Công ty chứng khoán và sự thành công của công ty cổ phần chứng khoán sài gòn

21 327 0
Công ty chứng khoán và sự thành công của công ty cổ phần chứng khoán sài gòn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

khóa luận, luận văn, chuyên đề, tiểu luận, báo cáo, đề tài

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Đề tài: CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Bùi Kim Yến Trình bày: Nhóm 4 – Lớp Ngân hàng Đêm 5 K18 1. Nguyễn Hữu Hoàn – Tổng hợp, trình bày 2. Huỳnh Trung Hiếu – Thực tế sự thành công của SSI 3. Nguyễn Thái Bình Dương – Thực tế sự thành công của SSI 4. Phan Thị Tuyết Oanh – Lý thuyết Công ty chứng khoán THÁNG 01 NĂM 2010 LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tích vốn trong xã hội tăng lên trở nên đa dạng, phong phú. Người thì cần vốn cho mục đích tiêu dùng hay đầu tư, người thì vốn nhàn rỗi muốn cho vay để sinh lời. Đầu tiên, họ tìm gặp nhau trực tiếp trên sở quen biết. Tuy nhiên sau đó, khi cung cầu vốn không ngừng tăng lên thì hình thức vay, cho vay trực tiếp dựa trên quan hệ quen biết không đáp ứng được Vậy cần phải một thị trường cho cung cầu gặp nhau, đáp ứng các nhu cầu tài chính của nhau – đó là thị trường tài chính. Thông qua thị trường tài chính, nhiều khoản vốn nhàn rỗi được huy động vào tiêu dùng, đầu tư, tạo đòn bảy cho phát triển kinh tế. Căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn, thị trường tài chính bao gồm: 1. Thị trường tiền tệ: mua bán, trao đổi các công cụ tài chính ngắn hạn dưới một năm. 2. Thị trường vốn: mua bán, trao đổi các công cụ tài chính trung dài hạn. Vậy, ban đầu nhu cầu vốn cũng như tiết kiệm trong dân chưa cao nhu cầu về vốn chủ yếu là vốn ngắn hạn. Theo thời gian, sự phát triển kinh tế, nhu cầu về vốn dài hạn cho đầu tư phát triển ngày càng cao. Chính vì vậy, thị trường vốn đã ra đời để đáp ứng các nhu cầu này. Để huy động được vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua hình thức tài chính gián tiếp, Chính phủ doanh nghiệp còn huy động vốn thông qua hình thức phát hành chứng khoán. Khi một bộ phận các chứng khoán giá trị nhất định được phát hành, thì xuất hiện nhu cầu mua, bán chứng khoán; đây chính là sự ra đời của Thị trường chứng khoán với tư cách là một bộ phận của Thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua, bán trao đổi chứng khoán các loại. Xuất phát từ nhu cầu môn học, nhóm 4 lớp Ngân hàng đêm 5 K18 chọn đề tài “Công ty chứng khoán sự thành công của Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn” để làm bài nghiên cứu bổ sung kiến thức nền về loại hình công ty chứng khoán trong môn học. Trong quá trình nghiên cứu viết bài kiến thức chưa thật sự hoàn chỉnh nên không tránh khỏi sai sót. Kính mong góp ý thêm để nhóm rút kinh nghiệm về cách trình bày củng cố kiến thức về công ty chứng khoán nói riêng thị trường tài chính nói chung nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu sâu hơn sau này. Trân trọng cảm ơn cô! A. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN: 1. Sự cần thiết của công ty chứng khoán: Nguyên tắc hoạt động bản nhất của thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung gian. Theo nguyên tắc này, mọi hoạt động mua bán diễn ra trên thị trường chứng khoán đều phải thông qua tổ chức trung gian, đó là công ty chứng khoán. Theo quy định tại Việt Nam, “Công ty chứng khoáncông ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập hợp pháp tại Việt Nam, được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số loại hình kinh doanh chứng khoán: môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.” 2. Vai trò của công ty chứng khoán: Vai trò của công ty chứng khoán được thể hiện qua các nghiệp vụ của công ty chứng khoán. 2.1. Vai trò huy động vốn: Vai trỏ này được thể hiện thông qua các hoạt động bảo lãnh phát hành môi giới chứng khoán mà theo đó công ty chứng khoán làm cầu nối đồng thời là các kênh dẫn cho vốn chảy từ một hay một số bộ phận nào đó của nền kinh tế thừa vốn đến các bộ phận khác của nền kinh tế đang thiếu vốn. 2.2. Vai trò cung cấp một chế giá cả: Các sở giao dịch chứng khoán thông qua vai trò cung cấp chế giá cả tiến hành niêm yết giá cổ phiếu của các công ty hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, các công ty chứng khoán còn chức năng tham gia can thiệp trên thị trường, góp phần điều tiết giá chứng khoán. 2.3. Vai trò cung cấp một chế chuyển ra tiền mặt: Các công ty chứng khoán đảm nhận vai trò chuyển đổi tiền mặt thành chứng khoán giá ngược lại. 2.4. Thực hiện tư vấn đầu tư: Với kinh nghiệm hiểu biết trong ngành, các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư giúp các nhà đầu tư định hướng trong đầu tư. 2.5. Tạo ra các sản phẩm mới: Ngoài chứng khoán là sản phẩm chủ yếu, các công ty chứng khoán còn bán trái phiếu chính phủ, chứng quyền, trái quyền, các hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn các sản phẩm lai tạo khác phù hợp với thay đổi trên thị trường môi trường kinh tế. 3. Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán: Hiện nay, 2 loại mô hình phổ biến: Công ty chuyên doanh chứng khoán Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ chứng khoán. 3.1. Công ty chuyên doanh chứng khoán: Theo mô hình này, công ty chứng khoán là một công ty độc lập, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán. Các ngân hàng không được trực tiếp tham gia. 3.2. Công ty đa năng kinh doanh tiền tệ chứng khoán: Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm kinh doanh tiền tệ. Mô hình này được chia thành 2 loại: - Loại đa năng một phần: các ngân hàng thành lập công ty hạch toán độc lập kinh doanh chứng khoán hoặc kinh doanh bảo hiểm. - Loại đa năng hoàn toàn: các ngân hàng được kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm bên cạnh hoạt động kinh doanh tiền tệ. 4. cấu tổ chức: cấu của công ty chứng khoán tùy thuộc vào loại nghiệp vụ mà công ty đó thực hiện quy mô hoạt động của phải đảm bảo tách bạch giữa hoạt động tư doanh với hoạt động môi giới quản lý doanh mục đầu tư gồm 2 khối công việc: 4.1. Khối I: Thực hiện mua bán kinh doanh chứng khoán như: tự doanh, môi giới, bảo lãnh phát hành, tư vấn tài chính đầu tư chứng khoán, quản lý doanh mục đầu tư. Đây là khối mang lại thu nhập chính cho công ty chứng khoán thường do một phó giám đốc phụ trách trực tiếp. 4.2. Khối II: Khối này thực hiện các công việc hỗ trợ cho khối I như tổ chức hành chính, kế toán, … cũng thường do một phó giám đốc trực tiếp phụ trách. 5. Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán: 5.1. Môi giới chứng khoán: 5.1.1. Khái niệm: Môi giới chứng khoán là một hoạt động trong đó công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó. 5.1.2. Các nghiệp vụ trong hoạt động môi giới chứng khoán:  Mở tài khoản giao dịch: khi khách hàng đến giao dịch lần đầu, công ty chứng khoán phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán tài khoản tiền gửi thanh toán cho từng khách hàng trên sở hợp đồng được ký kết giữa khách hàng công ty.  Tư vấn cho khách hàng giao dịch chứng khoán.  Quản lý tiền chứng khoán của khách hàng: - Các công ty chứng khoán quản lý tiền chứng khoán của khách hàng tách biệt với tiền chứng khoán của chính công ty chứng khoán. Khách hàng giao dịch tại công ty chứng khoán phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại một ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn. - Các công ty chứng khoán phải gửi chứng khoán của khách hàng vào Trung tâm lưu ký chứng khoán trong vòng một ngày làm việc kể từ ngày nhận chứng khoán của khách hàng. Đồng thời trách nhiệm thông báo kịp thời, đầy đủ cho khách hàng về những quyền lợi phát sinh liên quan đến chứng khoán của khách hàng. Tất cả việc gửi, rút, chuyển khoản chứng khoán đều phải được thực hiện theo lệnh của khách hàng theo quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ thanh toán chứng khoán.  Nhận lệnh giao dịch: - Các công ty chứng khoán nhận lệnh giao dịch của khách hàng thông qua phiếu lệnh đã điền đầy đủ thông tin. - Người môi giới của công ty chứng khoán ghi nhận số thứ tự thời gian nhận lệnh. - Thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng. - Lưu giữ phiếu lệnh của khách hàng theo quy định của pháp luật. Các quy định trong nhận lệnh giao dịch của khách hàng: • Công ty chứng khoán chỉ được nhận lệnh của của khách hàng đủ tiền chứng khoán theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. • Mọi lệnh giao dịch chứng khoán phải được truyền qua trụ sở chính hoặc chi nhánh công ty chứng khoán trước khi nhập lệnh vào hệ thống giao dịch của Sở hay Trung tâm giao dịch chứng khoán. • Công ty chứng khoán phải công bố mức phí giao dịch chứng khoán trước khi khách hàng thực hiện giao dịch. 5.1.3. Chức năng của hoạt động môi giới chứng khoán: - Nối liền người bán người mua thông qua giao dịch tại các công ty chứng khoán. - Nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu, tư vấn của công ty chứng khoán thông qua việc cung cấp cho khách hàng các báo cáo nghiên cứu các khuyến nghị đầu tư. - Đáp ứng nhu cầu tâm lý của khách hàng khi cần thiết thông qua bộ phận nhân viên môi giới. 5.1.4. Các loại nhà môi giới:  Môi giới dịch vụ  Môi giới chiết khấu  Môi giới ủy nhiệm hay môi giới thừa hành  Môi giới độc lập (môi giới 2 đô la)  Nhà môi giới chuyên môn 5.2. Tự doanh chứng khoán: 5.2.1. Khái niệm: Tự doanh chứng khoán là nghiệp vụ mà trong đó công ty chứng khoán thực hiện mua bán chứng khoán cho chính mình nhằm mục đích thu lợi hoặc nhằm mục đích can thiệp điều tiết giá trên thị trường. 5.2.2. Các quy định về hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán: - Công ty chứng khoán phải đảm bảo đủ tiền chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch của khách hàng. - Ưu tiên thực hiện lệnh giao dịch của khách hàng trước lệnh giao dịch của chính mình. - Phải công bố cho khách hàng biết mình là đối tác trong trường hợp bộ phận tự doanh giao dịch với khách hàng không thu phí giao dịch của khách hàng trong trường hợp này. - Trong trường hợp lệnh mua/bán chứng khoán của khách hàng thể ảnh hưởng tới giá trị của loại chứng khoán đó, công ty chứng khoán không được mua/bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ 3 mua/bán loại chứng khoán đó. - Trong trường hợp khách hàng đặt lệnh giới hạn, công ty chứng khoán không được mua/bán cùng loại chứng khoán đó cho mình ở mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá của khách hàng trước khi lệnh của khách hàng được thực hiện. - Trong nghiệp vụ tự doanh, công ty chứng khoán không được: • Đầu tư vào cổ phiếu của công ty sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán. • Đầu tư quá 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết. • Đầu tư quá 15% số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức không niêm yết. 5.2.3. Các yêu cầu trong hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán:  Tách biệt quản lý : Các công ty chứng khoán phải sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh nghiệp vụ môi giới đồng thời phải đảm bảo sự tách bạch giữa tài sản của khách hàng tài sản của chính công ty. Ngoài ra, đội ngũ nhân viên thực hiện nghiệp vụ này phải hoàn toàn tách biệt với bộ phận nhân viên môi giới.  Ưu tiên khách hàng : Nhằm đảm bảo cho sự công bằng cho các khách hàng trong giao dịch chứng khoán, các công ty chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên khách hàng. Điều này nghĩa là lệnh giao dịch của khách hàng phải được xử lý trước lệnh tự doanh của chính công ty chứng khoán đó.  Bình ổn thị trường : Các công ty chứng khoán với khả năng chuyên môn nguồn vốn lớn của mình thể thông qua hoạt động tự doanh của mình góp phần điều tiết cung cầu, tham gia bình ổn giá cả của các loại chứng khoán trên thị trường 5.2.4. Quy trình nghiệp vụ trong hoạt động tự doanh: bao gồm các giai đoạn sau: - Xây dựng chiến lược đầu tư; - Khai thác, tìm kiếm hội đầu tư; - Phân tích, đánh giá chất lượng hội đầu tư; - Thực hiện đầu tư; - Quản lý đầu tư thu hồi vốn. 5.3. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành: 5.3.1. Khái niệm: Bảo lãnh phát hành là việc các tổ chức bảo lãnh giúp các tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết. 5.3.2. Các hình thức bảo lãnh phát hành:  Bảo lãnh cam kết chắc chắn: theo hình thức này, tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù phân phối hết hay không.  Bảo lãnh cố gắng tối đa: tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng tối đa. Số còn lại nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành. Theo hình thức này thì tổ chức bảo lãnh thỏa thuận làm đại lý phát hành cho tổ chức phát hành.  Bảo lãnh tất cả hoặc không: là phương thức mà theo đó, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh phải bán hết số chứng khoán dự định phát hành, nếu không phân phối hết sẽ hủy bỏ đợt phát hành.  Bảo lãnh với hạn mức tối thiểu: phương thức này kết hợp giữa phương thức bảo lãnh cố gắng tối đa phương thức bảo lãnh tất cả hoặc không. Theo đó, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định. Nếu số lượng chứng khoán bán ra dưới hạn mức này thì đợt phát hành sẽ được hủy bỏ toàn bộ số tiền đặt cọc mua chứng khoán sẽ được trả lại cho nhà đầu tư. Tại Việt Nam hiện chỉ áp dụng hình thức bảo lãnh cam kết chắc chắn nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế của nhà đầu tư cũng như gắn kết trách nhiệm của các công ty chứng khoán. 5.3.3. Điều kiện để được bảo lãnh phát hành chứng khoán: Các công ty chứng khoán được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành nếu đáp ứng các điều kiện sau: - Được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. - Không vi phạm pháp luật chứng khoán trong 6 tháng liên tục trước thời điểm bảo lãnh. - Tổng giá trị bảo lãnh phát hành không lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh. - Tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh trên 6% trong 3 tháng liền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành. Tổ chức bảo lãnh không được phát hành trong các trường hợp sau: - Tổ chức bảo lãnh phát hành độc lập hoặc cùng các công ty con của tổ chức bảo lãnh phát hành chủ sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành. - tối thiểu 30% vốn điều lệ của tổ chức bảo lãnh phát hành của tổ chức phát hành là do cùng một tổ chức nắm giữ. 5.4. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán: 5.4.1. Khái niệm: Tư vấn chứng khoán là đưa ra những lời khuyên, phân tích các tình huống hay thực hiện một số công việc tính chất dịch vụ cho khách hàng bao gồm: tư vấn chiến lược; tư vấn tái cấu tài chính, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp; tư vấn phát hành niêm yết chứng khoán, …. 5.4.2. Phân loại hoạt động tư vấn:  Theo đối tượng của hoạt động tư vấn: - Tư vấn cho người phát hành như: tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp; tư vấn về loại chứng khoán phát hành; tư vấn chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. - Tư vấn cho nhà đầu tư chứng khoán: tư vấn về thời điểm mua/bán chứng khoán, loại chứng khoán nên đầu tư, thời gian nắm giữ, tình hình diễn biến thị trường, xu hướng giá cả, ….  Theo hình thức của hoạt động tư vấn: gồm 2 hình thức: - Tư vấn trực tiếp - Tư vấn gián tiếp  Theo mức độ ủy quyền của hoạt động tư vấn: với nghiệp vụ này, nhà tư vấn tư vấn quyết định thay khách hàng theo mức độ ủy quyền của khách hàng. 5.5. Nghiệp vụ lưu ký chứng khoán: 5.5.1. Khái niệm: Lưu ký chứng khoán là hoạt động nhằm làm cho chứng khoán thể giao dịch trên thị trường tập trung. 5.5.2. Quyền nghĩa vụ của công ty chứng khoán trong hoạt động đăng ký chứng khoán: - Ghi chép chính xác, đầy đủ cập nhật thông tin kịp thời các chứng khoán đã đăng ký lưu ký. - Bảo quản, lưu trữ, thu thập, xử lý số liệu liên quan đến đăng ký chứng khoán. - Thực hiện kiểm soát nội bộ nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng hoặc người sở hữu chứng khoán. - Lập danh sách người sở hữu chứng khoán chứng khoán lưu ký tại công ty theo dõi tỷ lệ nắm giữ của người sở hữu chứng khoán. - Xây dựng quy trình đăng ký chứng khoán tại công ty 5.6. Nghiệp vụ tư vấn tài chính: Các công ty chứng khoán thực hiện các nghiệp vụ tư vấn tài chính bao gồm: - Tư vấn tái cấu tài chính doanh nghiệp, thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệp, …. - Tư vấn chào bán, niêm yết chứng khoán. - Tư vấn cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp. - Tư vấn tài chính khác phù hợp với quy định của pháp luật. 5.7. Các nghiệp vụ hỗ trợ: 5.7.1. Nghiệp vụ tín dụng: bao gồm: - Cho vay cầm cố chứng khoán. - Cho vay bảo chứng. - Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán 5.7.2. Nghiệp vụ quản lý thu nhập chứng khoán: nghiệp vụ này xuất phát từ việc công ty chứng khoán quản lý hộ chứng khoán cho khách hàng. B. SỰ THÀNH CÔNG CỦA CTCP CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN (SSI)

Ngày đăng: 24/10/2013, 11:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan