Cho Đôi Môi Luôn “Chín Mọng”... 9 Bí Quyết

7 484 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Cho Đôi Môi Luôn “Chín Mọng”... 9 Bí Quyết

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cho Đôi Môi Luôn “Chín Mọng” . 9 Quyết Môi là nơi rất nhạy cảm với tác động từ môi trường bên ngoài. Các tác nhân như ánh nắng mặt trời, gió, bụi và các chất gia vị dễ dàng làm môi bị khô nứt. Nếu bạn muốn giữ cho đôi môi luôn “chín mọng”, hãy chú ý bảo vệ chúng nhé! 1. Dùng “son môi” hiệu Vitamin E 2. Nếu bạn có sẵn vài viên vitamin E dạng con nhộng trong tay, hãy đâm thủng một viên và bôi chất dầu bên trong lên môi. 3. Ăn uống nhiều chất béo thực vật 4. Ăn nhiều chất béo thực vật có tác dụng làm da vẻ mịn màng mà không sợ béo phì hay các vấn đề về tim mạch. 5. Dùng son dưỡng môi 6. Thoa son dưỡng môi mỗi khi ra đường. Người ta thường chỉ chú ý thoa kem chống nắng bảo vệ da mà quên rằng môi cũng cần được bảo vệ khi ra đường. 7. Duy trì độ ẩm không khí 8. Trong những ngày không khí khô, chú ý uống nhiều nước, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Nếu ở nhà có máy giữ ẩm, hãy mở cho máy hoạt động suốt đêm để bảo đảm bạn không bị mất nước sau một đêm ngủ. 9. Bổ sung vitamin B cho cơ thể: 10. Ăn nhiều thức ăn giàu vitamin B như ngũ cốc, đậu và rau cải. 11. Không nên liếm môi 12. Nước bọt có thể làm môi ẩm ướt ngay tức thời tuy nhiên nó sẽ bốc rất nhanh sau đó và làm môi còn khô hơn so với trước đó. Mặt khác trong nước bọt lại có chứa các enzim tiêu hóa làm khô lớp biểu môi. 13. Tránh các loại son môi có chứa chất cồn và long não 14. Đây là những chất khử trùng rất mạnh có thể gây ra tình trạng “khô hạn” trầm trọng cho đôi môi. Dùng trong thời gian dài làm môi bạn nứt nẻ. 15. Không dùng son môi cho trẻ em: 16. Các loại son môi cho trẻ em thường có vị ngọt và hương trái cây. Chính vì thế trẻ em thường thích “nhấm nháp” lớp son môi này, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của các bé. Đừng Để Vết Chai Da Là Điểm Xấu Và Gây Đau Nhứt Cho Bạn Vết chai da xuất hiện ở những vùng da thường xuyên chịu ma sát. Qua thời gian lâu, lớp da ở đó ngày một dày lên và chai cứng. Tác hại trước mắt là vấn đề thẩm mỹ, ngoài ra trong một số trường hợp vết chai da còn gây đau nhứt, hay thậm chí là nhiễm trùng nếu người đó đồng thời bị bệnh tiểu đường. Để điều trị các vết chai da, có thể thực hiện một trong các cách sau: 1. Dùng biện pháp “mài giũa”: o Nếu chỗ da bị chai bắt đầu làm bạn đau, bạn nên cạo bỏ lớp biểu chết này, bằng không vết chai da sẽ ngày một dày thêm gây đau đớn và khó chịu. o Ngay sau khi vừa tắm xong, khi da còn ướt và mềm, dùng đá bọt chà sát lên vết chai da để đánh bong lớp biểu chết bên ngoài. Đá bọt đơn giản chỉ là một cục đá nhám do núi lửa phun ra từ lòng đất, bạn có thể dễ dàng tìm mua được ở các nhà thuốc. Bạn phải kiên nhẫn thực hiện công việc “mài giũa” này hàng ngày từng chút một mới có hiệu quả, thậm chí có thể kéo dài hàng tuần nếu vết chai quá dày. o Với những vết chai mềm, có thể sử dụng giấy nhám thay vì đá bọt. Các vết chai mềm thường xuất hiện ở mặt tiếp xúc giữa hai ngón chân. Mỗi ngày sau khi tắm, bỏ ra ít thời gian để đánh bong vết chai da này. 2. Dùng axit: o Hãy tìm mua loại băng dín có chứa axit salicylic dùng cho việc tẩy các vết chai da, đắp lên chỗ da bị chai sau khi tắm. Cần lưu ý kiểm tra trước tác dụng của băng dín lên phần da bình thường xung quanh chỗ da bị chai vì loại băng dính này có thể gây đau rát và nhiễm trùng với các vùng da bình thường. o Một nguồn axit salicylic bạn có thể dùng là thuốc aspirin. Giã thật nhuyễn 5 viên aspirin. Trộn lượng bột aspirin này với một muỗng rưỡi nước cốt chanh và một muỗng rưỡi nước lọc. Bôi hỗn hợp nhão này lên chỗ da bị chai, lưu ý tránh để vây ra những vùng da xung quanh. Sau đó phủ lên một chiếc khăn đã nhúng nước ấm. Để trong 10 phút rồi lấy mọi thứ ra. Nhẹ nhành cọ rửa cho bong hết lớp tế bào da chết bằng một viên đá bọt. 3. Dùng miếng đệm: o Nếu bạn bị vết chai da mềm giữa các ngón chân do thường xuyên mang giày, hãy đặt các miếng đệm giữa các ngón chân để tránh việc các ngón chân chà sát vào nhau tạo thành vết chai. o Chọn mang các loại vớ dày có lớp đệm ở lòng bàn chân. Chúng bảo vệ bạn tránh các chai sần ở cả lòng bàn chân và mu bàn chân, giúp bạn có được đôi bàn chân mềm mại. o Là người thường xuyên điều kiển xe máy hay ôtô, bạn nên sắm cho mình một đôi găng tay có lớp đệm lòng bàn tay để giúp tránh khỏi các vết chai sần do cầm tay lái hay vô lăng thường xuyên. 4. Nhờ đến bác sĩ: o Vết chai da chân nghe có vẻ không mấy nguy hiểm nhưng thật ra nó lại nguy hiểm với những người bị bệnh tiểu đường. Các vết chai da ở chân có thể làm cản trở sự lưu thông máu dẫn tới nhiễm trùng vết thương. Còn nguy hiểm hơn nữa nếu can thiệp không đúng cách với các dụng cụ mất vệ sinh, có thể là con đường đưa vi trùng vào cơ thể. o Vì thế nếu bạn bị bệnh tiểu đường, chúng tôi khuyên rằng bạn nên nhờ đến bác sĩ. Còn những trường hợp khác, hoàn toàn có thể thực hiện các bước chữa trị ban đầu tại nhà với điều kiện bạn phải đến gặp bác sĩ ngay nếu qua điều trị mà vết chai da của bạn không khả quan hơn mà còn có dấu hiệu bị nhiễm trùng. . Cho Đôi Môi Luôn “Chín Mọng”. 9 Bí Quyết Môi là nơi rất nhạy cảm với tác động từ môi trường bên ngoài. Các tác nhân. chất gia vị dễ dàng làm môi bị khô nứt. Nếu bạn muốn giữ cho đôi môi luôn “chín mọng”, hãy chú ý bảo vệ chúng nhé! 1. Dùng “son môi hiệu Vitamin E 2.

Ngày đăng: 24/10/2013, 08:15

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan