MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG

12 505 0
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG 3.1. Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực hợp và hiệu quả cho ngân hàng Ngân hàng Công Thương Chương Dương là chi nhánh cấp 1 của ngân hàng Công Thương Việt Nam. Do vậy hàng năm căn cứ vào tình hình thực tế mà ngân hàng CTCD đề xuất các yêu cầu tuyển dụng thêm nhân viên mới. Ngân hàng CTVN căn cứ vào các yêu cầu đó để cho phép hay không cho phép NHCTCD tuyển thêm nhân viên mới. Điều đó có nghĩa là chiến lược nhân lực của ngân hàng CTCD phụ thuộc vào NHCTVN song không phải là phụ thuộc một cách bị động hoàn toàn mà nó có tính độc lập tương đối. Vì vậy, cũng như các tổ chức khác thì ngân hàng CTCD cũng phải xây dựng chiến lược nhân lực cho tổ chức của mình. Tuy nhiên công tác này của ngân hàng CTCD vẫn chưa được thực hiện tốt. Muốn thực hiện được tốt vấn đề này thì cần phải làm tốt các bước sau: Thứ nhất: Phân tích môi trường quản nguồn nhân lực Việc quản nguồn nhân lực của ngân hàng đặt trong hoàn cảnh cụ thể chịu tác động của nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài. Các yếu tố bên trong là các yếu tố thuộc nội tại ngân hàng – đây là những yếu tố mà ngân hàng có thể chủ động điều chỉnh. Còn các yếu tố bên ngoài là các yếu tố khách quan ngân hàng không thể tự điều chỉnh được. Yêu cầu về nguồn nhân lực xuất phát từ chiến lược của ngân hàng. Các yếu tố có tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Phân tích được môi trường quản nguồn nhân lực giúp cho ngân hàng chủ động trong quá trình xây dựng chiến lược của mình. Ngày nay quản nguồn nhân lựcmột trong các công tác quan trọng nhất trong bất cứ một tổ chức nào chứ không chỉ riêng ngành ngân hàng, hơn thế nữa với đặc thù của mình thì yếu tố đầu vào quan trọng nhất của ngành ngân hàng chính là con người. Trong môi trường cạnh tranh hiện nay khi mà các ngân hàng thương mại cổ phần xuất hiện khá nhiều và có các chiến lược thu hút nhân tài bài bản thì các ngân hàng nhà nước đang đứng trước những thách thức không nhỏ Thứ hai: Phân tích hiện trạng quản nguồn nhân lực Công tác này nhằm chỉ ra đâu là mặt mạnh, mặt yếu, khó khăn thuận lợi của ngân hàng trên cơ sở các yếu tố như số lượng, cơ cấu trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm … để từ đó có thể đưa ra các phương hướng nhằm hoàn thiện quá trình quản lý. Hiện trạng công tác quản nguồn nhân lực của ngân hàng Công Thương Chương Dương cho thấy thuận lợi thì ít mà khó khăn lại rất nhiều do vấp phải sự cạnh tranh gay gắt cả trong và ngoài nước. Các ngân hàng cả trong và ngoài nước hiện nay đang không ngừng đổi mới cả về con người lẫn công nghệ ngân hàng trong khi đó dường như các ngân hàng nhà nước đang đứng ngoài cuộc. Thực tế đó cho ta thấy công tác quản nguồn nhân lực phải được quan tâm một cách thích đáng trong thời gian gần nếu như không muốn miếng bánh béo bở rơi vào tay ngân hàng nước ngoài. Thứ ba: Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực Đây là công tác rất quan trong mà trong những năm vừa qua ngân hàng Công Thương Chương Dương chưa làm tốt. Trong quá trình hoạt động của mình thì ngân hàng CTCD không có tính chủ động trong công tác này, thường thì việc tuyển dụng nhân viên mang tính ngắn hạn không dự báo biến động trong thời gian dài. Vì vậy xảy ra tình trạng khi các cán bộ công nhân viên hết tuổi lao động, đến tuổi nghỉ hưu thì ngân hàng tuyển thêm các nhân viên mới để thế chỗ. Việc làm này không chủ động và có nhiều bất cập Thứ tư: Phân tích cung cầu nguồn nhân lực trên thị trường lao động Hiện này có rất nhiều ngân hàng cổ phần ra đời điều đó sẽ dẫn tới hệ quả là nguồn cầu về lao động sẽ tăng lên mạnh mẽ trong khi cung về lao động vẫn chưa thay đổi. Hơn thể nữa các ngân hàng cổ phần mới ra đời đều có những ưu đãi lớn cho nhân viên của mình. Đứng trước tình hình đó thì ngân hàng CTCD phải có những biện pháp thu hút cũng như giữ chân nhân viên giỏi. Để có được thông tin về các nhu cầu nhân lực cũng như cung lao động trên thị trường thì phải làm tốt công tác phân tích cung cầu lao động trên thị trường Thứ năm: Thực hiện các chương trình quản nguồn nhân lực Qua quá trình thực tập tại ngân hàng Công Thương Chương Dương em nhận thấy rằng tại ngân hàng chưa có các chương trình quản nguồn nhân lực hợp lý. Việc quản này thường được tiến hành theo thói quen, kinh nghiệm. Điều này cần phải thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế vì trong quản trị hiện đại thì quản trị nguồn nhân lựcmột khâu rất quan trọng. Trên thế giới các ngân hàng đều có các phần mềm quản trị, có các quy trình quản trị công ty một cách khoa học và hiệu quả tuy nhiên tương lai đó dường như là quá xa với các ngân hàng trong nước. 3.2. Xây dựng một quy trình tuyển dụng hợp và hiệu quả Qua quá trình phân tích các hạn chế trong công tác tuyển dụng nhân viên tại ngân hàng ta đã thấy được các bất cập của nó. Vấn đề bây giờ là làm sao đưa ra được các giải pháp để cải thiện tình hình này. Một là: Bỏ cơ chế “ con ông cháu cha” trong tuyển dụng nhân viên mới. Không chỉ tại ngân hàng CTCD mà tại hầu hết các doanh nghiệp nhà nước thực trạng này tồn tại như một dấu hiệu không tốt trong cơ chế thị trường – nơi mà việc cạnh tranh diễn ra công bằng. Hai là: Công tác tuyển dụng cần được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, các trang web…. Việc này sẽ làm cho công tác tuyển dụng trở nên minh bạch hơn. Thông qua việc này sẽ thu hút được các ứng viên giỏi vào các vị trí làm việc tại ngân hàng. Ba là: Cần phải có những chuyên viên tuyển dụng giỏi thì mới đảm bảo được các yêu cầu tuyển dụng. Những chuyên viên này có thể là nhân lực tại ngân hàng có thể thuê tại các tổ chức khác. Đó là những người không những giỏi về mặt chuyên môn mà còn phải giỏi về các mặt khác như giao tiếp đàm phán hay các cách ứng sử trong công việc 3.3. Tổ chức tốt công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, hàng năm đều có các hoạt động cử nhân viên đào tạo nâng cao nghiệp vụ. Thông thường nhân viên của ngân hàng được củ đi nâng cao nghiệp vụ ở các trường như Học Viện Ngân Hàng hoặc Học Viện Tài Chính. Mục đích của các hoạt động này là rất tốt song công tác thực hiện còn có nhiều hạn chế. Các nhân viên được cử đi học đôi khi có những công việc cá nhân hoặc chính các hoạt động của ngân hàng nên hiệu quả học tập chưa cao. Ngoài ra các nhân viên đã có gia đình hoặc lớn tuổi thì khả năng tiếp thu cũng không được cao. Do vậy thiết nghĩ phải giám sát chặt chẽ công tác học tập nâng cao nghiệp vụ, tạo mọi điều kiện cho các nhân viên có thời gian để học tập. Ngoài ra, ngân hàng nên tạo thêm các điều kiện về mặt kinh phí và các chế độ đãi ngộ để các nhân viên có thêm động lực để học tập nâng cao nghiệp vụ góp phần vào sự phát triển của ngân hàng. Thực tế hiện nay các hoạt động đào tạo chỉ đủ chỉ tiêu về số lượng còn chất lượng đang bỏ ngỏ. Các ngân hàng nhà nước chủ yếu là hoạt động kinh doang bằng uy tín, sự đăm bảo của nhà nước và thường làm ăn với các công ty nhà nước, trong tương lai không xa các công ty nhà nước cổ phần hóa sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng và như vậy sẽ không còn những lợi thế mà ngân hàng nhà nước đang có hiện nay, điển hình là ngân hàng Công Thương Chương Dương 3.4. Giải pháp cho việc sử dụng nguồn nhân lực 3.4.1. Nguyên dùng người của Peter Donark Căn cứ vào nguyên này thì để sử dụng nhân lực một cách hiệu quả, khai thác phát huy tốt năng lực của nhân viên thì cần phải - Tuyệt đối không dùng những người cho rằng cái gì cũng biết. Người càng có khả năng thì khuyết điểm của họ càng nổi bật. Người tự cho rằng cái gì cũng biết thì rất có thể chẳng hiểu sâu sắc điều gì vì ít khi có những con người hoàn thiện và không thể có con người cái gì cũng biết, nếu sử dụng những nhân viên này thì khó có thể hoàn thành tốt công tác chuyên môn của mình - Người quản không nên nói với nhân viên của mình theo kiểu “ nghe lời tôi anh sẽ là cán bộ tốt”. Nhà quản cần biết rằng mình dùng người để làm việc chứ không phải tìm một kẻ adua, xu nịnh - Trong quá trình quản không nên vì người chọn việc mà hãy nhìn việc để dùng người. Phải lấy nhiệm vụ công việc làm trọng tâm, tuyệt đối không lấy tình cảm, mối quan hệ làm trọng tâm. Không nên có suy nghĩ thích người này người kia mà nên xem xét xem người này có hoàn thành tốt công việc hay không. - Không nên đố kị tài năng của nhau, không nên cho rằng tài năng của người này hay người kia sẽ lấn át mình 3.4.2. Phát huy tính tích cực của nhân viên Để ngăn chặn việc sử dụng thời gian rảnh rỗi để làm những công việc riêng cũng như nâng cao hiệu quả công việc của các nhân viên thì cần phải đưa ra các biện pháp để kích thích nhân viên. Có nhiều cách để làm những việc này. Hiện nay tại ngân hàng Công Thương Chương Dương chưa quan tâm đứng mức đến các khía cạnh này Một là: Khuyến khích bằng tiền lương Tất cả mọi nhân viên đầu mong muốn được thỏa mãn từ công việc. Đãi ngộ tiền lương là phương pháp cơ bản để đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người. Có thu nhập xứng đáng nhân viên sẽ cảm thấy gắn bó với công việc với nơi làm việc đây là điều đầu tiên giúp cho nhân viên tích cực lao động. Thực tế trả lương tại ngân hàng Công Thương Chương Dương cũng như tại các ngân hàng nhà nước thường thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng ngoài quốc doanh. Điều này làm cho các nhân viên giỏi sẽ ra đi vì lương và các chế độ đãi ngộ là các yếu tố căn bản ảnh hưởng đến tâm nhân viên Hai là: Khuyến khích bằng sự quan tâm Các nhân viên quan tâm đến nhau, nó nối liền những trái tim con người với nhau tăng thêm tình cảm khích lệ mọi người phấn đấu vươn lên. Các nhân viên sống trong môi trường đoàn kết, thân ái quan tâm lẫn nhau hiểu nhau tôn trọng lẫn nhau sẽ có lợi trong việc triển khai công việc. Ngược lại, các nhân viên sống trong môi trường lạnh nhạt sẽ có những tác động tiêu cực đến công việc, lâu ngày sẽ có những tác động rất xấu đến toàn bộ tổ chức. Phải làm sao cho nhân viên coi nơi làm việc như ngôi nhà thứ hai của mình và các thành viên trong ngân hàng như là một gia đình. Đây chính là văn hóa công ty trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay. 3.5. Giữ chân nhân viên giỏi Đây là vấn đề mang tình thời sự trong giai đoạn hiện nay.Hiện nay, các ngân hàng cổ phần đang phát triển rất mạnh. Họ đang mở rộng các chi nhánh và vươn ra chiếm các thị phần đáng kể trên thị trường. Nhân viên của họ được hưởng những mức đãi ngộ rất cao và có môi trường làm việc chuyên nghiệp. Trong tình hình đó, ngân hàng Công Thương Chương Dương cần phải có những biện pháp kịp thời để giữ chân nhân viên giỏi. Vì thế, theo các chuyên gia Businesss Edge, việc giữ nhân viên giỏi là cả một quá trình xuyên suốt, bắt đầu từ việc thu hút - tuyển dụng - hội nhập cho đến cộng tác trong công việc và lợi ích. Tất cả các khâu này đều đòi hỏi thực hiện một cách chuyên nghiệp đi với cùng với đó là một sự nhìn nhận và chia sẻ có tâm huyết và tình cảm của người lãnh đạo sẽ khiến cho nhân viên suy nghĩ lại trước khi quyết định chạy theo những lời mời hấp dẫn. Tuyển dụng và giữ lại nhân viên giỏi có mối quan hệ với nhau. Khi một doanh nghiệp muốn giữ chân nhân viên giỏi có nghĩa là doanh nghiệp đang “lôi cuốn” họ, để giữ lại được người tài giỏi cho tổ chức nói chung và cho ngân hàng nói riêng cần thực hiện tốt một số điều sau: Thứ nhất: Chấp nhận một quyết định có mục tiêu phát triển. Nhân viên giỏi thường ra đi khi họ không được tổ chức trọng dụng theo đúng khả năng của họ đôi khi là do các nguyên nhân khác. Hãy cho nhân viên thấy rằng họ cũng có liên quan đến quyết định cũng như sự phát triển của tổ chức. Tâm chung là họ muốn làm việc ở những nơi mà ý kiến của họ được coi là quan trọng đối với tổ chức, càng thấy mình quan trọng với tổ chức họ càng muốn gắn bó lâu dài với tổ chức Thứ hai: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển và nghề nghiệp đối với nhân viên. Người có xu hướng để ý đến công việc trong khi học hỏi những kinh nghiệm sẽ giúp tăng thêm kỹ năng nghề nghiệp và chuẩn bị cho họ những vị trí tiếp theo cao hon. Nhân viên sẽ gắn bó với tổ chứ c khi biết mình còn có cơ hội thăng tiến Thứ ba: Bảo đảm rằng nhân viên được đền đáp một cách công bằng và xứng đáng với những gì mà họ đã cống hiến cho tổ chức. Tổ chức cần có những biện pháp để kích thích sự đóng góp của những nhân viên này đối với tổ chức vì những nhân viên giỏi thường hoạt động có kết quả rất cao. Thứ tư: Đôi khi những người giỏi có những yêu cầu cao hơn bình thường, tổ chức nên thỏa hiệp và xử mềm mỏng.Điều này có lợi cho tổ chức. Trên có sở những việc cần làm này mà các chuyên gia đã đề ra ba bí quyết cho DN tham khảo. Đây là các bí quyết chỉ mang tính thuyết, khi áp dụng trong tình hình thực tế cần căn cứ vào điều kiện cụ thể của tổ chức mà cụ thể ở đây là ngân hàng Công Thương Chương Dương Một là: Giữ chân người giỏi là chiến lược, không phải là biện pháp đối phó nhất thời. Đa phần doanh nghiệp đợi đến khi nhân viên nộp đơn xin nghỉ, mới tìm cách “níu chân” là không có kết quả. Hai là: Cần xác định ai là nhân viên giỏi và họ cần gì ở chúng ta? Từ đó xác định những tiêu chí, định tính và định lượng giúp doanh nghiệp nhận diện ra nhân viên giỏi cần giữ. [...]... ngành ngân hàngmột Chi nhánh của ngân hàng Công Thương Việt Nam, ngân hàng Công Thương Chương Dương đang cố gắng từng bước hoàn thiện các mặt hoạt động của mình Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà ngân hàng cần quan tâm là phải nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực cũng như công tác quản nguồn nhân lực Hiện nay, công tác quản nguồn nhân lực của Ngân hàng Công thương Chương Dương. .. phục Ngân hàng cần phải mạnh dạn thay đổi phương thức quản cũ, áp dụng các phương thức quản hiện đại để phù hợp với thực tiễn trên thế giới Việc đổi mới phương thức quản nguồn nhân lực cần phải được tiến hành ở tất cả các khâu, đặc biệt là khâu tuyển dụng, đào tạo và phát triển cũng như sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực Nếu làm tốt các công tác trên thì trong tương lai không xa ngân hàng Công. .. điều này là không phải bàn cãi Nguồn nhân lực trở thành tài sản vô cùng quý báu đối với mỗi tổ chức trên con đường hội nhập và phát triển Sự đổi mới diễn ra hàng ngày hàng giờ đòi hỏi nguồn nhân lực phải thích nghi tốt với những thay đổi của môi trường Song song với vấn đề đó thì công tác quản nguồn nhân lực cũng phải ngày càng hoàn thiện Điều này sẽ góp phần vào thành công của các tổ chức, đặc biệt... lực Nếu làm tốt các công tác trên thì trong tương lai không xa ngân hàng Công Thương Chương Dương sẽ trở thành một trong các chi nhánh đi đầu trong hệ thống ngân hàng Công Thương Việt Nam Mặc dù có nhiều cố gắng song do kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu xót, kính mong thầy cô góp ý để lần sau hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! ...Ba là: Sử dụng đúng công cụ giữ nhân viên giỏi nhằm giảm các yếu tố "bất mãn" và tăng sự "hài lòng" của nhân viên Mọi việc đều phải bắt đầu tư yếu tố nguồn là thu hút và tuyển dụng cho đến các yếu tố động viên, bao gồm: khen thưởng, đào tạo và kèm cặp, tạo sức hút công việc và văn hóa doanh nghiệp KẾT LUẬN Trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế hiện nay, vai trò của nguồn nhân lực là cực kỳ quan trọng . MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHƯƠNG DƯƠNG 3.1. Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực hợp lý. ra các phương hướng nhằm hoàn thiện quá trình quản lý. Hiện trạng công tác quản lý nguồn nhân lực của ngân hàng Công Thương Chương Dương cho thấy thuận

Ngày đăng: 23/10/2013, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan