GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN & XUẤT KHẨU THỦY SẢN ÂU VỮNG

9 1.9K 7
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN & XUẤT KHẨU THỦY SẢN ÂU VỮNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN & XUẤT KHẨU THỦY SẢN ÂU VỮNG 3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở các tỉnh thành ven biển như Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau vv… thì thủy sản là một trong những thế mạnh để phát triển nền kinh tế của cả nước nói chung cũng như mổi tỉnh nói riêng. Đặc biệt, trong giai đoạn Việt Nam chuẩn bị gia nhập hiệp hội WTO thì chế thị trường ngày càng được mở rộng và cánh cửa hội cho tiềm năng thủy sản càng dễ dàng thấy rõ. Tuy nhiên, để thể bắt kịp hội về thị trường thủy sản này các công ty, doanh nghiệp phải đáp ứng không những yêu cầu về mặt chất lượng mà còn phải chịu nhiều kiểm soát gắt gao về tiêu chuẩn đo lường độ an toàn vệ sinh của sản phẩm. Do đó để nắm bắt hội và theo kịp thị trường thì Âu Vững Seafood đã được thành lập không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận mà còn nhằm giải quyết được tình trạng thất nghiệp cho những người nông dân, lao động nhàn rỗi trong tỉnh Bạc Liêu. Mặc khác, công ty còn liên kết với những nông dân nuôi thủy sản đặc biệt là tôm, sú tạo nguồn đầu ra ổn định cho nông dân. Âu Vững Seafood đã không ngững nâng cao các thiết bị máy móc, công nghệ chế biến và các vấn đề tiêu chuẩn chất lượng cũng rất được chú trọng. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu nội địa, các sản phẩm của Âu vững Seafood còn đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và được xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kong vv… Để mở rộng thị trường và đáp ững kịp thời nhu cầu trong nước và thị trường thủy sản quốc tế, DNTN Âu Vững đã quyết định chuyển loại hình pháp lý từ DNTN sang công ty cổ phần vào đầu tháng 6 năm 2006. Với loại hình pháp lý là công ty cổ phần như hiện nay thì việc huy động vốn từ các cổ đông rất thuận lợi, việc mở rộng quy mô kinh doanh cũng trở nên dễ dàng hơn. Công ty cổ phần chế biến xuất khẩu thủy sản Âu Vững tên giao dịch quốc tế là: Au Vung Seafood Processing & Exporting Joint Stock Company. Tên công ty viết tắt là: Âu Vững Seafood. Địa chỉ: số 99, quốc lộ 1A, Xã Tân Thạnh, Huyện Giá Rai, Tỉnh Bạc Liêu. Điện thoại: 07813846799. Fax: 07813846676. Email: auvungco@vnn.vn. Website: auvungco.com.vn. Vốn điều lệ: 19.000.000.000 Đồng Loại hình pháp lý: công ty cổ phần. Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty đã đạt được nhiều thành tích to lớn không chỉ về mặc kinh tế mà còn góp phần vào các mục tiêu xã hội tạo công ăn việc làm cho người dân lao động, góp phần làm hạn chế tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh. Sau đây là những thành tích tiêu biểu nhất. - Ngày 13/10/2009 Ủy Ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu khen tặng thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tích cực tham gia thực hiện tốt chính sách xã hội - Ngày 18/02/2009 Trung Ương hội chử thập đỏ Việt Nam Khen tặng đã thành tích xuất sắc trong hoạt động nhân đạo góp phần xây dựng Hội chử thập đỏ Việt Nam vững mạnh. - Hằng năm luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà Nước. 3.2. MẶT HÀNG SẢN XUẤT KINH DOANH Công ty cổ phần chế biến & xuất khẩu thủy sản Âu Vững chuyên mua bán, chế biến, đông lạnh, xuất nhập khẩu thủy sản và tiêu thụ nội địa. Hai dòng sản phẩm chủ chốt của công ty là tôm sú và tôm thẻ. Công ty áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm tiên tiến như HACCP, Tiêu chuẩn E.U số DL446, BRC Version 5. - Loại quy trình được áp dụng: HOSO, HLSO, RPTO, RPD. - Dạng tôm đông lạnh được đóng gói: Block, Semi Block. Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc và một số nước ở thị trường EU. 3.3. CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 3.3.1. Tình hình lao động nhân sự Công ty cổ phần chế biếnxuất khẩu thủy sản Âu Vững lực lượng công nhân từ khâu đầu cho đến khâu cuối được tổ chức một cách hợp lý và hiệu quả. Trong đó tổng số cán bộ công nhân viên là 389 người. Gồm nhiều khâu cán bộ quản lý là 25 người, công nhân trực tiếp là 321người và công nhân gián tiếp là 43 người. Trình độ cán bộ công nhân viên quản lý là đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Đối với công nhân trình độ cao nhất trong phân xưởng là kỹ sư và thấp nhất là lao động lành nghề, trình độ tối thiểu là lao động phổ thông. Bảng 1: BẢNG THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ NHÂN VIÊN CỦA CÔNG TY NĂM 2010 Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%) Đại học 25 6,43 Cao đẳng 2 0,51 Trung cấp 41 10, 54 Phổ thông 321 82,52 Tổng 389 100 (Nguồn: Phòng quản lý nhân sự) Chính sách đào tạo nguồn nhân lực của công ty: Trong những năm qua, công ty đã đào tạo và đưa đi đào tạo nhiều lượt cán bộ, công nhân viên, nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tăng chất lượng nguồn nhân lực của công ty. - Đào tạo tại các sở bên ngoài: công ty đã cử nhiều nhân viên học Đại học, Đại học Quản trị kinh doanh, Trung cấp nghề đi đào tạo nâng cao trình độ quản lý. Trong thời gian học, công ty hỗ trợ học phí, kinh phí, và cho phép tạm ngưng công việc để cho phép nhân viên thời gian học tập toàn khóa. - Công ty tổ chức đào tạo tại chỗ về chuyên môn, kỹ năng cho cán bộ, công nhân viên, hướng dẫn các khóa học về vận hành thiết bị, quy trình thay đổi trang thiết bị, hướng dẫn về quy trình vệ sinh thiết bị, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà xưởng, hướng dẫn kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh lao động. Chính sách đối với người lao động: - Nâng cao lương cho cán bộ, công nhân viên của công ty qua hàng năm. - Công ty luôn thực hiện chế độ khen thưởng đối với người lao động, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát huy các sáng kiến cải tiến kỹ thuật… Bên cạnh đó, công ty thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội thường xuyên khám sức khỏe cho người lao động, tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi nghĩ mát, nghĩ dưỡng sức. Đội ngũ nguồn nhân lực của công ty dồi dào, chất lượng nguồn nhân lực khá cao, đang được nâng dần về chất lượng qua hàng năm, phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cũng thực hiện rất tốt chính sách đối với người lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, vì vậy người lao động luôn gắn bó với công ty, hoàn thành tốt công việc, góp phần đưa công ty không ngừng phát triển. 3.3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC CHỦ TỊCH HĐQT Công Đoàn Phòng điều hành sản xuất Phòng Tài chính – Kế toán Phòng quản lý nhân sự Phòng kinh doanh Phòng quản lý chất lượng Bảo vệ Phòng kỹ thuật Phòng QM Phòng HACCP/BRC Tổ xuất nhập Tổ phục vụ Tổ cấp đông 1&2 Tổ xếp hợp 1&2 Tổ phân cở Tổ chế biến HÌNH 1: SƠ ĐỒ CẤU BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG TY (Nguồn: phòng quản lý nhân sự) Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận: * Ban giám đốc: Giám đốc: Là người đứng đầu trong Công ty, tổ chức điều hành mọi hoạt động trong Công ty, đại diện cho mọi quyền lực và nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật và quan Nhà nước.  Phó giám đốc: Là người quyền hạn sau Giám đốc, giúp Giám Đốc điều hành một, hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty, thể thay mặt cho Giám đốc trực tiếp quản lý, giám sát mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. * Các phòng ban:  Phòng quản lý nhân sự: chức năng tham mưu và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Nhiệm vụ chủ yếu là quản lý nhân sự, cán bộ công nhân viên, lao động và tiền lương cho công ty, hệ thống hóa các chính sách về lao động, tiền lương, tiền thưởng, …đảm bảo đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Ngoài ra phòng tổ chức hành chính thực hiện công tác bảo vệ nội bộ và an ninh quốc phòng tại địa phương nơi công ty đóng trụ sở.  Phòng tài chính - kế toán : Là một bộ phận không thể thiếu ở hầu hết các doanh nghiệp chức năng thực hiện nhiệm vụ về kế toán tài chính, hạch toán kinh doanh, quản lý tài sản, nguồn vốn của công ty, quản lý tài chính hàng năm đảm bảo an toàn, hiệu quả và đúng nguyên tắc của chế độ kế toán tại Việt Nam., giải quyết kịp thời các nguồn phục vụ sản xuất, quản lý các nguồn vốn. trách nhiệm cập nhật thường xuyên những chính sách pháp luật của nhà nước.  Phòng kinh doanh: Tham mưu với Ban Giám đốc về công việc xây dựng kế hoạch kinh doanh, chính sách bán hàng, giá bán, thu thập tổng hợp, phân tích, chọn lọc, sử dụng các thông tin trong kinh doanh đảm bảo kinh doanh hiệu quả và an toàn về tài chính trong phạm vi địa bàn mà Tổng Công ty phân công trên sở thực hiện đầy đủ nguyên tắc, chế độ của Nhà nước.  Phòng quản lý chất lượng sản phẩm: thực hiện công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm theo định kỳ, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã đăng ký, xử lý các rủi ro về chất lượng khi phát hiện hoặc khi vấn đề chất lượng đã đặt ra.  Phòng điều hành sản xuất: thực hiện công tác thúc đẩy hệ thống sản xuất một cách trơn tru và hiệu quả, phân công lao động sản xuất và các dây chuyền máy móc thiết bị để đạt hiệu quả tối ưu nhất.  Phòng kỹ thuật: Cùng với các phòng nghiệp vụ công ty, chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc trong công tác xây dựng đồng bộ các mặt kế hoạch: kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch sản xuất nghiên cứu kỹ thuật, kế hoạch đầu tư xây dựng bản, số lượng, xây dựng ban hành các định mức kỹ thuật, quản lý theo dõi các công trình xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn theo quy định của pháp luật.  Công đoàn: Làm nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người công nhân lao động. 3.5. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.5.1. Thuận lợi Trong những năm qua, thuỷ sản luôn là mặt hàng chiến lược về xuất khẩu của Việt Nam. Thêm vào đó, ngày 07/110/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Những điều kiện thuận lợi đó đã đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu Việt nam nói chung, các doanh nghiệp thuỷ sản nói riêng vươn lên nhanh chóng và phát triển không ngừng. Với nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt hải sản xa bờ cộng thêm sự chuyển dịch cấu từ trồng lúa sang nuôi tôm ở các tỉnh như Bạc Liêu, Cà mau, Kiên Giang nhanh chóng trở thành một trong những tỉnh diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước, với vai trò cung cấp một sản lượng chủ lực cho nghành xuất khẩu thủy sản cả nước. Còn riêng với công ty cổ phần chế biến & xuất khẩu thủy sản Âu Vững, với vị trí thuận lợi, Au Vung Seafood nằm ngay quốc lộ 1A, và nằm rất gần con sông Kinh Xáng Bạc Liêu. - Đường bộ: dễ dàng vận chuyển nguyên liệu, công cụ, dụng cụ để sản xuất và thuận tiện cho việc vận chuyển thành phẩm đi tiêu thụ. - Đường thủy: thuận lợi cho việc thu mua, tiếp nhận cho nguồn nguyên liệu từ các huyện chở đến. Công ty được trang thiết bị máy móc hiện từ các nước đang phát triển trên thế giới. Việc đầu tư đổi mới trang thiết bị như vậy nên năng suất của mỗi xí nghiệp tăng lên đáng kể. Cộng thêm hơn 5 năm hoạt động trong nghành thuỷ sản, ngày nay Au Vung Seafood không chỉ một đội ngủ công nhân viên hùng hậu, nhiệt tình, năng động, sáng tạo; hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại mà còn không ngừng thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra ngành thuỷ sản Việt Nam một vai trò rất lớn trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế và đảm bảo an toàn lương thực quốc gia. Đó là những điều kiện thuận lợi thúc đẩy các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam ngày càng phát triển không riêng gì Au Vung Seafood. 3.5.2. Khó khăn Tuy nhiên, việc gia nhập WTO củng đặt ra nhiều thử thách cho các doanh nghiệp Việt Nam trong bước đường hội nhập. Đặc biệt nhất là hàng rào thuế quan của các nước và việc thực hiện các cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với khách hàng. Bên cạnh đó nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng nghiêm trọng, nhất là Mỹ - một thị trường tiêu thụ lớn các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam, giá Dolar biến động vv . gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các công ty. Thời gian gần đây các tỉnh ven biển miền trung nhất là Nam Định đang triển khai mạnh mẽ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng cho hiệu quả rất cao về sản lượng, giá thành rẻ hơn nhiều so với các mặt hàng tôm sú. Chính vì vậy mà các khách Châu Á xưa vốn quen với các mặt hàng tôm sú truyền thống nay cũng bắt đầu làm quen với các mặt hàng tôm thẻ này. Chính điều đó làm giảm sản lượng bán ra của công ty trên thị trường Châu Á. Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hơn 15 công ty chế biến, xuất khẩu thuỷ sản. Sự xuất hiện và hoạt động của các doanh nghiệp này tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt trong việc thu mua nguyên liệu, thuê mướn nhân công, tìm kiếm thị trường. Tăng sức ép trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Chưa hết, công ty còn phải không ngừng đầu tư, cải tiến máy móc, công nghệ cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Để thực hiện tất cả những điều này không phải là công việc dễ làm và thể hoàn thành một sớm một chiều. 3.6. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 3.6.1. Phương hướng mục tiêu năm 2011 Với những tiền đề sẳn có, bộ phận quản trị công ty xác định những mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty trước mắt như sau: - Tiếp tục nâng kim ngạch xuất khẩu cao hơn so với năm 2010. - Duy trì uy tín, nâng cao chất lượng hàng hóa với khách hàng sẳn có. - Nghiên cứu và cho ra đời nhiều loại sản phẩm mới, đặc biệt là việc đẩy mạnh phát triển các mặt hàng hiện đại. - Tăng cường kiểm tra vệ sinh trong quá trình tổ chức và tiến hành sản xuất. 3.6.2. Định hướng phát triển trong những năm tới - Mở thêm nhiều chi nhánh sản xuất các mặt hàng mới, xây dựng thêm kho lạnh, đào tạo tay nghề của công nhân. - Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng mới trong tương lai. - Đầu tư trang thiết bị máy móc, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để theo kịp các nước trên thế giới, triển khai định hướng mới đa dạng hóa các mặt hàng tôm, cá, mực vv… để thể xuất khẩu nhiều hơn ra nước ngoài. - Công ty tự tạo nguồn nguyên liệu chính, chủ động việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản không phụ thuộc vào thị trường để đảm bảo tính độc lập nhằm đưa công ty sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn nữa thông qua việc ký kết, đầu tư với ngư dân đánh bắt xa bờ, hợp tác, hổ trợ các hợp tác xã nuôi trồng thuỷ sản, thuê mướn ao đầm để tự túc nguồn nguyên liệu. - Từ ngày 7/11/2006 Việt nam đã là thành viên thứ 150 của WTO cho nên nước ta đã nhiều hội thuận lợi trong việc hợp tác kinh doanh xuất nhập khẩu với nước ngoài. Chính vì vậy công ty cổ phần chế biến & xuất khẩu thủy sản Âu Vững cũng là một trong những doanh nghiệp triển vọng của Việt Nam nói chung cũng như là tỉnh Bạc Liêu nói riêng. Ban quản trị công ty đang tranh thủ tận dụng thời này để đưa doanh nghiệp mình phát triển hơn. . MẶT HÀNG SẢN XUẤT KINH DOANH Công ty cổ phần chế biến & xuất khẩu thủy sản Âu Vững chuyên mua bán, chế biến, đông lạnh, xuất nhập khẩu thủy sản và tiêu. cung cấp một sản lượng chủ lực cho nghành xuất khẩu thủy sản cả nước. Còn riêng với công ty cổ phần chế biến & xuất khẩu thủy sản Âu Vững, với vị trí

Ngày đăng: 24/10/2013, 09:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: BẢNG THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ NHÂN VIÊN CỦA CÔNG TY NĂM 2010 - GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN & XUẤT KHẨU THỦY SẢN ÂU VỮNG

Bảng 1.

BẢNG THỐNG KÊ TRÌNH ĐỘ NHÂN VIÊN CỦA CÔNG TY NĂM 2010 Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan