Một số ý kiến đóng góp với chế độ kế toán hiện hành trong công tác hạch toán tăng giảm TSCĐ hữu hình tại doanh nghiệp

6 340 0
Một số ý kiến đóng góp với chế độ kế toán hiện hành trong công tác hạch toán tăng giảm TSCĐ hữu hình tại doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Một số ý kiến đóng góp với chế độ kế toán hiện hành trong công tác hạch toán tăng giảm TSCĐ hữu hình tại doanh nghiệp 2.1. Những đánh giá về thực trạng chế độ kế toán hiện hành trong công tác hạch toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình 2.1.1. Những ưu điểm Các chế độ kế toán hiện hành đối với việc tổ chức quản lý và hạch toán TSCĐ hữu hình tại doanh nghiệp nhìn chung đã phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, đã vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực quốc tế về kế toán đồng thời cũng phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp Việt Nam trongchế thị trường hiện nay đã bộc lộ được nhiều điểm mạnh như: dễ hiểu, dễ làm, công khai, minh bạch, dễ kiểm tra, kiểm soát. Việc phân loại TSCĐ hữu hình theo các tiêu chí đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong công tác quản lý, nắm bắt tình hình, cơ cấu những TSCĐ thuộc về doanh nghiệp, từ đó có biện pháp tăng cường khai thác chúng và quản lý chặt chẽ hơn. Thực tế các doanh nghiệp đã lựa chọn các hình thức tổ chức công tác mua, bán quản lý, hạch toán TSCĐ hữu hình phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình và phù hợp với các chế độ, thể lệ kế toán Nhà nước đã ban hành và phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong điều kiện phát triển của đất nước hiện nay. Các phương pháp chứng từ kế toáný nghĩa quan trọng trong công tác hạch toán mua, bán TSCĐ hữu hình đã được vận dụng phù hợp với từng doanh nghiệp cụ thể trong việc lựa chọn phương pháp để có thể cung cấp đầy đủ mọi thông tin một cách kịp thời, chính xác và trung thực về sự biến động tăng, giảm TSCĐ trong doanh nghiệp được thuận lợi hơn. 2.1.2. Những mặt hạn chế Bên cạnh những ưu điểm đó còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: 1 1 2 * Về chế độ kế toán nói chung kế toán Việt Nam chưa có những chuẩn mực thống nhất áp dụng cho mọi hình thức doanh nghiệp, chế độ quản lý TSCĐ mới chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước gồm: Tổng công ty, doanh nghiệp thành viên tổng công ty, doanh nghiệp độc lập. Còn đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác như: công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp đầu tư có vốn nước ngoài, công ty hợp danh…chỉ bắt buộc áp dụng các quy định liên quan đến việc xác định chi phí để tính thuế, các quy định chỉ mới mang tính khuyến khích áp dụng. * Về trình độ, phương tiện quản lý và hạch toán TSCĐ hữu hình còn lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, tính cập nhật thông tin trong các doanh nghiệp chưa cao: việc cập nhật các thông tin về các quy định mới, chính sách mới còn rất chậm chạp, hệ thống sổ sách kế toán còn cồng kềnh, nhiều doanh nghiệp mới bắt đầu vận dụng các chương trình kế toán máy, đặc biệt trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ kế toán trong nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. 2.2. Một số ý kiến đóng góp với chế độ kế toán hiện hành trong công tác hạch toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình 2.2.1. Về chế độ kế toán nói chung Về chế độ kế toán cần nên xây dựng trên nguyên tắc thoả mãn các yêu cầu của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, vận dụng có chọn lọc các chuẩn mực quốc tế về kế toán. Bên cạnh đó Nhà nước nên đổi mới về cơ chế vận hành trong hệ thống sổ kế toán được lập, cần áp dụng những nghiệp vụ kế toán mới của các nước tiên tiến để thực sự bước vào thời kỳ mới của công tác hạch toán, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, cần có những quy định rõ ràng trong hạch toán các nghiệp vụ nói chung và TSCĐ hữu hình nói riêng nhằm hạn chế tối đa sự mất mát thiếu hụt tài sản của doanh nghiệp và Nhà nước. 2 2 3 2.2.2. Về mức xét nguyên giá TSCĐ Với đặc điểm nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp do vậy khả năng và quy mô đầu tư mở rộng sản xuất cũng như trình độ quản lý TSCĐ hữu hình ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Việc áp dụng khung nguyên giá 10 triệu đồng trở lên riêng đối với hạch toán thuế cũng làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong tổ chức, quản lý hạch toán TSCĐ, với mức nguyên giá này số lượng TSCĐ trong doanh nghiệp tăng lên rất nhiều doanh nghiệp phải có hai hệ thống quản lý và tính khấu hao TSCĐ nếu như doanh nghiệp muốn tách riêng hạch toán thuế và hạch toán tài chính.Hơn nữa việc xác định giá trị của tài sản nhiều khi cũng gặp rất nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên tới trên 50% và đang trong quá trình chuyển giao công nghệ nhất là đối với những ngành công nghiệp nặng, điều đó có thể xét tới là nâng mức nguyên giá TSCĐ đặc biệt là đối với những dây chuyền đồng bộ tạo một sự tương thích giữa TSCĐ trong doanh nghiệp, với những doanh nghiệp này nếu hoạt động đầu tư của họ có hiệu quả nghĩa là kinh doanh có lãi có thể xét chuyển vào những chi phí cho tài sản và công cụ lao động nhỏ đó vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Ví dụ có thể đặt mức nguyên giá quy định từ 1,000 USD trở lên, những tài sản nằm trong mức nguyên giá cũ và nguyên giá này sẽ được tính vào chi phí kinh doanh. Doanh nghiệp vẫn tiến hành quản lý những tài sản này như TSCĐ ở bộ phận sử dụng nó vì thời gian sử dụng kéo dài trên 1 năm. 2.2.3. Về chế độ nâng cấp sửa chữa, xử lý và đánh giá lại TSCĐ Nhà nước nên hạn chế bớt những thủ tục mang tính hình thức máy móc, có thể cho phép các doanh nghiệp được quyền tự quyết định việc sửa chữa hay nâng cấp những TSCĐ loại nhỏ như các dây chuyền sản xuất, các 3 3 4 thiết bị…tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện việc sửa chữa, nâng cấp kịp thời TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về vấn đề đánh giá lại TSCĐ hữu hình là yêu cầu cần thiết trong việc bảo toàn sử dụng vốn có hiệu quả. Kết quả kiểm phản ánh hiện trạng TSCĐ hữu hìnhdoanh nghiệp hiện có, trong trường hợp xảy ra mất mát hư hỏng điều chuyển doanh nghiệp phải xử lý theo đúng quy định ban hành của Bộ Tài chính. Việc điều chỉnh lại giá trị tài sản ngoài yếu tố giá cả cần tính đến các yếu tố hậu quả về xử lý tài chính cụ thể của doanh nghiệp sau khi điều chỉnh sao cho vừa đảm bảo hạch toán đúng, vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được bình thường và phát triển. Với doanh nghiệp tư nhân, liên doanh, những doanh nghiệp có kết quả hoạt động tài chính khả quan hoặc những doanh nghiệp trong những ngành có nhu cầu đổi mới TSCĐ hữu hình có thể chịu được lỗ do giảm giá TSCĐ hữu hình lớn. Ngược lại, một số doanh nghiệp sẽ vấp phải những khó khăn về tài chính nếu như những chi phí này không được phân bổ đều cho những kỳ tài chính tiếp theo. Vì vậy, doanh nghiệp cần tính toán cân nhắc kỹ càng trước khi có quyết định đầu tư tài sản cũng như lựa chọn nhà cung cấp để đảm bảo hiệu quả tài sản đầu tư, tăng cường hiệu suất sử dụng tài sản tránh được những yếu tố làm giảm lợi nhuận. 2.2.4. Về trình độ, phương tiện quản lý và hạch toán TSCĐ Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý cho đội ngũ nhân viên kế toán, tổ chức trang thiết bị và ứng dụng phương tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán thông tin áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ trong công tác kế toán nhằm tạo ra khả năng và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ nhân viên kế toán thực hiện tốt trách nhiệm ngày càng nặng nề. Từ đó giảm tải được 4 4 5 công việc phát huy tốt vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù trong nền kinh tế hiện nay với những khó khăn nhiều mặt như thiếu vốn, thiếu hành lang pháp lý, thiếu những nhà quản lý có trình độ thật sự thích hợp với nền kinh tế hàng hoá…đòi hỏi Nhà nước phải có các chính sách để triển khai và khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển mạnh. 2.2.5. Về việc xác định thời gian tính khấu hao TSCĐ Mỗi một doanh nghiệp, mỗi một ngành có thời gian sử dụng TSCĐ hữu hình khác nhau, do vậy thời gian tính khấu hao TSCĐ hữu hình cũng khác nhau. Dựa trên các tiêu thức để xác định thời gian khấu hao TSCĐ hữu hình là tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế, hiện trạng TSCĐ và hiệu suất sử dụng ước tính của TSCĐ. Nhìn chung những doanh nghiệp kinh doanh có lãi muốn rút ngắn thời gian sử dụng TSCĐ hữu hình. Ngược lại, những doanh nghiệp thua lỗi muốn kéo dài thời gian trích khấu hao nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động hơn trong việc trích khấu hao TSCĐ. 5 5 6 Kết luận Qua việc đi sâu tìm hiểu nghiên cứu đề tài này, tôi đã học được nhiều điều thực tế bổ ích đó là: để công tác kế toán có hiệu quả thì phải vận dụng các quy định kế toán một cách linh hoạt và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. Ngoài ra, trình độ của các kế toán viên đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả của công tác kế toán. Đặc biệt, khi nước ta mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới thì yêu cầu về trình độ của kế toán viên không dừng lại ở việc am hiểu về chế độ kế toán Việt Nam mà còn cần có sự hiểu biết chế độ kế toán quốc tế. Công tác hạch toán TSCĐ hữu hình tại các doanh nghiệp hiện nay còn rất nhiều điều chưa được quy định một cách rõ ràng cụ thể. Đây cũng là một vấn đề cần phải được bàn bạc xem xét xử lý nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán TSCĐ hữu hình. Do trình độ còn hạn chế, thời gian có hạn nên đề án của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của cô giáo TH.S Nguyễn Hồng Thuý để báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn nữa. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn TH.S Nguyễn Hồng Thuý đã tạo điều kiện và tận tâm giúp đỡ tôi hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! 6 6 . 1 Một số ý kiến đóng góp với chế độ kế toán hiện hành trong công tác hạch toán tăng giảm TSCĐ hữu hình tại doanh nghiệp 2.1. Những đánh. toán trong nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. 2.2. Một số ý kiến đóng góp với chế độ kế toán hiện hành trong công tác hạch toán tăng, giảm

Ngày đăng: 24/10/2013, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan