Tham luan doi moi KTDG mon Toan

5 335 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tham luan doi moi KTDG mon Toan

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng GD&ĐT Quảng Xơng Trờng THCS Quảng Ngọc Cộng hoà x hội chủ nghĩa việt namã Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tham luận đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh môn toán THCs I. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá học sinh 1. Một số kết quả đạt đợc + Đối với học sinh, các kỳ thi của từng cấp học, từng bậc học trong mỗi năm đợc nhà trờng xem nh là một khâu có tác động sâu sắc đến cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh, do vậy nhà trờng đã chỉ đạo giáo viên cải tiến tơng đối căn bản việc ra đề thi, trong đó thể hiện rõ nhất là cấu trúc nội dung đề, chất lợng đề đợc cải tiến theo hớng hạn chế học vẹt, hạn chế học tủ, đảm bảo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng; + Đối với giáo viên, nhà trờng đã quán triệt t tởng chỉ đạo chung nhằm đánh giá chất lợng giờ dạy theo hớng đổi mới, một số yêu cầu đa ra làm tiêu chí đánh giá giờ giảng của giáo viên nh: bài giảng phải có sử dụng các loại đồ dùng và phơng tiện dạy học trong điều kiện hiện có, giáo viên phải biết tổ chức cho học sinh hoạt động tìm kiếm kiến thức nhiều hơn, kiên quyết chống lối đọc-chép, hạn chế kiểu dạy phát vấn vụn vặt, tăng cờng thực hành bộ môn, sử dụng các loại hình bài tập đa dạng có tác dụng kiểm tra đánh giá chất lợng học sinh. + Tổ chức hội thi làm và sử dụng đồ dùng dạy học trong giáo viên, từ đó kích thích giáo viên nghiên cứu bài giảng, sử dụng đồ dùng hiệu quả. + Chỉ đạo GV hớng dẫn phơng pháp tự học cho học sinh vì tự học đối với học sinh là một vấn đề khó và là mục tiêu cốt lõi trong t tởng Giáo dục hiện đại, đổi mới ph- ơng pháp dạy học chính là nhằm phát huy cao độ khả năng tự học của học sinh. Nhiều giáo viên nhận thức đợc tinh thần của vấn đề và có biểu hiện cụ thể nh: có bài tập thực hành, củng cố và bổ sung kiến thức bài cũ bằng những hình thức phong phú có tác dụng tạo hứng thú học tập cho học sinh, hớng dẫn học sinh làm bài từ dễ đến khó, hớng dẫn chuẩn bị bài mới . 2. Một số tồn tại về việc kiểm tra đánh giá. 2.1. Về nội dung kiểm tra Các đề kiểm tra thờng đợc xây dựng sao cho đánh giá đợc các kiến thức cơ bản, trọng tâm các kĩ năng tính toán Tuy nhiên phổ biến nhất là hiện tợng giáo viên cha thực sự lựa chọn nội dung theo mục tiêu môn học và chuẩn kiến thức, kĩ năng. Nhiều đề kiểm tra cha chú trọng đúng mức đến lựa chọn câu hỏi cung cấp thông tin về năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh. Thiên về đánh giá khả năng ghi nhớ và tái hiện kiến thức, quá coi trọng lí thuyết kinh viện và cha quan tâm đúng mức đến việc đánh giá sự thông hiểu, vận dụng kiến thức trong giải quyết vấn đề và thực hành. 2.2. Về hình thức kiểm tra và kĩ thuật đánh giá 1 Kiểm tra miệng: còn thực hiện máy móc, nội dung kiểm tra chủ yếu nhắc lại kiến thức của bài cũ. Cũng chính vì điều này học sinh có thói quen học bài thuộc lòng. Kiểm tra 15 phút: thực tế GV thờng sử dụng với mục đích chính là thực hiện theo qui định của kế hoạch dạy học để lấy cho đủ số cột điểm quy định hoặc GV thờng chọn những bài học ngắn để dành thời gian kiểm tra 15 phút nên tác dụng của loại bài này cha phát huy đầy đủ. ở dạng bài kiểm tra 1 tiết cũng vậy, tuy đợc thực hiện khá đầy đủ và có ý thức trách nhiệm, nhng nội dung kiểm tra không đảm bảo đợc số lợng và chất lợng. Mặc dù mục tiêu môn học đã đợc diễn tả trong Chuẩn kiến thức và kĩ năng song hầu hết các giáo viên thờng xác định nội dung kiểm tra theo SGK và SGV, cần lu ý những hớng dẫn trong SGV chỉ có tính chất tham khảo, gợi ý. Về nội dung, gần đây GV đã quan tâm đánh giá theo Chuẩn kiến thức kĩ năng nhng cha thờng xuyên. GV thờng chỉ kiểm tra một vài nội dung cho là quan trọng, học sinh có thể đoán, sau đó học tủ - Cách đánh giá: Chỉ chú trọng đánh giá bằng điểm số mà thiếu nhận xét cụ thể. Ch- a chú trọng đánh giá từng cá thể HS. - Công cụ đánh giá: Các đề kiểm tra và thi hiện nay chủ yếu là đề kiểm tra viết. Nhiều bài kiểm tra chủ yếu gồm một số câu tự luận, do đó thiếu khách quan (vì đánh giá phụ thuộc vào ngời chấm) và không thể bao quát những kiến thức, kỷ năng cơ bản của từng giai đoạn học tập. Các đề kiểm tra cha góp phần phân loại học lực của học sinh một cách rõ nét. - Ngời đánh giá: GV giữ độc quyền về đánh giá, HS là đối tợng đợc đánh giá. - Việc sử dụng kết quả đánh giá: còn hạn chế, hầu hết nhà trờng chỉ dùng kết quả điểm số để phân loại học lực của học sinh và để xét thi đua. II. Một số biện pháp nhằm đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phơng pháp dạy học Trớc hết ta cần hiểu hai phạm trù kiểm tra và đánh giá: Kiểm tra là hành động cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá và là phơng tiện và hình thức đánh giá. Đánh giá là quá trình thu thập thông tin một cách kịp thời, có hệ thống về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lợng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trơng, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót. Nh vậy, kiểm tra cha phải là toàn bộ đánh giá mà chỉ nhằm thu thập thông tin cho quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh. Khi có thông tin từ kiểm tra ngời ta còn phải xử lí thông tin, viết báo cáo kết quả và đa ra kế hoạch (giải pháp) điều chỉnh hoạt động giáo dục tiếp theo nhằm đạt mục tiêu đề ra. Song kiểm tra là khâu rất quan trọng trong quá trình đánh giá bởi toàn bộ các hoạt động tiếp theo của đánh giá hoàn toàn bị phụ thuộc vào những thông tin thu đợc có đảm bảo độ tin cậy và có hiệu lực hay không. 1. Định hớng về kiểm tra đánh giá 1.1. Mục đích kiểm tra - Cung cấp thông tin để đạt đợc mức độ đạt dợc của học sinh so với mục tiêu dạy học. Từ đó đa ra quyết định tiếp theo: điều chỉnh dạy học, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dỡng học sinh khá, giỏi 2 - Giúp CBQL lập kế hoạch điều chỉnh hoạt động chuyên môn. - Cung cấp nhng thông tin chính xác về kết quả học tập của học sinh cho nhà trờng, phụ huynh để có những quyết định xác đáng về tiếp tục giáo dục hoặc h - ớng nghiệp cho học sinh và con em của họ. 1.2. Nội dung và hình thức kiểm tra Đề kiểm tra phải dựa trên mục tiêu cụ thể của từng chơng phù hợp với Chuẩn kiến thức kĩ năng đồng thời phân hoá học sinh bằng cách đánh giá mức độ thông hiểu và vận dụng. Ngoài kiểm tra miệng, viết thờng dùng bổ sung thêm các hình thức khác nh: vấn đáp, quan sát, nhận xét 1.3. Kĩ thuật đánh giá - Biên soạn đề kiểm tra đảm bảo đo đạc mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng. - Xây dựng bộ công cụ mẫu theo các loại: kiểm tra miệng, viết, 15 phút, 45 phút trở lên 2. Một số nội dung đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh 2.1. Đổi mới mục đích đánh giá: Cung cấp thông tin quan trọng và chính xác về quá trình học tập môn toán cho HS, cũng nh quá trình dạy môn toán trong trờng THCS cho GV, cho Ban giám hiệu của trờng THCS, cho cán bộ quản lý bộ môn của sở; để từ những thông tin căn bản này rút ra đợc những quyết định đúng đắn và kịp thời tác động đến việc dạy học môn toán nhằm nâng cao chất lợng học tập của HS. 2.2. Đổi mới nội dung đánh giá: phải bao quát đầy đủ những nội dung đã học. Đề kiểm tra không chỉ thể hiện đủ các kiến thức kĩ năng mà còn phải thể hiện đúng mức độ, bảo đảm sự phân hóa trình độ của HS. Đề phải phù hợp với chơng trình và chuẩn kiến thức kĩ năng, sát với trình độ HS. 2.3. Đổi mới cách đánh giá: Cùng với cách đánh giá bằng điểm số, phải cũng chú trọng đến việc đánh giá bằng lời nhận xét cụ thể. Khắc phục thói quen chấm bài ít cho những lời phê chỉ rõ u khuyết điểm của học sinh khi làm bài, thói quen ít hớng dẫn HS phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình. Thực hiện đối tợng đợc đánh giá bởi cá nhân, tập thể, thầy giáo và bạn bè. Thông tin đánh giá đa ra ở hình thức chấm điểm, ở hình thức đối thoại thầy trò, trò với bạn bè. Không chỉ ở giờ trên lớp mà còn ở các hội thi, ở các xêmina, thực hành ngoài trời. 2. 4. Đổi mới công cụ đánh giá: Môn toán THCS sử dụng chủ yếu các loại công cụ đánh giá sau: Đề kiểm tra viết trong đó sử dụng các câu hỏi TNKQ và TL, vở bài tập, sơ đồ, bảng biểu, mô hình, đề cơng, chuyên đề xêmina, thực hành giải toán trên MTCT, thực hành đo đạc ngoài trời, 3. Vận dụng vào các loại bài kiểm tra cụ thể. 3.1. Về kiểm tra miệng: Có thể tiến hành trong các cách sau: a) Kiểm tra vào đầu tiết học: - GV ra bài tập, gọi 1 HS lên bảng làm và cả lớp cùng làm trên giấy, sau đó GV có thể thu bài làm của một vài em để chấm. Cuối cùng cả lớp tham gia nhận xét bài làm trên bảng. - GV dò bài cá nhân, cho làm bài tập áp dụng trên bảng và kiểm tra vở bài tập ở nhà, kết hợp cả 2 để nhận xét đánh giá cho điểm. 3 - Tiết sửa bài tập: Gọi học sinh làm bài tập trên bảng, kiểm tra vở bài tập, kết hợp cả 2 để nhận xét đánh giá cho điểm - Nếu cần kiểm tra nhiều công thức cùng lúc cho nhiều HS để xem việc học bài ở nhà nh thế nào. Ta cần qui định từng nhóm công thức cho HS học và sẽ kiểm tra cùng lúc cho nhiều HS bằng cách trả lời trên giấy khi nghe GV yêu cầu trả lời nhóm công thức nào trong thời gian nhất định. Sau đó GV thu và chấm b) Kiểm tra trong quá trình dạy bài mới - Trong quá trình dạy có những câu hỏi cần HS t duy trả lời, nếu các em xung phong trả lời đúng, GV nhận xét, đánh giá cho điểm c) Kiểm tra thông qua một số hoạt động khác - Kiểm tra thông qua công việc giao về nhà nh: Làm đồ dùng trực quan, soạn kiến thức ôn chơng, soạn một số bài tập liên quan đến một chủ đề nào đó, giải một số bài tập nâng cao mà GV cho thêm - Thông qua hoạt động ngoại khóa môn toán ở lớp hoặc ở trờng. - Thông qua thực hành giải toán nhanh trên máy tính bỏ túi, thực hành đo đạc thực tế. 3.2. Kiểm tra 15 phút - Nội dung kiểm tra áp dụng kiến thức của bài mới vừa học - Hình thức kiểm tra có thể tự luận hoàn toàn hoặc trắc nghiệm khách quan hoàn toàn. - Mức độ đề: Phải có một ý tởng vận dụng nào đó (khoảng 1 điểm đến 2 điểm) để kiểm tra khả năng vận dụng của các em, vì thông thờng dạng bài này GV hay cho tơng tự nh ví dụ hay bài tập vừa làm. 3.3. Kiểm tra một tiết 3.3.1. Nội dung kiểm tra: Kiến thức phải bao quát cả chơng cần kiểm tra. 3.3.2. Mức độ đề: Phải ra đề theo ma trận hai chiều đã thảo luận thống nhất cả tổ chuyên môn. Câu hỏi phải phù hợp với yêu cầu t duy: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Phải dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng của bộ môn và phù hợp đối tợng học sinh đang kiểm tra. 3.3.3. Hình thức kiểm tra Trắc nghiệm khách quan : Tự luận là 3 : 7 hoặc 2 : 8. Trắc nghiệm khách quan nên dùng dạng đa lựa chọn hoặc điền khuyết bởi tỉ lệ đoán mò thấp nhất (0,25 với câu hỏi có 4 phơng án lựa chọn). GV nên ra từ 2 3 mã đề để đánh giá chất lợng đợc trung thực hơn. 3.4. Cách tổ chức kiểm tra: Nếu đợc nên kiểm tra tập trung toàn khối một đề, để qua đó GV nắm đợc tình hình học tập của lớp mình so với các lớp khác mà có biện pháp giáo dục kịp thời và ban giám hiệu nắm đợc tình hình học tập chung của khối mà có biện pháp chỉ đạo. 4. Khi chấm bài GV phải cho điểm chi tiết từng câu, phải sửa sai cho học sinh những chỗ nhầm lẫn hoặc sai sót kể cả những sai sót nhỏ nhất, phải có nhận xét, chỉ rõ u khuyết điểm của HS qua bài làm, nên có lời động viên để HS có ý thức vơn lên trong học tập (mặc dù kết quả có thể cha cao) không nản lòng. 5. Chấm trả bài phải kịp thời: Bài 15 phút thời gian chấm nhiều nhất trong 1 tuần, bài 45 phút thời gian chấm dới một tuần, nếu trả bài trễ không sửa sai kịp thời cho HS, thậm chí HS 4 không còn nhớ vì sao mình sai, GV sửa bài không còn tác dụng vì HS quên mất kiến thức làm bài đó rồi, hơn nữa GV không nắm đợc sự phản hồi từ phía HS để điều chỉnh quá trình dạy - học kịp thời. Khi trả bài nên dành một tiết tự chọn để sửa bài kiểm tra cho cả lớp và chỉ ra một số thiếu sót của HS qua bài vừa làm. Phân tích tìm lý do vì sao HS cha làm tốt, tìm cách giúp HS nâng cao kết quả cho lần sau. III. Kết luận Tầm quan trọng của việc đổi mới kiểm tra đánh giá chúng ta đều biết. GV chúng ta phải đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng với thái độ khách quan, công tâm và hớng dẫn HS biết tự đánh giá năng lực của mình, đánh giá năng lực của bạn. Chúng tôi đã làm từ 3 năm học vừa qua và hiện nay chúng ta đang tiếp tục làm và đã thu đợc kết quả khả quan. Song một số ít GV làm cha thấu đáo Một phần do cha nắm chắc chuẩn kiến thức kĩ năng, một phần do cha có kinh nghiệm. Trên đây là một số ý kiến của các giáo viên; một số kinh nghiệm về đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh nhằm nâng cao chất lợng giáo dục. Quảng Ngọc, ngày 08 tháng 10 năm 2010 Ngời viết Hà Song Tuấn 5 . THCS Quảng Ngọc Cộng hoà x hội chủ nghĩa việt namã Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tham luận đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh môn toán THCs I. Thực trạng công. kiểm tra theo SGK và SGV, cần lu ý những hớng dẫn trong SGV chỉ có tính chất tham khảo, gợi ý. Về nội dung, gần đây GV đã quan tâm đánh giá theo Chuẩn kiến

Ngày đăng: 23/10/2013, 13:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan