TRỰC KHUẨN VÀ CẦU KHUẨN GRAM ÂM YẾM KHÍ (HỌ BACTEROIDACEAE VÀ HỌ VEILLONELLACEAE)

3 1.5K 7
TRỰC KHUẨN VÀ CẦU KHUẨN GRAM ÂM YẾM KHÍ (HỌ BACTEROIDACEAE VÀ HỌ VEILLONELLACEAE)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 58 Chương 4 TRỰC KHUẨN CẦU KHUẨN GRAM ÂM YẾM KHÍ (HỌ BACTEROIDACEAE HỌVEILLONELLACEAE) I. ĐẶC ĐIỂM CỦA BACTEROIDES, FUSOBACTERIUM, VEILLONELLA 1. Phân loại Chi Bacteroides gồm hơn 44 loài chi Fusobacterium gồm 10 loài thuộc họ Bacteroidaceae, là những vi khuẩn thường trú của đường tiêu hóa cơ quan sinh dục tiết niệu của động vật người. Đặc biệt Bacteroides là vi khuẩn chủ yếu cấu thành nên khu hệ vi khuẩn đường ruột, trong phân vi khuẩn này chiếm đến hơn 80% về số lượng. Gần đây, loài B. nodosus được tái phân loại vào chi mới thiết l ập, có tên loài mới là Dichelobacter nodosus. Chi Veillonella thuộc họ Veillonellaceae, hiện tại có 7 loài, là những vi khuẩn thường trú của động vật, sinh sống ở khoang miệng, ống tiêu hóa đường hấp trên. Các vi khuẩn này tuyệt đối yếm khí, hơn nữa, do không có nha bào nên nhanh chóng bị hủy diệt khi tiếp xúc với không khí, vì vậy, chúng không thể sinh sống bên ngoài cơ thể động vật người. 2. Hình thái Các vi khuẩn nêu trên đều Gram âm, không hình thành nha bào. Bacteroides là những trực khuẩn, cũ ng có trường hợp đa hình thái. Có những chủng hình thành giáp mô. B. fragilis B. (Dichelobacter) nodusus có nhung mao. Fusobacterium là những trực khuẩn dài, thường đa hình thái. Đặc biệt, F. necrophorum có kích thước 0,5 - 1,75 × 0,5 - 500 μm, phụ thuộc vào điều kiện nuôi cấy mà có dạng cầu trực khuẩn đến dạng sợi kéo dài, trong tế bào có những hạt bắt màu xanh methylene (methylene blue) rất tốt. Veillonella là những cầu khuẩn rất nhỏ, kích thước 0,3 - 0,5 μm, không nha bào, tiêm mao giáp mô, th ường xếp đôi thành dạng song cầu khuẩn hoặc tạo những khối các cầu khuẩn. Tuy là những vi khuẩn Gram âm, nhưng nhiều trường hợp bắt màu đậm bất thường, không đều. 3. Tính trạng sinh hóa Tính trạng sinh hóa các vi khuẩn này được kê ở bảng I-25. Các vi khuẩn này đều là những vi khuẩn yếm khí bắt buộc. Bacteroides là vi khuẩn sản sinh acid acetic, acid propionic, acid succinic, . như là những sản trao đổi chất. B. flagilis thông thường được nuôi cấ y ở môi trường nuôi cấy vi khuẩn yếm khí, hình thành màu trắng tro bóng láng, hơi đục, kích thước 1 - 3 mm. Dịch mật động vật tăng cường sự phát triển vi khuẩn này. Các phản ứng sinh indol, hoàn nguyên nitrate đều âm tính, đề kháng các thuốc kháng sinh neomycin, kanamycin gentamycin. Nhiều chủng sản sinh β-lactamase biểu hiện tính đề kháng các chất kháng sinh họ penicillin họ cephalosporin. TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 59 B. (D.) nodosus có thể phân loại thành 3 dạng dựa vào hình thái của khuẩn lạc trên môi trường thạch. Các phản ứng hoàn nguyên nitrate, sản sinh H 2 S dịch hóa gelatin đều âm tính. Sử dụng peptone hoặc glucose thì hình thành acid butyric. F. necrophorum di động, sản sinh indol, không phát triển trong môi trường chứa 20% dịch mật, trên môi trường thạch hình thành khuẩn lạc tròn lồi, màu từ trắng tro đến xám tro. Có thể dung huyết hoàn toàn hoặc không hoàn toàn máu ngựa cừu. Loài này chia thành 3 dạng sinh học (biovar). Dạng A gây dung huyết β, ngưng kết hồng cầu, trong môi trường bán cố thể thì phát triển thành dạng tên lửa, có tính gây bệnh đối với chuột. Dạng B hầu như không có tính ngưng kết hồng cầu, trong môi trường bán cố thể thường phát triển thành dạng hạt, có tính gây bệnh yếu đối với chuột. Dạng C không có tính dung huyết tính ngưng kết hồng cầu, không có tính gây bệnh đối với chuột. Bảng I-25. Phân loại các tính trạng chủ yếu của Bacteroides, Fusobacterium Veillonella Tính trạng Bacteroides Fusobacterium Veillonella Hình thái Cầu khuẩn Trực khuẩn Cầu khuẩn Catalase D - D Oxidase - - O/F (glucose) F/- F - Hoàn nguyên nitrate - - + Indol D D . Phát triển trong 20% mật D D Sản vật trao đổi chất chủ yếu A, S, P, L B A, P Hàm lượng G+C (mol%) 28 - 61 26 - 34 36 - 43 Loài chủ yếu B. fragilís B. (D.) nodosus 42 loài khác F. necrophorum 8 loài khác V. parvula 6 loài khác Ghi chú: A: acid acetic; B: acid butyric; D: khác nhau tùy loài; F: lên men; L: acid lactic; P: acid propionic; S: acid succinic. 4. Tính gây bệnh Tính gây bệnh của các vi khuẩn Gram âm yếm khí không sinh nha bào được nêu ở bảng I-26. Trong số các vi khuẩn thuộc chi Bacteroides chỉ có B. fragilis B. (D.) nodosus là những loài trọng yếu trong lĩnh vực thú y. B. fragilis là vi khuẩn thường trú của đường tiêu hóa người động vật, thường trở thành yếu tố cảm nhiễm cơ hội. Vi khuẩn này chỉ chiếm một phần không lớn trong phân (1 - 9%) nhưng lại phân lập được từ các bệnh phẩm lâm sàng với tần độ rất cao. Đa số vi khuẩn này có tính đề kháng cao đối với các chất kháng sinh biểu hiện độc lực cao. Năng lực hình thành giáp mô được coi là yếu tố gây bệnh, trên cơ thể động vật thí nghiệm, các chất chiết từ giáp mô tăng cường việc hình thành các ổ mưng mủ. Ngoài ra, khả năng hình thành nhung mao, catalase, SOD (superoxide dismutase), . cũng được coi là có vai trò trong quá trình hình thành bệnh. Vi khuẩn này cảm nhiễm hỗn hợp với các loại vi khuẩn khác hình thành những ổ mưng mủ ở gia súc, thường phân ly được từ bệnh viêm vú ở bò. Ở người vi khuẩn này là một trong những yếu tố gây bệnh cơ hội trọng yếu, hình TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 60 thành các ổ mưng mủ ở các vị trí khác nhau trong cơ thể. B. (D.) nodosus gây bệnh thối loét kẽ móng ở cừu, dê, gây viêm da kẽ móng ở trâu bò. Vi khuẩn này có độc lực khác nhau phụ thuộc vào nguồn gốc của chủng. Các chủng có nguồn gốc từ cừu có độc lực cao, biểu hiện hình thái khuẩn lạc dạng 1, có nhung mao. Các chủng phân lập từ bò thường có độc lực thấp, biểu hiện hình thái khuẩn lạc dạng 2, ít nhung mao hơn. Bảng I-26. Các bệnh cảm nhiễm Bacteroides Fusobacterium tiêu biểu ở động vật Bệnh Bệnh nguyên Động vật cảm thụ Bệnh trạng Bệnh cảm nhiễm Bacteroides B. fragilis Người, gia súc Áp xe Bệnh thối loét kẽ móng B. (D.) nodosus Cừu, dê, bò Viêm hoại tử có mủ Bệnh thối loét kẽ móng F. necrophorum Viêm hoại tử có mủ Áp xe gan F. necrophorum Áp xe F. necrophorum sản sinh độc tố dung huyết có tính dung giải tế bào đối với các bạch cầu, được coi là liên quan đến khả năng gây bệnh. Nội độc tố biểu hiện độc tính đối với thỏ. Vi khuẩn này là một trong những vi khuẩn của khu hệ vi sinh vật thường trú của động vật ăn cỏ lợn, phân lập được từ dạ cỏ của động vật nhai lại. Đối với trâu bò, dê, cừu người có thể gây bệnh nguyên phát hoặc thứ phát với triệu chứng chủ yếu là hoại tử tổ chức hình thành ổ mưng mủ: áp xe gan ở bò, trâu, viêm họng hầu có màng giả, thối loét kẽ móng ở bê nghé. Veillonella thường phân lập được từ các dạng bệnh phẩm lâm sàng khác nhau nhưng tính gây bệnh thì chưa rõ. II. BỆNH CẢM NHIỄM FUSOBACTERIUM Áp xe gan (hepatic abscess) Là chứng bệnh mưng mủ do cảm nhiễm F. necrophorum chủ yếu ở bò, trâu, đặc biệt đa phát ở bò đực tơ vỗ béo nuôi tập trung. Vi khuẩn này còn là nguyên nhân các chứng bệnh hóa mủ ở các loại động vật khác. Đây là bệnh cảm nhiễm tự phát nên các bệnh tích trên bề mặt niêm mạc dạ dày như chứng xơ cứng dạ cỏ (rumen parakeratosis), . hoặc do kim loại hoặc các vật cứng khác tạo điều kiện cho vi khuẩn kết bám, xâm nhập, vượt qua tĩnh mạch cửa vào gan mà hình thành ổ bệnh. Từ bên ngoài không thể thấy được sự biến đổi nhưng khi kiểm soát giết mổ người ta thấy nhiều ổ áp xe. . *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 58 Chương 4 TRỰC KHUẨN VÀ CẦU KHUẨN GRAM ÂM YẾM KHÍ (HỌ BACTEROIDACEAE VÀ H VEILLONELLACEAE) I. ĐẶC ĐIỂM. cầu khuẩn rất nhỏ, kích thước 0,3 - 0,5 μm, không nha bào, tiêm mao và giáp mô, th ường xếp đôi thành dạng song cầu khuẩn hoặc tạo những khối các cầu khuẩn.

Ngày đăng: 23/10/2013, 19:20

Hình ảnh liên quan

B. (D.) nodosus có thể phân loại thành 3 dạng dựa vào hình thái của khuẩn lạc trên môi trường thạch - TRỰC KHUẨN VÀ CẦU KHUẨN GRAM ÂM YẾM KHÍ (HỌ BACTEROIDACEAE VÀ HỌ VEILLONELLACEAE)

nodosus.

có thể phân loại thành 3 dạng dựa vào hình thái của khuẩn lạc trên môi trường thạch Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan