Phụ nữ nói không với bệnh loãng xương

5 309 0
Phụ nữ nói không với bệnh loãng xương

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phụ nữ nói không với bệnh loãng xương Bệnh loãng xươngbệnh lý của hệ thống xương với biểu hiện giảm khối lượng xương do giảm canxi, xương trở nên yếu, giòn và dễ gãy, đặc biệt ở các vị trí cột sống, khớp háng, cổ tay. Tỷ lệ phụ nữ bị loãng xương cao hơn nam giới 8 -10 lần. Tại sao xương bị phá hủy? Xương của cơ thể người được ví như một cơ thể sống, trong đó tồn tại và cạnh tranh của hai loại tế bào là hủy cốt bào và tạo cốt bào. Các tế bào hủy cốt bào gắn lên bề mặt xương và tiết ra các axít và các men gây phân hủy xương. Và kết quả là canxi từ xương sẽ được tống vào dòng máu để tham gia vào hoạt động của nhiều các chức năng sống quan trọng. Kết quả của quá trình đó là tạo nên các lỗ khuyết (hốc) và các tế bào hủy cốt bào bị chết. Các tế bào tạo cốt bào sẽ tập trung dồn vào các lỗ khuyết xương do hủy cốt bào tạo ra, tạo nên chất nền từ một loại pro tein đặc biệt, canxi từ máu sẽ được tóm bắt gắn vào chất nền và lấp đầy các lỗ khuyết xương - các lỗ khuyết được lấp đầy bởi chất xương mới. Ở những người khỏe mạnh, hai quá trình hủy xương và tạo xương luôn ở trạng thái cân bằng. Khi bị loãng xương, đột ngột tăng hoạt tính của các tế bào hủy cốt bào, trong xương hình thành nhiều các điểm hủy xương và các tế bào tạo cốt bào không kịp sửa chữa (lấp đầy) các lỗ khuyết bằng chất xương mới. Xương bị mất nhiều canxi trở lên mỏng, giòn và dễ gãy. Khi nào xương bị phá hủy? Sau 30 tuổi, dự trữ canxi trong xương bắt đầu giảm. Trong cơ thể phụ nữ, hoạt tính của các tế bào hủy cốt bào kiểm soát estrogen-hormon sinh dục có nhiệm vụ theo dõi và duy trì hàm lượng canxi trong xương. Ở tuổi mãn kinh, cơ thể ngừng tiết estrogen và các tế bào hủy cốt bào bắt đầu quá trình hủy xương không có sự kiểm soát. Quá trình hủy xương diễn ra trầm trọng ở 3 năm đầu của giai đoạn mãn kinh, mỗi năm có thể mất khoảng 1kg khối lượng xương. 3 - 5 năm sau, tốc độ mất xương giảm dần. Có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến quá trình hủy xương không thể hồi phục (loãng xương) ở tuổi trẻ như: cơ thể gầy còm, thân hình mảnh khảnh, mật độ xương thấp, gãy xương, dùng nhiều hormon tuyến giáp trong chữa trị bệnh lý tuyến giáp, dùng hormon, các corticoid lâu dài trong điều trị bệnh hen, bệnh thấp khớp ., cắt dạ dày, cắt buồng trứng, bệnh tiêu hóa, chế độ ăn thiếu canxi, thiếu vitamin D, cuộc sống tĩnh tại ít vận động, tình trạng bất động lâu ngày do bệnh tật. Lao động thể lực căng thẳng, ví dụ nữ VĐV một số môn thể thao. Triệu chứng của bệnh Ở hầu hết các bệnh nhân, loãng xương diễn biến âm thầm, không triệu chứng cho đến khi xảy ra biến chứng gãy xương. Một số người cảm thấy hay bị đau mỏi, thậm chí đau nhức trong xương, đặc biệt khi vận động, cảm giác chân bị yếu đi, đau cột sống vùng thắt lưng và cổ. Người bị mắc bệnh loãng xương thường có nguy cơ cao bị gãy xương khi té ngã. Chẩn đoán loãng xương có dễ không? Bệnh loãng xương rất nguy hiểm vì thường trong thời gian dài bệnh không có biểu hiện triệu chứng. Đôi khi chỉ biểu hiện duy nhất là đau ở lưng khi đứng lâu, cảm giác đau giảm khi chuyển sang tư thế nằm. Hậu quả trầm trọng và nguy hiểm nhất của loãng xương là gãy cổ xương đùi, xương cổ tay, thường gặp ở tuổi trung niên và tuổi già. 50% số người bị gãy cổ xương đùi bị tàn phế suốt đời, 25% bị chết trong vòng 3 năm sau khi bị gãy, chỉ có 25% là hồi phục tốt. Để chẩn đoán loãng xương người ta dùng phương pháp chụp Xquang và đo mật độc xương. Phương pháp đo mật độ xương giúp phát hiện sớm tình trạng loãng xương. Để chẩn đoán và chữa trị loãng xương, chị em có thể đến khám các bác sĩ chuyên khoa nội tiết, xương khớp hoặc phụ khoa. Phòng và điều trị loãng xương Loãng xương có thể điều trị được, tuy nhiên không thể hồi phục hoàn toàn, nên công tác dự phòng là quan trọng nhất. Công tác phòng ngừa loãng xương cần phải được tiến hành từ khi còn trẻ (25-30 tuổi). Cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể là bước khởi đầu thiết yếu trong phòng ngừa và điều trị loãng xương . Canxi có nhiều trong sữa, cá, tôm, cua, đậu tương, đậu cô ve, đậu Hà Lan và các loại đỗ, rau ngót, rau giền, rau bí. Cách thông dụng để tăng lượng canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày là: - Tăng cường ăn các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C, vì vitamin C có tác dụng tăng cường khả năng hấp thụ canxi của xương. - Hạn chế uống cà phê, rượu bia, không hút thuốc lá. - Chữa trị tốt các bệnh đường tiêu hóa nếu có. - Ăn uống điều độ, đủ các chất để duy trì cân nặng ở mức hợp lý. - Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập rèn luyện sức bền như đi bộ nhanh, chạy việt dã, bơi . Tập luyện làm tăng sự lưu thông máu trong xương, tăng khả năng hấp thụ canxi của xương, làm xương trở nên rắn chắc hơn. Khi đã bị loãng xương thì việc chữa trị tiến hành càng sớm càng đạt hiệu quả. Khi phát hiện bị loãng xương cần phải uống viên chứa canxi kết hợp vitamin D, cũng như một số thuốc hạn chế sự hủy xương (ví dụ bisphosphonate .) trong thời gian 3 - 5 năm. Kết hợp chế độ ăn và tâp luyện hợp lý, chữa trị các bệnh mạn tính đường tiêu hóa. . Phụ nữ nói không với bệnh loãng xương Bệnh loãng xương là bệnh lý của hệ thống xương với biểu hiện giảm khối lượng xương do giảm canxi, xương trở. và cổ. Người bị mắc bệnh loãng xương thường có nguy cơ cao bị gãy xương khi té ngã. Chẩn đoán loãng xương có dễ không? Bệnh loãng xương rất nguy hiểm vì

Ngày đăng: 24/10/2013, 11:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan