8 tâm trạng nên “cai ”của dân văn phòng

4 410 0
8 tâm trạng nên “cai ”của dân văn phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

8 tâm trạng nên “cai ”của dân văn phòng Khi làm việc, mỗi người đều mang một tâm trạng khác nhau, để giữ cho mình tâm trạng ổn định là điều không phải ai cũng có thể làm được. Cảm xúc khi quá đà đôi khi mang lại những kết quả không mong muốn. Phiền muộn, lo lắng quá mức Ai trong chúng ta cũng có mối lo lắng khác nhau, tuy nhiên nên giữ ở một mức độ nhất định, tránh kéo dài tình trạng này, cho dù bạn gặp phải nhiều điều thực sự phiền muộn, hoang mang và lo lắng, thay vì rầu rĩ cả ngày hãy can đảm đối diện với thực tế theo hướng tích cực. Hạnh phúc quá mức Cuộc sống đôi khi mang lại cho ta những điều tốt đẹp bất ngờ như: buổi đoàn tụ gia đình được chờ đợi từ rất lâu; trúng xổ số . Niềm vui và hạnh phúc là điều tốt, nhưng bạn có biết rằng sự vui vẻ quá mức có thể gây hưng phấn tột độ của hệ thần kinh trung ương, kích thích thần kinh giao cảm và điều này hoàn toàn không có lợi cho người có bệnh về tim mạch. Đau buồn quá mức Khi gặp phải điều bất hạnh như chia tay ngươi yêu, bạn bè chia xa, mất người thân… đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí chúng ta, tốt nhất là học cách tự kiểm soát cảm xúc. Không nên đi vào ngõ cụt, chỉ nghĩ đến đau buồn, hãy thoát khỏi tình trạng trên bằng cách nói chuyện tâm sự với người thân, bè bạn, bác sĩ tâm lí nhanh chóng giúp mình vượt qua gánh nặng tâm lí. Sự hoài nghi, nghi ngờ quá mức Sự nghi ngờ thiếu tin tưởng người khác có thể tạo thành thói quen tư duy dẫn đến những biến thái tâm lí khó lường. Một người nếu quá hẹp hòi, thường xuyên nghi ngờ đồng nghiệp, bạn bè, gia đình một cách vô lý không những ảnh hưởng đến công việc, các mối quan hệ còn gây ra sự bất hòa trong gia đình và tâm lí của chính họ. Sự giận dữ, phẫn nộ quá mức Xung đột trong công việc là điều chúng ta thường gặp. Sự tranh cãi gay gắt sẽ không giải quyết được và chỉ khiến mâu thuẫn càng trở nên trầm trọng hơn. Hơn nữa, sự tức giận giống như con dao hai lưỡi, không chỉ làm tổn thương người khác mà còn gây tổn hại cho chính bạn. Khi tâm trạng đã bình tình hơn hãy cùng giải quyết mâu thuẫn, điều này tốt cho cả hai bên. Tiêu cực quá mức Khi phạm sai lầm, mắc lỗi trong công việc có thể dẫn đến một số tiêu cực về tâm lí hoặc tạo ra tâm trạng chán nán, thậm chí có người còn lựa chọn nghỉ việc. Những cách làm không sáng suốt và hợp lí rất có hại cho tâm lí và tinh thần . Nóng vội quá mức Một số người tính cách khá vội vàng nóng nảy, luôn muốn nhanh chóng thành công. Khi nguyện vọng và mục tiêu không thể đạt được theo lịch trình, họ sẽ nảy sinh tâm trạng bồn chồn, lo lắng. Trong thực tế, sự nóng vội này là hoàn toàn vô ích, ngược lại còn có hại cho sức khỏe. Quá thân thiện và quan tâm quá mức Nhiều phụ huynh do không đạt được nguyện vọng của mình thời tuổi trẻ đã kì vọng và ủy thác toàn bộ lên con cái, họ cho đó là tình yêu của cha mẹ, điều này tạo nên cho trẻ một gánh nặng tinh thần và áp lực tâm lí nghiêm trọng, oàn toàn không có lợi cho việc nuôi dưỡng khả năng độc lập làm chủ ở trẻ, đồng thời đưa lại cho trẻ nhiều căng thẳng lo lắng không cần thiết ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ. . 8 tâm trạng nên “cai ”của dân văn phòng Khi làm việc, mỗi người đều mang một tâm trạng khác nhau, để giữ cho mình tâm trạng ổn định là. cực về tâm lí hoặc tạo ra tâm trạng chán nán, thậm chí có người còn lựa chọn nghỉ việc. Những cách làm không sáng suốt và hợp lí rất có hại cho tâm lí

Ngày đăng: 24/10/2013, 15:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan