MỐI QUAN hệ GIỮA tỷ GIÁ hối đoái và lãi SUẤT

26 673 4
MỐI QUAN hệ GIỮA tỷ GIÁ hối đoái và lãi SUẤT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

khóa luận, luận văn, chuyên đề, tiểu luận, báo cáo, đề tài

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH T Ế TP HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Đề tài số 6: MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI LÃI SUẤT GVHD: Trương Minh Tuấn Nhóm: 9 Lớp: KT02 Danh sách nhóm 9 Họ tên Số tt Chữ ký Vũ Thị Hiền 38 Nguyễn Thị Ngọc Ly Nguyễn Thị Tuyết Ngân 81 Lê Thị Hồng Nhung 91 Lê Nguyễn Thế Trung 148 Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái lãi suất I. Mở đầu Như chúng ta đã biết, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu khối lượng tiền tệ trong lưu thông thay đổi, thì giá trị đại diện của một đơn vị tiền tệ sẽ thay đổi. Từ đó, giá cả hàng hóa, giá trị tài sản thu nhập của nhân dân, cũng như thu nhập quốc dân thay đổi. Do vậy, bằng cách tạo ra các biến động về tiền tệ, ngân hàng trung ương có thể hướng dẫn những biến động nhất đọng trong đời sống hoạt động kinh tế của quốc gia, của cộng đồng. Tổng hợp những phương thức mà qua đó ngân hàng trung ương tạo ra các biến động về tiền tệ nói trên hợp thành chính sách tiền tệ. Như vậy, chúng ta có thể hiểu, chính sách tiền tệ là tổng hòa những phuong thức mà ngân hàng trung ương thông qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định. Nó là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của chính phủ. Nhằm mục tiêu đó là tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm kiểm soát lạm phát. Để thực thi chính sách tiền tệ, thực hiện chức năng vai trò của mình, ngân hàng trung ương đã sử dụng hàng loạt các công cụ như: tỷ lệ dự trũ bắt buộc, lãi suất, nghiệp vụ thị trường “ mở”, tỷ giá hối đoái…mối công cụ có cơ chế vận hành riêng ưu nhược điểm khác nhau. Do đó tùy thuộc vào điều kiện thực tế của nền kinh tế để sử dụng cúng ột cách phù hợp, hiệu quả. Trong phạm vi bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi chỉ phân tích hai trong số các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ. Đó là, lãi suất, tỷ giá hối đoái mối quan hệ giữa hai công cụ này. II. Một số khái niệm cơ bản. I.1. Tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là đại lượng biểu thị mối tương quan về mặt giá trị giữa hai đồng tiền. Nói cách khác, tỷ giá hối đoáigiá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng một số lượng đơn vị tiền tệ của nước khác. Sự biến đổi của tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt đông kinh tế, từ hoạt động xuất nhập khẩu đến sản xuất kinh doanh tiêu dùng Trang 1 Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái lãi suất trong nước qua biến đổi của giá cả hàng hóa. Do vậy, tỷ giá hối đoái là một công cụ để ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ của mình. Tuy nhiên, khi vận dụng công cụ này không phải là việc ngân hàng trung ương đẩy tỷ giá lên cao hay kéo tỷ giá xuống thấp, mà là ổn định tỷ giá ở một mức độ nào đó được coi là hợp lý, phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế của đất nước trong từng giai đoạn, để tác động chung cuộc của nó đối với kinh tế là tốt nhất. Khi vận hành công cụ tỷ giá hối đoái, ngân hàng trung ương có thể ấn định, hoặc thả nổi tỷ giá theo quan hệ cung - cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Giữa hai thái cực: tỷ giá cố định tỷ giá thả nổi hoàn toàn, còn có nhiều tỷ giá khác như: tỷ giá cố định nhưng di động khi cần thiết, tỷ giá thả nổi có quản lý. Tỷ giá cố định tỷ giá thả nổi hoàn toàn đều có những nhược điểm cơ bản. Cụ thể, cung cầu ngoại hối biến đổi không ngừng, do vậy, nếu ngân hàng trung ương ấn định một mức tỷ giá cố định, thì có nghĩa là ngân hàng trung ương đã vi phạm một trong những quy luật kinh tế khách quan( quy luật cung - cầu). Còn nếu như thả nổi tỷ giá cho quan hệ cung - cầu ngoại hối quyết định thì tình trạng thăng trầm của tỷ giá hối đoái là tất yếu xẩy ra, kéo theo nó là sự thăng trầm của nền kinh tế. Tỷ giá cố định nhưng di động khi cần thiết là tỷ giá do ngân hàng trung ương ấn định, nhưng tùy theo tình hình, tỷ giá đó có thể được ấn định lại cho gần sát với tỷ giá thực tế. Cách vận hành này chỉ có hiệu quả khi tình hình ngoại hối biến đổi chậm. Còn trường hợp tình hình ngoại hối biến động thường xuyên, một sự chậm trễ trong thay đổi tỷ giá ấn định thường gây thiệt hại cho các ngành hoạt động kinh tế trong nước. Tỷ giá thả nổi có sự quản lý là tỷ giá được hình thành trên cơ sở quan hệ cung- cầu ngoại hối, nhưng khi cần thiết, ngân hàng trung ương có thể can thiệp bằng những biện pháp thích hợp, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào quan hệ cung - cầu ngoại tệ, từ đó có thể ổn định được tỷ giá. Biện pháp chủ yếu mà các ngân hàng trung ương thường dùng để tác dụng vào quan hệ cung - cầu ngoại tệ là sử dụng dự trữ ngoại hối quỹ bình ổn hối đoái. Cụ thể, khi tỷ giá hối đoái tăng cao, ngân hàng trung ương tung ngoại tệ bán, làm cho khả năng cung ngoại tệ trên thị trường tăng lên, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. Tỷ giá sẽ từ từ giảm xuống. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái Trang 2 Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái lãi suất giảm, ngân hàng trung ương sẽ mua vào ngoại tệ, làm cho cầu ngoại tệ tăng lên, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tỷ giá hối đoái sẽ từ từ tăng lên. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là, việc ngân hàng trung ương bán hoặc mua ngoại tệ sẽ có ảnh hưởng làm cho khối tiền tệ giảm hoặc tăng. Do đó, nếu ngân hàng trung ương không muốn điều này xảy ra, thì nó có thể thực hiện nghiệp vụ thị trường mở để trung hòa ảnh hưởng nói trên, nhất là trong trường hợp ảnh hưởng đó làm trầm trọng trêm áp lực lạm phát. Mặt khác, để áp dụng được biện pháp này hiệu quả, đòi hỏi khối lượng dự trữ ngoại hối phải đủ lớn. Do đó, đối với các nước đang phát triển, việc áp dụng các biện pháp này có những hạn chế. I.2. Lãi suất. Lãi suấtgiá cả của quyền sử dụng vốn, việc thay đổi lãi suất sẽ kéo theo sự biến đổi của chi phí tín dụng, từ đó tác động đến việc thu hẹp hay mở rộng khối lượng tín dụng trong nền kinh tế. Do đó, lãi suất là một trong những công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ. Thực tế cho thấy tùy theo điều kiện thực tế trình độ phát triển của thị trường tài chính. Ngân hàng trung ương có thể sử dụng công cụ lãi suất để điều hành chính sách tiền tệ như sau: −Ngân hàng trung ương kiểm soát trực tiếp lãi suất thị trường bằng cách quy định các loại lãi suất:  Lãi suất tiền gửi lãi suất cho vay theo từng kỳ hạn.  Sàn lãi suất tiền gửi tràn lãi suất cho vay để tạo khung lãi suất giới hạn.  Công bố lãi suất cơ bản cộng với biên độ giao dịch. Dựa vào các loại lãi suất đã được ấn định, ngân hàng trung gian áp dụng để dao dịch kinh doanh với khác hàng. Cơ chế này đã tồn tại ở Việt Nam trong thời kỳ áp dụng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, cũng như ở các nước đang phát triển trước đây. Một trong những lý do chính để giải thích tại sao ngân hàng trung ương không để thị trường quyết định lãi suất mà phải quy định chặt chẽ lãi suất nhue vậy là vì trình độ phát triển thị trường tiền tệ còn thấp, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trung gian còn kém. −Ngân hàng trung ương áp dụng chính sách tự do hóa để lãi suất tự hình thành theo cơ chế thị trường để can thiệp vào lãi suất thị trường, ngân hàng trung ương có thể gián tiếp can thiệp thông qua các chính sách: Trang 3 Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái lãi suất  Công bố lãi suất cơ bản để hường dẫn lãi suất thị trường.  Sử dụng công cụ lãi suất tái cấp vốn kết hợp với lãi suất thị trường mở để can thiệp điều chỉnh lãi suất thị trường. Tái cấp vốn là một phương pháp mà qua đó ngân hàng trung ương sẽ cung ứng tiền cho nền kinh tế thông qua cơ chế thông quaviệc cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian trên cơ sở nhận tái chiết khấu, tái cầm cố các chứng từ có giá của các ngân hàng trung gian. Nếu chính sách của ngân hàng trung ương là muốn bành trướng khối tiền tệ, ngân hàng trung ương sẽ khuyến khích các ngân hàng trung gian trong việc đi vay bằng cách hạ thấp lãi suất tái chiết khấu những điều kiện tái chiết khấu cũng được dễ dãi. Trong trường hợp này, ngân hàng trung gian đi vay sẽ ít tốn kém hơn nên cũng có khuynh hướng giảm bớt lãi suất cho vay. Ngược lại, khi ngân hàng trung ương muốn giảm bớt cơ hội làm tăng khối tiền tệ, sẽ thực hiện nâng lãi suất chiết khấu, thay đổi điều kiện tái chiết khấu theo hướng khó khăn hơn. Điều này sẽ hạn chế nhu cầu đi vay của các ngân hàng trung gian, gián tiếp gây áp lực buộc các ngân hàng trung gian nâng lãi suất cho vay. Ngoài việc gián tiếp làm thay đổi lãi suất, chính sách tái chiết khấu của ngân hàng trung ương còn có vai trò quan trọng khi nó giúp các ngân hàng trung gian khai thông năng lực thanh toán, nhờ đó có thể cứu vãn được những cơn sụp đổ tài chính- ngân hàng. Cụ thể, khi các ngân hàng bị đe dọa phá sản, ngân hàng trung ương sẽ cấp dự trú cho chúng thông qua tái chiết khấu, tái cầm cố các chứng từ có giá, từ đó khôi phục được khả năng thanh toán của ngân hàng này. Vai trò này ngày càng trở nên quan trọng hơn, bởi vì chúng ta đang trải qua những khó khăn ngày càng nhiều của hệ thống ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên chính sách tái chiết khấu cũng có những hạn chế nhất định: −Thứ nhất, có thể tạo cho các ngân hàng trung gian tính ỷ lại của các ngân hàng trung gian. −Thứ hai, ngân hàng trung ương có thể thay đổi lãi suất tái chiết khấu, nhưng không thể bắt buộc các ngân hàng trung gian phải đi vay. Nghĩa là ngân hàng trung ương bị lệ thuộc vào nhu cầu của các ngân hàng trung gian khi sử dụng công cụ này. Từ đó, các nhà kinh tế có đề xuất những biện pháp cải cách công cụ tái cấp vốn. Đề xuất được sự đồng tình rộng rãi nhất là đề xuất gắn lãi suất tái chiết khấu với một lãi suất thị trường, vì nhận thấy nhiều điểm lợi: Trang 4 Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái lãi suất −Hầu hết những biến động trong khoảng cách giữa lãi suất thị trường lãi suất tái chiết khấu sẽ bị loại trừ, điều này sẽ xóa bỏ được một nguyên nhân chính gây ra các biến động trong khối lượng các khoản xin tái chiết khấu. −Thứ hai, ngân hàng trung ương vẫn có thể tiếp tục sử dụng công cụ tái cấp vốn để thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng, mà không sợ các ngân hàng lợi dụng. Bởi vì lúc này các ngân hàng trung gian sẽ không còn đi vay ở của sổ chiết khấu để sinh lợi được nữa, bắt buộc nó phải cân nhắc kỹ trước khi dẫn thân vào một cuộc mạo hiểm trong kinh doanh. Thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất đòi hỏi nền kinh tế cần phải có những điều kiện cơ bản nhất định:  Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.  Hành lang pháp lý ổn định, hoàn chỉnh đồng bộ.  Hệ thống ngân hàng hoạt động hữu hiệu, có sức mạnh cạnh tranh cao.  Thị trường tài chính vận hành có hiệu quả.  Các nguồn lực trong nước được phân phối sử dụng hợp lý. Trong xu thế hội nhập, việc thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất là cần thiết, song cần tiến hành một cách thận trọng, cân nhắc kỹ càng, tránh nóng vội để có thể loại bỏ được những tác động tiêu cực của nó đối với nền kinh tế - xã hội. Có thể nói, lãi suất vừa là đối tượng quản lý, vừa là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ. Lãi suất nếu được sử dụng đúng đắn phù hợp với những điều kiện, tình hình kinh tế trong từng thời kỳ nhất định sẽ có tác dụng trực tiếp đến kiểm soát lạm phát, kích thích tiết kiệm đầu tư phát triển, cũng như ảnh hưởng đến những thay đổi của tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ với cán cân thanh toán quốc tế. Ngược lại nếu sử dụng nó cứng nhắc, không phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế, lãi suất lại trở thành vật cản kìm hãm trói buộc nền kinh tế. III. Mối quan hệ giữa lãi suất tỷ giá hối đoái. I.3. Lý thuyết về các mối quan hệ giữa các công cụ điều chỉnh chính sách tiền tệ Trang 5 Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái lãi suất Lãi suất tỷ giá hối đoái là 2 trong số những công cụ quan trọng để Chính phủ điều hành nền kinh tế vĩ mô của một nước. Tuy là 2 công cụ khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Trước khi nghiên cứu mối quan hệ này, ta cần nghiên cứu một số những quy luật sau: 1. Quy luật ngang giá lãi suất. Trước hết chúng ta cùng giả định là các doanh nghiệp tham gia trên thị trường ngoại hối là không thích rủi ro. Do đó, khi các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài để tận dụng chênh lệch lãi suất ở nước ngoài cao hơn lãi suất trong nước thì các doanh nghiệp sẽ phòng ngừa rủi ro bằng cách dử dụng thị trường kỳ hạn. Chúng ta gọi chiến lược kinh doanh này là kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa. Kinh doanh lãi suất có phòng ngừa có xu hướng tạo ra mối quan hệ lãi suất giữa hai quốc gia phần bù hoặc chiết khấu kỳ hạn. Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa có liên quan đến việc đầu tư ra nước ngoài phòng ngừa để chống lại rủi ro về tỷ giá. Tỷ suất sinh lợi đầu tư ra nước ngoài, thông qua phòng ngừa rủi ro bằng cách sử dụng thị trường có kì hạn đã làm cho nhà đầu tư nhận được tỷ suất sinh lợi thặng dư cao hơn đầu tư trong nước. Nhưng tỷ suất thặng dư này sẽ nhanh chóng không còn nữa vì thị trường lúc nào cũng thông minh, lựa chọn phương án kinh doanh có khả năng sinh lợi cao, kết quả là thị trường ngoại hối thị trường kinh tế sẽ bị tác động ngay sau đó. Nếu chúng ta thừa nhận rằng, lãi suất chỉ được điều chỉnh cho đến khi tỷ giá của đồng tiền ngoài đủ thấp dưới mức tỷ giá giao ngay để bù đắp cho ưu thế về lãi suất. Lãi suất ở nước ngoài cao hơn lãi suất trong nước, nhưng nhà đầu tư trong nước có thể kiếm được lợi nhuận từ kinh doanh chênh lệch Trang 6 Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái lãi suất lãi suất có phòng ngừa cho đến khi tỷ giá kì hạn thấp hơn tỷ giá giao ngay đúng bằng chênh lệch lãi suất. Theo đó, với hai nước cho sẵn thì quốc gia nào có lãi suất cao hơn lãi suất nước ngoài, đồng tiền của quốc gia đó sẽ mất một khoản chiết khấu kỳ hạn (forward discount) trên tỷ giá kỳ hạn bằng với chênh lệch lãi suất trong nước so với lãi suất nước ngoài. Ngược lại, quốc gialãi suất trong nước thấp hơn lãi suất nước ngoài sẽ nhân được một phần bù kì hạn (forward premium) trên tỷ giá kỳ hạn. Mối quan hệ này có thể diễn đạt bằng công thức sau: F n =S t (1+p) p = (1+I h )/(1+I f )-1 F n : tỷ giá kỳ hạn S t : tỷ giá giao ngay p: phần bù hoặc chiết khấu kỳ hạn I h : lãi suất trong nước I f : Lãi suất ngoài (Tỷ giá giao ngay: các giao địch ngoại hối ngay tức thời ở một mức tỷ giá. Mức tỷ giá này là tỷ giá giao ngay) 2. Lý thuyết ngang giá sức mua - PPP Xét về mặt lý thuyết, nếu các yếu tố khác nhau, khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng tương đối so với lạm phát của một nước khác, mức cầu đồng tiền của nước đó giảm do giá cao hơn. Ngoài ra, người tiêu dùng các công ty trong nước có lạm phát cao có xu hướng tăng nhập khẩu. Cả hai lực này làm tăng áp lược giả giá đồng tiền của nước có lạm phát cao. Tỷ lệ lạm phát thường khác nhau giữa các quốc gia, tạo nên những kiểu mẫu mậu dịch quốc tế để điều chỉnh thích hợp ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái. Trang 7 Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái lãi suất Một trong những lý thuyết nổi tiếng nhất gây nhiều tranh cãi nhất trong tài chính quốc tế là thuyết ngang giá sức mua, tập trung vào mốt liên hệ giữa lạm phát tỷ giá hối đoái có nhiều hình thức khác nhau của lý thuyết này. Theo hình thức tuyệt đối, còn được gọi là “luật một giá” cho rằng giá cả của các sản phẩm giống nhau của hai nước khác nhau sẽ bằng nhau khi tính bằng một đồng tiền chung. Nếu có chênh lệch trong một giá cả được tính bằng một đồng tiền chung hiện hữu, mức cầu sẽ dịch chuyển để các giá cả này gặp nhau. Hình thức tương đối của lý thuyết này là một hình thức khác giải thích cho khả năng bất hoàn hảo của thị trường như chi phí vận chuyển, thuế quan hạn ngạch. Hình thức này công nhận rằng do bất hoàn hảo của thị trường, giá cả của những sản phẩm giống nhau ở các nước khác nhau sẽ không nhất thiết bằng nhau khi tính bằng một đồng tiền chung. Tuy nhiên, tỷ lệ thay đổi trong giá cả sẽ phần nào giống nhau khi được tính băng một đồng tiền chung miễn là chi phí vận chuyển các hàng rào mậu dịch không thay đổi. P h , I h chỉ số giá cả, tỷ lệ lạm phát trong nước. P f , I f chỉ số giá cả, tỷ lệ lạm phát ngoài nước. Nếu P h =P f . Do lạm phát giá cả trong nước P h (1+I h ) chỉ số giá ngoài nước P f (1+I f ) khác nhau do tỷ lệ lạm phát khác nhau. Theo quy luật ngang giá thì chỉ số giá ngoài nước P f (1+I f )(1+e f ). Nếu I h >I f sức mua hàng hóa ngoài nước lớn hơn trong nước. Phần trăm thay đổi đồng tiền ngoại tệ (e f ) thay đổi để duy trì ngang giá trong chỉ số giá cả mới. P f (1+I f )(1+e f ) = P h (1+I h ) e f = P h (1+I h )/[P f (1+I f )]- 1 P h =P h ⇒ e f = (1+I h )/(1+I f ) –1 I h >I f thì e f >0 ngoại tệ tăng giá khi lạm phát trong nước vượt quá lạm phát ở nước ngoài. Ngược lại, I h <I f thì e f <0 đồng ngoại tệ giảm giá khi lạm phát ở nước ngoài cao hơn trong nước. Dùng ngang giá sức mua để đánh giá biến động của đồng tiền trong tương lai. Giá trị mới của tỷ giá giao ngay của một đồng tiền nào đó (S t+1 ) sẽ là một hàm số của tỷ giá giao ngay ban đầu đã có trong tình trạng cân bằng (S t )và chênh lệch lạm phát, như dưới đây: S t+1 = S t [1+(I h -I f )] Trang 8 . tiền tệ. Đó là, lãi suất, tỷ giá hối đoái và mối quan hệ giữa hai công cụ này. II. Một số khái niệm cơ bản. I.1. Tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái là đại lượng. biểu thị mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá như sau: Mối quan hệ giữa lãi suất trên thị trường tiền tệ với tỷ giá trên thị trường hối đoái sẽ

Ngày đăng: 24/10/2013, 11:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan