. Nếu oxy không khí đã bị loại thì ăn mòn galvanic dù có mặt cũng xảy ra với mức độ thấp do không có tác chất duy trì phản ứng catốt. Ví dụ trong các hệ thống nước khép kín đã khử oxy, các kim loại dù có điện thế cách xa nhau như thép cacbon và đồng vẫn có thể nối với nhau một cách an toàn. Khi có mặt oxy không khí, các kim loại khác nhau phải đặt xa nhau để tăng điện trở dung dịch của pin ăn mòn. 7.2.3.4. Vấn đề với các mối nối, khớp nối Việc nối các vật liệu khác nhau có thể gây ra ăn mòn do tạo: a) Các hốc, túi hoặc các không gian rỗng b) Các vi cấu trúc dị thể sinh ra khi hàn c) Ăn mòn galvanic do nối các vật liệu khác nhau. Một nguyên lý cơ bản là cần tránh nối anốt có diện tích nhỏ với catốt có diện tích lớn mà phải làm ngược lại (catốt nhỏ, anốt lớn). Do đó các bu lông, đai ốc, vít, kim loại hàn phải có điện thế dương hơn kim loại của kết cấu cần nối. http://www.ebook.edu.vn 91 Hàn là phương pháp quan trọng nhất để kết nối kim loại, nhất là khi các kim loại đặt phủ lên nhau dễ tạo ra các hốc, túi và các không gian rỗng. Mặt nhỏ hơn của mối hàn phải hướng về môi trường ăn mòn. http://www.ebook.edu.vn 92 Các mối nối ren, tán rivê, hoặc vặn vít sẽ tạo các hốc hẹp và nhỏ. Thông thường việc kết nối các vật liệu khác nhau bằng cách hàn thì tốt hơn là dùng ren. Khi nối ống, không được để ống nhô ra khỏi thành ống vì dễ dẫn đến kết tụ hoặc ăn mòn xói mòn. 7.2.3.5. Chú ý sự thay đổi kích thước do ăn mòn Việc giảm bề dày kim loại do ăn mòn có thể gây ra sự giảm tương ứng độ bền mỏi, do đó khi kết cấu chịu ứng suất động cao phải được bảo vệ chống ăn mòn cẩn thận để kích thước của chúng thay đổi không đáng kể. Các sản phẩm ăn mòn thường có thể tích lớn hơn đáng kể thể tích kim loại. Trong các kết cấu có mối nối rivê hoặc bu lông, sự ăn mòn ở bề mặt nối có thể gây ra tăng thể tích tăng ứng suất cơ, làm kim loại bị biến dạng hoặc gảy vỡ mối nối. http://www.ebook.edu.vn 93 7.2.3.6. Chú ý sự thay đổi kích thước do các lớp phủ bảo vệ Các lớp phủ kim loại hoặc vật liệu khác có thể làm tăng bề dày vách và các kích thước khác của vật liệu ban đầu dẫn đến thay đổi dung sai đã định trước. 7.2.3.7. Định hướng chế tạo và sử dụng Việc chế tạo, sử dụng và bảo dưỡng kết cấu cũng phải được xem xét trên quan điểm chống ăn mòn. Do đó nhà thiết kế phải chỉ ra trên bản vẽ các đặc tính kỹ thuật của quá trình chế tạo bao gồm vật liệu sử dụng, phương pháp xử lý nhiệt, phương pháp hàn, vật liệu hàn, dung dịch để tôi … Ngoài ra nhà thiết kế còn phải đưa ra các chỉ dẫn làm việc thật dễ hiểu để người sử dụng có thể thao tác, nhằm bảo đảm hư hỏng do ăn mòn là thấp nhất. 7.3. Lựa chọn vật liệu Tính chịu ăn mòn chỉ là một trong các tiêu chuẩn để lựa chọn vật liệu, mặc dù đôi khi tính chất này đóng vai trò quan trọng. Ở đây chỉ đưa ra các chỉ dẫn chọn lựa vật liệu kim loại nhưng trong thực tế cần phải xem xét cả vật liệu polyme và gốm sứ. 7.3.1. Nguồn thông tin Nhiều nguồn thông tin khác nhau có thể được sử dụng để lựa chọn vật liệu chịu ăn mòn: a) Kiến thức cơ bản về cơ chế ăn mòn b) Kinh nghiệm từ các thiết bị tương tự có sẵn c) Các tiêu chuẩn d) Các chỉ dẫn của nhà cung cấp e) Tài liệu tham khảo khoa học và kỹ thuật f) Cơ sở dữ liệu g) Các phép thử trong phòng thí nghiệm 7.3.2. Độ bền ăn mòn của kim loại Bảng cho thấy độ bền ăn mòn nội tại của một số kim loại nguyên chất trong các môi trường khác nhau. Môi trường Fe Cr Ni Cu Al Zn Ti Ta Không khí ẩm - + + + + m + + Nước lạnh, có thông khí m + + + - + + + Nước biển - + + m m - + + Axít không oxy hóa - m m + - - + + Axít oxy hóa - + m - - - + + Axít + Cl - - + m - - - m + Kiềm + Oxy + + + + - - + m Oxy hóa ở nhiệt độ cao m + + - - - m - + Độ bền ăn mòn cao m Độ bền ăn mòn trung bình - Độ bền ăn mòn kém Bảng trên cho thấy tùy vào môi trường mà một kim loại có thể có độ bền ăn mòn cao hay thấp, do đó độ bền ăn mòn là một tính chất của hệ kim loại-môi trường chứ không phải chỉ là của kim loại. http://www.ebook.edu.vn 94 7.3.3. Độ bền ăn mòn của hợp kim Tính chịu ăn mòn của hợp kim thường giống với kim loại cấu thành, do đó người ta phân biệt các loại hợp kim sau: a) Hợp kim thép cacbon b) Hợp kim thép không gỉ c) Hợp kim niken d) Hợp kim đồng e) Hợp kim nhôm f) Hợp kim titan 7.3.3.1. Hợp kim thép cacbon Thép cacbon sẽ tạo gỉ khi tiếp xúc với không khí ẩm nên phải được bảo vệ bằng các lớp phủ. Trong môi trường lỏng, độ bền ăn mòn của nó sẽ phụ thuộc vào pH. Ở pH thấp có phản ứng khử proton nên tốc độ ăn mòn cao. Ở môi trường trung tính, sự vận chuyển của oxy hòa tan sẽ quyết định động học của phản ứng ăn mòn và phản ứng ăn mòn không phụ thuộc vào pH. Trong môi trường kiềm, có sự hình thành lớp thụ động và tốc độ ăn mòn giảm mạnh. 7.3.3.2. Hợp kim thép không gỉ Crôm, có tính thụ động, chịu ăn mòn tốt ngay cả trong môi trường có chứa Cl - , tuy nhiên ở dạng nguyên chất crôm rất giòn nên chỉ có thể dùng như lớp phủ. Người ta thường dùng crôm như một nguyên tố hợp kim hóa để tăng tính thụ động của thép trong môi trường trung tính và axít. Khi hàm lượng crôm vượt qua 12 – 13%, thép trở thành thép không gỉ: khi tiếp xúc với không khí ẩm, sẽ tạo một lớp màng thụ động bảo vệ thép không bị gỉ. Tùy thuộc vào cấu trúc tinh thể và thanh phần hóa học mà người ta chia thép không gỉ thành sáu họ. Họ Cấu trúc tinh thể Cr Ni Mo C S N Martensit Tứ diện 12-18 0-2 > 0,75 0,2 < 0,03 - Ferritit cc 12-24 0-2 0-0,75 0,1 < 0,03 - Austenit cfc 18-20 8-14 0-3 <0,08 < 0,03 - Super-Ferritit cc 26-29 0,3-4 3-4 <0,02 < 0,01 0,02 Super-Austenit cfc 20 18-25 6-6,5 0,02 < 0,002 0,2 Duplex hoặc Austeno-Ferritit cfc + cc 22-26 6-7 4 0,02-0,04 0,001- 0,03 0,2 Ngoài các nguyên tố hợp kim kể trên, thép không gỉ còn có thể chứa các nguyên tố khác với hàm lượng thấp, chủ yếu là Cu, mn, W, Ti, Nb, ta, P, Si, N. Nói chung độ bền ăn mòn của thép không gỉ sẽ tăng theo hàm lượng crôm vì nguyên tố này làm bền hóa lớp màng thụ động. Tuy nhiên thép có hàm lượng cao sẽ đắt tiền và khó gia công (tạo hình, hàn) hơn các loại thép không gỉ thông thường có hàm lượng crôm trong khoảng 13 – 18%. Các loại thép không gỉ thông thường là thép không gỉ ferritit có 17% crôm (AISI 430), thép austenit có 18% crôm và 8-10% niken (AISI 304), thép austenit có 16-18% crôm, 10-14% niken và 2-3% molypden (AISI 316). [...]... Al sẽ bị ăn mòn lỗ Độ bền ăn mòn của hợp kim nhôm phụ thuộc vào thành phần của nó, nhưng không khác nhiếu độ bền của Al nguyên chất Các nguyên tố hợp kim hóa thường là Fe, Si, Cu, Mg, Mn, Zn, trong đó Fe và Cu sẽ làm giảm tốc độ ăn mòn Trong thực tế, tùy điều kiện xử lý nhiệt mà các pha trung gian có thể tạo thành ở biên giới hạt, hình thành các pin galvanic dẫn đến ăn mòn giữa các hạt hay ăn mòn dưới... thiếc chứa nhôm chịu ăn mòn xói mòn tôt hơn đồng và đồng thau vì có lẫn Al2O3 trong lớp màng bề mặt Hợp kim đồng-niken bền trong môi trường nước muối trung tính và ít nhạy cảm với ăn mòn dưới ứng suất 7.3.3.5 Hợp kim nhôm Nhôm bền ăn mòn trong khí quyển và dung dịch trung tính, do tạo thành lớp màng oxýt bền nhiệt động Trong môi trường axít và kiềm, oxýt nhôm hòa tan và Al bị ăn mòn nhanh chóng, giải... thiếc–nhôm Đồng thiếc-Silic Monel Đồng-Niken-Kẽm Đồng thau có tính chịu ăn mòn giống như đồng Trong một vài điều kiện, sự ăn mòn chọn lọc kẽm có thể xảy ra, cho nên người ta thường thêm Sn, As, Sb, P với hàm lượng thấp để giảm mức độ nhạy cảm của hợp kim với loại ăn mòn này Trong môi trường có chứa amin, đồng thau sẽ bị nhạy cảm với ăn mòn dưới ứng suất Khi tiếp xúc với không khí, đồng thiếc sẽ tạo lớp...95 http://www.ebook.edu.vn Mo và N cải thiện độ bền ăn mòn lỗ trong môi trường có chứa clorua Ngược lại, lưu huỳnh có mặt ở dạng tạp chất MnS sẽ thúc đẩy quá trình hình thành lỗ và giảm độ bền ăn mòn Do đó, các thép super-ferritit, super-austenit, duplex rất bền ăn mòn phải chứa rất ít lưu huỳnh Thép có chứa ít cacbon sẽ làm giảm nguy cơ ăn mòn giữa các tinh thể do không tạo cabua crôm trên biên... giảm ăn mòn giữa các hạt do tạo các dạng cacbua rất bền Các thép không gỉ austenit, ngược với thép ferritit, rất nhạy cảm với ăn mòn dưới ứng suất trong môi trường clorua ở nhiệt độ cao, nhưng rất bền với giòn do hydrô 7.3.3.3 Hợp kim niken Niken chịu ăn mòn tốt trong dung dịch trung tính, kiềm và trong khí quyển, nhưng lại không bền trong các axít oxy hóa Các dung dịch clorua có thể gây ra ăn mòn lỗ... ở nhiệt độ cao, tăng hàm lượng crôm sẽ làm tăng độ bền ăn mòn Các hợp kim niken được ký hiệu bằng các số hoặc bằng chữ, thường là tên riêng của nhà cung cấp,ví dụ Inconel 600 hoặc Hastelloy C Do giá hợp kim tương đối cao nên vật liệu này chỉ sử dụng khi cần có độ bền cao hơn thép không gỉ Các hợp kim coban cũng có tính chất tương tự như hợp kim niken 7.3.3.4 Hợp kim đồng Đồng bền ăn mòn trong không... không khí, nước nóng, nước lạnh (miễn là tốc độ dòng chảy nhỏ hơn 1 m/s) Đồng có điện thế tiêu chuẩn dương hơn hydrô, cho nên khi không có mặt các chất oxy hóa, đồng bền ăn mòn ngay cả trong môi trường axít Ngược lại, Cu sẽ bị ăn mòn khi có mặt chất oxy hóa có điện thế dương hơn., do đó Cu sẽ hòa tan trong dung dịch HNO3, H2SO4 có sục khí, FeCl3 Khi có mặt H2S, lớp sunphua đồng ít tan sẽ hình thành... đồng, crôm và sắt có tính chất cơ tốt và bền ăn mòn cao Họ Ni Ni-Cu Ni-Mo Ni-Cr-Fe Ni-Cr-Fe-Mo Ni-Cr-Mo-W Ký hiệu 200 400 B 600 800 825 G C-276 C-22 Ni 99,2 ≈ 67 ≈ 67 ≈ 75 32,5 42 43 57 56 Cr . PHÁP BẢO VỆ CHỐNG ĂN MÒN CHƯƠNG 7 THIẾT KẾ, LỰA CHỌN VẬT LIỆU CHỐNG ĂN MÒN 7.1. Giới thiệu Trong thực tế, hầu như không thể tránh được ăn mòn mà chỉ có. nhằm bảo đảm hư hỏng do ăn mòn là thấp nhất. 7.3. Lựa chọn vật liệu Tính chịu ăn mòn chỉ là một trong các tiêu chuẩn để lựa chọn vật liệu, mặc dù đôi khi

Ngày đăng: 25/10/2013, 09:20

Hình ảnh liên quan

Hình dáng của kết cấu càng đơn giản (ví dụ tròn hơn) thì khả năng chống ăn mòn càng lớn - THIẾT KẾ, LỰA CHỌN VẬT LIỆU CHỐNG ĂN MÒN

Hình d.

áng của kết cấu càng đơn giản (ví dụ tròn hơn) thì khả năng chống ăn mòn càng lớn Xem tại trang 3 của tài liệu.
Ẩm ngưng tụ hình thàn hở điểm tiếp xúc giữa một dòng hơi nóng và một bề mặt kim loại lạnh cũng là vấn đề  lớn, do ẩm ngưng tụ thườ ng không ph ả i là  nước nguyên chất mà là dung dịch có tính ăn mòn - THIẾT KẾ, LỰA CHỌN VẬT LIỆU CHỐNG ĂN MÒN

m.

ngưng tụ hình thàn hở điểm tiếp xúc giữa một dòng hơi nóng và một bề mặt kim loại lạnh cũng là vấn đề lớn, do ẩm ngưng tụ thườ ng không ph ả i là nước nguyên chất mà là dung dịch có tính ăn mòn Xem tại trang 4 của tài liệu.
Các họ hợp kim đồng chủ yếu được cho trong bảng - THIẾT KẾ, LỰA CHỌN VẬT LIỆU CHỐNG ĂN MÒN

c.

họ hợp kim đồng chủ yếu được cho trong bảng Xem tại trang 11 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan