Quản trị thương hiệu - Nghề của áp lực và thử thách

4 400 0
Quản trị thương hiệu - Nghề của áp lực và thử thách

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quản trị thương hiệu - Nghề của áp lực thử thách Nếu bạn có kiến thức về quản trị tiếp thị thương hiệu, bạn có các mối quan hệ xã hội rộng, có cái nhìn thấu hiểu người khác, bạn sành điệu “luôn đi trước thời đại”, đồng thời bạn có cái miệng dẻo quẹo một đôi tai thật to để “lắng nghe thấu hiểu”… bạn xứng đáng có mức lương trung bình từ 1500 - 2000USD/tháng hoặc hơn. nếu bạn sống tại Mỹ, thu nhập thấp nhất của bạn không dưới 40.000USD/năm. Brand Manager (BM) bạn là ai? Là nhà quản trị thương hiệu, đối với những công ty lớn được gọi là giám đốc thương hiệu. Một công ty như Unilever có hàng chục sản phẩm thì mỗi sản phẩm đều có BM riêng. BM là một người ở giữa mọi người, là cầu nối giữa các đối tác bên trong lẫn bên ngoài công ty, từ bộ phận sản xuất, kỹ thuật, đến bán hàng, nhân sự, đại lý, cho đến các công ty quảng cáo, công ty nghiên cứu thị trường, quan hệ cộng đồng (PR), nhà tư vấn luật, các cơ quan báo chí truyền hình, cơ quan quảnthương mại, văn hoá, các công ty tổ chức sự kiện, các tổ chức xã hội…. Ví dụ thương hiệu là một cái ly. BM là người theo sát quá trình của cái ly từ khi nó còn nằm trong ý tưởng, cho đến khi được thiết kế, sản xuất, bày bán trên kệ, theo sát số lần khách hàng cầm sản phẩm lên xem… BM phải nghĩ cách quảng cáo làm sao để gắn hình ảnh cái ly vào tâm trí người tiêu dùng. Thậm chí khi cái ly đã được mua về, BM vẫn phải theo dõi ý kiến khách hàng về cái ly đó để tiếp tục cải tiến. BM có thể không cần biết chi tiết cái ly cao 20 hay 25cm, cong méo thế nào nhưng vẫn có thể thao thao bất tuyệt từ khâu kỹ thuật đến tiếp thị, làm sao cho cái ly của anh ta đứng được trên kệ. Túm lại BM phải ăn với thương hiệu, ngủ thương hiệu, sống chết với cái thương hiệu đó! BM to-do-list Hàng năm phải lập kế hoạch phát triển thương hiệu kế hoạch ngân sách. Hàng quý anh ta phải xem xét điều chỉnh tăng giảm cho phù hợp. Hàng ngày anh ta phải quản lý tất cả các công việc tiếp thị liên quan đến nhãn hiệu mình phụ trách. Ngoài các công việc trên, anh ta còn phải luôn để một con mắt đến những gì đang xảy ra ngoài thị trường, không chỉ tại một địa phương mà còn trên cả nước thế giới. Anh ta phải đọc hết tất cả các báo có ở sạp, phải xem hết các chương trình TV để kiểm tra xem quảng cáo của mình có được phát sóng đúng giờ hay không. Nhưng làm sao anh ta có thể phân thân làm tất tần tật mọi thứ như thế? Cho nên BM phải thuê một công ty đọc báo dùm một nhóm người chỉ có mỗi nhiệm vụ ngồi xem ti vi vì có đến hàng mấy chục đài truyền hình trên cả nước lận mà(!) 7@ để trở thành một BM: @ Có kiến thức về Tiếp thị Thương hiệu (Brand Marketing), Quản trị (Management), thường là sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành quản trị doanh nghiệp marketing. Chưa hết, BM còn phải hiểu biết nhất định về văn hoá, lịch sử, địa lý kinh tế tâm lý học hành vi. Ngoại ngữ lưu loát, giỏi vi tính (excel powerpoint ). @ Cái miệng phải thật ngọt ngào để thuyết phục. Ngược lại cái tai cũng phải to để kiên nhẫn lắng nghe, suy nghĩ bằng cái đầu của những người xung quanh. @ Quan hệ xã hội rộng, từng đi du lịch nhiều nơi, có tầm nhìn bao quát như chiếc trực thăng. Yêu thích các hoạt động văn-thể-mỹ các hoạt động phong trào. "Hắt-xì" trước những thông tin tưởng như vô thưởng vô phạt, những sự kiện rời rạc như thông báo tuyển dụng, số lần cầm sản phẩm lên xem của khách hàng tại siêu thị,… BM dự đoán được các nhãn hiệu còn chưa xuất hiện, một nhãn hiệu đang có vấn đề sức khoẻ hay nhãn hiệu nào đó đang sắp làm một cuộc đổi ngôi. @ Không là người sành điệu không thể là BM! BM phải theo kịp xu hướng thời đại, các mốt thời thượng, đừng có quá bảo thủ, đầu óc phải cởi mở khách quan, không đưa quá nhiều cái tôi chủ quan mà phải nhận xét dựa trên số đông, hoặc trao đổi với nhiều người trước khi đưa ra kết luận. Có thói quen quan sát những người xung quanh. @ Biết khiêm tốn. Công vịệc của 1 BM rất quan trọng nhưng anh ta không bao giờ được tự coi mình quan trọng. Bạn có thể nói về những vấn đề cao siêu nhưng lúc cần thiết cũng có thể đứng bán hàng tại siêu thị, photo văn bản giùm cho thư kí, nói chuyện với bảo vệ hoặc một người đưa thư… vì có thể chính những người bình thường này sẽ cho BM những thông tin quý giá. @ Thấu hiểu nguời khác còn hơn chính mình. Nhớ quảng cáo của Ponds chứ? "Cậu nói lại cho mình xem cô ấy đẹp như thế nào?" là câu bắn trúng phóc tim đen phụ nữ! @ Không bao giờ giống ngày hôm qua, luôn sáng tạo không ngừng đổi mới. Trí tưởng tượng của bạn bị bắt làm việc đến maximum! Học BM ở đâu? Việt Nam Marcom chuẩn bị khai giảng khoá mới lớp Ðào tạo nhà quản trị thương hiệu. Các bạn sinh viên năm cuối chuyên ngành kinh tế có đam mê về Marketing quản trị kinh doanh có cơ hội nhận học bổng 100%. Ðiều kiện dự tuyển: điểm trung bình 7,5 trở lên. Nếu bạn có tham gia các hoạt động ngoại khoá hoặc có kinh nghiệm làm thêm sẽ được ưu tiên khi phỏng vấn. Học phí: 5.500.000 đồng Thời gian học: 3 buổi tối/tuần(trong vòng 4 tháng) Trong thời gian học, bạn sẽ được làm việc theo nhóm, rồi tìm một công ty xin tài trợ để thực hiện một đề tài. Kết thúc khoá học, bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận có giá trị quốc gia. . Quản trị thương hiệu - Nghề của áp lực và thử thách Nếu bạn có kiến thức về quản trị và tiếp thị thương hiệu, bạn có các mối quan. cho cái ly của anh ta đứng được trên kệ. Túm lại BM phải ăn với thương hiệu, ngủ thương hiệu, sống chết với cái thương hiệu đó! BM và to-do-list Hàng năm

Ngày đăng: 23/10/2013, 19:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan