GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG

16 449 0
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO THỰC TẬP 2011 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG 3.1. Cơ hội và thách thức với sự phát triển của công ty chứng khoán Thăng Long năm 2011. 3.1.1. Cơ hội Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển đi vào quỹ đạo với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư có trình độ cao và không còn nhiều hình thức đầu tư theo cảm tính là cơ hội lớn cho mọi công ty chứng khoán trong đó có TLS. Sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán tăng thêm niềm tin cho các nhà đầu tư giúp hoạt động mua bán trao đổi môi giới chứng khoán thêm sôi động Khung pháp lý về thị trường chứng khoán đang ngày càng hoàn thiện tạo hành lang thông thoáng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chứng khoán phát triển Là một trong năm công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam và hiệu quả hàng năm của hoạt động kinh doanh, Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long có vị thế và uy tín lớn đối với các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp. 3.1.2. Thách thức Sự phát triển của các công ty chứng khoán đã lâu năm trên thị trường về các sản phẩm dịch vụ các ưu đãi cho khách hàng ngày càng gia tăng thêm sức ép cạnh tranh đối với TLS. Ngoài ra, sự ra đời của các công ty chứng khoán mới linh hoạt đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trên bản đồ thị trường chứng khoán Việt Nam cũng là sức ép không nhỏ đối với công ty. Sự thay đổi bất thường của thị trường chứng khoán Việt Nam là khó khăn chung của các nhà đầu tư và các công ty chứng khoán nói chung và TLS nói riêng. Sinh viên thực tập: Đào Mạnh Tuân Lớp: A3 ĐTCK K46 Page 1 BÁO CÁO THỰC TẬP 2011 Các nhà đầu tư ngày càng phát sinh thêm nhiều nhu cầu dịch vụ, họ ngày càng có chuyên môn cao đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng cao. Đây là thách thức nhưng đồng thời cũng là cơ hội cho sự phát triển của TLS. 3.2. Chiến lược phát triển của công ty chứng khoán Thăng Long năm 2011. 3.2.1. Thành tích đạt được  Nội bộ khối: - Nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện và rà soát hồ sơ chi tiết. - Phát triển các dịch vụ tư vấn mang lại lợi ích gia tăng cho doanh nghiệp bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống là tư vấn niêm yết, phát hành như: tái cơ cấu hoạt động và tài chính trước niêm yết, thu xếp vốn cho dự án cũng như hoạt động kinh doanh khác của doanh nghiệp, tư vấn quan hệ cổ đông. - Chủ động triển khai thực hiện các khóa đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới cũng như đào tạo công việc thường xuyên. - Số lượng nhân sự gia tăng nhanh.  Quan hệ các phòng ban: - Phối hợp chặt chẽ với bộ phận đầu tư trong việc giới thiệu công việc, rà soát các doanh nghiệp và tư vấn hoàn thiện các thủ tục về phát hành, rà soát các vấn đề về tài chính, đặc biệt liên quan đến vốn chủ sở hữu trong các doanh nghiệp mà TLS đầu tư (nếu có). - Phối hợp với bộ phận S&T trong việc cung cấp thông tin về các công việc mà khách hàng bên S&T quan tâm. - Phối hợp với bộ phận lưu ký trong việc giới thiệu khách hàng có nhu cầu tư vấn quản lý cổ đông và thực hiện lưu ký đối với các công ty cung cấp dịch vụ niêm yết.  Khách hàng: - Gia tăng cả về số lượng, chất lượng và quy mô doanh nghiệp. - Chất lượng: Sinh viên thực tập: Đào Mạnh Tuân Lớp: A3 ĐTCK K46 Page 2 BÁO CÁO THỰC TẬP 2011 Số lượng khách hàng có uy tín gia tăng: doanh nghiệp thuộc Tổng Sông Đà, VCG, Contresxim, Handico, các doanh nghiệp tư nhân có thương hiệu: Sơn Hà, ASM, Chiến Công, NEM, Gami … Phát triển mạng lưới khách hàng rộng khắp, đặc biệt các doanh nghiệp bất động sản, mỏ và hàng tiêu dùng. 3.2.2. Mục tiêu chung  Duy trì và phát huy thế mạnh của khối là thực hiện các dịch vụ truyền thống như: tư vấn niêm yết, phát hành, cổ phần hóa.  Tiếp tục phát triển một số các sản phẩm và dịch vụ mới, mở rông quan hệ với các doanh nghiệp trong một số ngành nghề lựa chọn để giới thiệu và tìm kiếm các cơ hội phát triển kinh doanh  Kết hợp cùng phân tích, nguồn vốn, đầu tư phân tích khi triển khai dự án để nếu có doanh nghiệp tốt thì tiến hành làm deal cùng nhau.  Tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các thành viên của MB như MIC, MB land, AMC, phòng đầu tư và CIB… đồng thời mở rộng quan hệ với các định chế tài chính lớn để hợp tác cung cấp sản phẩm và dịch vụ trên cơ sở đôi bên cùng có lợi và tận dụng được sức mạnh của nhau  Tiếp tục là bộ phận tạo nhiều hàng cho môi giới, đầu tư, phân tích, lưu ký của TLS  Tiếp tục tuyển nhân sự có kinh nghiệm về nghiệp vụ IB (từ management Level tới Staff level) 3.2.3. Các giải pháp cụ thể và dự kiến thời gian, đơn vị thực hiện. a. Thị phần: Khó xác định thị phần đối với toàn bộ hoạt động của IB. Vì vậy, dự kiến tăng thị phần về số lượng doanh nghiệp niêm yết lên 15% trên sàn HNX và 5% trên sàn HSX. b. Khách hàng: - Tập trung cung cấp dịch vụ IB cho các doanh nghiệp hoạt động tốt, có quy mô lớn và vừa. Sinh viên thực tập: Đào Mạnh Tuân Lớp: A3 ĐTCK K46 Page 3 BÁO CÁO THỰC TẬP 2011 - Khai thác khách hàng lớn thuộc khối doanh nghiệp tư nhân - Tiếp tục khai thác có chọn lọc danh mục khách hàng hiện có - Tập trung khách hàng thuộc các ngành Cao su, cà phê, công nghiệp, Bất động sản… - Hợp tác chặt chẽ cùng các đối tác như Công ty đầu tư tài chính, ngân hàng, quỹ… c. Sản phẩm Đẩy mạnh thực hiện các sản phẩm mới bên cạnh các sản phẩm truyền thống, đạt doanh thu theo kế hoạch. d. Phát triển mạng lưới: - Mở rộng địa bàn hoạt động, tăng quy mô và đối tượng khách hàng bằng việc kết hợp với chi nhánh, phòng giao dịch của TLS và MB - Tiếp tục phát triển networking với các Tổng công ty và doanh nghiệp thuộc Tổng công ty - Mở rộng quan hệ với các Ngân hàng, Công ty tài chính, Quỹ đầu tư để đồng tài trợ các dự án Bất động sản. e. Phát triển nhân sự. - Để đáp ứng với khối lượng công việc hiện nay cũng như đạt được kế hoạch 2010, Khối IB dự kiến tăng thêm 16 nhân sự gồm: 01 Phó phòng, 04 Trưởng nhóm, 04 chuyên viên và 07 nhân viên, công tác viên. - Đẩy mạnh đào tạo trong nội bộ khối - Tuyển thêm nhân sự có kinh nghiệp IB f. Quản lý rủi ro - Nghiên cứu, thu thập thông tin, tìm hiểu và phân tích khách hàng kỹ trước khi ký hợp đồng và thực hiện, đặc biệt ở các hợp đồng tư vấn phát hànhbảo lãnh phát hành. - Nghiên cứu kỹ các văn bản pháp luật lien quan đến nghiệp vụ, đặc biệt là các văn bản pháp luật mới, ảnh hưởng đến việc tư vấn cho doanh nghiệp. Sinh viên thực tập: Đào Mạnh Tuân Lớp: A3 ĐTCK K46 Page 4 BÁO CÁO THỰC TẬP 2011 - Giám sát chất lượng và tiến độ công việc thực hiện cảu Ib để đảm bảo uy tín của IB cũng như uy tín của TLS và đảm bảo yêu cầu của khách hàng - Liên tục cập nhật và đào tạo nghiệp vụ. - Tuân thủ nghiêm túc quy trình nghiệp vụ và soát xét sản phẩm kỹ trước khi cung cấp sản phẩm. 3.1 . Giải pháp nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh phát hành của Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long. 3.1.1 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong thị trường cạnh tranh, Công ty phải đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực để có một đội ngũ nhân viên đủ mạnh. Công ty cần xây dựng phương án đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, từng bước đào tạo đội ngũ cán bộ môi giới có chuyên môn sâu, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về kỹ thuật. Trong quá trình từng bước tiếp cận với những chuẩn mực quốc tế, trương trình đào tạo nhân viên cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau: • Trang bị kiến thức chuyên sâu về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Những kiến thức này cần thiết để người làm dịch vụ môi giới (dịch vụ chính mà các công ty chứng khoán cung cấp) và dịch vụ tư vấn bảo lãnh bên cạnh việc hoàn thành trách nhiệm của mình, còn có thể trở thành người đào tạo khách hàng. Để trở thành nhà cố vấn tài chính cho khách hàng, người môi giới cần phải nắm vững những được những kiến thức cơ bản. Hơn thế nữa để phục vụ ngày cang tốt nhu cầu của khách hàng nhà môi giới phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình đặc biệt là những kiến thức chuyên sâu về chứng khoán và thị trường chứng khoán. • Trang bị kiến thức về kỹ năng nghiệp vụ. Để phát triển theo định hướng trở thành Công ty có tầm cỡ, đạt thị phần giao dịch cao, tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động môi giới chứng khoán nói riêng (hoạt động chủ lực của TLS) và hoạt động kinh doanh chứng khoán của Công ty nói chung thì một yếu tố quyết định là khả năng sử dụng và khai thác các kỹ năng của nhà môi giới chứng khoán. Để trang bị những kiến thức hoàn hảo và kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên Công ty cần phải quan tâm đến công việc cụ thể đối với từng kỹ năng như sau: Sinh viên thực tập: Đào Mạnh Tuân Lớp: A3 ĐTCK K46 Page 5 BÁO CÁO THỰC TẬP 2011 - Kỹ năng truyền đạt thông tin: Theo các chuyên gia tâm lý thì có tới 93% sự thành công trong việc truyền đạt thông tin là bằng âm điệu và giọng nói, bằng sự nhấn mạnh những ngôn từ được sử dụng, bằng tốc độ nói và bằng cử chỉ. Và 90% sự phản kháng từ phía khách hàng đối với những thông tin không hiệu quả là do nhà môi giới không truyền đạt được rõ ràng những điều cần thiết và không cần thiết lập được sự đồng cảm sâu sắc, tin cậy đối với khách hàng. Để khắc phục được tình trạng này, nhân viên giao dịch khi tiếp xúc với khách hàng cần phải hết sức chú ý những kỹ thuật truyền đạt thông tin nhằm đem lại cho khách hàng sự thoả mãn tốt nhất. Những kỹ năng này bao gồm: +Thái độ quan tâm của nhân viên đối với khách hàng: Trong công việc của mình, nhân viên luôn phải nhận thức được rằng: khách hàng chính là người quyết định đến sự tồn tại đối với bản thân nhân viên từ đó ý thức được sự quan trọng của khách hàng mà có thái độ quan tâm thoả đáng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, chiếm ưu thế trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ, nhân viên luôn phải đặt khách hàng lên hàng đầu và doanh thu là thứ hai nhằm tạo lòng tin và giúp khách hàng cảm nhận đây có phải là cố vấn tài chính mà họ mong muốn hay không. +Truyền đạt qua điện thoại: có rất nhiều cuộc tiếp xúc ban đầu giữa khách hàng và nhân viên giao dịch được tiến hành thông qua điện thoại. Phương tiện giao tiếp này sẽ đề cao tầm quan trọng về giọng nói của nhân viên giao dịch. Vì vậy trong quá trình giao tiếp qua điện thoại, nhằm tạo ra ấn tượng tốt cho người nghe, nhân viên giao dịch cần phải quan tâm đến lời mở đầu có hiệu quả, sử dụng ngữ điệu trong giọng nói, điều chỉnh tốc độ và nói rõ ràng… +Tạo lập sự tín nhiệm và lòng tin: Nhân viên môi giới cần phải nắm được những kỹ thuật giao tiếp khiến cho khách hàng cảm nhận được sự hoà hợp, đồng cảm từ đó dẫn đến sự tin cậy từ phía khách hàng đối với nhân viên giao dịch. Khi chiếm được lòng tin từ khách hàng, các nhân viên giao dịch coi như đã nắm chắc được sự thành công trong tay. Khi niềm tin của khách hàng tăng lên, điều đó cũng có nghĩa là uy tín của nhân viên được khẳng định, lời nói của nhân viên giao dịch sẽ có giá trị hơn từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình truyền đạt thông tin tới khách hàng. - Kỹ năng tìm kiếm khách hàng: Để thu hút khách hàng và cung cấp các dịch vụ cho khách Sinh viên thực tập: Đào Mạnh Tuân Lớp: A3 ĐTCK K46 Page 6 BÁO CÁO THỰC TẬP 2011 hàng tiềm năng, nhân viên giao dịch phải không ngừng mở rộng khai thác, tìm kiếm nguồn khách hàng mới. Điều này có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của Công Ty Chứng Khoán, do vậy nhân viên giao dịch phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn để tăng giá trị bản thân họ cũng như tăng hiệu quả tìm kiếm, khai thác khách hàng tiềm năng đầu tư vào chứng khoán. - Kỹ năng khai thác thông tin: Một trong những nguyên tắc của hoạt động môi giới, tư vấn và bảo lãnh phát hành là phải hiểu khách hàng, tức là nắm được những nhu cầu tài chính, các nguồn lực và mức độ rủi ro của khách hàng. Hiểu cách nghĩ và ra quyết định đầu tư của khách hàng cũng như những tình cảm bên trong có thể ảnh hưởng tới phản ứng của họ đối với mối quan hệ giúp đỡ khiến nhân viên giao dịch có thể đáp ứng yêu cầu của họ. Việc thu thập thông tin không chỉ mang lại cho nhân viên giao dịch tất cả các thông tin về khách hàng mà còn giúp cho việc tăng khối lượng tài sản được quản lý, làm tăng sự trung thành của khách hàng. Để thu thập thông tin một cách hiệu quả, nhân viên giao dịch cần đạt được các mục tiêu sau: khai thác cho được các mục tiêu tài chính và các thông số cho từng mục tiêu, thiết lập sự hoà hợp và tạo hình ảnh nhân viên trong tâm trí khách hàng, tìm ra ngôn ngữ riêng của khách hàng, các thông tin tâm lý, xây dựng được một cam kết cần đạt được các mục tiêu tài chính của khách hàng với nhà môi giới, tăng tỷ lệ phần trăm tài sản của khách hàng dưới sự quản lý của nhân viên giao dịch. 3.1.2 Xây dựng kế hoạch cụ thể cho phát triển nghiệp vụ theo mục tiêu đã đề ra. Việc đặt ra kế hoạch phát triển cụ thể cho từng dịch vụ là yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống một sản phẩm dịch vụ. Kế hoạch phát triển sẽ bao quát khả năng thay đổi biến đổi của sản phẩm trong suốt vòng đời của nó. Một kế hoạch chi tiết sẽ giúp toàn thể những ai thực thi dễ dàng kiểm tra tiến độ và có những điều chỉnh hợp lý trong điều kiện môi trường luôn thay đổi để hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch phát triển dịch vụ không phải là cứng nhắc không thay đổi trong mọi điều kiện hoàn cảnh mà nó cần thường xuyên được cập nhật nhất là trong điều kiện số Sinh viên thực tập: Đào Mạnh Tuân Lớp: A3 ĐTCK K46 Page 7 BÁO CÁO THỰC TẬP 2011 lượng công ty chứng khoán ngày càng tăng nhanh chóng đi kèm với việc gia tăng về các loại sản phẩm dịch vụ cung cấp. 3.1.3 Xây dựng chiến lược khách hàng hợp lý. Chính sách khách hàng là yếu tố hết sức quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của TLS. Chính sách khách hàng có thực hiện được hay không là kết quả thực của việc kết hợp sử dụng nhiều chính sách khác nhau, mỗi chính sách đó có một vị trí nhất định nhưng chúng có mối quan hệ với nhau. Chính sách khách hàng phải bao gồm: • Chính sách giá cả hấp dẫn: bởi lẽ trong môi trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay thì mức phí đặc biệt là phí môi giới của Công ty phải được áp dụng một cách linh hoạt. Mức phí đưa ra phải phù hợp với từng đối tượng khách hàng, với từng thời điểm cụ thể thì mới duy trì được mối quan hệ lâu dài với các khách hàng và mới có thể thu hút thêm khách hàng mới. • Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, cải tiến quy trình nghiệp vụ để thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Điều này đòi hỏi TLS phải nghiên cứu, học hỏi và cải tiến những dịch vụ hỗ trợ mới cho khách hàng để khách hàng có thể chủ động hơn trong giao dịch của mình, không cần phải đến Công ty thường xuyên để đặt lệnh. Chính vì thế, TLS đã cho ra đời hệ thống giao dịch Contact center, thường xuyên cập nhật thông tin thị trường cho khách hàng qua việc gửi mail hàng ngày… và đang nghiên cứu để đưa ra những dịch vụ mới. Đảm bảo phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tình, chu đáo là một nghệ thuật giữ khách hàng hiệu quả nhất. Thái độ của nhân viên giao dịch có thể tạo nên hình ảnh của Công ty trong lòng khách hàng. Vì vậy, phong cách giao tiếp và tác phong làm việc của nhân viên sẽ ảnh hưởng lớn tới việc thu hút khách hàng. Hơn nữa, nhân viên còn phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cẩn thận không để mắc sai sót, nhầm lẫn tạo sự an tâm, tin tưởng tuyệt đối từ phía khách hàng. 3.1.4 Nâng cao quy mô vốn Sinh viên thực tập: Đào Mạnh Tuân Lớp: A3 ĐTCK K46 Page 8 BÁO CÁO THỰC TẬP 2011 Vốn là điều kiện vô cùng quan trọng khi nhắc tới chất lượng dịch vụ của một công ty. Việc nâng cao quy mô vốn sẽ giúp nâng cao điều kiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua tuyển đầu vào và đào tạo trong quá trình sử dụng lao động. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác được nhắc tới khi nâng cao quy mô vốn là nghiệp vụ bảo lãnh phát hành đòi hỏi công ty phải có nguồn tài chính đủ lớn để đảm bảo trong trường hợp thị trường có những biến cố bất lợi cho công ty và đơn vị phát hành dẫn đến kết quả là công ty phải mua một phần hoặc toàn bộ số lượng cổ phiếu phát hành trong đợt tăng vốn của đơn vị phát hành. Mặt khác do sự phát triển nhanh chóng của thị trường, Vn-Index năm 2009 tụt xuống đáy với mức 235,5 điểm vào ngày 24/02 rồi lại tăng nhanh chóng và đạt 624 điểm vào ngày 22/10 cho thấy giá cổ phiếu biến động rất mạnh, chính điều này đặt ra một đòi hỏi với cả hai nghiệp vụ tự doanh và bảo lãnh phát hànhcông ty phải có quy mô vốn đủ lớn để đảm bảo thành công. 3.1.5 Từng bước nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật. Cở sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực phục vụ, giảm chi phí và tăng cường hình ảnh, uy tín cho các dịch vụ chứng khoán. Trong điều kiện thị trường chứng khoán đang phát triển nhanh chóng như hiện nay thì việc nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật trở thành yêu cầu cấp thiết để thu hút khách hàng nâng cao hình ảnh uy tín công ty trong lòng khách hàng và trên thị trường. Do vậy việc nâng cấp cơ sở vật chấtcông việc phải được tiến hành nhanh chóng, phù hợp với nhu cầu hiện tại của khách hàng. Việc xác định nhu cầu thị trường để nâng cấp cơ sở vật chất trở nên rất quan trọng vì nếu không xác định đúng nhu cầu hiện tại có thể dẫn tới hệ thống cơ sở vật chất không đáp ứng đủ nhu cầu gây khó khăn cho hoạt động giao dịch của nhân viên và khách hang hoặc đầu tư quá nhiều vốn vào cơ sở vật chất khiến công ty thiếu vốn cho các khoản đầu tư khác như tự doanh… 3.3. Một số kiến nghị. 3.3.1. Kiến nghị với Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. Sinh viên thực tập: Đào Mạnh Tuân Lớp: A3 ĐTCK K46 Page 9 BÁO CÁO THỰC TẬP 2011 Con người là yếu tố đầu tiên quan trọng trong mọi hoạt động. Đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ, khi sản phẩm được trao đổi trực tiếp từ người tạo ra sản phẩm dịch vụ đó với khách hàng thì việc giao tiếp của nhân viên với khách hàng là không thể thiếu và là yếu tố quan trọng nhất của chất lượng dịch vụ, tạo nên hình ảnh công ty trong lòng khách hàng. Từ thực trạng nghiên cứu chất lượng dịch vụ tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long em nhận thấy vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay là đẩy mạnh hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty. Bổ sung thêm nguồn nhân lực hiện tại bằng việc tuyển chọn thêm đội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, nhiệt tình và đào tạo họ thành những nhân viên chuyên nghiệp mang đậm nét văn hóa TLS để đảm bảo tốc độ, thái độ phục vụ khẳng định hình ảnh tốt đẹp của TLS trong lòng khách hàng. 3.3.2. Kiến nghị với Ủy ban chứng khoán Nhà nước. - Hoàn thiện hệ thống pháp luật Bộ Luật Chứng Khoán có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2007 đã tạo nên một hành lang pháp lý vững vàng cho các tổ chức và cá nhân tham gia vào Thị trường chứng khoán. Tuy vậy vẫn có một số vấn đề chưa thực sự chặt chẽ, nhất là vấn đề giao dịch đối với cổ phiếu chưa niêm yết hay phương thức đấu giá vẫn còn chưa thực sự minh bạch và công khai gây nhiều tranh cãi trong xã hội. - Xây dựng hệ thống đào tạo cho các nhân viên của Công Ty Chứng Khoán và các Nhà đầu tư Sự hoạt động hiệu quả của Trung Tâm Đào Tạo và thông tin thư viện của ủy Ban Chứng khoán nhà nước đã góp phần vào sự phát triển của thị trường chứng khoán. Với vai trò là nơi cung cấp tài liệu về thị trường chứng khoán và là nơi đào tạo các kỹ năng nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. Trung Tâm Đào Tạo của Ủy Ban Chứng khoán nhà nước đã giúp đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề cho một số lượng lớn các nhân viên ở các Công Ty Chứng Khoán. -Thực hiện viêc quản lý giám sát thị trường chứng khoán Sinh viên thực tập: Đào Mạnh Tuân Lớp: A3 ĐTCK K46 Page 10 [...]... lệ và tổng tài sản Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long Bảng 1.3 Kết quả kinh doanh của TLS Biểu đồ 1.3: Doanh thu lợi nhuận của TLS Biểu đồ 1.3.3: Cơ cấu doanh thu của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long Sơ đồ 2.3: Quy trình bảo lãnh phát hành cố gắng tối đa Sơ đồ 2.3: Quy trình bảo lãnh phát hành cố gắng tối đa Bảng 2.2.3: Kết quả kinh doanh hoạt động bảo lãnh phát hành tại TLS Sinh viên thực... K46 Page 15 BÁO CÁO THỰC TẬP 2011 Biểu đồ 2.2.3: Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của hoạt động bảo lãnh phát hành trong tổng số Danh mục từ viết tắt TLS : Công ty chứng khoán Thăng Long CTCK: Công ty chứng khoán BLPH: Bảo lãnh phát hành HOSE: Trung tâm giao dich chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh TCPH: Tổ chức phát hành HĐCĐ: Hội đồng cổ đông HĐQT: Hội đồng quản trị TNHH: Trách nhiệm hữu hạn Sinh viên thực... TẬP 2011 KẾT LUẬN Thị trường chứng khoán đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của nó và các dịch vụ chứng khoán trở thành không thể thiếu cho sự hoạt động nhịp nhàng của thị trường chứng khoán Từ thực trạng chất lượng dịch vụ của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long có thể thấy rằng: sự phát triển ngày càng đa dạng phong phú các hoạt động dịch vụ chứng khoán phục vụ khách hàng, giúp khách hàng... hiện tại và tiểm ẩn của khách hàng Tuy đã có rất nhiều cố gắng hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ nhưng trong điều kiện hoàn cảnh thị trường chứng khoán luôn biến đổi, nhu cầu khách hàng nâng cao nhanh chóng thì việc nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên, hoàn thiện nhanh chóng điều kiện cơ sở vật chất là yêu cầu cấp thiết giúp nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ tại Công ty cổ phần chứng khoán. .. Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long Biểu đồ 1.1: Thay đổi vốn điều lệ tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức tại CTCK Thăng Long Sơ đồ 1.2: Các hoạt động nghiệp vụ của TLS Bảng 1.2.1 Top 10 thị phần giao dịch môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ năm 2010 trên HSX Biểu đồ 1.2.1: Thị phần môi giới cổ phiếu toàn TTCK năm 2010 Biểu đồ 1.2.2: Vốn điều lệ và tổng tài sản Công. .. khoán Thăng Long nói riêng và thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung góp phần vào hoạt động sôi nổi của thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên Nguyễn Thị Diệu Linh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này Em cũng xin cảm ơn các anh, chị công tác tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. .. tích cơ - bản – NXB Đại học kinh tế quốc dân GS.TS Hoàng Ngọc Minh – Giáo trình Phân tích và Đầu tư Chứng khoán – - NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2003 Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long năm 2007 – - 2010 TS Nguyễn Thế Thọ - Giáo trình pháp luật về chứng khoán và thị trường Ủy ban chứng khoán Nhà nước Website: http://www.tls.vn http://www.hsx.vn http://www.ssc.gov.vn http://www.hnx.vn...BÁO CÁO THỰC TẬP 2011 Khi mà thị trường chứng khoán phát triển với tốc độ cao như trong giai đoạn này thì quá trình giám sát của các cơ quan thuộc Ủy Ban Chứng khoán nhà nước càng cần phải được tăng cường nhiều hơn trước Cần quy định các hình thức kỷ luật nghiêm đối với các đơn vị cá nhân vi phạm chế độ công bố thông tin, giao dịch nội gián Sinh viên thực tập: Đào Mạnh... chỉ bảo của thầy cô, cán bộ Công ty và những người quan tâm để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn và em có được nhận thức sâu rộng hơn về mảng đề tài mình nghiên cứu Sinh viên thực tập: Đào Mạnh Tuân Lớp: A3 ĐTCK K46 Page 12 BÁO CÁO THỰC TẬP 2011 Danh mục tài liệu tham khảo - GS.TS Lê Văn Ngọc - Giáo trình Thị trường chứng khoán – NXB Tài chính - 2002 PGS.TS Trần Đăng Khâm – Giáo trình Thị trường Chứng khoán. .. BÁO CÁO THỰC TẬP 2011 Luật và nghị định 1 Luật Doanh nghiệp của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 2 Luật Chứng khoán, của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006; 3 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán; Sinh viên thực tập: Đào Mạnh Tuân Lớp: A3 ĐTCK . GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH PHÁT HÀNH TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN THĂNG LONG 3.1. Cơ hội và thách thức với sự phát triển của công ty chứng. hoạt động bảo lãnh phát hành trong tổng số Danh mục từ viết tắt TLS : Công ty chứng khoán Thăng Long CTCK: Công ty chứng khoán. BLPH: Bảo lãnh phát hành. HOSE:

Ngày đăng: 24/10/2013, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan