Tham luan ve chi dao doi moi PPDH

5 468 1
Tham luan ve chi dao doi moi PPDH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trờng THCS Quảng Ngọc Tham luận Chỉ đạo, quản lí hoạt động đổi mới phơng pháp dạy học ở trờng THCS I. Đặc điểm tình hình 1. Đánh giá việc chỉ đạo, quản lí đổi mới PPDH - Cán bộ quản lý và giáo viên nhà trờng đều nhận thức đợc tính tất yếu của đổi mới phơng pháp dạy học phổ thông. - Theo nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên thì đổi mới phơng pháp dạy học không có nghĩa là xoá sạch cái cũ, đoạn tuyệt với phơng pháp dạy học truyền thống, bên cạnh đó mạnh dạn đa những phơng pháp dạy học hiện đại trong điều kiện cho phép. - Hớng đổi mới phơng pháp dạy học là giáo viên phải biết thiết kế và tổ chức giờ dạy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. - Nội dung đổi mới bao gồm các khâu: đổi mới thiết kế bài giảng, đổi mới tổ chức cho học sinh học tập theo thiết kế bài giảng, đổi mới kiểm tra đánh giá chất lợng và kết quả dạy học, đổi mới hoạt động ngoại khoá. - Muốn đổi mới phơng pháp dạy học thành công, giáo viên phải không ngừng tự bồi dỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, phải đầu t nhiều thời gian và công sức cho việc nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, xác định đúng kiến thức trọng tâm, thiết kế bài giảng, làm đồ dùng dạy học . - Cần đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất và các loại phơng tiện đồ dùng dạy học, cho việc đổi mới phơng pháp dạy học. - Cần tăng cờng mở chuyên đề để bồi dỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên thực hiện đổi mới phơng pháp dạy học. 2. Một số tồn tại trong việc đổi mới PPDH Vấn đề đổi mới PPDH đã đợc đặt ra đối với tất cả các cấp học trong hệ thống giáo dục phổ thông. Đặc biệt, khi chúng ta tiến hành đổi mới CT và SGK thì vấn đề đổi mới PPDH đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. Phong trào đổi mới PPDH đã diễn ra rộng khắp trong ngành GD toàn quốc. Tuy nhiên việc đổi mới PPDH cha đợc thực hiện một cách đồng bộ ở các trờng học, cấp học, các vùng miền trong cả nớc. Xem xét thực trạng đổi mới PPDH ở trờng THCS, có thể thấy nổi lên một số vấn đề nh sau: - Kiểu dạy học phổ biến trong nhiều trờng, nhiều môn học hiện nay vẫn là giáo viên truyền thụ những nội dung đợc trình bày trong SGK, học sinh nghe và ghi nhớ một cách thụ động. Hiện tợng dạy học và kiểm tra đánh giá cha đúng chuẩn kiến thức kĩ năng vẫn còn. - Việc sử dụng phối hợp các PPDH để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh còn hạn chế. - Việc gắn nội dung dạy học với các tình huống thực tiễn cũng nh để giải quyết các chủ đề phức hợp của thực tiễn cha đợc chú trọng. 3. Nguyên nhân - Giáo viên cha đợc trang bị một cách hệ thống, bài bản về vấn đề đổi mới PPDH nên còn lúng túng, đa số GV mới hiểu vấn đề đổi mới PPDH ở hình thức bên ngoài (ví nh đổi mới chỉ là tăng cờng thảo luận nhóm hoặc phải sử dụng máy chiếu, giáo án điện tử, . trong các giờ học) mà cha chú ý đợc đến bình diện bên trong của PPDH (hiệu quả và sự phù hợp của các phơng pháp đối với nội dung và đặc thù môn học). - Phơng tiện, thiết bị dạy học ở nhiều trờng còn nghèo nàn, không thuận lợi cho việc áp dụng PPDH mới, nhất là các PPDH hiện đại. - Động cơ thái độ học tập của nhiều HS cha thật tốt. HS vẫn quen với lối học thụ động, cha sẵn sàng tham gia một cách tích cực, chủ động vào các nội dung học tập. - Việc kiểm tra thi cử mặc dầu có những đổi mới nhng vẫn mang tính hình thức, cha khuyến khích đợc cách học thông minh, sáng tạo của học sinh. - Hệ thống quản lí, chỉ đạo hoạt động đổi mới phơng pháp còn cứng nhắc, máy móc, cha tạo điều kiện cho các hoạt động s phạm sáng tạo của GV. II. Các biện pháp chỉ đạo, quản lí hoạt động đổi mới phơng pháp của nhà tr- ờng. 1. Yêu cầu đối với Ban giám hiệu cần nắm vững các thông tin: a) Tình hình đội ngũ nhà trờng - Chất lợng đội ngũ: số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, số giáo viên giỏi cấp huyện, số giáo viên giỏi cấp tỉnh, số lao động tiên tiến? - Tinh thần đổi mới phơng pháp của đội ngũ ( Tích cực hay không tích cực)? b) Tình hình thiết bị và điều kiện dạy học của nhà trờng - Số lợng trang thiết bị đợc cung cấp cho đầy đủ các môn học đủ. Đồ dùng dạy học khá phong phú tuy nhiên một số đồ dùng dạy học có chất lợng cha tốt không đáp ứng đợc yêu cầu đổi mới phơng pháp dạy học. Việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên đã đi vào nề nếp hay cha. - ý thức chuyên môn của đội ngũ giáo viên. c) Sự hiểu biết về đổi mới phơng pháp của giáo viên của nhà trờng: Số giáo viên đã qua các lớp tập huấn về đổi mới phơng pháp dạy học d/ Chất lợng của học sinh, ý thức học tập theo tinh thần tích cực, hợp tác. 2. Công tác chỉ đạo, quản lí đổi mới PPDH của BGH. 2.1. Chỉ đạo đổi mới phơng pháp dạy học ở nhà trờng qua công tác hớng dẫn thực hiện các văn bản chỉ đạo của Sở; Phòng GD&ĐT : + Nghiên cứu tài liệu cập nhật liên quan đến đổi mới phơng pháp dạy học bộ môn (lý luận chung, lý luận dạy học bộ môn, tài liệu hội thảo chuyên ngành). Văn bản hớng dẫn có gợi ý nội dung cơ bản cần nghiên cứu, yêu cầu giáo viên biết vận dụng vào bài dạy trong chơng trình cấp học. + Triển khai các nội dung đổi mới cụ thể thuộc các khâu của quá trình dạy học. Ví dụ: đổi mới khâu thiết kế bài giảng, đổi mới khâu kiểm tra đánh giá, đổi mới sử dụng đồ dùng dạy học, xây dựng các bài tập nhằm phát huy tính tích cực của học sinh . + Tổng kết kinh nghiệm đổi mới phơng pháp dạy học theo tổ, nhóm, cá nhân. 2.2. Chỉ đạo đổi mới phơng pháp dạy học thông qua bồi dỡng chuyên môn: + Bồi dỡng nghiệp vụ chuyên môn thông qua các chuyên đề do phòng GD&ĐT tổ chức. + Thông qua hoạt động dự giờ thăm lớp, các đợt thao giảng tại nhà trờng + Thông qua các đợt sinh hoạt cụm chuyên môn liên trờng. Tổ chức dạy mẫu theo chuyên đề, dạy thao giảng. Các tiết dạy đều đợc rút kinh nghiệm nghiêm túc. + Thông qua nội dung sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn: Tập trung vào các nội dung: thảo luận những vấn đề mới và những vấn đề khó của chơng trình sách giáo khoa, đi đến thống nhất về xác định trọng tâm kiến thức, phơng pháp tổ chức giờ dạy, đồ dùng và phơng tiện dạy học; lập kế hoạch thực hiện các bài thí nghiệm, thực hành; xác định nội dung cơ bản các bài kiểm tra thờng xuyên và kiểm tra học kỳ, xây dựng ma trận đề. + Thông qua công tác bồi dỡng thờng xuyên theo các chu kỳ: thực hiện hớng dẫn của bộ và Sở về nội dung và yêu cầu của chơng trình bồi dỡng thờng xuyên, nhà trờng đã xây dựng chơng trình bồi dỡng thờng xuyên cho giáo viên trong từng năm học và triển khai nghiêm túc ở các tổ - nhóm, tổ chức học tập trung và tự học, có kiểm tra đánh giá nghiêm túc. 2.3. Chỉ đạo đổi mới phơng pháp dạy học thông qua kiểm tra chuyên môn: + Tăng cờng dự giờ( định kì, đột xuất), để thông qua đó góp ý các vấn đề liên quan đến đổi mới phơng pháp dạy học cho giáo viên. Bên cạnh việc dự giờ, BGH thờng xuyên kiểm tra hồ sơ giáo viên, hồ sơ sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm, của hội đồng giáo dục nhà trờng để góp ý về việc thực hiện đổi mới phơng pháp giảng dạy, nhất là góp ý về cách tự bồi dỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên. 2.4. Chỉ đạo đổi mới phơng pháp dạy học thông qua kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học: + Đối với học sinh, các kỳ thi của từng cấp học, từng bậc học trong mỗi năm đợc nhà trờng xem nh là một khâu có tác động sâu sắc đến cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh, do vậy nhà trờng đã chỉ đạo giáo viên cải tiến tơng đối căn bản việc ra đề thi, trong đó thể hiện rõ nhất là cấu trúc nội dung đề, chất lợng đề đợc cải tiến theo hớng hạn chế học vẹt, hạn chế học tủ, đảm bảo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng; + Đối với giáo viên, nhà trờng đã quán triệt t tởng chỉ đạo chung nhằm đánh giá chất lợng giờ dạy theo hớng đổi mới, một số yêu cầu đa ra làm tiêu chí đánh giá giờ thi của giáo viên nh: bài giảng phải có sử dụng các loại đồ dùng và phơng tiện dạy học trong điều kiện hiện có, giáo viên phải biết tổ chức cho học sinh hoạt động tìm kiếm kiến thức nhiều hơn, kiên quyết chống lối đọc-chép, hạn chế kiểu dạy phát vấn vụn vặt, tăng cờng thực hành bộ môn, sử dụng các loại hình bài tập đa dạng có tác dụng kiểm tra đánh giá chất lợng học sinh. + Tổ chức hội thi làm và sử dụng đồ dùng dạy học trong giáo viên, từ đó kích thích giáo viên nghiên cứu bài giảng, sử dụng đồ dùng hiệu quả. + Chỉ đạo GV hờng dẫn phơng pháp tự học cho học sinh vì tự học đối với học sinh là một vấn đề khó và là mục tiêu cốt lõi trong t tởng Giáo dục hiện đại, đổi mới phơng pháp dạy học chính là nhằm phát huy cao độ khả năng tự học của học sinh. Nhiều giáo viên nhận thức đợc tinh thần của vấn đề và có biểu hiện cụ thể nh: có bài tập thực hành, củng cố và bổ sung kiến thức bài cũ bằng những hình thức phong phú có tác dụng tạo hứng thú học tập cho học sinh, hớng dẫn học sinh làm bài từ dễ đén khó, hớng dẫn chuẩn bị bài mới . 2.5. Chỉ đạo đổi mới phơng pháp dạy học thông qua công tác sáng kiến kinh nghiệm dạy học: Việc chỉ đạo viết sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên cũng là một biện pháp góp phần chỉ đạo đổi mới phơng pháp dạy học, bởi vì những nội dung mà Phòng GD&ĐT định hớng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các vấn đề cơ bản thuộc quá trình dạy học, là các vấn đề liên quan tới đổi mới phơng pháp dạy học phổ thông. Những giáo viên có đề tài, sáng kiến kinh nghiệm tốt đều phải đảm bảo các yêu cầu cần thiết của một văn bản khoa học, tuy nhiên điều quan trọng là nó phải phản ánh đợc các giải pháp khoa học cho vấn đề đổi mới phơng pháp dạy học phù hợp. 2.6. Chỉ đạo đổi mới PPDH thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy - Mở các chuyên đề: tổ chức triển khai và tập huấn cho GV chuyên đề soạn thảo văn bản trên MICROSOFT WORD, thiết kế và soạn giảng trên POWERPOIT, tải t liệu từ INTERNET nhằm tạo điều kiện cho GV tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy ( Giao cho GV tin học và một số GV đã sử dụng thành thạo máy vi tính hớng dẫn). - Cung cấp các địa chỉ hữu dụng cho GV nghiên cứu: giaovien.net; violet.vn; thi.moet.gov.vn - Tổ chức thao giảng bằng giáo án điện tử ở các tổ chuyên môn, từ đó rút kinh nghiệm để xây dựng, định hớng bài giảng bằng giáo án điện tử. 2.7. Chỉ đạo, tăng cờng vai trò của BGH, tổ chuyên môn trong đổi mới phơng pháp. Thực tiễn cho thấy, nếu BGH của trờng quan đến việc đổi mới PPDH, thì chắc chắn giáo viên trờng ấy sẽ đợc tạo điều kiện để tiếp cận với các PPDH, với trang thiết bị hiện đại, có cơ hội đợc tham dự những buổi hớng dẫn, trao đổi kinh nghiệm . Ngoài việc chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tập huấn GV, điều quan trọng nhất là BGH phải phấn đấu làm ngời đi tiên phong về đổi mới PPDH, kiên trì tổ chức hớng dẫn, khích lệ giáo viên tích cực đổi mới đổi mới PPDH; tăng cờng việc dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, không để tình trạng ngời làm cũng đợc, ngời không làm cũng chẳng sao. Các tổ chuyên môn cần thờng xuyên tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thởng những giáo viên tích cực đổi mới PPDH và thực hiện đổi mới đổi mới PPDH có hiệu quả. 2.8. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá. - Việc kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng, phù hợp với trình độ của học sinh. - Sử dụng đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá( Tự luận, trắc nghiệm ) - Đổi mới mục đích đánh giá: Cung cấp thông tin quan trọng và chính xác về quá trình học tập cho HS, cũng nh quá trình dạy cho GV, cho Ban giám hiệu của trờng, cho cán bộ quản lý bộ môn của sở, phòng; để từ những thông tin căn bản này rút ra đợc những quyết định đúng đắn và kịp thời tác động đến việc dạy học nhằm nâng cao chất lợng học tập của HS - Đổi mới nội dung đánh giá: phải bao quát đầy đủ những nội dung đã học. Đề kiểm tra không chỉ thể hiện đủ các kiến thức kĩ năng mà còn phải thể hiện đúng mức độ, bảo đảm sự phân hóa trình độ của HS. Đề phải phù hợp với chơng trình và chuẩn kiến thức kĩ năng, sát với trình độ HS - Đổi mới cách đánh giá: Cùng với cách đánh giá bằng điểm số, phải cũng chú trọng đến việc đánh giá bằng lời nhận xét cụ thể. Khắc phục thói quen chấm bài ít cho những lời phê chỉ rõ u khuyết điểm của học sinh khi làm bài, thói quen ít h- ớng dẫn HS phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình. Với việc tổ chức chỉ đạo, quản lí hoạt động đổi mới PPDH trong nhà trờng, những năm qua, trờng THCS Quảng Ngọc đã có những chuyển biến tích cực về chất lợng giảng dạy và học tập. Tỉ lệ giáo viên giỏi, học sinh giỏi đợc duy trì và phát huy vững chắc; chất lợng đại trà đợc nâng lên. Đó là những thành quả của công tác đổi mới PPDH. Quảng Ngọc, ngày 06 tháng 10 năm 2010 TM/BGH Phó hiệu trởng Hà Song Tuấn . đổi mới PPDH đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. Phong trào đổi mới PPDH đã diễn ra rộng khắp trong ngành GD toàn quốc. Tuy nhiên việc đổi mới PPDH cha. áp dụng PPDH mới, nhất là các PPDH hiện đại. - Động cơ thái độ học tập của nhiều HS cha thật tốt. HS vẫn quen với lối học thụ động, cha sẵn sàng tham gia

Ngày đăng: 23/10/2013, 13:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan