CHƯƠNG 5 TỔ CHỨC TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

10 558 0
CHƯƠNG 5 TỔ CHỨC TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 5 TỔ CHỨC LIỆU SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI LIỆU SẢN XUẤT: 1. Khái niệm liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp. liệu sản xuất bao gồm liệu lao động và đối tượng lao động Đối tượng lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà lao động con người dùng liệu lao động tác động lên, nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích sử dụng của con người liệu lao động là những yếu tố vật chất của sản xuất mà con người dựa vào đó để tác động lên đối tượng lao động 2. Phân loại liệu sản xuất Trong quá trình sản xuất kinh doanh, liệu sản xuất thường hoạt động dưới hai hình thức tài sản cố định và tài sản lưu động. Việc phân chia liệu sản xuất thành tài sản cố định và tài sản lưu động nhằm mục đích: sử dụng hợp lý từng loại tài sản và tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng từng loại tài sản Tài sản cố định: là loại liệu sản xuất dùng trong thời gian dài, qua nhiều chu kỳ sản xuất mà vẫn giữ nguyên được trạng thái hiện vật, nó bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng, giá trị của nó chuyển dần vào giá thành sản phẩm, cần phải tính khấu hao để bù đắp lại Tài sản lưu động: tham gia một lần vào quá trình sản xuất, nó bị tiêu hao hoàn toàn và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào giá thành sản phẩm Đất đai diện tích mặt nước: là liệu sản xuất quan trọng nhất trong nuôi trồng thủy sản, song nó có những đặêc điểm khác với các liệu sản xuất khác - Nếu biết sử dụng hợp lý đất đai diện tích mặt nước không bị hao mòn - Đất đai diện tích mặt nước chưa được đánh giá bằng giá trị và không nằm trong bảng cân đối vốn cố định của doanh nghiệp Trong quá trình phát triển sản xuất, doanh nghiệp không ngừng tăng tài sản cố định của mình, tài sản cố định tăng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định phát triển dựa vào đầu cơ bản của Nhà nước, do tích lũy của doanh nghiệp, và dựa vào vốn vay của ngân hàng II. TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 1. Vị trí đặc điểm và mục tiêu của tổ chức sử dụng đất đai 50 Đất đai là liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, không thể thay thế được trong nuôi trồng thủy sản, khả năng sản xuất của đất đai lớn. Mọi hoạt độïng sản xuất thủy sản đều phải thông qua đất đai diện tích mặt nước và diễn ra trên đất đai diện tích mặt nước. Đất đai diện tích mặt nước là tài nguyên quý hiếmcủa nghề nuôi trồng thủy sản, là sản phẩm của tự nhiên, do thiên nhiên tạo ra và cố định, vừa là liệu lao động, vừa là đối tượng lao động v.v…Mục tiêu của tổ chức và sử dụng đất đai là: + Sử dụng đầy đủ và có hiệu quả nhất quỹ đất đai diện tích mặt nước của doanh nghiệp. Đất đai nào cũng phải cho sản phẩm và sinh lợi + Bảo vệ và bồi dưõng đất đai để không ngừng nâng cao độ phì nhiêu của đất đai diện tích mặt nước và chống sói mòn 2. Nội dung tổ chức và sử dụng đất đai trong doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản A. Phân loại đất đai Việc phân loại đất đai rất quan trọng, nó giúp doanh nghiệp nắm được số lượng và chất lượng đất đai, phát hiện những khả năng của đất đai, có phương hướng và biện pháp sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất một cách có khoa học nhằm không ngừng tăng gía trị sản phẩm trên đơn vị diện tích và độ phì nhiêu của đất đai diện tích mặt nước. Khi phân loại cần căn cứ vào địa hình, vị trí điều kiện nguồn nước, các yếu tố môi trường vùng nuôi B. Nội dung tổ chức và sử dụng đất đai diện tích mặt nước + Tổ chức sử dụng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản - Xác định cơ cấu diện tích mặt nước nuôi trồng hợp lý: Ngày nay cần phát triển ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng chuyển dịch cơ cấu diện tích mặt nước từ tự cung, tự cấp sang chuyên canh và sản xuất hàng hóa, theo hướng sản xuất các sản phẩm thủy sản có giá trị xuất khẩu - Bố trí sử dụng đất đai diện tích mặt nước phù hợp với với các đối tượng nuôi trồng. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế –xã hội của mỗi doanh nghiệp mà bố trí sắp xếp cho phù hợp với các đặc tính sinh vật học của các đối tương nuôi trồng + Bố trí đất để xây dựng các công trình phục vụ sản xuất như: Hệ thống kênh mương tưới tiêu nước, đường xá giao thông, trồng rừng ngập mặn phòng hộ v. v…Khi xây dựng các công trình cần kết hợp chặt chẽ chúng với nhau để tiết kiệm đất đai và chi phí xây dựng 3. Quản lý và sử dụng đất đai Quản lý và sử dụng đất đai nhằm khai thác, sử dụng, cải tạo, bồi dưỡng đất đai, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên từng đơn vị diện tích mặt nước. vì vậy cần phải quản lý đất đai diện tích mặt nước trên cả ba mặt: Kinh tế, kỹ thuật và pháp chế. Để tránh lãng phí và sử dụng hợp lý đất đai diện tích mặt nước, doanh nghiệp cần chú ý một số vấn đề: - Xác định phương hướng sản xuất đúng đắn, trên cơ sở đó mà bố trí sử dụng đất đai diện tích mặt nước hợp lý - Dựa và luật đất đai của Nhà nước đã ban hành để xây dựng nội quy sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất đai diện tích mặt nước, tránh sử dụng đất đai diện tích mặt nước sai mục đích 4. Quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên khác của doanh nghiệp 51 Các tài nguyên do thiênï nhiên tạo ra trong sản xuất của doanh nghiệp không chỉ có đất đai diện tích mặt nước mà còn có điều kiện khí hậu, nguồn nước, rừng phòng hộ, rừng ngập mặn. Các tài nguyên này tạo môi trường sinh thái đảm bảo cho sản xuất và đời sống của con người. Nó có vị trí hết sức quan trọng không chỉ trước mắt mà cả về lâu dài. Do đó phải quán triệt quan điểm xây dựng và phát triển ngành nuôi trồng thủy sản bền vững - Nguồn nước: (sông, ngòi, ao hồ, đầm, nước ven biển, nước ngầm ) Nguồn nước là sản phẩm của tự nhiên do vậy khi khai thác sử dụng cần chú ý không để nguồn nước bị ô nhiễm, gây tác hại cho sản xuất và đời sống, phải điều hòa lượng nước giữa các vùng và giữa các khu vực - Các khu rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng ngập mặn đều có tác dụng giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ sản xuất nên không để rừng bị khai thác tự nhiên. Song song với việc khai thác phải thường xuyên tu bổ, trồng mới, bảo vệ rừng ngập mặn nơi cư trú của nhiều giống loài thủy sản 5. Chỉ tiêu đánh giá trình độ và hiệu quả kinh tế của tổ chức sử dụng đất đai Hiệu quả kinh tế của tổ chức sử dụng đất đai phản ánh trình độ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh trình độ tổ chức quản lý sản xuất của doanh nghiệp A. Các nhân tố ảnh hưởng đến trình độ tổ chức và hiệu quả kinh tế của sử dụng đất đai - Đặc tính tự nhiên của đất đai diện tích mặt nước: Địa hình, thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu, thời tiết - Việc áp dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất, trình độ thâm canh - Phương hướng sản xuất kinh doanh, trình độ lựa chọn bố trí sắp xếp các đối tượng nuôi trồng B. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ và hiệu quả tổ chức sử dụng đất đai diện tích mặt nước + Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tính trên một nhân khẩu, một lao động + Hệ số sử dụng đất đai diện tích mặt nước: Bằng tỷ lệ giữa diện tích mặt nước nuôi trồng hàng năm với tổng diện tích mặt nước của doanh nghiệp. Thể hiện việc thực hiện tăng vụ và khả năng có thể tăng vụ của doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Ngoài ra người ta còn sử dụng một số chỉ tiêu về trình độ thâm canh như: Hao phí lao động, liệu sản xuất, chi phí vật chất trên một đơn vị diện tích mặt nước - Chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế: + Năng suất đất đai diện tích mặt nước: Giá trị sản lượng hay giá trị sản lượng hàng hóa tính trên đơn vị diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản + Năng suất các đối tượng nuôi trồng + Lợi nhuận tính trên một đơn vị diện tích mặt nước nuôi trồng III. TỔ CHỨC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 1. Khái niệm tài sản cố định 52 Tài sản cố định là những liệu lao động có giá trị tương đối lớn, tham gia vào nhiều quá trình sản xuất, nhưng không thay đổi hình dạng, nó chỉ bị hao mòn dần, giá trị của nó chuyển dần từng phần vào giá thành sản phẩm 2. Phân loại tài sản cố định Phân loại tài sản cố định là việc phân chia toàn bộ tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho những yêu cầu của việc quản lý của các đơn vị đối với sự phát triển và tình hình sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp . A. Căn cứ vào hình thức biểu hiện tài sản cố định được chi thành 2 loại Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản cố định được biểu hiện bằng hình thái vật chất cụ thể , có giá trị lớn thời, gian sử dụng dài tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên giá trị hình thái vật chất ban đầu. Tài sản cố định hữu hình bao gồm: Nhà cửu ,vật kiến trúc, máy móc thiết bị , phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn và các loại tài sản cố định khác như thiết bị dụng cụ quản lý ,vường cây lâu năm,súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm , tranh ảnh, các tác phẩm nghệ thuật lớn. Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản thoả mãn đồng thời hai điều kiện của tài sản cố định mà không hình thành tài sản cố định hữu hình hay nói cách khác tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đầu có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí thành lập, chi phí phát triển , chi mua bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại, chi phí lợi thế kinh doanhcác loại tài sản cố định vô hình khác như :chi phí cải tạo đất, chi nạo vét lòng sông, bến cảng, luồng lạch . B. Căn cứ vào quyền sở hữu tài sản cố định được chi thành 2 loại Tài sản cố định tự có: là tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Tài sản cố định thuê ngoài: là tài sản cố định không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thuê của doanh nghiệp khác hoặc các tổ chức kinh tế khác Mục đích giúp cho công tác quản lý sử dụng tài sản cố định hợp lý và hạch toán riêng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp C. Căn cứ theo công dụng và tình hình sử dụng, tài sản cố định chia làm 7 loại Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh là những loại tài sản cố định hữu hình và vô hình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm: nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải .và những tài sản cố định không có hình thái vật chất khác. Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinh doanh: là những loại tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi công cộng như nhà văn hoá, nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà nghỉ mát, các cơ sở y tế . - Tài sản cố định dùng trong ngành sản xuất khác - Tài sản cố định chưa dùng - Tài sản cố định chờ thanh lý - Tài sản cố định không cần dùng - Tài sản cố định là đất đai diện tích mặt nước 53 Tác dụng giúp công tác quản lý và sử dụng vốn được hợp lý và tính giá thành sản phẩm được chính xác D. Đặc điểm của tài sản cố định trong nuôi trồng thủy sản Tài sản cố định là cá bố mẹ có một số đặc điểm khác với các loại tài sản cố định khác đó là: trong quá trình sử dụng nó không có sửa chữa lớn. Giá trị thải hồi của chúng có khi còn lớn hơn giá trị ban đầu Sản xuất thủy sản mang tính chất mùa vụ và còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên dẫn tới một số loại tài sản cố định trong năm chỉ sử dụng được một số ngày, hiệu quả sử dụng không cao 3.Xác định nhu cầu trang bị tài sản cố định - Tài sản cố định: bao gồm nhà cửa, các công trình phục vụ cho sản xuất, bể ấp, bể đẻ, bể ương ấu trùng, máy móc thiết bị, máy bơm nước, máy sục khí, phương tiện vận tải, đàn cá bố mẹ v. v…Căn cứ vào nhu cầu của sản xuất mà xác định số lượng tài sản cố định cần xây dựng, mua sắm cho phù hợp: S = Q / W Trong đó: S: số lượng tài sản cố định cần mua sắm Q: khối lượng công việc mà tài sản cố định phải đảm nhiệm W: công suất của tài sản cố định IV. ĐÁNH GIÁ HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1. Đánh giá tài sản cố định Để có kế hoạch quản lý việc sử dụng và tái sản xuất tài sản cố định cần đánh giá đúng đắn tài sản cố định đó. Tài sản cố định được tính theo 2 loại chỉ tiêu. Chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu bằng tiền (giá trị) - Đánh giá tài sản cố định theo chỉ tiêu hiện vật, phản ánh được chất lượng chế tạo tài sản cố định, là cơ sở cho chúng ta xác định năng lực sản xuất của tài sản cố định trong doanh nghiệp Đánh giá tài sản cố định theo chỉ tiêu giá trị ( bằng tiền), giúp chúng ta hạch toán tổng hợp các loại tài sản cố định trong doanh nghiệp, là cơ sở đểû tính hao mòn tài sản cố định cho phù hợp với trình độ hao mòn của chúng A. Đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá Nguyên giá tài sản cố định là giá trị ban đầu hay giá trị nguyên thủy của tài sản cố định, là số tiền thực tế chi ra để mua sắm, xây dựng và lắp đặt tài sản cố định. Nguyên giá của tài sản cố định được tính như sau: - Tài sản cố định mua ngoài: Nguyên giá bằng giá mua ghi trên hóa đơn cộng với các khoản chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt và thử máy - Tài sản cố định tự chế hoặc tự sản xuất: Nguyên giá bằng giá thành thực tế cộng với các khoản chi phí lắp đặt và thử máy - Tài sản cố định quyên tặng: Gồm giá trị phân phối của Nhà nước cộng với các khoản chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt và thử máy - Tài sản cố định được cấp: Nguyên giá bằng giá mua ghi trong hóa đơn của đơn vị cấp cộng với các khoản chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt và thử máy Nguyên giá của tài sản cố định được thay đổi trong các trường hợp sau: + Đánh giá lại tài sản cố định theo quyết định của Nhà nước 54 + Trường hợp tháo dỡ 1 bộ phận của tài sản cố định, hoặc lắp đặt thêm một số bộ phận khác Tác dụng của việc đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá: cho chúng ta biết được tổng số tiền vốn bỏ ra để mua sắm tài sản cố định, là căn cứ để tiến hành tính khấu hao tài sản cố định được chính xác. B. Đánh giá theo giá còn lại Giá trị còn lạicủa TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ- Giá trị hao mòn TSCĐ Tác dụng của việc đánh giá tài sản cố định theo giá còn lại: cho phép chúng ta quan sát được thực trạng của tài sản cố định ( tại thời điểm đánh giá, giá trị tài sản cố định còn lại là bao nhiêu) và tình hình tái sản xuất tài sản cố định về mặt giá trị 2. Hao mòn tài sản cố định Trong quá trình sử dụng cũng như không sử dụng tài sản cố định luôn luôn bị hao mòn dưới 2 hình thức đó là hao mòn hưũ hình và hao mòn vô hình A. Hao mòn hữu hình tài sản cố định: Hao mòn hữu hình tài sản cố định: là sự hao mòn vật chất của tài sản cố định, do sự cọ sát, biến dạng, hư hỏng trong quá trình sản xuất và cuối cùng tài sản cố định không sử dụng được nữa. Hao mòn hữu hình do các nguyên nhân sau: - Do chất lượng chế tạo tài sản cố định: nguyên vật liệu chế tao TSCĐ - Do trình độ sử dụng tài sản cố định: Thời gian và cường độ làm việc - Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên: Do sự phá hoại của lực lượng tự nhiên trong quá trình tài sản cố định sử dụng cũng như không sử dụng như quá trình ôxy hóa, sóng, gio,ù thủy triều phá hoại các công trình nuôi trồng thủy sản ven biển B. Hao mòn vô hình tài sản cố định Tài sản cố định không chỉ bị hao mòn hữu hình và còn bị giảm giá trị trao đổi và lạc hậu về kỹ thuật do trình độ khoa học ngày càng tiến bộ, đó là hao mòn vô hình Nguyên nhân gây ra hao mòn vô hình tài sản cố định: - Tài sản cố định bị giảm giá trị trao đổi do năng suất lao động xã hội tăng người ta sản xuất được loại tài sản cố định có chất lượng như cũ nhưng giá rẻ hơn - Tài sản cố định bị giảm giá trị trao đổi và lạc hậu về mặt kỹ thuật do sản xuất được loại mới hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật C. Các biện pháp nhằm giảm bớt tổn thất do hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình gây ra + Nâng cao trình độ sử dụng TSCĐ về thời gian và cường độ + Nâng cao chất lượng, hạ giá thành chế tạo, xây dựng TSCĐ + Cải tiến, hiện đại hóa máy móc thiết bị + Tổ chức tốt công tác bảo quản, sửa chữa TSCĐ + Nâng cao ý thức tưởng và trình độ lành nghề của cán bộ, công nhân viên chức trong quá trình bảo quản sử dụng TSCĐ 3. Khấu hao tài sản cố định: A. Khái niệm Trong quá trình sử dụng cũng như không sử dụng TSCĐ bị hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Do hao mòn TSCĐ mất dần giá trị sử dụng bao đầu và cuối cùng không sử dụng được nữa, để bù đắp lại phần giá trị của TSCĐ đã bị hao mòn chúng ta phải tính khấu hao Mục đích của khấu hao TSCĐ là nhằm thu hồi vốn cố định trong một thời gian nhất định để thay thế TSCĐ cũ hư hỏng bằng TSCĐ mới 55 Vậy khấu hao TSCĐ là sự tính chuyển một cách có kế hoạch phần giá trị hao mòn của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh và tạo thành nguồn vốn tích lũy gọi là vốn khấu hao. Vốn khấu hao bao gồm: + Vốn khấu hao cơ bản: Để khôi phục lại toàn bộ giá trị TSCĐ đã bị hao mòn + Vốn khấu hao sửa chữa lớn: Để khôi phục lại từng phần giá trị TSCĐ đã bị hao mòn b. Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định - Tính khấu hao TSCĐ theo thời gian sử dụng - Tính khấu hao TSCĐ theo khối lượng công việc hoàn thành - Tính khấu hao TSCĐ theo sản lượng thu hoạch - Tính khấu hao TSCĐ theo lượng nguyên vật liệu tiêu hao v.v… Hiện nay các doanh nghiệp thường tính khấu hao theo thời gian sử dụng. Các công thức tính khấu hao TSCĐ: + Tỷ lệ trích khấu hao chung TSCĐ: %100 × × −+ = TGb GdGsGb Kc + Mức trích khấu hao chung TSCĐ: T GdGsGb GbKcMc −+ =×= + Tỷ lệ trích khấu hao cơ bản TSCĐ: %100 × × − = TGb GdGb Kcb + Mức trích khấu hao cơ bản TSCĐ: T GdGb Mcb − = 56 + Tỷ lệ trích khấu hao sửa chữa lớn TSCĐ: %100 × × = TGb Gs Ks + Mức trích khấu hao sửa chữa lớn TSCĐ: T Gs Ms = Trong đó: Gb là giá trị ban đầu hay nguyên giá TSCĐ Gs là chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Gd là giá trị TSCĐ khi thanh lý T là thời gian sử dụng Trong công tác tính khấu hao thường có 3 cách tính: Tính khấu hao cho từng TSCĐ, Tính khấu hao cho từng loại TSCĐ, Tính khấu hao cho toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp. Chú ý: * Xác định mức khấu hao phải phù hợp với trình độ hao mòn của TSCĐ, mức khấu hao thấp không đủ bù đắp hao mòn thực tế của TSCĐ, mức khấu hao cao làm giá thành sản phẩm tăng một cách giả tạo *Để bù đắp hao mòn vô hình do lạc hậu về kỹ thuật cần rút ngắn hợp lý số năm sử dụng, khi rút ngắn thời gian sử dụng thì tỷ lệ khấu hao sẽ tăng, song bù lại năng suất lao động tăng do đó giá thành không bị biến đổi 4. Giữ gìn và sửa chữa tài sản cố định Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, trong một thời gian dài, qua đó bị hao mòn dần từng phần nên phải giữ gìn và sửa chữa nhằm bảo đảm khả năng hoạt động của nó 1 cách bình thường trong suốt thời kỳ hoạt động Chế độ giữ gìn và sửa chữa TSCĐ tiên tiến nhất là chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch, bao gồm các công việc chủ yếu sau: + Chăm sóc và giữ gìn hàng ngày + Phục vụ và kiểm tra theo định kỳ 57 + Sửa chữa theo kế hoạch bao gồm: Sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa và sửa chữa lớn. Ưu điểm của chế độ sửa chữa này là: + Tránh được hao mòn quá đáng và hư hỏng bất ngờ, + Do chuyển bị chu đáo nên sửa chữa nhanh, tốt và rẻ hơn A. Đặc điểm sửa chữa thường xuyên tài sản cố định Khái niệm: sửa chữa thường xuyên tài sản cố định là việc bảo dưỡng, xem xét, sửa chữa, thay thế những chi tiết phụ của TSCĐ bị hao mòn hư hỏng thông thường, nhằm dảm bảo cho TSCĐ hoạt động bình thường cho đến kỳ sửa chữa lớn Đặc điểm: Số tiền sửa chữa không lớn, thời gian sửa chữa ngắn, sửa chữa thường xuyên không có kế hoạch. Từ đặc điểm đó sửa chữa thường xuyên tài sản cố định dùng vốn lưu động để sửa chữa và hạch toán trực tiếp vào giá thành của sản phẩm B. Đặc điểm sửa chữa lớn tài sản cố định Khái niệm: sửa chữa lớn tài sản cố định là việc sửa chữa thay thế những bộ phận quan trọng của TSCĐ, nếu không sửa chữa thay thế những bộ phận đó sẽ ảnh hưởng đến tính năng công dụng của TSCĐ hoặc TSCĐ không sử dụng được Đặc điểm: sửa chữa lớn tài sản cố định là số tiền sửa chữa nhiều, thời gian giữa 2 lần sửa chữa dài(>1 năm). Từ đặc điểm đó sửa chữa lớn tài sản cố định dùng vốn chuyên dùng để sửa chữa và không hạch toán trực tiếp vào giá thành của sản phẩm IV. TỔ CHỨC TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 1. Khái niệm Tài sản lưu động là những yếu tố vật chất của sản xuất chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất mà dạng vật chất thay đổi hoàn toàn và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào giá thành sản phẩm 2. Các loại tài sản lưu động trong doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Tài sản lưu động trong các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản bao gồm: con giống, thức ăn, phân bón, hóa chất, nhiên vật liệu và một số loại vật rẻ tiền mau hỏng ( công cụ lao động thuộc tài sản lưu động ). Vật rẻ tiền mau hỏng bản thân nó là những công cụ sản xuất hoạt động như TSCĐ, nhưng giá trị của chúng hoặc là nhỏ hoặc thời gian sử dụng ngắn dưới một năm Tài sản lưu động luôn luôn tồn tại ở các giai đoạn: dự trữ, sản xuất và lưu thông. 3. Xác định nhu cầu từng loại tài sản lưu động Để xác định nhu cầu từng loại tài sản lưu động cần căn cứ vào kế hoạch sản xuất sản phẩm và các định mức tiêu hao vậït nguyên liệu cho một đơn vị sản phẩm Số lượng con giống = Mật độ giống thả x Tổng diện tích mặt nước Số lượng con giống = Định mức giống x Sản lượng sản phẩm Số lượng thức ăn = Định mức thức ăn x Sản lượng sản phẩm 58 Số lượng hóa chất = Định mức hóa chất x Diện tích nuôi trồng Số lượng phân bón = Định mức phân bón x Diện tích nuôi Số lượng nhiên liệu = Định mức nhiên liệu x Sản lượng 4. Tổ chức sử dụng tài sản lưu động + Dự trữ nguyên vật liệu hợp lý cả về số lượng và thời gian + Có đủ phương tiện và nhà kho bảo quản + Quy định và thực hiện chế độ quản lý vật chặt chẽ, áp dụng trách nhiệm vật chất trong quản lý sử dụng nguyên vật liệu + Cấp phát và sử dụng theo định mức, kịp thời theo quy trình sản xuất + Thường xuyên kiểm tra, kiểm kê tài sản lưu động 59 . CHƯƠNG 5 TỔ CHỨC TƯ LIỆU SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TƯ LIỆU SẢN XUẤT: 1. Khái niệm Tư liệu sản xuất. nước nuôi trồng III. TỔ CHỨC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 1. Khái niệm tài sản cố định 52 Tài sản cố định là những tư liệu

Ngày đăng: 23/10/2013, 15:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan