TRỰC KHUẨN GRAM ÂM HIẾU KHÍ

9 2.8K 13
TRỰC KHUẨN GRAM ÂM HIẾU KHÍ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 46 Chương 2 TRỰC KHUẨN GRAM ÂM HIẾU KHÍ Thuộc nhóm các trực khuẩn hiếu khí có đến 17 chi thuộc 7 họ và 16 chi chưa được phân (loại ở cấp) họ. Phần này mô tả chỉ 1 chi có tính gây bệnh đối với động vật và 16 chi khác thuộc 1 họ. A. PSEUDOMONAS (HỌ PSEUDOMONADACEAE) I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA HỌ PSEUDOMONADACEAE 1. Phân loại Thuộc họ Pseudomonadaceae gồm có 4 chi Pseudomonas, Xanthomonas, Frateuria và Zoogloea, là những vi khuẩn phân bố rộng rãi trong tự nhiên: trong đất, trong nước, trong đường ruột của động vật, . Trong số đó, chỉ có chi Pseudomonas là có tính gây bệnh cho người và động vật. Thuộc chi Pseudomonas, trước đây còn có trực khuẩn tỵ thư và giả tỵ thư (trước đó nữa được gọi là chi Maleomyces xếp trong họ Parvobacteriaceae cùng với Pasteurella, Brucella, Bordetella và Francisella), và 5 loài khác, nhưng đến năm 1993 các vi khuẩn đó được phân loại vào chi mới thiết lập Burkholderia (bảng I- 19). Như vậy họ Pseudomonadaceae trở nên có 5 chi (Pseudomonas, Burkholderia, Xanthomonas, Frateuria và Zoogloea). 2. Hình thái Là những trực khuẩn Gram âm, kích thước trung bình (0,5 - 1,0 × 1,5 - 3,0 μm), thường là đơn mao đôi khi là tùng mao khuẩn có 2 - 3 lông, riêng trực khuẩn tỵ thư và trực khuẩn bệnh đốm trắng ở cá chép (chưa phân loại) thì không có lông. Các vi khuẩn này đều không sinh nha bào và giáp mô. 3. Tính trạng sinh hóa Phát triển tốt trên môi trường thạch thường, không lên men đường glucose, ôxy hóa các đường, các acid hữu cơ và amino acid để thu năng lượng. Hầu hết các loài có phản ứng oxidase dương tính. P. aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) gồm có các chủng sinh sắc tố xanh lục pyocyanin và sắc tố đỏ pyorubin và các chủng không sản sinh sắc tố. Còn P. fluorescens sản sinh sắc tố vàng pyoverdin (fluorescin). Bảng I-19. Phân loại họ Pseudomonadaceae Chi Hàm lượng G+C (mol%) Loài P. aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh) P. fluorescens (trực khuẩn huỳnh quang) P. putida P. anguilliseptica P. (B.) mallei (trực khuẩn tỵ thư)* P. (B.) pseudomallei (trực khuẩn giả tỵ thư)* Pseudomonas (và Burkholderia) 58 - 71 86 loài khác Ba chi khác Ghi chú: *, Pseudomonas khởi đầu có tên chi là Malleomyces, thuộc họ cũ Parvobactariaceae, từ năm 1993 lại chuyển thành chi mới Burkholderia (gồm 7 loài). TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 47 4. Tính gây bệnh Trực khuẩn mủ xanh sản sinh elastase, ngoại độc tố A, protease, bacteriocin (pyocin), . Các protein độc tố này liên quan đến việc hình thành các ổ hoại tử tổ chức ở phổi cũng như ổ bệnh da. Ở các ổ bệnh, mủ hoặc các chất tiết xuất có màu xanh lục. Trực khuẩn mủ xanh có độc lực thấp, phân bố rộng rãi trong tự nhiên và là vi khuẩn cảm nhiễm cơ hội. Vi khuẩn này có sức đề kháng cao với các chất tiêu độc và các chất kháng sinh nên thường phát huy tính gây bệnh ở những cơ thể mẫn cảm. Còn các trực khuẩn tỵ thư thì có độc lực cao, có tính gây bệnh rõ rệt đối với ngựa, lừa, la và người nhưng đề kháng yếu với các yếu tố lý hóa như chất tiêu độc, sự làm khô và nhiệt độ cao. II. BỆNH CẢM NHIỄM PSEUDOMONAS Các bệnh cảm nhiễm tiêu biểu do Pseudomonas ở động vật được kê ở bảng I-20. 1. Bệnh tỵ thư (glanders) BKD50 Là bệnh do cảm nhiễm Burkholderia (P.) mallei gây ra ở ngựa, thường mãn tính, với những triệu chứng đặc trưng là hình thành các ổ loét tỵ thư (rìa cao, giữa lõm chứa mủ dạng phó mát màu vàng) ở xoang mũi, niêm mạc đường hô hấp, hạch lympho, các cơ quan nội tạng và da. Đây là bệnh lây chung người và động vật. Tùy thuộc và vị trí hình thành bệnh tích mà phân biệt 3 thể khác nhau là tỵ thư thể phổi (phế tỵ thư), tỵ thư (chữ Hán "tỵ" có nghĩa là mũi) và tỵ thư thể da. Nếu tiêm vi khuẩn này vào phúc mạc chuột lang đực thì sau 3 - 4 ngày vi khuẩn gây viêm tinh hoàn một cách đặc hiệu. Đây được gọi là phản ứng Strauss có thể sử dụng để đồng định vi khuẩn (mặc dù cần phân biệt tiếp với vi khuẩn giả tỵ thư và Corynebacterium pseudotuberculosis). Bảng I-20. Bệnh cảm nhiễm Pseudomonas tiêu biểu ở động vật Bệnh Bệnh nguyên Động vật cảm thụ Bệnh trạng Tỵ thư P. (B.) mallei Ngựa, lừa, la, người Hình thành hạch tỵ thư ở xoang mũi, phổi, da, . Giả tỵ thư P. (B.) pseudomallei Gậm nhấm, động vật khác Hình thành hạch dạng tỵ thư ở hạch lympho ngựa Bệnh trực khuẩn mủ xanh ở lợn P. aeruginosa Lợn Bại huyết lợn con, viêm hóa mủ thường màu xanh Bệnh viêm phổi xuất huyết ở chồn vizon P. aeruginosa Chồn vizon (mink) Viêm phổi xuất huyết P. fluorescens hoặc P. putida Cá nục, cá hanh, . Da và mang xuất huyết, loét (bệnh đóng dấu ở cá) P. dermoalba Cá Bệnh trắng đuôi ở cá giống P. anguilliseptica, P. chlororaphis Lươn, cá chình Bệnh đốm đỏ (xuất huyết) của lươn, cá chình Bệnh cảm nhiễm Pseudomonas ở cá Pseudomonas spp. Cá chép Bệnh đốm trắng do vi khuẩn Để chẩn đoán người ta thường dùng phản ứng dị ứng (phản ứng mallein). Kháng nguyên mallein là nước lọc canh khuẩn (lứa cấy vi khuẩn lỏng) tỵ thư trong môi trường nước thịt có 4% glycerin ở 37 °C. Phản ứng có thể làm TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 48 với 3 phương pháp: nhỏ mắt, tiêm dưới da và tiêm trong da. Phương pháp nhỏ mắt thử phản ứng mallein được dùng phổ biến vì tiện lợi, phát hiện được cảm nhiễm từ tuần thứ 2, 3 (không thực hiện nếu vật bị viêm mắt). Buộc gia súc ở chỗ không có gió lùa, nhỏ 2 - 3 giọt mallein vào túi trong kết mạc của một mắt, để mắt kia không nhỏ để làm đối chứng âm. Đọc kết quả sau 3 giờ. Nếu kết mạc có mủ, sưng hoặc hơi sưng, đầu khóe mắt có mủ chảy ra thành hình sợi nhỏ là phản ứng dương tính. Chú ý rằng đôi khi phản ứng xảy ra chậm hơn vì vậy cần kiểm tra phản ứng đến 24 giờ. Nếu kết mạc mắt đỏ, sưng, chảy nước mắt, ở đầu khóe mắt chỉ có ít mủ (như hạt đậu nhỏ) là phản ứng nghi ngờ. Trong trường hợp này cần làm lại phản ứng sau 6 ngày. Nếu mắt không thay đổi hoặc kết mạc chỉ hơi đỏ là phản ứng âm tính. Phương pháp tiêm dưới da thử phản ứng mallein chỉ tiến hành sau khi kiểm tra nhiệt độ gia súc hai ngày liên tục và thấy không vượt quá 38,5 °C, thực hiện bằng cách tiêm 1 ml mallein vào dưới da cổ hoặc da yếm, sau 6 - 8 giờ theo dõi nhiệt độ và biến đổi nơi tiêm. Nếu thân nhiệt gia súc tăng và đạt đến mức cao nhất (không dưới 39,5 °C) vào khoảng sau 15 giờ, đồng thời chỗ tiêm sưng, nóng, đau và diện tích chỗ sưng tiếp tục tăng đến 24 - 36 giờ đạt đến 10 - 20 mm và giữ nguyên trong 2 - 3 ngày, con vật thường mệt, không ăn, mạch đập nhanh là phản ứng dương tính. Nếu thân nhiệt tăng đến trên 39 °C nhưng không có phản ứng cục bộ là phản ứng nghi ngờ. Nếu thân nhiệt không quá 39 °C là phản ứng âm tính. Phương pháp tiêm trong da (nội bì) thử phản ứng mallein ít được sử dụng với mallein do phản ứng không rõ rệt. Tiêm 0,2 ml mallein vào trong da và đọc kết quả sau 6 giờ. Nếu thấy sưng ở chỗ tiêm tồn tại 1 - 2 ngày là phản ứng dương tính. Phương pháp nhỏ mắt chính xác hơn cả, đạt tới 92 - 96%, nếu nhỏ lần 2 cách lần thứ nhất 6 ngày thì phản ứng càng nh ạy. Có thể phối hợp phản ứng kết hợp bổ thể nếu phản ứng âm tính trong khi nghi ngờ có bệnh về mặt lâm sàng. 2. Bệnh giả tỵ thư (melioidosis) BKD53 Là bệnh gây ra do P. (Burkholderia) pseudomallei chủ yếu ở các loài động vật gậm nhấm, nhưng thỉnh thoảng gặp ở động vật nhai lại, ngựa, chó, người, . với sự hình thành những hạch dạng sữa khô vón (hạch giả tỵ thư) ở các hạch lympho, các khí quan, và các ổ khớp, . 3. Bệnh trực khuẩn mủ xanh ở lợn (pseudomonas infection in swine) Pseudomonas aeruginosa gây ở lợn các lứa tuổi các ổ mư ng mủ ở da và các khí quan, ở lợn con thường dẫn đến bại huyết. 4. Bệnh viêm phổi xuất huyết ở chồn vizon (haemorrhagic pneumonia in mink) Do P. aeruginosa gây ra, là bệnh gây tử vong cao của chồn vizon (mink) nuôi lấy da lông, với triệu chứng chủ yếu là viêm phổi xuất huyết. Hiện tại, trên thế giới đã sử dụng vaccine vô hoạt để phòng bệnh này. TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 49 5. Bệnh do Pseudomonas ở cá (pseudomonas disease, pseudomonas septicemia [in fish]) Tất cả các loài Pseudomonas đều gây bệnh truyền nhiễm ở các loài cá khác nhau như cá nục, cá hanh, cá măng, lươn và nhiều cá khác, gây xuất huyết và loét ở da, ở vây, mang, . B. BORDETELLA VÀ BỆNH CẢM NHIỄM I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BORDETELLA 1. Phân loại Đại diện gây bệnh trong chi Bordetella được biết có 4 loài là B. pertussis (vi khuẩn ho gà ở người, chủ yếu trẻ em), B. parapertussis (vi khuẩn giả ho gà), B. bronchiseptica (vi khuẩn viêm phế quản bại huyết, còn có tên là B. bronchicanis), và B. avium. Hai vi khuẩn đầu gây bệnh ở người còn hai vi khuẩn sau gây bệnh ở động vật. 2. Hình thái Bordetella là những cầu trực khuẩn nhỏ (0,2 - 0,3 × 0,5 - 1,0 μm), Gram âm, trong đó B. bronchiseptica, B. avium là những chu mao khuẩn, di động, còn B. pertussis và B. parapertussis là những vô mao khuẩn và không di động. 3. Tính trạng sinh hóa Đây là những vi khuẩn hiếu khí bắt buộc, không lên men đường glucose. B. bronchiseptica khi bắt đầu phân lập thường khó phát triển trên môi trường thạch thường, còn trên môi trường Bordet-Gengou và thạch máu thì phát triển tốt. Khi mới phân lập từ bệnh phẩm thì có giáp mô, nhung mao (fimbria) và gây dung huyết dạng β (beta), nhưng sau khi cấy truyền đời thì thường mất các đặc tính này cũng như độc lực. Sản sinh urease, phản ứng oxidase dương tính, có khả năng sử dụng citrate và hoàn nguyên nitrate. Hàm lượng G+C (mol%) là 66. B. avium được phân lập từ chim và có các đặc tính giống như vi khuẩn trên nhưng phản ứng urease âm tính, oxidase dương tính chậm, hàm lượng G+C (mol%) là 61. 4. Tính gây bệnh Vi khuẩn bám dính vào khoảng giữa nhung mao thượng bì của niêm mạc đường hô hấp động vật mà biểu hiện tính gây bệnh. Động vật bị bệnh chủ yếu là súc vật non, bệnh trạng thường trở nên ác hóa bở i các cảm nhiễm thứ phát. Ở động vật cao tuổi cảm nhiễm thường không phát bệnh nhưng động vật trở nên mang trùng trở thành ổ bệnh. Tỷ lệ tử vong thấp nhưng tỷ lệ cảm nhiễm cao. II. BỆNH CẢM NHIỄM BORDETELLA 1. Bệnh viêm teo mũi lợn (atrophic rhinitis - AR) BKD40 Trực khuẩn B. bronchiseptica ("phế quản bại huyết khuẩn") gây khởi phát bệnh này ở lợn con nhờ có khả năng kết bám vào niêm mạc xoang mũi, gây viêm, tạo điều kiện cho P. multocida sinh độc tố hoại tử da (DNT - dermonecrotic toxin) không chịu nhiệt kết bám và sản sinh độc tố làm các tế bào xương xoang TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 50 mũi teo viêm mãn tính tiến triển, đôi khi bệnh này kết hợp với bệnh viêm phổi - phế quản. Để phòng bệnh người ta dùng vaccine vô hoạt chế từ chủng mới phân lập hoặc vaccine thành phần chế từ HA (kháng nguyên ngưng kết hồng cầu) hoặc vaccine sống chế từ các chủng biến dị nhược độc mẫn cảm nhiệt. 2. Bệnh cảm nhiễm Bordetella bronchiseptica (B. bronchiseptica infection) Là bệnh đường hô hấp ở các động vật nhỏ dùng làm thí nghiệm với những triệu chứng chủ yếu là chảy nước mũi, hắt hơi, . Bảng I-21. Các bệnh động vật tiêu biểu do cảm nhiễm Bordetella Bệnh Bệnh nguyên Động vật cảm thụ Bệnh khí Bệnh viêm teo mũi (lợn) B. bronchiseptica phối hợp với P. multocida Lợn Viêm teo mũi, viêm phế quản, viêm phổi Bệnh cảm nhiễm B. bronchiseptica B. bronchiseptica Chuột lang, chuột, . Viêm phế quản Bệnh sổ mũi gà tây B. avium Gà tây Viêm mũi, viêm khí quản 3. Bệnh sổ mũi gà tây (turkey coryza) Gà tây con nếu cảm nhiễm B. avium sẽ viêm mũi cata (viêm mũi chảy thanh dịch), viêm túi khí, viêm phổi - phế quản, . C. BRUCELLA VÀ BỆNH CẢM NHIỄM I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BRUCELLA 1. Phân loại Các vi khuẩn thuộc chi Brucella chủ yếu tùy thuộc vào loại ký chủ mà phân loại thành 6 loài khác nhau như B. melitensis (dê), B. suis (lợn), B. abortus (bò), B. canis (chó) B. ovis (cừu) và B. neotomae (chuột). Nhưng vì giữa các loài các đặc tính sinh hóa học, di truyền học có tính tương đồng rất cao nên vào năm 1985 đề nghị coi đây chỉ là một loài (loài B. melitensis) đã chính thức phát biểu. Từ đó các "loài" trước đây được coi là các dạng sinh học (biovar), và đượ c viết dưới dạng B. melitensis biovar Abortus, B. melitensis biovar Suis, . (bảng I-22). 2. Hình thái Brucella là những vi khuẩn Gram âm hiếu khí dạng cầu trực khuẩn hoặc hình que ngắn (0,5 - 0,7 × 0,6 - 2,0 μm), không hình thành giáp mô, lông, cũng như nha bào. Có thể nhuộm phân biệt vi khuẩn Brucella theo phương pháp Kozlovsky (1939). Sau khi dược dàn mỏng, để khô và cố định bằng hơ nóng, tiêu bản được phủ dung dịch thuốc nhuộm safranin 2% (trong nước), hơ nóng cho xuất hiện bọt hơi, rửa nước r ồi nhuộm lại bằng dung dịch malachite green 0,75 - 1%. Brucella bắt màu đỏ còn các vi khuẩn khác và tổ chức bắt màu xanh. TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 51 3. Tính trạng sinh hóa Brucella là những vi khuẩn hiếu khí, phát triển chậm trên môi trường thạch thường, để nuôi cấy phân lập cần gia thêm vào môi trường huyết thanh hoặc máu. Các tính trạng giám biệt các biovar Brucella được kê ở bảng I-21. Các đặc tính như yêu cầu CO 2 để phát triển, tính hoàn nguyên nitrate, phản ứng oxidase, khả năng phát triển ở môi trường có gia thêm chất màu, . là những đặc tính phân biệt biovar trọng yếu. Hàm lượng G+C (mol%) là 56 - 58. 4. Tính gây bệnh Bệnh do Brucella (thường gọi là bệnh sẩy thai truyền nhiễm hay brucellosis) BKD27 là bệnh ở nhiều loại động vật khác nhau: bò, trâu, dê, cừu, lợn, . là bệnh truyền nhiễm phân bố rộng khắp thế giới. Ở Việt nam trước đây đã từng phát hiện một số trường hợp bệnh này ở động vật nhập nội, song được phát hiện kịp thời và xử lý loại thải triệt để nên từ đó không có thông báo phát hiện. Hầu hết các chủng đều được phân lập từ các trường hợp động vật có chửa bị sẩy thai. Tuy vậy, sổi (động vật cái không thể có chửa), viêm tinh hoàn, viêm phụ hoàn và các khớp, . là những trường hợp thường gặp. Hơn nữa, do vi khuẩn có thể đi qua các tuyến lympho mà bài xuất ra sữa, cho nên đây là bệnh truyền nhiễm lây chung người và động vật quan trọng trong thú y vệ sinh cộng đồng. Bảng I-22. Các tính trạng giám biệt và tính gây bệnh của Brucella melitensis Phát triển khi có Dạng sinh học a Yêu cầu CO 2 Sản sinh H 2 S Phản ứng oxidase Thionin b Fuchsine basic c Động vật cảm thụ Bệnh trạng Abortus +d +d + - + Bò, người Sẩy thai, viêm tinh hoàn Melitensis - - + + + Cừu, dê, người Sẩy thai, viêm tinh hoàn Suis - -d + +d -d Lợn, người Sẩy thai, viêm tinh hoàn Canis - - + + - Chó, người Sẩy thai, viêm tinh hoàn Ovis + - - + - Cừu Sẩy thai, viêm tinh hoàn Neotomae - + - - - Chuột cây Không rõ Ghi chú: a , trước đây coi là các loài và viết B. abortus, B. melitensis, B. suis, B. canis, B. ovis và B. neotomae, thêm vào đó có sự phân loại nhỏ hơn, B. abortus có 8, B. suis có 4, B. melitensis có 3 dạng sinh học; b , nồng độ thionin 1:25.000; c , nồng độ fuchsine basic 1:50.000; +d, hơn nửa số biovar dương tính; -d, hơn nửa số biovar âm tính. Ở động vật, sự lan truyền bệnh chủ yếu thông qua đường da, niêm mạc từ thai, nhau thai, khí dung nhiễm trùng, hoặc qua miệng do nuốt phải thức ăn nước uống hay liếm da đã bị nhiễm khuẩn, hoặc từ động vật đực truyền sang động vật cái qua giao cấu. Người bị nhiễm Brucella do nhiễm các chất bài xuất từ các động vật cảm nhiễm qua da, đường miệng, hoặc đường hô hấp, có thể bị chứng bại huyết, biểu hiện sốt tăng giảm dạng làn sóng. Vi khuẩn này có năng lực đề kháng sự thực bào của các bạch cầu trung tính và các đại thực bào và phát triển bên trong các tế bào đó (ký sinh nội bào tùy tiện). TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 52 D. FRANCISELLA VÀ BỆNH CẢM NHIỄM I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA FRANCISELLA 1. Phân loại Trong chi Francisella có hai loài được biết là F. tularensis (vi khuẩn bệnh thỏ hoang, hay bệnh tula) và F. novicida. Trong loài F. tularensis có hai dạng sinh học khác nhau là biovar Tularensis độc tính cao đối với người và biovar Palaearctica nhược độc đối với người. F. novicida thường phân lập được từ các động vật gậm nhấm. 2. Hình thái F. tularensis là trực khuẩn ngắn (0,2 × 0,2 - 0,7 μm), Gram âm, nhưng nếu bồi dưỡng (nuôi cấy) kéo dài thì trở thành đa hình thái. Vi khuẩn không có nha bào và tiêm mao (lông roi), nhưng khi trong cơ thể động vật ký chủ thì hình thành giáp mô, bắt màu lưỡng cực. 3. Tính trạng sinh hóa Francisella là vi khuẩn hiếu khí bắt buộc, đòi hỏi môi trường nuôi cấy nghiêm ngặt, không phát triển ở môi trường thạch thường, để phát triển cần cysteine và hemoglobulin, thường sử dụng môi trường noãn hoàng (lòng đỏ trứng), môi trường thạch máu có gia thêm glucose và cysteine. Phản ứng oxidase âm tính, phân giải glucose hình thành acid nhưng không sinh hơi. Hàm lượng G+C (mol%) là 33 - 36, gần gũi với các Pasteurella. 4. Tính gây bệnh Bệnh thỏ hoang (còn gọi là bệnh tula hay tularemia) BKD82 phân bố chủ yếu ở bán cầu Bắc, ở nước ta chưa thấy có thông báo về bệnh này. Đây là bệnh lây chung người và động vật, lưu hành giữa thỏ hoang, các loài gậm nhấm như chuột hoang, sóc, . và người. Vi khuẩn này được phân lập từ hơn 100 loài động vật khác nhau. Các gia súc như cừu, chó, mèo, ngựa, lợn, . đều cảm nhiễm vi khuẩn này. Động vật và người bị cảm nhiễm từ thú mang trùng hoặ c thông qua ve bét qua da, qua đường hô hấp hoặc qua đường miệng mà bị bại huyết rất nặng, gan và các hạch lympho sưng to, hình thành các ổ hoại tử. E. NHỮNG TRỰC KHUẨN GRAM ÂM HIẾU KHÍ KHÁC 1. Bệnh viêm tử cung truyền nhiễm ở ngựa (contagious equine mastritis) Trong chi Taylorella chỉ có một loài T. equigenitalis. Đây là trực khuẩn nhỏ, bắt màu Gram âm, đa hình thái, có các phản ứng oxidase và catalase dương tính, yêu cầu CO 2 để phát triển, có thể phát triển trên môi trường máu đun (chocolate agar) nhưng không yêu cầu các yếu tố X và V. Hàm lượng G+C (mol%) là 36,5. Bệnh viêm tử cung truyền nhiễm ở ngựa do T. equigenitalis là bệnh đường sinh dục của ngựa, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo và viêm nội mạc (màng trong) tử cung là những triệu chứng chủ yếu. Sức lây lan của bệnh rất lớn, truyền lây chủ yếu qua giao cấu. 2. Bệnh cảm nhiễm trực khuẩn Riemerella anatipestifer ở gia cầm TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 53 (Riemerella anatipestifer infection in poultry, infectious serotitis, new duck disease, duck septisemia) Đây là bệnh truyền nhiễm ở nhiều loài thủy cầm, gia cầm khác nhau như vịt, gà tây, . cũng như chim hoang dã, gây ra bởi trực khuẩn Riemerella anatipestifer. Vi khuẩn này trước đây được tạm xếp chi Pasteurella chủ yếu do đặc điểm hình thái, dưới tên gọi (không chính thức) "Pasteurella anatipestifer". Đây là những vi khuẩn hiếu khí, Gram âm, hình trứng hay hình que, kích thước trung bình, không di động. 3. Bệnh cảm nhiễm Ornithobacterium rhinotrachae (Ornithobacterium rhinotrachae infection) Là b ệnh truyền nhiễm thấy ở gà và gà tây. Bệnh nguyên còn phân lập được từ nhiều loài chim khác nhau: chim cút, quạ, bồ câu, . Ornithobacterium rhinotrachae là trực khuẩn Gram âm yếm khí tùy tiện, đa hình thái, không hình thành nha bào, không di động. Tên vi khuẩn này mới được đề xướng năm 1994 (Opengard et al.), trước đó có tên là "Pasteurella-like organism Taxon 28". Bệnh ở gà thường thấy có triệu chứng bệnh cơ quan hô hấp, giảm ăn, đẻ trứng giảm sút, chất lượng trứng giảm, tỷ lệ ch ết thấp (khoảng 2 - 4 %). Ở gà tây 14 tuần tuổi trở lên, thấy chảy nước mũi rất nặng, mặt sưng phù, lông trở nên xơ và dựng ngược, biếng ăn, tỷ lệ chết khá cao (khoảng 11%). 4. Bệnh cảm nhiễm Chryseobacterium meningitidis (Chryseobacterium meningitidis infection) Là bệnh ở người, gây viêm màng não ở trẻ sơ sinh. Các vi khuẩn thuộc chi Riemerella và Ornithobacterium, cùng với Cytophaga, Chryseobacterium, Bergeyella, Flavobacterium, Flexibacter, Empedobacter, . được xếp chung vào nhóm lớn gọi là "tổ hợp Flavobacterium- Cytophaga" (Flavobacterium-Cytophaga complex). Một số chủng vi khuẩn được phân lập ở gà, ký hiệu PS3, lưu trữ tại Trường đại học thú y Azabu, Nhật bản, đang đề xuất loài mới "Haloanella gallinarum" (xem DDBJ/EMBL/GenBank nucleotide AB0535150) cũng thuộc nhóm này. 5. Bệnh mang nhiễm vi khuẩn ở cá (bacterial gill disease) Chi Flavobacterium có chừng 6 loài khác nhau nhưng chỉ có loài F. branchiophila được suy định là bệnh nguyên bệnh mang cá nhiễm vi khuẩn của các loài cá chủ yếu thuộc họ Hồi. Đây là những trực khuẩn trung bình (0,5 × 1,0 - 3,0 μm), Gram âm, các phản ứng oxidase và catalase dương tính, không do động, hiếu khí, phân bố rộng rãi trong tự nhiên, là những vi khuẩn thường trú trong đất, trong nước. 6. Bệnh cảm nhiễm Flexibacter ở cá (Flexibacter infection) Flexibacter là những trực khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn trườn (gliding bacteria), Gram âm, không có tiêm mao nhưng tế bào có năng lực uốn khúc mà di động trườn. a. Bệnh trụ (columnaris disease) Cảm nhiễm F. columnaris chủ yếu ở các cá nước ngọt, là bệnh hình thành những vết loét ở mang, quanh khoang miệng và đuôi. TS. Phạm Hồng Sơn *** Giáo trình Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 54 b. Bệnh cuống đuôi (peduncle disease) hay bệnh nước lạnh (cold-water disease) ở cá Là bệnh truyền nhiễm ở các cá thuộc họ Hồi gây ra bởi F. psychrophilus. Bệnh được gọi là "bệnh cuống đuôi" do có những bệnh tích thấy rõ ở phần cuống đuôi. Do bệnh xuất hiện khi nhiệt độ nước xuống dưới 12 °C nên có tên bệnh nước lạnh. c. Cảm nhiễm vi khuẩn trườn ở cá biển (gliding bacteria infection in sea water fish) Bệnh do F. maritimus gây ra với những triệu chứng như bơi kém, thân cá hóa đen, với những vết rạn trắng đục ở vùng quanh miệng, mang, trên thân và cuống đuôi. Bệnh nặng có thể làm rụng đuôi, vi khuẩn phát triển ở chỗ tổn thương. Nếu cảm nhiễm hỗn hợp với Vibrio thì hình thành những vết rạn, xuất huyết, loét và rụng vẩy ở mang hoặc toàn thân. . Vi sinh vật học thú y *** Huế 2006 46 Chương 2 TRỰC KHUẨN GRAM ÂM HIẾU KHÍ Thuộc nhóm các trực khuẩn hiếu khí có đến 17 chi thuộc 7 họ và 16 chi chưa được. những trực khuẩn Gram âm, kích thước trung bình (0,5 - 1,0 × 1,5 - 3,0 μm), thường là đơn mao đôi khi là tùng mao khuẩn có 2 - 3 lông, riêng trực khuẩn

Ngày đăng: 23/10/2013, 19:20

Hình ảnh liên quan

Bảng I-20. Bệnh cảm nhiễm Pseudomonas tiêu biểu ở động vật - TRỰC KHUẨN GRAM ÂM HIẾU KHÍ

ng.

I-20. Bệnh cảm nhiễm Pseudomonas tiêu biểu ở động vật Xem tại trang 2 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan