Ðôi điều về chuyển thể từ văn lên phim

6 1.4K 6
Ðôi điều về chuyển thể từ văn lên phim

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ðôi điều về chuyển thể từ văn lên phim Nhân đọc một số ý kiến "ngược" về Mê Thảo - Thời Vang Bóng Xưa nay, từ Ðông sang Tây, việc chuyển từ một tác phẩm văn học lên phim đã trở nên hết sức quen thuộc. Có thể nói, đa phần những bộ phim xuất sắc nhất, Tây cũng như Ta là chuyển từ văn học. Và qua thực tiễn sáng tạo, người ta đã đúc kết, đã thừa nhận với nhau khá nhiều kinh nghiệm và bài học vừa có tính chất giáo khoa vừa khá cởi mở trong việc chuyển thể - điều mà, thiết tưởng những người làm nghề có học không mấy ai xa lạ. Thế nhưng, sau khi bộ phim "Mê Thảo - Thời Vang Bóng" ra đời, từ những đạo diễn lão làng và những người "khó tính" nhất của ngành điện ảnh đến những tên tuổi trong giới văn học - những người hẳn là không xa lạ gì với Nguyễn Tuân và tác phẩm của ông - đã bày tỏ mối cảm tình nồng nhiệt đối với phim, chẳng hạn nhà thơ Nguyễn Duy từng trả lời phỏng vấn: Chùa Ðàn là một trong những tác phẩm hay nhất của Nguyễn Tuân và cũng là của văn xuôi Việt Nam, nhưng đưa lên phim rất khó. Việt Linh đã chuyển được "thần hồn" của tác phẩm, điều hầu như chưa đạo diễn Việt Nam nào khác làm được đối với các tác phẩm văn học chuyển thể ."; GSTS Văn học Lê Ngọc Trà thì nói: "Phim dựng được không chỉ là hình thức hay không khí xã hội đầu thế kỷ mà là cả một không khí văn hóa" v.v… Trong khi đó, bỗng nổi lên luồng ý kiến bàn và phê phán khá lạ tai về việc chuyển thể của Mê Thảo ., thậm chí trên báo Tiền Phong số 205, tác giả Tằng Phát lại xách mé hỗn hào mà rằng "dàn tụng ca cho 'Mê Thảo- Thời Vang Bóng' lại chưa hề lặng tiếng?" Và cũng Tằng Phát trên website diễn đàn talawas: "Những tiếng thì thào 'hoàng đế có đôi tai lừa kìa!' rồi thế nào cũng bặt!?" Bởi thế mà phải nói lại. Không chỉ nhằm bênh vực cho "Mê Thảo .", càng không phải vì cô đạo diễn khá thất thường . về nhiều mặt, mà chủ yếu là qua cái riêng là "Mê Thảo ." nhắc lại với nhau đôi điều về cái chung, quanh chuyện chuyển thể. Trước hết, một người nhập môn (cả tác giả và phê bình) cũng đã phải biết: Từ lâu người ta đã phân chia cải biên, chuyển thể thành hai loại: Cải biên, chuyển thể sát nguyên bản - nghĩa là cố gắng bám sát, trung thành với đường dây của cốt truyện, tôn trọng thậm chí cả hình thức của tác phẩm. Cải biên, chuyển thể tự do - nghĩa là chỉ chọn những gì thích hợp, tùy theo ý đồ của tác giả và đạo diễn phim. Cần lưu ý rằng, 60, 70% kịch bản cải biên là thuộc loại này. Các nhà kinh điển hiểu rất rõ: Một trong những vấn đề chính mà tác giả phải đối đầu khi cải biên, chuyển thể một tác phẩm văn học cổ điển, đó là sự sợ đụng chạm; Từ đó thấy khó xử lý tác phẩm một cách thoải mái, không dám hình dung một cách tiếp cận nào mới mẻ, trong đầu cứ lướng vướng nỗi sợ hãi xúc phạm đến điều thiêng liêng, bất khả vi phạm nào đó . Và thế là óc sáng tạo bị bại liệt. Vì thế họ khuyên: Ðừng để cho công việc bế tắc bởi nỗi lo cứ nhất nhất phải theo đúng văn bản gốc. Hãy nghĩ tới bộ phim mới mà bạn đang viết thì hơn. Theo các nhà kinh điển (đừng nghĩ là "sách vở" đâu nhá): "Việc cải biên, chuyển thể một tác phẩm văn học sang điện ảnh, về nguyên tắc, không được đặt ra một vấn đề gì, cả về kích thước câu chuyện, cả về bình diện các nhân vật .; việc đó giản đơn là một cuộc lựa chọn . Một tác phẩm có sẵn, dù có đặc sắc tới mấy, cũng cần phải nhào nặn lại. Bạn cũng có thể sẽ biến đổi tất tần tật. Không hề có nhân vật nguyên bản ." [1] Dứt khoát hơn, các nhà kinh điển nhấn mạnh: "Tất cả công việc cải biên có thể tóm vào ba chữ: "Quod est de monstrandum?" (cái đó lý giải cái gì?). Cũng tương tự như đặt cho bạn câu hỏi: "quyển sách này có gì hấp dẫn tôi". Sự thể ấy có thể chỉ là một cảnh, hay một nhân vật, nhưng căn bản là bạn phải đánh giá được cái gì hấp dẫn đối với bạn ., thay đổi "cách nào" của sự lý giải ., bởi chính vì cái đó mà bạn nhảy vào cuộc . Thậm chí bạn có thể lật lại hoàn toàn tình huống. Ví dụ: Nếu nhân vật vốn là một anh giàu có, thế lực, khi cần cớ sao lại không tạo ra một anh khốn khổ, dễ bị tổn thương? Làm như thế, bạn có thể truyền đạt tốt hơn ý đồ thực của tác giả thì sao?" . [2] Tóm lại, "mọi kiểu cải biên, chuyển thể đều được phép, từ kiểu trung thành nhất tới kiểu phóng túng nhất" [3] - đây không phải là lý thuyết mà thực tiễn đã khẳng định - còn thành công hay thất bại lại là chuyện khác . Phạm Thùy Nhân và Việt Linh đã chuyển thể Chùa Ðàn lên phim theo cách thứ hai, mặc dầu đâu đã dám "phóng túng" đến mức có thể làm "điên đầu" những ai đã quen rồi cái kiểu mục mục "tầm chương trích cú". Phạm Thùy Nhân nói rõ: "Sau khi đọc xong truyện Chùa Ðàn, tôi chỉ thích chỉ mê phần giữa ("Tâm sự của nước độc" - ÐK) mà thôi", và đưa lên phim chỉ thế. Ðó chẳng những là điều "được phép", mà còn khôn ngoan nữa, bởi đây mới chính là cái lõi của Chùa Ðàn, và bởi, nếu "trung thành" với cả phần "dựng" và phần "mưỡu cuối", e sẽ hạ thấp ông về cái gọi là sự "lột xác", thậm chí làm hại ông về những điều ông khích bác tôn giáo đận cô Tơ đi tu. Còn tác giả "chọn trong bốn chữ 'Vang Bóng Một Thời' để lấy ra ba chữ 'Thời Vang Bóng' để vừa nhớ đến người xưa" vừa phù hợp với nội dung phim thì có gì mà phải bàn? Ấy thế mà trên cái nền chung đó, người ta tiếp tục dùng "mớ chữ khô héo" để soi lên mà cân đo "Thế giới hình ảnh muôn vạn sắc màu" một cách gò gẫm, linh tinh với một năng lực thụ cảm méo mó thế nào, khiến cho cái thật có trên màn hình biến mất, mọi sự trở nên rối bời, lạc lõng tận đâu. Tiêu biểu là ý kiến của ông Phạm Xuân Nguyên - được biết như một người nghiên cứu văn học đã lâu năm (nhưng vẫn chỉ là ngoại đạo) với bài viết trên web diễn đàn Talawas có nhan đề Xin hãy cứ học theo cụ Nguyễn. "Cụ Nguyễn" ở đây là cụ Nguyễn Du, chứ không phải là cụ Nguyễn Tuân. Thấy ngay sự khập khiễng đến kỳ cục: Chuyển thể tức là "chuyển" từ loại hình này sang loại hình khác, từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác; còn Nguyễn Du chuyển Ðoạn trường tân thanh từ văn xuôi sang Kim Vân Kiều Truyện là văn vần, dù sao vẫn chỉ là văn học, sao nỡ nhập cục để rồi so sánh, áp đặt?! Lại viết: "Ðoạn trường tân thanh 'y sì' Kim Vân Kiều truyện về cốt truyện, không thêm không bớt một nhân vật nào, một sự kiện nào, một hành động nào, một địa điểm nào, một thời gian nào" và đề xuất cái "khuôn vàng thước ngọc": "Làm theo cái đã có thì phải sáng tạo trong phạm vi khuôn khổ cái đó"?! Ấy là chuyện của Nguyễn Du, và đã thế thì cứ nói quách là tôi dị ứng, tôi chống lại kiểu chuyển thể "phóng khoáng" như trên đã nói, đã được thừa nhận, có hơn không?! Rồi, việc đổi một số chữ trên phim và đổi tên một số nhân vật là việc rất bình thường. Hơn thế, người ta còn có thể "thay đổi cả nhân vật", "lật lại hoàn toàn tình huống", thậm chí "biến đổi tất tần tật", sao nỡ "đại ngôn" coi đó là "điều tối kỵ" và lên giọng giễu cợt: " .hỡi ôi, văn thành phim" (!) - Văn không thành phim thì thành cái gì?! Lại còn ví von xẹo xọ:"Nhớ lại dạo nào có vở chèo lấy tích Tấm Cám đã đặt tên là chị Tấm anh Ðiền, chẳng lẽ còn vang bóng đến một bộ phim hôm nay", mà quên rằng vở chèo cải biên nọ hỏng là do đã hiện đại hóa nhân vật và thời đại một cách tầm phào, ấu trĩ, đâu phải chuyện đổi tên! Tiếp theo, người viết đã võ đoán, thổi phồng một cách thô lậu sự thật của phim khi cố tình "chỉ ra" cái gọi là "ba (bài viết lại là bốn - ÐK) sự phá văn 'Chùa Ðàn' và dung tục Nguyễn Tuân trong phim này". Thứ nhất, phê rằng đã "biến" "mối quan hệ" giữa cô Tơ và Tam từ "tình tri âm" thành "tình nhân". Có đấy. Ai dám quả quyết giữa "tình đàn" và "tình người" không có sự vấn vương? Việt Linh cũng xem đó là "một câu chuyện tình"- có thể lắm, tình riêng âm thầm của một người đàn ông đa cảm là Tam đối với một người đàn bà đằm thắm như Tơ - nhưng chớ bảo đó là "dung tục", bởi, suốt chiều dài của phim cho tới khi Tam gẩy đàn, cô Tơ hát lần cuối, nào có thấy gì đâu ngoài cái sự đàn hát và Tơ vẫn một mực thờ chồng? Còn "cái lý do Bá Nhỡ ở Mê Thảo đã thành một cảnh súng nổ máu chảy" thì có gì "phá văn Chùa Ðàn", bởi Bá Nhỡ đích thực là một kẻ tử tội. Bảo "Lẽ ra chỉ cần một câu thoại" (?!) để làm nên cái trò trống gì đây? Thứ hai, bản thân tôi cũng đã bày tỏ sự dị ứng với những cảnh Lãnh Út thể hiện sự khát khao thương nhớ người vợ quá cố theo cách lập dị kiểu Nguyễn Tuân có phần dung tục, nhưng đay đi nhấn lại hai chữ "thủ dâm", e gây ấn tượng quá đáng, bẩn cả chữ nghĩa. Lại còn viết: "Ông chủ Mê Thảo nếu có thủ dâm là thủ dâm về xã hội chứ không phải thủ dâm tình dục" là thế nào đây? Vừa bẩn, vừa tối mò, đến "phù thủy ngôn từ" như Nguyễn Tuân nếu có sống lại hẳn cũng phải quắc mắt mà rằng: "chớ có đùa nhảm với văn chương!" Thứ ba, xin chép nguyên văn kiểu hành văn, diễn ý lửng lơ, ngọng ngịu về cái tội mà P.X.N cho là "phá Chùa Ðàn" này: "Ðặt thêm một nhân vật là người đàn bà làm công yêu ông chủ (cô Cam - ÐK), mô tuýp xấu người dở nết nhưng tâm hồn cao thượng. Cũng có thể hiểu: một sự mù quáng của đám đông?". Việc "đặt thêm" này là công khai, không có gì "sái" với kiểu chuyển thể "phóng khoáng", gắn với cốt chuyện phim, phù hợp với không khí và hoàn cảnh xã hội lúc đó, thêm sự gởi gắm cần thiết của tác giả và đạo diễn, trực tiếp bổ sung cho thói lập dị, khinh bạc, ngông cuồng của Lãnh Út, lại đạt được hiệu quả nghệ thuật như chính người "phê" nhận xét: "xấu người dở nết nhưng tâm hồn cao thượng", kể cả có thể hiểu như một ẩn dụ về "sự mù quáng của đám đông" . " "Ðặt thêm" như thế cũng coi là được, sao bảo "phá" mặc dù nhân vật cô Cam, như tôi từng nói, có phần "lồi" lên trong phim so với một số nhân vật quan trọng khác; Thứ tư, về chuyện "con đường xe lửa chạy qua ấp": Trong văn Nguyễn Tuân chẳng đã từng viết: "Nghe nói sẽ có con đường xe lửa mở qua đây", vậy nên đầu phim có cảnh "con tàu thời nay chở đôi trẻ . lao vun vút về quá khứ" (hay về tương lai? - ÐK) đâu có gì bịa tạc, và như ai đó bảo là "tân cổ giao duyên" thì chính phần "dựng" và phần "mưỡu cuối" của Chùa Ðàn cũng là "tân cổ giao duyên" đấy! Và "con tàu thời nay" càng thể hiện rõ hơn cách nhìn, chỗ đứng của các tác giả chuyển thể đối với "thời vang bóng" chứ sao. Ấy thế mà P.X.N dám hạ bút: "Nguyễn Tuân có sống lại xem phim cũng đành ngậm ngùi: Ông đã bị con cháu cho rớt tàu" thì kể cũng lạ thật! Rồi, từ chuyện "con tàu .", trong cái mớ chữ nghĩa rối bòng bong của đoạn "phê bình" này, tác giả P.X.N viết tiếp: "Ông chủ ấp suốt phim chỉ triền miên say rượu và thủ dâm (lại "thủ dâm"! Sao khoái cái chữ bẩn thỉu và đâu đến nỗi nặng nề như thế trong phim đến vậy?!) thoắt thành một lãnh tụ nông dân với một câu thoại rất kịch nói với đám người khốn khổ: 'Các người nên nhớ, bóng tối là địa ngục, nhưng ánh sáng không phải bao giờ cũng là thiên đường'". (Nguyên văn câu nói trong phim như sau: "Hãy nhớ lấy điều này: Bóng tối làm ra địa ngục, nhưng ánh sáng cũng không luôn luôn đồng nghĩa với thiên đường") Ơ hay! Cảm thụ thế nào lại có thể biến một Lãnh Út - Nguyễn ngông cuồng thành "một lãnh tụ nông dân" vậy?! Xúc phạm đấy! Còn câu triết lý kia đành rằng có phần lộ liễu nhưng rõ ràng là có ngọn, có nguồn, và đúng là "có ý có tứ cả đấy": Cái "văn minh cơ khí" sài lang hồi đầu thế kỷ đâu phải "thiên đường"?! . Ðôi điều về chuyển thể từ văn lên phim Nhân đọc một số ý kiến "ngược" về Mê Thảo - Thời Vang Bóng Xưa nay, từ Ðông sang Tây, việc chuyển từ. một tác phẩm văn học lên phim đã trở nên hết sức quen thuộc. Có thể nói, đa phần những bộ phim xuất sắc nhất, Tây cũng như Ta là chuyển từ văn học. Và qua

Ngày đăng: 24/10/2013, 19:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan